Tin nổi bật

Chi tiết thủ tục hành chính

Tiêu đề: số 3610/QĐ-UBND ngày 31/10/2016 về việc công bố danh mục và nội dung thủ tực hành chính được chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý cúa sở Văn hóa Thể thao tỉnh Quảng Ninh
Lĩnh vực:
Thời gian giải quyết:
Lệ phí:
Nội dung:
ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
Số:  3610 /QĐ-UBND Quảng Ninh, ngày  31  tháng     10   năm 2016
 
QUYẾT ĐỊNH
Về việc công bố danh mục và nội dung thủ tục hành chính được chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Quảng Ninh
 
 
 
 
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày 07/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tại Tờ trình số 2180/TTr-SVHTT ngày 21/10/2016 và Giám đốc Sở Tư pháp tại Văn bản số 966/STP-KSTTHC ngày 01/9/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này danh mục và nội dung thủ tục hành chính được chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Quảng Ninh (Có danh mục và nội dung cụ thể của thủ tục hành chính kèm theo).
Ủy ban nhân dân tỉnh giao Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các các huyện, thị xã, thành phố căn cứ nội dung công bố TTHC để chỉ đạo xây dựng và phê duyệt trình tự giải quyết TTHC chi tiết đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 để tin học hóa việc giải quyết các thủ tục hành chính.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế các Quyết định:
- Mục XI, Khoản 31, 32, 33, 34, 35 (Thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch), Quyết định số 581/QĐ-UBND ngày 24/3/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các Sở, ban, ngành được thực hiện tại Trung tâm hành chính công tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 1.
- Mục IX - Lĩnh vực Văn hóa Thông tin (Thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện), Quyết định số 2295/QĐ- UBND ngày 10/10/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc công bố bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
- Mục I, II - Lĩnh vực Mỹ thuật, Nhiếp ảnh, Triển lãm và Lĩnh vực Di sản Văn hóa, Quyết định số 1755/QĐ-UBND ngày 12/8/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ninh.
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao; Giám đốc Trung tâm Hành chính công tỉnh; Giám đốc Sở Tư pháp; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
 
 Nơi nhận: 
- Như điều 3 (để thực hiện);
- Cục Kiểm soát TTHC, Bộ TP (b/c);
- TT Tỉnh ủy, HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- V0, V2, V5;
- Lưu: VT, TH4.
                        SL-QĐ329
       
   CHỦ TỊCH
 
 
 
 
  Nguyễn Đức Long
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC CHUẨN HÓA
THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ VĂN HÓA
VÀ THỂ THAO TỈNH QUẢNG NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số              /QĐ-UBND ngày        /  10  /2016 
của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh)
 
 
 
 
PHẦN I
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
 
STT Tên thủ tục hành chính TTHC
thực hiện
tại Trung tâm hành chính công
A. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA      SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO TỈNH QUẢNG NINH
A1. LĨNH VỰC VĂN HÓA
I. LĨNH VỰC DI SẢN VĂN HÓA
1 Đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia X
2 Cấp phép cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể  ở địa phương X
3 Xác nhận đủ điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với bảo tàng ngoài công lập X
4 Cấp giấy phép hoạt động bảo tàng ngoài công lập X
5 Cấp giấy phép khai quật khẩn cấp X
6 Cấp chứng chỉ hành nghề mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia X
7 Công nhận bảo vật quốc gia đối với bảo tàng cấp tỉnh, ban hoặc trung tâm quản lý di tích X
8 Công nhận bảo vật quốc gia đối với bảo tàng ngoài công lập, tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc đang quản lý hợp pháp hiện vật X
9 Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động giám định cổ vật X
10 Cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động giám định cổ vật X
II. LĨNH VỰC ĐIỆN ẢNH
1 Cấp giấy phép phổ biến phim
(- Phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình do cơ sở điện ảnh thuộc địa phương sản xuất hoặc nhập khẩu;
- Cấp giấy phép phổ biến phim truyện khi năm trước liền kề, các cơ sở điện ảnh thuộc địa phương đáp ứng các điều kiện:
+ Sản xuất ít nhất 10 phim truyện nhựa được phép phổ biến;
+ Nhập khẩu ít nhất 40 phim truyện nhựa được phép phổ biến)
X
2 Cấp giấy phép phổ biến phim có sử dụng hiệu ứng đặc biệt tác động đến người xem phim (do các cơ sở điện ảnh thuộc địa phương sản xuất hoặc nhập khẩu) X
III. LĨNH VỰC MỸ THUẬT, NHIẾP ẢNH VÀ TRIỂN LÃM
1 Tiếp nhận thông báo tổ chức thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật X
2 Cấp giấy phép triển lãm mỹ thuật X
3 Cấp giấp phép sao chép tác phẩm mỹ thuật về danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc, lãnh tụ X
4 Cấp phép xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng X
5 Cấp giấy phép tổ chức trại sáng tác điêu khắc X
5 Cấp giấy phép triển lãm tác phẩm nhiếp ảnh tại Việt Nam X
6 Cấp giấy phép đưa tác phẩm nhiếp ảnh từ Việt Nam ra nước ngoài triển lãm X
7 Tiếp nhận hồ sơ đăng ký tổ chức thi, liên hoan tác phẩm nhiếp ảnh tại Việt Nam X
8 Tiếp nhận thông báo đưa tác phẩm nhiếp ảnh từ Việt Nam ra nước ngoài dự thi, liên hoan X
IV. LĨNH VỰC NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN
1 Cấp giấy phép tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang cho các tổ chức thuộc địa phương X
2 Cấp giấy phép tổ chức, cá nhân Việt Nam thuộc địa phương ra nước ngoài biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang X
3 Cấp phép cho đối tượng thuộc địa phương mời tổ chức, cá nhân nước ngoài vào biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang tại địa phương X
4 Cấp giấy phép tổ chức thi người đẹp, người mẫu trong phạm vi địa phương X
5 Cấp giấy phép phê duyệt nội dung bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu cho các tổ chức thuộc địa phương X
6 Thông báo tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang X
V. LĨNH VỰC VĂN HÓA CƠ SỞ
1 Cấp giấy phép kinh doanh karaoke X
2 Cấp giấy phép kinh doanh vũ trường X
3 Cấp giấy phép tổ chức lễ hội X
4 Công nhận lại “Cơ quan đạt chuẩn văn hóa”, “Đơn vị đạt chuẩn văn hóa”, “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” X
5 Tiếp nhận hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn X
6 Tiếp nhận thông báo tổ chức đoàn người thực hiện quảng cáo X
7 Cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài tại Việt Nam X
8 Cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài tại Việt Nam X
9 Cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài tại Việt Nam X
VI. LĨNH VỰC XUẤT NHẬP KHẨU VĂN HÓA PHẨM
1 Cấp phép nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh X
2 Giám định văn hóa phẩm xuất khẩu không nhằm mục đích kinh doanh của cá nhân, tổ chức ở địa phương X
3 Thủ tục phê duyệt nội dung các tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm nhiếp ảnh nhập khẩu X
4 Thủ tục phê duyệt nội dung tác phẩm điện ảnh nhập khẩu X
5 Thủ tục xác nhận danh mục sản phẩm nghe nhìn có nội dung vui chơi giải trí nhập khẩu X
VII. LĨNH VỰC THƯ VIỆN
1 Đăng ký hoạt động thư viện tư nhân có vốn ngân sách ban đầu từ 20.000 bản trở lên X
VIII. LĨNH VỰC GIA ĐÌNH
1 Cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình X
2 Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình X
3 Đổi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình X
4 Cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình X
5 Cấp lại giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình X
6 Đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình X
7 Cấp Giấy chứng nhận nghiệp vụ về chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình X
8 Cấp Giấy chứng nhận về nghiệp vụ tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình X
9 Cấp Thẻ nhân viên chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình X
10 Cấp lại Thẻ nhân viên chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình X
11 Cấp Thẻ nhân viên tư vấn phòng, chống bạo lực gia đình X
12 Cấp lại Thẻ nhân viên tư vấn phòng, chống bạo lực gia đình X
IX. LĨNH VỰC QUẢN LÝ SỬ DỤNG VŨ KHÍ, SÚNG SĂN, VẬT LIỆU NỔ, CÔNG CỤ HỖ TRỢ
1 Thủ tục cho phép tổ chức triển khai sử dụng vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thể thao, vật liệu nổ, công chụ hỗ trợ còn tính năng, tác dụng được sử dụng làm đạo cụ X
A2. LĨNH VỰC THỂ DỤC THỂ THAO
1 Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp X
2 Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao X
3 Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động billards & snooker X
4 Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động thể dục thể hình X
5 Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động mô tô nước trên biển X
6 Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động vũ đạo giải trí X
7 Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động bơi, lặn X
8 Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động khiêu vũ thể thao X
9 Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động môn võ cổ truyền và vivonam X
10 Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động quần vợt X
11 Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động thể dục thẩm mỹ X
12 Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động dù lượn và diều bay động cơ X
13 Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động tập luyện quyền anh X
14 Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Taekwondo X
15 Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Bắn súng thể thao X
16 Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Karatedo X
17 Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Lân Sư Rồng X
18 Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Judo X
19 Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Bóng đá X
20 Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Bóng bàn X
21 Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Cầu lông X
22 Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Patin X
23 Đăng cai tổ chức Giải thi đấu vô địch từng môn thể thao của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương X
B. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN
I. LĨNH VỰC VĂN HÓA CƠ SỞ
1 Cấp giấy phép kinh doanh Karaoke X
2 Công nhận lần đầu “Cơ quan đạt chuẩn văn hóa”, “Đơn vị đạt chuẩn văn hóa”, “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” X
3 Công nhận “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa” và tương đương X
4 Công nhận “Tổ dân phố văn hóa” và tương đương X
5 Công nhận lần đầu “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” X
6 Công nhận lại “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” X
7 Công nhận lần đầu “Phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị” X
8 Công nhận lại “Phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị” X
II. LĨNH VỰC THƯ VIỆN
1 Đăng ký hoạt động thư viện tư nhân có vốn sách ban đầu từ 1.000 bản đến dưới 2.000 bản X
III. LĨNH VỰC GIA ĐÌNH
2 Cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình X
3 Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình X
4 Đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình X
5 Cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình X
6 Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình X
7 Đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình X
C. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ
C1. LĨNH VỰC VĂN HÓA
I. LĨNH VỰC VĂN HÓA CƠ SỞ
1 Công nhận gia đình văn hóa
II. LĨNH VỰC THƯ VIỆN
1 Đăng ký hoạt động thư viện tư nhân có vốn sách ban đầu từ 500 bản đến dưới 1.000 bản
C2. LĨNH VỰC THỂ DỤC THỂ THAO
1 Công nhận câu lạc bộ thể thao cơ sở
 
 
 

Phần II
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
 
A. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO
A1. LĨNH VỰC VĂN HÓA
I. LĨNH VỰC DI SẢN VĂN HÓA
1. Đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ Trung tâm Hành chính công tiếp nhận kiểm tra hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì Chuyên viên tiếp nhận hồ sơ sẽ hướng dẫn lại thủ tục hồ sơ theo quy định.
+ Nếu hồ sơ hợp lệ (kê khai đầy đủ và đúng theo quy định): Tiếp nhận, viết Phiếu biên nhận hồ sơ và chuyển hồ sơ cho phòng chuyên môn Sở Văn hóa và Thể thao.
- Bước 2: Thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia cho chủ sở hữu di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Sở Văn hóa và Thể thao tiến hành thẩm định và đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia
+ Nếu đồng ý: soạn thảo Giấy chứng nhận đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
+ Nếu không đồng ý: thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ
- Bước 4: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công để trả cho tổ chức, cá nhân
* Cách thức thực hiện: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Trung tâm hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia (mẫu Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 07/2004/TT-BVHTT ngày 19/2/2004).
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao xem xét và trả lời về thời hạn tổ chức đăng ký trong thời hạn 05 ngày làm việc.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành thủ tục đăng ký, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao cấp Giấy chứng nhận đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Văn hóa và Thể thao.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.             
* Lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Đơn xin đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia (mẫu Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư số 07/2004/TT-BVHTT ngày 19/2/2004).
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Di sản văn hóa số 28/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001. Có hiệu lực từ ngày 01/01/2002.
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa số 32/2009/QH12 ngày 18 tháng 6 năm 2009. Có hiệu lực từ ngày 01/01/2010.
- Nghị định số 98/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 21 tháng 9 năm 2010 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa. Có hiệu lực từ ngày 06/11/2010.
- Thông tư số 07/2004/TT-BVHTT ngày 19/2/2004 của Bộ Văn hóa-Thông tin hướng dẫn trình tự, thủ tục đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. Có hiệu lực từ ngày 17/3/2004.
- Thông tư số 07/2011/TT-BVHTTDL ngày 07 tháng 6 năm 2011 sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Có hiệu lực từ ngày 25/7/2011.
 
 
 
 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_______________________________________________________
 
 
ĐƠN XIN ĐĂNG KÝ
DI VẬT, CỔ VẬT VÀ BẢO VẬT QUỐC GIA
 
 
Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
 
Họ và tên chủ sở hữu:
Địa chỉ:
- Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:
- Nơi đang cư trú:
(ghi rõ số nhà, ngõ (xóm, làng, ấp, bản), phố (thôn), phường (xã, thị trấn), quận (huyện, thị xã), tỉnh (thành phố)
Điện thoại:
Tôi làm đơn này trân trọng đề nghị Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh xem xét tổ chức đăng ký...(số lượng) di vật (hoặc cổ vật hoặc bảo vật quốc gia) thuộc sở hữu hợp pháp của tôi.
Tôi cam kết chấp hành đầy đủ các quy định  về phí, lệ phí và yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ khi tổ chức đăng ký các di vật (cổ vật hoặc bảo vật quốc gia) nêu trên.
 
                               Tên tỉnh (thành phố), ngày… tháng… năm…
 
 
Xác nhận địa chỉ của Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn) nơi đăng ký
hộ khẩu thường trú
 
Người viết đơn
(Ký và ghi rõ họ, tên)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
2. Cấp phép cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu sưu tầm di sản văn hóa phi vật tại địa phương
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 4: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Trung tâm hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể (Mẫu Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày 04/01/2012);
- Đề án nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể (Mẫu Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày 04/01/2012).
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Văn hóa và Thể thao.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.  
* Lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Đơn đề nghị cấp giấy phép nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể (Mẫu Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày 04/01/2012).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật di sản văn hóa số 28/2001/QH10 ngày 29/6/2001. Có hiệu lực từ ngày 01/01/2002;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa số 32/2009/QH12 ngày 18/6/2009. Có hiệu lực từ ngày 01/01/2010;
- Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa. Có hiệu lực từ ngày 06/11/2010;
- Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày 04/01/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Có hiệu lực từ ngày 27/02/2012.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Địa điểm, ngày…… tháng…… năm ……
                                            Location, date…… month…… year……
 
 
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
APPLICATION FOR
Cấp giấy phép nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể
A license to research on and collect intangible cultural heritage
 
 
       Kính gửi/To:  - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (đối với trường hợp địa bàn nghiên cứu, sưu tầm có phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên)
                             Minister of Culture, Sports and Tourism of the Socialist Republic of Viet Nam (in the case that research and collection sites are carried out in more than one province/city under national/governmental authority)
- Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
Director of Department of Culture, Sports and Tourism of ...Province    
 
1. Tên tổ chức/cá nhân đề nghị (viết chữ in hoa)/ Name of Applicant (Organization and/or Individual (in capital letters): ..............................................
- Ngày tháng năm sinh (đối với cá nhân)/ Date of birth (for individual): .................................................................................................................................
- Nơi sinh (đối với cá nhân)/ Place of birth (for individual): .........................
Quốc tịch (đối với cá nhân)/ Nationality (for individual): .............................
- Hộ chiếu (đối với cá nhân): Số:...................... Ngày cấp:............................. Nơi cấp:..................................... Ngày hết hạn:.......................................................
Passport (for individual): No:................................ Date of issue:................ Place of issue:....................................... Date of expiry:.........................................
- Địa chỉ (trụ sở chính đối với tổ chức/nơi thường trú đối với cá nhân)/ Address (headquarter of organization/residential address of individual): .............................................  Điện thoại/Tel: .........................................................
2. Người đại diện theo pháp luật (đối với tổ chức)/ Legal representative (of organization):
- Họ và tên (viết chữ in hoa)/ Full name (in capital letters): .........................
- Chức vụ/Position: .........................................................................................
- Quốc tịch/Nationality: ................................... Điện thoại/Tel: ....................
3. Loại hình, đối tượng di sản văn hóa phi vật thể đề nghị được nghiên cứu, sưu tầm/ Types, objects of intangible cultural heritage that are applied for research and collection: ..........................................................................................
4. Địa điểm tiến hành nghiên cứu, sưu tầm/ Research and collection site: .............................................................................................................................
5. Đề nghị Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh cấp giấy phép nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể/ We propose that the Minister of Culture, Sports and Tourism/ the Director of Department of Culture, Sport and Tourism issue a license for the research on and/or collection of the intangible cultural heritage.
6. Cam kết/ We hereby commit: Chịu trách nhiệm về tính chính xác của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép và sẽ thực hiện nghiên cứu, sưu tầm theo quy định của pháp luật Việt Nam/ To take full responsibility for the accuracy of the content of this application and we will undertake the research and collection in accordance with the Vietnamese laws.
 
 
 
 
 
TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP
ORGANIZATION OR INDIVIDUALS APPLYING FOR THE LICENSE
Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên (đối với tổ chức)
Signed, sealed, and name (in case of organization)
Ký, ghi rõ họ tên (đối với cá nhân)
Signed, sealed, and full name (in case of individuals)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
3. Xác nhận đủ điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với bảo tàng ngoài công lập
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 4: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Trung tâm hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị xác nhận đủ điều kiện được cấp giấy phép hoạt động bảo tàng ngoài công lập (Mẫu Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày 04/01/2012);
- Đề án hoạt động bảo tàng (Mẫu Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày 04/01/2012).
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết: 13 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Văn hóa và Thể thao.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Văn hóa và Thể thao.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:Văn bản xác nhận.
* Lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Đơn đề nghị xác nhận đủ điều kiện được cấp giấy phép hoạt động bảo tàng ngoài công lập (Mẫu Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày 04/01/2012).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
-  Có sưu tập theo một hoặc nhiều chủ đề;
-  Có nơi trưng bày, kho và phương tiện bảo quản;
-  Có người am hiểu chuyên môn phù hợp với hoạt động bảo tàng.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật di sản văn hóa số 28/2001/QH10 ngày 29/6/2001. Có hiệu lực từ ngày 01/01/2002;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa số 32/2009/QH12 ngày 18/6/2009. Có hiệu lực từ ngày 01/01/2010;
- Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa. Có hiệu lực từ ngày 06/11/2010;
- Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày 04/01/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Có hiệu lực từ ngày 27/02/2012.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC
 ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP
_________________
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
  ................, ngày..... tháng..... năm.....
 
 
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Xác nhận đủ điều kiện được cấp giấy phép
hoạt động bảo tàng ngoài công lập
___________________________
 
Kính gửi: Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
 
1. Tên tổ chức/cá nhân đề nghị (viết chữ in hoa): ..........................................
- Ngày tháng năm sinh (đối với cá nhân): ......................................................
- Nơi sinh (đối với cá nhân): ............. Quốc tịch (đối với cá nhân): ..............
- Chứng minh thư nhân dân (đối với cá nhân người Việt Nam): Số............ Ngày cấp................................................ Nơi cấp....................................................
- Hộ chiếu (đối với cá nhân người nước ngoài): Số...................................... Ngày cấp......................  Nơi cấp..............................  Ngày hết hạn........................
- Địa chỉ (nơi thường trú đối với cá nhân): ....................................................
- Điện thoại: ....................................................................................................
2. Người đại diện theo pháp luật (đối với tổ chức):
- Họ và tên (viết chữ in hoa): ..........................................................................
- Chức vụ: .......................................................................................................
- Quốc tịch: ................................... Điện thoại: ..............................................       3. Địa điểm đặt trụ sở bảo tàng đề nghị cấp giấy phép hoạt động: .................
(ghi rõ số nhà, đường phố, thôn, làng, xã/phường/thị trấn, huyện/quận/thị xã/thành phố trực thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương).
4. Căn cứ quy định của pháp luật về di sản văn hóa, trân trọng đề nghị Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh xác nhận đủ điều kiện được cấp giấy phép hoạt động bảo tàng ngoài công lập cho.... (tên tổ chức/cá nhân đề nghị cấp giấy phép).
5. Cam kết: Chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung kê khai trong đơn và sẽ tổ chức các hoạt động của bảo tàng theo đúng quy định của pháp luật khi được cấp giấy phép./.
 
  TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN
Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên (đối với tổ chức)
Ký, ghi rõ họ tên (đối với cá nhân)
 
 
 
4. Cấp giấy phép hoạt động bảo tàng ngoài công lập
* Trình tự thực hiện
- Bước 1: Cán bộ Trung tâm Hành chính công tiếp nhận kiểm tra hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì Chuyên viên tiếp nhận hồ sơ sẽ hướng dẫn lại thủ tục hồ sơ theo quy định.
+ Nếu hồ sơ hợp lệ (kê khai đầy đủ và đúng theo quy định): Tiếp nhận, viết Phiếu biên nhận hồ sơ và chuyển hồ sơ cho phòng chuyên môn Sở Văn hóa và Thể thao.
- Bước 2: Thẩm định hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Chuyển hồ sơ đến UBND tỉnh:
+ Sở Văn hóa và Thể thao gửi hồ sơ và dự thảo giấy phép trình UBND tỉnh cấp giấy phép.
+ Trường hợp không cấp giấy phép, UBND tỉnh có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
- Bước 4: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công để trả lại cho tổ chức, cá nhân
* Cách thức thực hiện: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Trung tâm hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ
+ Văn bản đề nghị;
+ Văn bản xác nhận đủ điều kiện cấp giấy phép hoạt động bảo tàng của Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ
* Thời hạn giải quyết: Trong thời gian 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân
*Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Văn hóa và Thể thao
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính
* Lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động bảo tàng ngoài công lập (Mẫu Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày 04/01/2012).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật di sản văn hóa số 28/2001/QH10 ngày 29/6/2001. Có hiệu lực từ ngày 01/01/2002;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa số 32/2009/QH12 ngày 18/6/2009. Có hiệu lực từ ngày 01/01/2010;
- Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa. Có hiệu lực từ ngày 06/11/2010;
- Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày 04/01/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Có hiệu lực từ ngày 27/02/2012.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC
ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP
_________________
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
  ................, ngày..... tháng..... năm.....
 
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp giấy phép hoạt động bảo tàng ngoài công lập
_____________________________
 
Kính gửi: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh
 
1. Tên tổ chức/cá nhân đề nghị (viết chữ in hoa): ..........................................
- Ngày tháng năm sinh (đối với cá nhân): ......................................................
- Nơi sinh (đối với cá nhân): ............. Quốc tịch (đối với cá nhân): ..............
- Chứng minh thư nhân dân (đối với cá nhân người Việt Nam): Số.................... Ngày cấp................................... Nơi cấp........................................
- Hộ chiếu (đối với cá nhân người nước ngoài): Số.................................... Ngày cấp..............................Nơi cấp......................... Ngày hết hạn........................
- Địa chỉ (nơi thường trú đối với cá nhân): ....................................................
- Điện thoại: ....................................................................................................
2. Người đại diện theo pháp luật (đối với tổ chức):
- Họ và tên (viết chữ in hoa): ..........................................................................
- Chức vụ: .......................................................................................................
- Quốc tịch: ................................... Điện thoại: ..............................................       3. Địa điểm đặt trụ sở bảo tàng đề nghị cấp giấy phép hoạt động: .................
(Ghi rõ số nhà, đường phố, thôn, làng, xã/phường/thị trấn, huyện/quận/thị xã/thành phố trực thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương).
4. Căn cứ quy định của pháp luật về di sản văn hóa, trân trọng đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh cấp giấy phép hoạt động bảo tàng ngoài công lập cho.... (tên tổ chức/ cá nhân đề nghị cấp giấy phép).
5. Cam kết: Chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung kê khai trong đơn và sẽ tổ chức các hoạt động của bảo tàng theo đúng quy định của pháp luật khi được cấp giấy phép./.
 
 
  TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP
Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên (đối với tổ chức)
Ký, ghi rõ họ tên (đối với cá nhân)
 
 
 
5. Cấp phép khai quật khẩn cấp
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Sở Văn hóa và Thể thao gửi văn bản kèm 01 bộ hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét cấp giấy chứng nhận.
+ Trường hợp không cấp giấy chứng nhận, UBND tỉnh có văn bản trả lời và nêu rõ lý do
- Bước 4: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 5: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Trung tâm hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Văn bản đề nghị cấp phép khai quật khẩn cấp của tổ chức chủ trì thăm dò, khai quật khảo cổ (theo mẫu);
+ Sơ đồ tỷ lệ 1:500, thể hiện rõ vị trí, diện tích địa điểm khảo cổ cần khai quật khẩn cấp;
+ Văn bản đề nghị cấp phép thăm dò, khai quật khảo cổ của tổ chức phối hợp khai quật khẩn cấp (nếu có).
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết: Không quá 03 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.      
* Lệ phí: Không.       
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu đơn đề nghị cấp phép khai quật khẩn cấp (Phụ lục số 3 - Quy chế thăm dò, khai quật khảo cổ ban hành kèm theo Quyết định số 86/2008/QĐ-BVHTTDL, ngày 30/12/2008 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Trong trường hợp địa điểm khảo cổ đang bị hủy hoại hoặc có nguy cơ bị hủy hoại.
- Các tổ chức được thăm dò, khai quật khảo cổ:
+ Cơ quan nghiên cứu khảo cổ học của Nhà nước.
+ Trường đại học có bộ môn khảo cổ học.
+ Bảo tàng và Ban Quản lý di tích của Nhà nước có chức năng nghiên cứu khảo cổ.
+ Hội có chức năng nghiên cứu khảo cổ ở trung ương.
- Người chủ trì cuộc thăm dò, khai quật khảo cổ phải có các điều kiện sau đây:
+ Có bằng cử nhân chuyên ngành khảo cổ học hoặc bằng cử nhân chuyên ngành khác có liên quan đến khảo cổ học;
+ Có ít nhất 05 năm trực tiếp làm công tác khảo cổ;
+ Được tổ chức xin phép thăm dò, khai quật khảo cổ đề nghị bằng văn bản với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Trong trường hợp cần thay đổi người chủ trì thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật di sản văn hóa số 28/2001/QH10 ngày 29/6/2001. Có hiệu lực từ ngày 01/01/2002;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa số 32/2009/QH12 ngày 18/6/2009. Có hiệu lực từ ngày 01/01/2010;
- Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa. Có hiệu lực từ ngày 06/11/2010;
- Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày 04/01/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Có hiệu lực từ ngày 27/02/2012.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Mẫu đơn đề nghị cấp phép khai quật khẩn cấp
(Phụ lục số 3 Quy chế thăm dò, khai quật khảo cổ ban hành kèm theo Quyết định
số 86/2008/QĐ-BVHTTDL, ngày 30/12/2008 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
 
 
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC
 
 
 
 
Số:…………
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 
 
 
 
……………., ngày        tháng        năm
 
 
Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Quảng Ninh.
 
 
          1. Giới thiệu về vị trí địa lý, tọa độ, ý nghĩa, giá trị của địa điểm khảo cổ.
          2. Nguyên nhân đe dọa sự tồn tại của địa điểm khảo cổ đang có nguy cơ bị hủy hoại.
          3. Ước đoán niên đại của di chỉ, di vật (kèm theo ảnh của di chỉ, di vật và các tài liệu có liên quan).
          4. Mục đích khai quật khẩn cấp.
          5. Tổ chức chủ trì khai quật khẩn cấp.
          6. Người chủ trì khai quật khẩn cấp.
          7. Tổ chức phối hợp khai quật khẩn cấp (nếu có).
          8. Vị trí địa điểm dự kiến khai quật khẩn cấp.
          9. Diện tích khai quật khẩn cấp
          10. Thời gian khai quật khẩn cấp
          11. Đề xuất cơ quan, tổ chức được giao lưu giữ hiện vật thu nhập được trong quá trình khai quật khẩn cấp.
 
 
Nơi nhận:
- Như trên (kèm sơ đồ vị
 trí khai quật khẩn cấp);
-………………..;
- Lưu…;
Thủ trưởng đơn vị (ghi rõ chức danh)
(Ký tên và đóng dấu)
Họ và tên của người ký
 
 
 
 
 
 
6. Cấp chứng chỉ hành nghề mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 4: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Trung tâm hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia (Mẫu Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày 04/01/2012);
- Bản sao hợp pháp các văn bằng chuyên môn có liên quan;
- Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết: 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Văn hóa và Thể thao.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Chứng chỉ hành nghề.   
* Lệ phí: Không.       
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia (Mẫu Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày 04/01/2012).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
-  Có trình độ chuyên môn hoặc am hiểu về di vật cổ vật, bảo vật quốc gia;
-  Không đang trong thời gian bị cấm hành nghề hoặc làm công việc liên quan đến di sản văn hóa theo quyết định của tòa án, không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, không đang trong thời gian bị quản chế hình sự hoặc quản chế hành chính;
- Cán bộ, công chức, viên chức đang công tác trong ngành di sản văn hóa không được phép mở cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật di sản văn hóa số 28/2001/QH10 ngày 29/6/2001. Có hiệu lực từ ngày 01/01/2002;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa số 32/2009/QH12 ngày 18/6/2009. Có hiệu lực từ ngày 01/01/2010;
- Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa. Có hiệu lực từ ngày 06/11/2010;
- Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày 04/01/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Có hiệu lực từ ngày 27/02/2012.
- Thông tư số 07/2004/TT-BVHTT ngày 19/2/2004 của Bộ VHTT hướng dẫn trình tự, thủ tục đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. Có hiệu lực từ ngày 17/3/2004.         
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Mẫu đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia
 (Phụ lục IV- Ban hành kèm theo Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày 04/01/2012 của Chính phủ)
 
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC
ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------------------
  ……….., ngày …… tháng ….. năm …..
 
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp chứng chỉ hành nghề mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia
 
     Kính gửi: Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
 
          1. Tên tổ chức/cá nhân đề nghị (viết chữ in hoa): ...................................
- Ngày tháng năm sinh (đối với cá nhân): ...............................................
- Nơi sinh (đối với cá nhân): ...................................................................
- Chứng minh thư nhân dân (đối với cá nhân): Số ..................................
Ngày cấp ………………….. Nơi cấp ..............................................................
- Địa chỉ (nơi thường trú đối với cá nhân): .............................................
- Điện thoại: .............................................................................................
2. Người đại diện theo pháp luật (đối với tổ chức):
- Họ và tên (viết chữ in hoa): ...................................................................
- Chức vụ: …………………………….. Điện thoại: ..............................
3. (Nêu chi tiết về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kinh nghiệm liên quan tới di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia của tổ chức/cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ).
4. Căn cứ quy định của pháp luật về di sản văn hóa, trân trọng đề nghị Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh cấp chứng chỉ hành nghề mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia cho ….. (tên tổ chức/cá nhân đề nghị cấp giấy phép).
5. Cam kết: Chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung kê khai trong đơn và sẽ hành nghề mua bán di vật; cổ vật, bảo vật quốc gia theo đúng quy định của pháp luật sau khi được cấp chứng chỉ.
 
  TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ CẤP CHỨNG CHỈ
Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên (đối với tổ chức)
Ký, ghi rõ họ tên (đối với cá nhân)
7. Công nhận bảo vật quốc gia đối với bảo tàng cấp tỉnh, ban hoặc trung tâm quản lý di tích
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Sở Văn hóa và Thể thao gửi văn bản kèm 01 bộ hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét trình cấp có thẩm quyền quyết định công nhận.
- Bước 4: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 5: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện:  Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Trung tâm hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
-  Văn bản đề nghị công nhận bảo vật quốc gia (Mẫu số 2a ban hành kèm theo Thông tư số 13/2010/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định trình tự, thủ tục đề nghị công nhận bảo vật quốc gia);
- Hồ sơ hiện vật, gồm:
+ Bản thuyết minh hiện vật đề nghị công nhận bảo vật quốc gia, trong đó phải trình bày rõ đặc điểm của hiện vật theo các tiêu chí quy định tại khoản 21 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa (Mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư số 13/2010/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định trình tự, thủ tục đề nghị công nhận bảo vật quốc gia);
+ Ảnh: 01 ảnh tổng thể và 01 ảnh đặc tả chi tiết (ảnh màu, từ cỡ 9cm x 12cm trở lên), chú thích đầy đủ, đảm bảo thể hiện các đặc trưng cơ bản của hiện vật. Khuyến khích gửi kèm theo ảnh lưu trữ trên các phương tiện kỹ thuật số;
+ Bản ghi âm, ghi hình (nếu có) phải có âm thanh, hình ảnh rõ nét thể hiện sự độc đáo của hiện vật (ghi trên băng hoặc đĩa);
+ Bản sao, bản dập (nếu có), bản dịch đối với những hiện vật là sách, tài liệu chữ cổ hoặc hiện vật có hoa văn trang trí, có chữ viết thể hiện trên hiện vật;
+ Tài liệu khác liên quan đến hiện vật (nếu có) gồm: Bài viết về hiện vật; xác nhận của nhân chứng đối với các hiện vật có giá trị lịch sử; giấy chứng nhận đăng ký di vật, cổ vật theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số 13/2010/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định trình tự, thủ tục đề nghị công nhận bảo vật quốc gia.
b) Số lượng hồ sơ:
04 bộ: 01 bộ hồ sơ lưu giữ tại tổ chức, cá nhân lập hồ sơ; 03 bộ hồ sơ gửi đến các cơ quan có thẩm quyền đề nghị công nhận bảo vật quốc gia theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 13/2010/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định trình tự, thủ tục đề nghị công nhận bảo vật quốc gia.
* Thời hạn giải quyết: 60 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong đó:
- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị và Hồ sơ hiện vật, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao có trách nhiệm tổ chức thẩm định hiện vật và Hồ sơ hiện vật.
- Trong thời hạn 02 ngày, kể từ ngày có kết quả thẩm định, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao quyết định việc gửi văn bản đề nghị, Hồ sơ hiện vật và các văn bản có liên quan đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Hồ sơ hiện vật và các văn bản có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định gửi văn bản đề nghị, Hồ sơ hiện vật và các văn bản có liên quan đến Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Hồ sơ hiện vật và các văn bản có liên quan, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Hội đồng giám định cổ vật thẩm định hiện vật và Hồ sơ hiện vật.
- Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có kết quả thẩm định của Hội đồng giám định cổ vật, Cục trưởng Cục Di sản văn hóa báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, quyết định việc gửi văn bản đề nghị Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia thẩm định hiện vật và Hồ sơ hiện vật.
- Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có ý kiến thẩm định của Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định công nhận bảo vật quốc gia.    
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chính phủ.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.
* Lệ phí: Không             
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Bản thuyết minh về hiện vật đề nghị công nhận bảo vật quốc gia (Mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư số 13/2010/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về trình tự, thủ tục đề nghị công nhận bảo vật quốc gia).
- Văn bản đề nghị công nhận bảo vật quốc gia (Mẫu số 2a ban hành kèm theo Thông tư số 13/2010/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về trình tự, thủ tục đề nghị công nhận bảo vật quốc gia).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Hiện vật được đề nghị công nhận bảo vật quốc gia phải có các tiêu chí sau đây:
- Là hiện vật gốc độc bản;
- Là hiện vật có hình thức độc đáo;
- Là hiện vật có giá trị đặc biệt liên quan đến một sự kiện trọng đại của đất nước hoặc liên quan đến sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân tiêu biểu; hoặc là tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng về giá trị tư tưởng, nhân văn, giá trị thẩm mỹ tiêu biểu cho một khuynh hướng, một phong cách, một thời đại; hoặc là sản phẩm được phát minh, sáng chế tiêu biểu, có giá trị thực tiễn cao, có tác dụng thúc đẩy xã hội phát triển ở một giai đoạn lịch sử nhất định; hoặc là mẫu vật tự nhiên chứng minh cho các giai đoạn hình thành và phát triển của lịch sử trái đất, lịch sử tự nhiên.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật di sản văn hóa số 28/2001/QH10 ngày 29/6/2001. Có hiệu lực từ ngày 01/01/2002;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa số 32/2009/QH12 ngày 18/6/2009. Có hiệu lực từ ngày 01/01/2010;
- Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa. Có hiệu lực từ ngày 06/11/2010;
- Thông tư số 13/2010/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về trình tự, thủ tục đề nghị công nhận bảo vật quốc gia. Có hiệu lực từ ngày 01/3/2011.
         
 
 
 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
____________________________________________________
 
BẢN THUYẾT MINH VỀ HIỆN VẬT
ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN BẢO VẬT QUỐC GIA
 
1. Tên hiện vật (tên gọi phổ thông):
2.Tên khác (nếu có):
3. Tên đơn vị và cá nhân lưu giữ hiện vật:
4. Số đăng ký: Do đơn vị, cá nhân đề nghị tự quy định
5. Chất liệu: Chất liệu chính
6. Kích thước (cm): ghi rõ 03 kích thước cơ bản: Đường kính miệng, Đường kính đáy, chiều cao; Đối với hiện vật thể khối dẹt: chiều dài, chiều rộng, chiều cao.
7. Trọng lượng (gram):
8. Số lượng: Nếu hiện vật là 1 đơn vị thì ghi 1, nếu là bộ hiện vật thì ghi các thành phần hợp thành của đơn vị hiện vật.
9. Miêu tả: Miêu tả ngắn gọn đặc điểm của hiện vật: hình dáng (từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài), mầu sắc, đề tài trang trí, kỹ thuật trang trí, dấu tích đặc biệt (có ảnh kèm theo).
10. Hiện trạng: Ghi rõ hiện trạng, nguyên, sứt, phai màu, mọt, đã sửa chữa, phong hóa.
11. Niên đại: ghi niên đại tuyệt đối, tương đối.
12. Nguồn gốc, xuất xứ: địa điểm sưu tầm; hình thức sưu tầm (hiến tặng, mua, khai quật, tặng, cho).
13. Ghi chú:
14. Lý do lựa chọn: Chứng minh các tiêu chí sau:
- Hiện vật gốc độc bản;
- Hiện vật có hình thức độc đáo;
- Hiện vật có giá trị đặc biệt liên quan đến một sự kiện trọng đại của đất nước hoặc liên quan đến sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân tiêu biểu, hoặc là tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng về giá trị tư tưởng, nhân văn, giá trị thẩm mỹ tiêu biểu cho một khuynh hướng, một phong cách, một thời đại; hoặc là sản phẩm được phát minh, sáng chế tiêu biểu, có giá trị thực tiễn cao, có tác dụng thúc đẩy xã hội phát triển ở một giai đoạn lịch sử nhất định, hoặc là mẫu vật tự nhiên chứng minh cho các giai đoạn hình thành và phát triển của lịch sử trái đất, lịch sử tự nhiên./.
 
                                                          …….., ngày ….tháng….năm ...

                                                TÊN ĐƠN VỊ, CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ

                                         (Ký tên và ghi rõ họ tên, nếu là tổ chức
             thì phải đóng dấu, ghi rõ chức vụ người ký)
 
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
(nếu có)
TÊN TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN BẢO VẬT QUỐC GIA
______________________
         Số:         

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
____________________________________________________
 
…….., ngày ….tháng…. năm ...
 
V/v làm thủ tục đề nghị công nhận bảo vật quốc gia     
 
                            Kính gửi:  ...........................................................................
 
Căn cứ Thông tư số 13/2010/TT-BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định trình tự, thủ tục đề nghị công nhận bảo vật quốc gia, sau khi nghiên cứu các tiêu chí và quy định đối với hiện vật được đề nghị công nhận bảo vật quốc gia,
(Tên tổ chức đề nghị công nhận bảo vật quốc gia) trân trọng đề nghị ….. (như kính gửi) xem xét trình Thủ tướng Chính phủ công nhận bảo vật quốc gia cho … (số lượng) hiện vật thuộc quyền quản lý, sở hữu của..... (tên tổ chức đề nghị công nhận bảo vật quốc gia). Danh sách hiện vật cụ thể như sau:
 
STT Tên hiện vật

Đặc điểm chính của hiện vật

Ghi chú
1      
2      
...      
 
 
(Tên tổ chức  đề nghị công nhận bảo vật quốc gia) cam kết thực hiện đầy đủ các yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ trong quá trình làm thủ tục đề nghị công nhận bảo vật quốc gia và các quy định của pháp luật có liên quan./.
 
Tài liệu kèm theo
- Hồ sơ hiện vật;                           
- Văn bản thẩm định của Hội đồng khoa học của Bảo tàng (nếu có);
- .....................................
- .....................................
TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN
 BẢO VẬT QUỐC GIA
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên, chức vụ người ký)
 
 
 
 
 
8. Công nhận bảo vật quốc gia đối với bảo tàng ngoài công lập, tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc đang quản lý hợp pháp hiện vật
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Sở Văn hóa và Thể thao gửi văn bản kèm 01 bộ hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét trình cấp có thẩm quyền quyết định.
- Bước 4: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 5: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Trung tâm Hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị thẩm định và làm thủ tục đề nghị công nhận bảo vật quốc gia (Mẫu số 2b ban hành kèm theo Thông tư số 13/2010/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định trình tự, thủ tục đề nghị công nhận bảo vật quốc gia);
- Hồ sơ hiện vật, gồm:
+ Bản thuyết minh hiện vật đề nghị công nhận bảo vật quốc gia, trong đó phải trình bày rõ đặc điểm của hiện vật theo các tiêu chí quy định tại khoản 21 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa (Mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư số 13/2010/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định trình tự, thủ tục đề nghị công nhận bảo vật quốc gia);
+ Ảnh: 01 ảnh tổng thể và 01 ảnh đặc tả chi tiết (ảnh màu, từ cỡ 9cm x 12cm trở lên), chú thích đầy đủ, đảm bảo thể hiện các đặc trưng cơ bản của hiện vật. Khuyến khích gửi kèm theo ảnh lưu trữ trên các phương tiện kỹ thuật số;
+ Bản ghi âm, ghi hình (nếu có) phải có âm thanh, hình ảnh rõ nét thể hiện sự độc đáo của hiện vật (ghi trên băng hoặc đĩa);
+ Bản sao, bản dập (nếu có), bản dịch đối với những hiện vật là sách, tài liệu chữ cổ hoặc hiện vật có hoa văn trang trí, có chữ viết thể hiện trên hiện vật;
+ Tài liệu khác liên quan đến hiện vật (nếu có) gồm: Bài viết về hiện vật; xác nhận của nhân chứng đối với các hiện vật có giá trị lịch sử; giấy chứng nhận đăng ký di vật, cổ vật theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số 13/2010/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định trình tự, thủ tục đề nghị công nhận bảo vật quốc gia.
b) Số lượng hồ sơ:
04 bộ: 01 bộ hồ sơ lưu giữ tại tổ chức, cá nhân lập hồ sơ; 03 bộ hồ sơ gửi đến các cơ quan có thẩm quyền đề nghị công nhận bảo vật quốc gia theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 13/2010/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định trình tự, thủ tục đề nghị công nhận bảo vật quốc gia.
* Thời hạn giải quyết: 60 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong đó:
- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị và Hồ sơ hiện vật, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao có trách nhiệm tổ chức thẩm định hiện vật và Hồ sơ hiện vật.
- Trong thời hạn 02 ngày, kể từ ngày có kết quả thẩm định, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao quyết định việc gửi văn bản đề nghị, Hồ sơ hiện vật và các văn bản có liên quan đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Hồ sơ hiện vật và các văn bản có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định gửi văn bản đề nghị, Hồ sơ hiện vật và các văn bản có liên quan đến Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Hồ sơ hiện vật và các văn bản có liên quan, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Hội đồng giám định cổ vật thẩm định hiện vật và Hồ sơ hiện vật.
- Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có kết quả thẩm định của Hội đồng giám định cổ vật, Cục trưởng Cục Di sản văn hóa báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, quyết định việc gửi văn bản đề nghị Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia thẩm định hiện vật và Hồ sơ hiện vật.
- Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có ý kiến thẩm định của Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định công nhận bảo vật quốc gia.    
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chính phủ.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.
* Lệ phí: Không             
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Bản thuyết minh về hiện vật đề nghị công nhận bảo vật quốc gia (Mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư số 13/2010/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về trình tự, thủ tục đề nghị công nhận bảo vật quốc gia).
- Đơn đề nghị thẩm định và làm thủ tục đề nghị công nhận bảo vật quốc gia (Mẫu số 2b ban hành kèm theo Thông tư số 13/2010/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về trình tự, thủ tục đề nghị công nhận bảo vật quốc gia).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Hiện vật được đề nghị công nhận bảo vật quốc gia phải có các tiêu chí sau đây:
- Là hiện vật gốc độc bản;
- Là hiện vật có hình thức độc đáo;
- Là hiện vật có giá trị đặc biệt liên quan đến một sự kiện trọng đại của đất nước hoặc liên quan đến sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân tiêu biểu; hoặc là tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng về giá trị tư tưởng, nhân văn, giá trị thẩm mỹ tiêu biểu cho một khuynh hướng, một phong cách, một thời đại; hoặc là sản phẩm được phát minh, sáng chế tiêu biểu, có giá trị thực tiễn cao, có tác dụng thúc đẩy xã hội phát triển ở một giai đoạn lịch sử nhất định; hoặc là mẫu vật tự nhiên chứng minh cho các giai đoạn hình thành và phát triển của lịch sử trái đất, lịch sử tự nhiên.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật di sản văn hóa số 28/2001/QH10 ngày 29/6/2001. Có hiệu lực từ ngày 01/01/2002;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa số 32/2009/QH12 ngày 18/6/2009. Có hiệu lực từ ngày 01/01/2010;
- Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa. Có hiệu lực từ ngày 06/11/2010;
- Thông tư số 13/2010/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về trình tự, thủ tục đề nghị công nhận bảo vật quốc gia. Có hiệu lực từ ngày 01/3/2011.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
  

BẢN THUYẾT MINH VỀ HIỆN VẬT
ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN BẢO VẬT QUỐC GIA
 
1. Tên hiện vật (tên gọi phổ thông):
2.Tên khác (nếu có):
3. Tên đơn vị và cá nhân lưu giữ hiện vật:
4. Số đăng ký: Do đơn vị, cá nhân đề nghị tự quy định
5. Chất liệu: Chất liệu chính
6. Kích thước (cm): ghi rõ 03 kích thước cơ bản: Đường kính miệng, Đường kính đáy, chiều cao; Đối với hiện vật thể khối dẹt: chiều dài, chiều rộng, chiều cao.
7. Trọng lượng (gram):
8. Số lượng: Nếu hiện vật là 1 đơn vị thì ghi 1, nếu là bộ hiện vật thì ghi các thành phần hợp thành của đơn vị hiện vật.
9. Miêu tả: Miêu tả ngắn gọn đặc điểm của hiện vật: hình dáng (từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài), mầu sắc, đề tài trang trí, kỹ thuật trang trí, dấu tích đặc biệt (có ảnh kèm theo).
10. Hiện trạng: Ghi rõ hiện trạng, nguyên, sứt, phai màu, mọt, đã sửa chữa, phong hóa.
11. Niên đại: ghi niên đại tuyệt đối, tương đối.
12. Nguồn gốc, xuất xứ: địa điểm sưu tầm; hình thức sưu tầm (hiến tặng, mua, khai quật, tặng, cho).
13. Ghi chú:
14. Lý do lựa chọn: Chứng minh các tiêu chí sau:
- Hiện vật gốc độc bản;
- Hiện vật có hình thức độc đáo;
- Hiện vật có giá trị đặc biệt liên quan đến một sự kiện trọng đại của đất nước hoặc liên quan đến sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân tiêu biểu, hoặc là tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng về giá trị tư tưởng, nhân văn, giá trị thẩm mỹ tiêu biểu cho một khuynh hướng, một phong cách, một thời đại; hoặc là sản phẩm được phát minh, sáng chế tiêu biểu, có giá trị thực tiễn cao, có tác dụng thúc đẩy xã hội phát triển ở một giai đoạn lịch sử nhất định, hoặc là mẫu vật tự nhiên chứng minh cho các giai đoạn hình thành và phát triển của lịch sử trái đất, lịch sử tự nhiên./.
                                                             …….., ngày ….tháng….năm ...

                                                TÊN ĐƠN VỊ, CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ

                                          (Ký tên và ghi rõ họ tên, nếu là tổ chức
             thì phải đóng dấu, ghi rõ chức vụ người ký)
 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 
 
 
  

ĐƠN ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH VÀ LÀM THỦ TỤC ĐỀ NGHỊ
CÔNG NHẬN BẢO VẬT QUỐC GIA
 
Kính gửi:  Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
         
- Họ và tên (viết bằng chữ in hoa):
- Địa chỉ:
- Điện thoại:
- Số chứng minh thư: ……………. Ngày cấp …….. Nơi cấp…………...
- Chức danh trong tổ chức (nếu có):
là chủ sở hữu hiện vật/người đại diện của .....(tên tổ chức đề nghị công nhận bảo vật quốc gia) đang quản lý hợp pháp hiện vật.
Căn cứ Thông tư số 13/2010/TT-BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định trình tự, thủ tục đề nghị công nhận bảo vật quốc gia, sau khi nghiên cứu các tiêu chí và quy định đối với hiện vật được đề nghị công nhận bảo vật quốc gia,
(Tên tổ chức, cá nhân đề nghị công nhận bảo vật quốc gia) trân trọng đề nghị Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh thẩm định và làm thủ tục đề nghị các cơ quan có thẩm quyền trình Thủ tướng Chính phủ xem xét công nhận bảo vật quốc gia cho … (số lượng) hiện vật thuộc quyền sở hữu hợp pháp của ..... (Tên tổ chức, cá nhân đề nghị công nhận bảo vật quốc gia). Danh sách hiện vật cụ thể như sau:
 
STT Tên hiện vật Đặc điểm chính của hiện vật Ghi chú
1      
2      
     
 
 
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hiện vật và tính chính xác, trung thực của nội dung Hồ sơ hiện vật đề nghị công nhận bảo vật quốc gia, và cam kết thực hiện đầy đủ các yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ trong quá trình làm thủ tục đề nghị công nhận bảo vật quốc gia và các quy định của pháp luật có liên quan./.
 
Tài liệu kèm theo
- Hồ sơ hiện hiện vật;                           
- .....................................
- .....................................
………, ngày … tháng … năm …
TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN BẢO VẬT QUỐC GIA
(Ký tên, nếu là tổ chức thì phải đóng dấu và ghi rõ họ, tên chức vụ người ký)
 
 
 
9. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động giám định cổ vật
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 4: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện:  Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Trung tâm hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đăng ký và đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động giám định cổ vật (Mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư số 22/2011/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện thành lập và hoạt động của cơ sở giám định cổ vật);
- Bản sao quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có giá trị pháp lý;
- Sơ yếu lý lịch của người đại diện theo pháp luật của cơ sở giám định cổ vật đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động giám định cổ vật;
- Danh sách kèm theo lý lịch khoa học của các chuyên gia; bản sao (có chứng thực) bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học, giấy xác nhận thời gian đã qua thực tế hoạt động chuyên môn  của các chuyên gia (do cơ quan, tổ chức nơi người đó đang hoặc đã công tác cấp) quy định tại khoản 4 Điều 5 Thông tư số 22/2011/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện thành lập và hoạt động của cơ sở giám định cổ vật;
- Bản sao (có chứng thực) quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động không xác định thời hạn giữa cơ sở giám định cổ vật và các chuyên gia;
- Bản sao các giấy tờ chứng minh về trụ sở (có chứng thực), danh mục trang thiết bị, phương tiện để thực hiện giám định;
- Danh mục các nguồn tài liệu về cổ vật quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư số 22/2011/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện thành lập và hoạt động của cơ sở giám định cổ vật.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết: 13 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.
* Lệ phí: Cơ sở giám định cổ vật nộp lệ phí cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động giám định cổ vật theo quy định của Bộ Tài chính tại thời điểm đề nghị cấp.          
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Đơn đăng ký và đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động giám định cổ vật (Mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư số 22/2011/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện thành lập và hoạt động của cơ sở giám định cổ vật).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
1. Có trụ sở, kho lưu giữ, bảo quản hiện vật giám định.
2. Có trang thiết bị, phương tiện cần thiết để thực hiện giám định.
3. Có nguồn tài liệu về cổ vật để tham khảo, phục vụ hoạt động giám định cổ vật.
4. Có từ 05 chuyên gia trở lên thuộc các ngành khoa học lịch sử, hóa học, vật lý học, có đủ năng lực hành vi dân sự; trong đó có ít nhất 03 chuyên gia đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Có trình độ đại học trở lên chuyên ngành bảo tàng, khảo cổ, Hán nôm và chuyên ngành khác liên quan đếngiám định cổ vật;
- Đã qua thực tế hoạt động chuyên môn từ 05 năm trở lên ở chuyên ngành đã học.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật di sản văn hóa số 28/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001. Có hiệu lực từ ngày 01/01/2002;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa số 32/2009/QH12 ngày 18/6/2009. Có hiệu lực từ ngày 01/01/2010;
- Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa. Có hiệu lực từ ngày 06/11/2010;
- Thông tư số 22/2011/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện thành lập và hoạt động của cơ sở giám định cổ vật. Có hiệu lực từ ngày 15/02/2012.
 
 
 
 
 
 
TÊN CƠ SỞ GIÁM ĐỊNH CỔ VẬT
___________________________
 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
____________________________________________________
 
…………., ngày … tháng …… năm ……
 
ĐƠN ĐĂNG KÝ VÀ ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN
ĐỦ ĐIỀU KIỆNHOẠT ĐỘNG GIÁM ĐỊNH CỔ VẬT
 
Kính gửi:  Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
 
1. Tên cơ sở giám định cổ vật (viết bằng chữ in hoa):…..............................
- Địa chỉ: .......................................................................................................
- Điện thoại: ..................................................................................................
- Quyết định thành lập (số, ngày, tháng, năm quyết định) hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (số, ngày cấp, nơi cấp).
2. Người đại diện theo pháp luật:
- Họ và tên (viết bằng chữ in hoa): ..............................................................
- Năm sinh: ...................................................................................................
- Chức danh: .................................................................................................
- Giấy CMND: Số .................. ngày cấp ......../......./......... nơi cấp ..............         Căn cứ điều kiện thành lập cơ sở giám định cổ vật và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động giám định cổ vật quy định tại Thông tư số 22/2011/TT-BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện thành lập và hoạt động của cơ sở giám định cổ vật, ....... (tên cơ sở giám định cổ vật) trân trọng đề nghị Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh xem xét cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động giám định cổ vật.
3. Hồ sơ gửi kèm:
- .......................................................................................................................
- .......................................................................................................................
- .......................................................................................................................
4.Cam kết:
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ xin đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động giám định cổ vật;
- Thực hiện đúng các quy định tại Thông tư số 22/2011/TT-BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện thành lập và hoạt động của cơ sở giám định cổ vật và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
 
 
Đại diện cơ sở giám định cổ vật
(Ký tên, đóng dấu và ghi rõ họ, tên, chức vụ người ký)

          10. Thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động giám định cổ vật
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 4: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Trung tâm hành chính công tỉnh
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
-  Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động giám định cổ vật (Mẫu số 3 ban hành kèm theo Thông tư số 22/2011/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện thành lập và hoạt động của cơ sở giám định cổ vật);
-  Bản chính Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động giám định cổ vật đã được cấp (đối với trường hợp giấy chứng nhận bị hỏng, bị lỗi hoặc có sự thay đổi các thông tin);
Trường hợp thay đổi thông tin đã được ghi nhận trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động giám định cổ vật đã cấp thì phải gửi kèm theo hồ sơ các giấy tờ có liên quan đến sự thay đổi các thông tin (bản chính hoặc bản sao các giấy tờ có liên quan đến sự thay đổi thông tin áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư số 22/2011/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện thành lập và hoạt động của cơ sở giám định cổ vật).
b) Số lượng hồ sơ: 01(bộ).
* Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.
* Lệ phí: Cơ sở giám định cổ vật nộp lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính tại thời điểm đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động giám định cổ vật.
Trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động giám định cổ vật bị lỗi do Sở Văn hóa và Thể thao đã cấp gây ra thì Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao có trách nhiệm cấp miễn phí theo yêu cầu của Cơ sở giám định cổ vật.       
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động giám định cổ vật (Mẫu số 3 ban hành kèm theo Thông tư số 22/2011/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện thành lập và hoạt động của cơ sở giám định cổ vật).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động giám định cổ vật được cấp lại trong các trường hợp sau:
- Giấy chứngnhận đủ điều kiện hoạt động giám định cổ vật bị mất hoặc bị hỏng (rách, bẩn, phai mờ) không sử dụng được;
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động giám định cổ vật bị lỗi do Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh đã cấp gây ra;
- Có sự thay đổi các thông tin đã được ghi nhận trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động giám định cổ vật đã được cấp.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật di sản văn hóa số 28/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001. Có hiệu lực từ ngày 01/01/2002;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa số 32/2009/QH12 ngày 18/6/2009. Có hiệu lực từ ngày 01/01/2010;
- Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa. Có hiệu lực từ ngày 06/11/2010;
- Thông tư số 22/2011/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện thành lập và hoạt động của cơ sở giám định cổ vật. Có hiệu lực từ ngày 15/02/2012.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
TÊN CƠ SỞ GIÁM ĐỊNH CỔ VẬT
___________________________
 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
 
…………., ngày … tháng …… năm ……
 
 
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN
ĐỦ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG GIÁM ĐỊNH CỔ VẬT
 
Kính gửi:  Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
 
1. Tên cơ sở giám định cổ vật đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động giám định cổ vật(viết bằng chữ in hoa):………………………..
- Địa chỉ: .......................................................................................................
- Điện thoại: ..................................................................................................
2. Nội dung: Đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động giám định cổ vật.
Số Giấy chứng nhận đã cấp:
Ngày cấp:
Lý do cấp lại:
- Giấy chứng nhận đã được cấp bị mất (nêu rõ lý do bị mất);
- Giấy chứng nhận đã được cấp bị hỏng (nêu rõ lý do bị hỏng);
- Giấy chứng nhận đã được cấp bị lỗi (nêu rõ những lỗi của Giấy chứng nhận đã được cấp);
- Thay đổi thông tin trong Giấy chứng nhận đã được cấp (nêu rõ những thông tin đề nghị thay đổi).
3. Hồ sơ gửi kèm:
- ....................................................................................................................
- ....................................................................................................................
- ....................................................................................................................
4. Cam kết:
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ xin đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động giám định cổ vật;
- Thực hiện đúng các quy định tại Thông tư số 22/2011/TT-BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện thành lập và hoạt động của cơ sở giám định cổ vật và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
 
  Đại diện cơ sở giám định cổ vật
(Ký tên, đóng dấu và ghi rõ họ tên,
chức vụ người ký)

         II. LĨNH VỰC ĐIỆN ẢNH
1. Thủ tục cấp giấy phép phổ biến phim
(- Phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình do cơ sở điện ảnh thuộc địa phương sản xuất hoặc nhập khẩu;
- Cấp giấy phép phổ biến phim truyện khi năm trước liền kề, các cơ sở điện ảnh thuộc địa phương đáp ứng các điều kiện:
+ Sản suất ít nhất 10 phim truyện nhựa được phép phổ biến;
+ Nhập khẩu ít nhất 40 phim truyện nhựa được phép phổ biến)
* Trình tự thực hiện:                                   
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 4: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Trung tâm hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
-  Đơn đề nghị cấp giấy phép (Mẫu số 01 ban hành kèm theo Quyết định số 49/2008/QĐ-BVHTTDL ngày 09 tháng 7 năm 2008);
-  Giấy chứng nhận bản quyền phim.
b) Số lượng hồ sơ: 01(bộ).
* Thời hạn giải quyết: 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và phim trình duyệt.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Sở Văn hóa và Thể thao
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.
* Lệ phí:
1. Thẩm định kịch bản phim, bao gồm phim của các hãng sản xuất phim, phim đặt hàng, tài trợ, hợp tác với nước ngoài và dịch vụ làm phim với nước ngoài:
a) Kịch bản phim truyện:
- Độ dài đến 100 phút (1 tập phim): 3.600.000đ (ba triệu sáu trăm nghìn đồng);
- Độ dài từ 101 - 150 phút (1,5 tập): 5.400.000đ (Năm triệu bốn trăm nghìn đồng);
- Độ dài từ 151 - 200 phút tính thành 02 tập.
b) Kịch bản phim ngắn, bao gồm: phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình:
- Độ dài đến 60 phút: 1.500.000đ (Một triệu năm trăm ngàn đồng);
- Độ dài từ 61 phút trở lên thu như phim truyện.
c) Kịch bản phim được thực hiện từ hoạt động hợp tác, cung cấp dịch vụ làm phim với nước ngoài:
- Phim truyện:
+ Độ dài đến 100 phút (1 tập phim) : 6.000.000đ (Sáu triệu đồng);
+ Độ dài từ 101 - 150 phút (1,5 tập): 8.000.000đ (Tám triệu đồng);
+ Độ dài từ 151 - 200 phút tính thành 02 tập.
- Phim ngắn:
+ Độ dài đến 60 phút: 2.400.000đ (Hai triệu bốn trăm nghìn đồng)
+ Độ dài từ 61 phút trở lên thu như phim truyện.
2. Thẩm định phim:
a) Phim truyện:
- Độ dài đến 100 phút (1 tập phim): 1.800.000đ (Một triệu tám trăm ngàn đồng);
- Độ dài từ 101 đến 150 phút (1,5 tập): 2.700.000đ (Hai triệu bảy trăm ngàn đồng).
- Độ dài từ 151 đến 200 phút tính thành 02 tập.
b) Phim ngắn (tài liệu, khoa học, hoạt hình...):
- Độ dài đến 60 phút: 1.100.000đ (Một triệu một trăm nghìn đồng);
- Độ dài từ 61 phút trở lên thu như phim truyện.
Ghi chú: Mức thu quy định trên đây là mức thẩm định lần đầu. Trường hợp kịch bản phim và phim có nhiều vấn đề phức tạp phải sửa chữa để thẩm định lại thì các lần sau thu bằng 50% mức thu tương ứng trên đây.
(Thông tư số 122/2013/TT-BTC ngày 28/8/2013 của Bộ Tài chính về mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định kịch bản phim, phim, chương trình nghệ thuật biểu diễn; lệ phí cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh sản xuất phim, cấp phép đặt văn phòng đại diện của cơ sở điện ảnh nước ngoài tại Việt Nam)
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:  Phiếu đề nghị cấp giấy phép phổ biến phim (Mẫu số 01 Quyết định số 49/2008/QĐ-BVHTTDL ngày 09 tháng 7 năm 2008 về Ban hành Quy chế thẩm định và cấp giấy phép phổ biến phim).
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Điện ảnh số 62/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006. Có hiệu lực từ ngày 01/01/2007.
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện ảnh số 31/2009/QH12 ngày 18 ngày 6 tháng 2009. Có hiệu lực từ ngày 01 tháng 10 năm 2009.
- Nghị định số 54/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện ảnh ngày 29 tháng 6 năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện ảnh ngày 18 tháng 6 năm 2009.  Có hiệu lực từ ngày 07/7/2010.
- Thông tư số 11/2011/TT-BVHTTDL ngày 19 tháng 9 năm 2011 hướng dẫn thực hiện một số quy định liên quan đến thủ tục hành chính trong lĩnh vực điện ảnh. Có hiệu lực từ ngày 15 tháng 10 năm 2011.
- Quyết định số 36/QĐ-BVHTTDL ngày 24 tháng 4 năm 2008 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Cục Điện ảnh. Có hiệu lực từ ngày 21/5/2008.
- Quyết định số 171/2000/QĐ-BTC ngày 27 tháng 10 năm 2000 của Bộ Tài chính ban hành mức thu lệ phí duyệt kịch bản phim, phim và cấp phép hành nghề điện ảnh.  Có hiệu lực từ ngày 11/11/2000.
- Thông tư số 122/2013/TT-BTC ngày 28/8/2013 của Bộ Tài chính về mực thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định kịch bản phim, phim, chương trình nghệ thuật biểu diễn; lệ phí cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh sản xuất phim, cấp phép đặt văn phòng đại diện của cơ sở điện ảnh nước ngoài tại Việt Nam.
 
 
 
 
 
 

 
 
TÊN CƠ SỞ ĐIỆN ẢNH
ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH PHIM
 
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_________________________________________________________
…………, ngày…… tháng…… năm ……
 
 
PHIẾU ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP PHỔ BIẾN PHIM
 
 
 
  

Kính gửi: Cục Điện ảnh
 
Cơ sở điện ảnh (tên cơ sở) đề nghị thẩm định:……………………………..
Bộ phim:………………………………………………………………….....
Tên gốc (đối với phim nước ngoài):…………………………………………
Thể loại (truyện, tài liệu, khoa học, hoạt hình):…………………...………...
Hãng sản xuất hoặc phát hành:…………………………………...………….
Nước sản xuất:………………………….      Năm sản xuất:…………...……
Nhập phim qua đối tác (đối với phim nước ngoài):…………………………
Biên kịch:………………………………………………………...………….
Đạo diễn:………………………………………………………...…………..
Quay phim:……………………………………………………………..……
Chất liệu phim trình duyệt (nhựa, băng hình, đĩa hình):…………………….
Độ dài (tính bằng phút):…………………………………………………..…
Màu sắc (màu hoặc đen trắng):……………………  Ngôn ngữ:……………
Chủ sở hữu bản quyền:………………………….………………………..….
Tóm tắt nội dung: ……………….…………………………………….…….
                                                                              
                                                                   Giám đốc
                                                                   (Ký tên và đóng dấu)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
2. Cấp phép phổ biến phim có sử dụng hiệu ứng đặc biệt tác động đến người xem phim (do các cơ sở điện ảnh thuộc thuộc địa phương sản xuất hoặc nhập khẩu)
* Trình tự thực hiện:                                  
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 4: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn đề nghị cấp giấy phép phổ biến phim có sử dụng hiệu ứng đặc biệt tác động đến người xem phim (Theo mẫu)
+ Giấy chứng nhận bản quyền phim.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết: 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và phim trình duyệt.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Sở Văn hóa và Thể thao
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.
* Phí, lệ phí:
 
Số TT Nội dung công việc Mức thu (đồng)
1 Thẩm định kịch bản phim, bao gồm phim của các hãng sản xuất phim, phim ðặt hàng, tài trợ, hợp tác với nýớc ngoài và dịch vụ làm phim với nýớc ngoài:  
a) Kịch bản phim truyện:
- Độ dài đến 100 phút (1 tập phim):
- Độ dài từ 101 - 150 phút (1,5 tập):
- Độ dài từ 151 - 200 phút tính thành 02 tập.
 
3.600.000
5.400.000
b) Kịch bản phim ngắn, bao gồm: phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình:  
- Độ dài đến 60 phút:
- Độ dài từ 61 phút trở lên thu như phim truyện.
1.500.000
c) Kịch bản phim được thực hiện từ hoạt động hợp tác, cung cấp dịch vụ làm phim với nước ngoài:  
c.1) Phim truyện:
- Độ dài đến 100 phút (1 tập phim):
- Độ dài từ 101 - 150 phút (1,5 tập):
- Độ dài từ 151 - 200 phút tính thành 02 tập.
 
6.000.000
8.000.000
 
c.2) Phim ngắn:
- Độ dài đến 60 phút:
- Độ dài từ 61 phút trở lên thu như phim truyện.
 
2.400.000
2 Thẩm định phim:
a) Phim truyện:
- Độ dài đến 100 phút (1 tập phim):
- Độ dài từ 101 đến 150 phút (1,5 tập):
- Độ dài từ 151 đến 200 phút tính thành 02 tập.
b) Phim ngắn (tài liệu, khoa học, hoạt hình...):
- Độ dài đến 60 phút:
- Độ dài từ 61 phút trở lên thu như phim truyện.
 
 
1.800.000
2.700.000
 
 
1.100.000
 
Ghi chú: Mức thu quy định trên đây là mức thẩm định lần đầu. Trường hợp kịch bản phim và phim có nhiều vấn đề phức tạp phải sửa chữa để thẩm định lại thì các lần sau thu bằng 50% mức thu tương ứng trên đây.
(Thông tư số 122/2013/TT-BTC ngày 28 tháng 8 năm 2013 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định kịch bản phim, phim, chương trình nghệ thuật biểu diễn; lệ phí cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh sản xuất phim, cấp giấy phép đặt văn phòng đại diện của cơ sở điện ảnh nước ngoài tại Việt Nam).
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Phiếu đề nghị cấp giấy phép phổ biến phim (Mẫu số  01 ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BVHTTDL ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).
* Điều kiện thực hiện Thủ tục hành chính:
Phòng chiếu phim:
- Có hệ thống cách âm, không để âm thanh lọt ra bên ngoài vượt quá giới hạn về độ ồn cho phép theo quy định của pháp luật;
- Có trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật;
- Có các dụng cụ y tế, cơ số thuốc phù hợp để có thể sơ cứu trong trường hợp cần thiết;
- Có bảng khuyến cáo về sức khỏe khi xem phim đối với trẻ em dưới 06 tuổi, phụ nữ có thai, những người mắc bệnh về tim mạch, xương khớp, những người say rượu, những người mắc chứng bệnh thần kinh;
- Có nơi giữ, bảo quản đồ đạc, tư trang của khán giả trong thời gian xem phim.
Ghế ngồi xem phim và các thiết bị, dụng cụ:
- Ghế ngồi xem phim và các thiết bị, dụng cụ tạo hiệu ứng đặc biệt tác động đến người xem phim phải có xuất xứ rõ ràng và đáp ứng yêu cầu về quản lý chất lượng theo quy định của pháp luật;
- Không sử dụng ghế ngồi xem phim và các thiết bị, dụng cụ đã bị hư hỏng hoặc kém chất lượng.
Các hiệu ứng đặc biệt:
- Khi sử dụng các hiệu ứng đặc biệt tác động đến người xem phim phải đảm bảo an toàn về sức khỏe cho người xem, an toàn về cháy, nổ và vệ sinh môi trường;
- Không sử dụng các hóa chất độc hại tạo hiệu ứng đặc biệt làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người xem phim.
(Điều 3, Thông tư số 20/2013/TT-BVHTTDL ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định một số nội dung quản lý đối với hoạt động phổ biến phim có sử dụng hiệu ứng đặc biệt tác động đến người xem phim)
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Điện ảnh số 62/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006. Có hiệu lực từ ngày 01/01/2007.
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện ảnh số 31/2009/QH12 ngày 18 ngày 6 tháng 2009. Có hiệu lực từ ngày 01 tháng 10 năm 2009.
- Nghị định số 54/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện ảnh ngày 29 tháng 6 năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện ảnh ngày 18 tháng 6 năm 2009.  Có hiệu lực từ ngày 07/7/2010.
- Thông tư số 20/2013/TT-BVHTTDL ngày 31 tháng 12 năm 2013 quy định một số nội dung quản lý đối với hoạt động phổ biến phim có sử dụng hiệu ứng đặc biệt tác động đến người xem phim. Có hiệu lực từ ngày 01 tháng 4 năm 2014.
- Quyết định số 49/2008/QĐ-BVHTTDL ngày 09/7/2008 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành quy chế thẩm định và cấp giấy phép phổ biến phim. Có hiệu lực từ ngày 09/8/2008.
- Thông tư số 122/2013/TT-BTC ngày 28 tháng 8 năm 2013 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định kịch bản phim, phim, chương trình nghệ thuật biểu diễn; lệ phí cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh sản xuất phim, cấp giấy phép đặt văn phòng đại diện của cơ sở điện ảnh nước ngoài tại Việt Nam. Có hiệu lực từ ngày 15/10/2013.
 
 
 
 
 
 
TÊN CƠ SỞ ĐIỆN ẢNH
ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH PHIM
 
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_________________________________________________________
…………, ngày…… tháng…… năm ……
 
 
PHIẾU ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP PHỔ BIẾN PHIM
 
 
 
  

Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Quảng Ninh
 
Cơ sở điện ảnh (tên cơ sở) đề nghị thẩm định:……………………………..
Bộ phim:………………………………………………………………….....
Tên gốc (đối với phim nước ngoài):…………………………………………
Thể loại (truyện, tài liệu, khoa học, hoạt hình):…………………...………...
Hãng sản xuất hoặc phát hành:…………………………………...………….
Nước sản xuất:………………………….      Năm sản xuất:…………...……
Nhập phim qua đối tác (đối với phim nước ngoài):…………………………
Biên kịch:………………………………………………………...………….
Đạo diễn:………………………………………………………...…………..
Quay phim:……………………………………………………………..……
Chất liệu phim trình duyệt (nhựa, băng hình, đĩa hình):…………………….
Độ dài (tính bằng phút):…………………………………………………..…
Màu sắc (màu hoặc đen trắng):……………………  Ngôn ngữ:……………
Chủ sở hữu bản quyền:………………………….………………………..….
Tóm tắt nội dung: ……………….…………………………………….…….
                                                                              
                                                        Giám đốc
                                                        (Ký tên và đóng dấu)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
III. LĨNH VỰC MỸ THUẬT, NHIẾP ẢNH VÀ TRIỂN LÃM
1. Tiếp nhận thông báo tổ chức thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật (thẩm quyền của Sở Văn hóa và Thể thao)
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 4: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Đề án tổ chức, thể lệ cuộc thi;
+ Trường hợp phối hợp với tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế phải kèm theo văn bản thoả thuận giữa các bên.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết: 04 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Văn hóa và Thể thao.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Văn hóa và Thể thao.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản trả lời.
* Phí, lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
* Yên cầu, điều kiện thực hiện TTHC:
- Tổ chức, cá nhân Việt Nam có chức năng hoạt động trong lĩnh vực mỹ thuật, văn hóa, nghệ thuật theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế tổ chức thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật tại Việt Nam phải phối hợp với cơ quan, tổ chức có chức năng hoạt động trong lĩnh vực mỹ thuật, văn hóa, nghệ thuật theo quy định của pháp luật.
* Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật. Có hiệu lực từ ngày 01/12/2013.
- Thông tư số 18/2013/TT-BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết thi hành một số điều tại Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật. Có hiệu lực từ ngày 18/02/2014.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
  2. Cấp giấy phép triển lãm mỹ thuật (thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh)
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Sở Văn hóa và Thể thao gửi văn bản kèm 01 bộ hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét cấp giấy chứng nhận.
+ Trường hợp không cấp giấy chứng nhận, UBND tỉnh có văn bản trả lời và nêu rõ lý do
- Bước 4: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 5: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
          * Cách thức thực hiện: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn đề nghị cấp giấy phép (Theo mẫu);
+ Danh sách tác giả, tác phẩm, chất liệu, kích thước tác phẩm, năm sáng tác;
+ Mỗi tác phẩm một ảnh màu kích thước 10x15 cm. Riêng đối với triển lãm nghệ thuật sắp đặt phải có ảnh chính diện, bên phải và bên trái tác phẩm, kèm theo văn bản trình bày ý tưởng nội dung tác phẩm. Trường hợp tác phẩm có chữ nước ngoài thì phải có bản dịch ra tiếng Việt. Tổ chức, cá nhân phải chịu trách nhiệm về nội dung bản dịch;
+ Đối với triển lãm ngoài trời được tổ chức tại Việt Nam phải có văn bản của chủ địa điểm triển lãm cam kết đảm bảo các điều kiện về trật tự, an toàn xã hội, văn minh công cộng, vệ sinh môi trường và phòng chống cháy nổ;
+ Đối với trường hợp đưa tác phẩm mỹ thuật ra nước ngoài triển lãm, ngoài đơn đề nghị cấp giấy phép (mẫu số 2 ban hành kèm theo Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật) và hồ sơ quy định tại thành phần hồ sơ nêu trên phải kèm theo giấy mời hoặc văn bản thoả thuận của đối tác nước ngoài và bản dịch tiếng Việt (có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền).
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết: 04 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Văn hóa và Thể thao.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Giấy phép triển lãm mỹ thuật tại Việt Nam hoặc văn bản trả lời.
- Giấy phép đưa triển lãm mỹ thuật từ Việt Nam ra nước ngoài. hoặc văn bản trả lời.
* Phí, lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép (mẫu số 1 ban hành kèm theo Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật).
- Đơn đề nghị cấp giấy phép (mẫu số 2 ban hành kèm theo Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật) đối với trường hợp đưa tác phẩm mỹ thuật ra nước ngoài triển lãm.
* Yên cầu, điều kiện thực hiện TTHC:
Địa điểm tổ chức triển lãm phải có diện tích, trang thiết bị đáp ứng với quy mô của triển lãm; đảm bảo các điều kiện về trật tự an toàn xã hội, văn minh công cộng, vệ sinh môi trường và phòng, chống cháy nổ.
* Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật.
- Thông tư số 18/2013/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về quy định chi tiết thi hành một số điều Nghị định số 113/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 02 tháng 10 năm 2013 của  Chính phủ về hoạt động mỹ thuật.
 
                         
 
 

 
TÊN TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
---------------
 
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP 
TRIỂN LÃM MỸ THUẬT TẠI VIỆT NAM
 
Kính gửi ………………………………..
 
Tên cá nhân, tổ chức đề nghị: …………………………………………………....
Địa chỉ: …………………………………………………………………………..
Điện thoại ……………………………………. Fax: ……………………………
Đề nghị được cấp giấy phép triển lãm mỹ thuật tại Việt Nam:
- Tiêu đề của triển lãm: …………………………………………………………..
- Địa điểm trưng bày: …………………………………………………………….
- Thời gian trưng bày từ …………………………………… đến: ………………
- Số lượng tác phẩm: …………………………………………………………….
- Số lượng tác giả: ………………………………………………………….........
Cam kết:
- Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về triển lãm mỹ thuật và các quy định liên quan khi tổ chức triển lãm.
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề nghị cấp giấy phép triển lãm mỹ thuật tại Việt Nam.
 
 
  …….., ngày ….. tháng.....năm ...
CÁ NHÂN/ NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA TỔ CHỨC ĐỂ NGHỊ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên, nếu là tổ chức)
(Ký, ghi rõ họ tên, nếu là cá nhân)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
TÊN TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ
 
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP
ĐƯA TRIỂN LÃM MỸ THUẬT TỪ VIỆT NAM RA NƯỚC NGOÀI
 
Kính gửi: ……….……………………………
 
Tên cá nhân/ tổ chức đề nghị:……………………………………………..
Địa chỉ:…………………………………………………………………….
Điện thoại:…………………………………………………………………
Đề nghị được cấp giấy phép cho triển lãm mỹ thuật từ Việt Nam ra nước ngoài
Tiêu đề triển lãm:...................................................................................
Địa điểm trưng bày:................................................................................
Quốc gia:……………………………………………………...……………..
Thời gian trưng bày từ:……………….………đến.....................................
Số lượng tác phẩm:.................................................................................
Số lượng tác giả:....................................................................................
Cam kết:
- Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về triển lãm mỹ thuật và các quy định liên quan khi tổ chức triển lãm và pháp luật của nước sở tại.
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề nghị cấp giấy phép triển lãm mỹ thuật từ Việt Nam ra nước ngoài./.
                                                                                                    
                ……...., ngày.....tháng.....năm …
CÁ NHÂN/ NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
CỦA TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên, nếu là tổ chức)
(Ký, ghi rõ họ tên, nếu là cá nhân)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
3. Cấp giấy phép sao chép tác phẩm mỹ thuật về danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc, lãnh tụ
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 4: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn đề nghị cấp giấy phép (mẫu số 5 ban hành kèm theo Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật);
+ Ảnh màu kích thước 18x24 cm chụp bản mẫu và bản sao;
+ Bản sao chứng thực hợp đồng sử dụng tác phẩm hoặc văn bản đồng ý của chủ sở hữu tác phẩm mẫu.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Văn hóa và Thể thao.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép sao chép tranh, tượng danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc, lãnh tụ.
* Phí, lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cấp giấy phép (mẫu số 5 ban hành kèm theo Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật).
* Yên cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không.
* Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật.
- Thông tư số 18/2013/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về quy định chi tiết thi hành một số điều Nghị định số 113/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 02 tháng 10 năm 2013 của  Chính phủ về hoạt động mỹ thuật.
 
TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ
_______________________
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
___________________________________________________________________________
 
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP
SAO CHÉP TRANH, TƯỢNG DANH NHÂN VĂN HÓA,
ANH HÙNG DÂN TỘC, LÃNH TỤ
 
 
 
  

Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
 
Tên cá nhân/tổ chức đề nghị …………………………………..……………
Địa chỉ: ……………………………………….……….………….…………
Điện thoại: …………………………………………………...…..…………
Đề nghị được cấp giấy phép sao chép tranh, tượng danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc, lãnh tụ:
Tên tác phẩm (bản mẫu)……………………………...……………..............
Tên tác giả (bản mẫu):....................................................................................
Khuôn khổ bản sao chép:................................................................................
Chất liệu bản sao chép: ………………………………..........……...………
Số lượng bản sao chép: ……………………………………….....…………
Tên cá nhân/tổ chức sao chép:……………………………………….............
Địa chỉ cá nhân/tổ chức sao chép: …………………………………......…
Mục đích sử dụng:...........................................................................................
Địa điểm sử dụng:...........................................................................................
Cam kết:
- Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về sao chép tác phẩm mỹ thuật và các quy định liên quan.
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ./.
 
  ....,ngày.....tháng.....năm …
CÁ NHÂN/ NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
CỦA TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên, nếu là tổ chức)
(Ký, ghi rõ họ tên, nếu là cá nhân)
         
 
 
4. Thủ tục cấp giấy phép xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Sở Văn hóa và Thể thao gửi văn bản kèm 01 bộ hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét cấp giấy chứng nhận.
+ Trường hợp không cấp giấy chứng nhận, UBND tỉnh có văn bản trả lời và nêu rõ lý do
- Bước 4: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 5: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn đề nghị cấp giấy phép (Theo mẫu);
+ Quyết định chọn mẫu phác thảo bước hai của cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư, kèm theo ảnh, phác thảo chụp bốn mặt cỡ ảnh 18x24 cm có kèm chú thích;
+ Các thành phần hồ sơ khác theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng.
- Số lượng hồ sơ: 02 (bộ).
* Thời hạn giải quyết: 07 làm việc hoặc 20 ngày với trường hợp xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng phải có ý kiến của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Văn hóa và Thể thao.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng hoặc văn bản trả lời.
* Phí, lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng.
* Yên cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không.
* Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật.
- Thông tư số 18/2013/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về quy định chi tiết thi hành một số điều Nghị định số 113/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 02 tháng 10 năm 2013 của  Chính phủ về hoạt động mỹ thuật.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
TÊN TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ
         
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG TƯỢNG ĐÀI,
TRANH HOÀNH TRÁNG
 
 
 
  

Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh
 
- Chủ đầu tư:………………………………………………………..……....
+ Người đại diện:……………………………….Chức vụ:…...……………
+ Địa chỉ:.............................................................Điện thoại:........................
Đề nghị cấp giấy phép xây dựng
Công trình:....................................................................................................
- Đề tài, nội dung:..........................................................................................
- Khối lượng:.................................................................................................
- Tượng: (kích thước)...........................................Chất liệu:.........................
- Phù điêu: (kích thước).......................................Chất liệu:..........................
- Tranh hoành tráng: (kích thước)........................Chất liệu:.........................
- Nguồn vốn:.................................................................................................
- Dự toán kinh phí được thẩm định theo văn bản số:....................................
- Dự kiến thời gian khởi công và hoàn thành công trình:.............................
- Địa điểm xây dựng: ....................................................................................
- Diện tích mặt bằng: ....................................................................................
- Hướng chính của tượng đài:.......................................................................
- Tác giả:.......................................................................................................
+ Địa chỉ:..............................................................Điện thoại:.......................
- Mẫu phác thảo được Hội đồng Nghệ thuật duyệt chọn theo văn bản số:..........
- Đơn vị thể hiện phần mỹ thuật: ..................................................................
Lời cam kết:
- Xin cam đoan thực hiện đúng giấy phép được cấp, nếu sai phạm xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và chịu xử lý theo quy định của pháp luật.
- Xin gửi kèm theo: Bản sao công chứng; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất./.
 
 
 
…, ngày … tháng … năm …
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
CỦA TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
 

5. Cấp giấy phép tổ chức trại sáng tác điêu khắc (thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh)
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Sở Văn hóa và Thể thao gửi văn bản kèm 01 bộ hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét cấp giấy chứng nhận.
+ Trường hợp không cấp giấy chứng nhận, UBND tỉnh có văn bản trả lời và nêu rõ lý do
- Bước 4: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 5: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Trung tâm hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn đề nghị cấp giấy phép (Theo mẫu);
+ Đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
+ Thể lệ.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết: 04 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Uỷ ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Văn hóa và Thể thao.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép tổ chức trại sáng tác điêu khắc hoặc văn bản trả lời.
* Phí, lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, tờ khai: Đơn đề nghị cấp giấy phép (mẫu số 9 ban hành kèm theo Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02/10/2013 của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:
Cơ quan, tổ chức Việt Nam đề nghị cấp giầy phép tổ chức trại sáng tác điêu khắc phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Có chức năng hoạt động văn hóa nghệ thuật;
- Có đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Có thể lệ tổ chức trại sáng tác điêu khắc.
* Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật.
- Thông tư số 18/2013/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về quy định chi tiết thi hành một số điều Nghị định số 113/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 02 tháng 10 năm 2013 của  Chính phủ về hoạt động mỹ thuật.
 
 
 
         
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
TÊN CƠ QUAN, TCHỨC
     ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP
                   -------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 
  ………….., ngày…… tháng……. năm …….
 
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP
TỔ CHỨC TRẠI SÁNG TÁC ĐIÊU KHẮC
 
 
 
  

Kính gửi: …………………………………….
 
 
Tên cơ quan đề nghị cấp giấy phép tổ chức trại sáng tác điêu khắc:……....
 
- Đại diện:...................................
- Địa chỉ:.....................................
- Chức vụ:..................................
- Điện thoại:................................
 
Đề nghị được cấp giấy phép tổ chức Trại sáng tác điêu khắc (tên trại):...........
- Chủ đề: …………………………………………...................................
- Số lượng tác giả: Trong nước:.............Người nước ngoài:........................
- Số lượng tác phẩm: …………… Kích thước tác phẩm:............................
- Nguồn vốn:.................................................................................................
- Thời gian:...................................................................................................
- Địa điểm tổ chức trại:.........................................................................
- Địa điểm trưng bày: ...........................................................................
- Diện tích mặt bằng trưng bày: .............................................................
- Chủ sở hữu tác phẩm:.................................................................................
Cam kết:
................. cam đoan thực hiện đúng nội dung giấy phép được cấp, nếu vi phạm xin chịu trách nhiệm và chịu xử lý theo quy định của pháp luật./.
 
  ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA
CƠ QUAN, TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP

(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
 
 
 
 
 
 
6. Thủ tục cấp giấy phép triển lãm tác phẩm nhiếp ảnh tại Việt Nam (thẩm quyền của Sở Văn hóa và Thể thao)
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 4: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn đề nghị cấp Giấy phép triển lãm tác phẩm nhiếp ảnh tại Việt Nam (Theo mẫu).
+ Danh sách tác phẩm nhiếp ảnh bằng tiếng Việt (ghi rõ số thứ tự tác phẩm, tên tác phẩm, tên tác giả, chất liệu, kích thước, số lượng),
+ Ảnh mẫu đúng với ảnh sẽ triển lãm về nội dung, chú thích và được in trên giấy kích thước nhỏ nhất là 10 x 15cm hoặc ghi vào đĩa CD (file ảnh kích thước 10 x 15cm, độ phân giải 300 dpi).
+ Bản sao các giấy tờ sau:
 Giấy chứng minh nhân dân còn thời hạn sử dụng (đối với cá nhân Việt Nam).
 Hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với cá nhân là người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài).
Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, khi nộp mang theo bản gốc để đối chiếu; trường hợp gửi hồ sơ qua đường bưu điện, nộp bản sao có công chứng hoặc chứng thực.
+ Đối với các tác phẩm nhiếp ảnh khỏa thân lộ rõ danh tính còn phải có văn bản thỏa thuận giữa người chụp ảnh và người được chụp ảnh về nội dung chụp và phạm vi công bố tác phẩm.
- Số lượng hồ sơ: Một (01) bộ.
* Thời hạn giải quyết:
- Thời hạn giải quyết:  05 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Trường hợp cần thành lập Hội đồng thẩm định thì thời hạn tối đa là 07 ngày làm việc.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Văn hóa và Thể thao.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép triển lãm tác phẩm nhiếp ảnh tại Việt Nam.
* Phí, lệ phí: Không
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cấp Giấy phép triển lãm tác phẩm nhiếp ảnh tại Việt Nam (Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2012/TT-BVHTTDL ngày 27/12/2012).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Thông tư số 17/2012/TT-BVHTTDL ngày 27/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về triển lãm, thi, liên hoan và sử dụng tác phẩm nhiếp ảnh. Có hiệu lực từ ngày 10/02/2013.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
 
                                                                ……….., ngày… tháng…… năm …….
 
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP
TRIỂN LÃM TÁC PHẨM NHIẾP ẢNH TẠI VIỆT NAM
 

Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
 
1. Tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép triển lãm (viết chữ in hoa):…………………………………………………...........................................
- Địa chỉ: .......................................................................................................
- Điện thoại:...................................................................................................
-Giấy Chứng minh thư nhân dân (đối với cá nhân Việt Nam) (*): Số…………..ngày cấp………nơi cấp.........
Hộ chiếu (đối với cá nhân là Việt kiều và người nước ngoài)(*): Số………….……. ngày cấp …… nơi cấp………………………………………
- Thời hạn thị thực nhập/xuất cảnh vào Việt Nam: ………………………
2. Nội dung đề nghị cấp giấy phép triển lãm tác phẩm nhiếp ảnh tại Việt Nam:
- Tên triển lãm:.............................................................................................
- Quy mô triển lãm:.......................................................................................
- Thời gian triển lãm:  từ ngày.… tháng…. năm.…. đến ngày….. tháng….. năm…….
- Địa điểm triển lãm:.....................................................................................
- Số lượng tác phẩm (có danh sách kèm theo):.............................................
- Số lượng tác giả (có danh sách kèm theo)..................................................
- Kích thước tác phẩm (có danh sách kèm theo):..........................................
3. Cam kết:
-  Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề nghị cấp giấy phép triển lãm tác phẩm nhiếp ảnh tại Việt Nam.
- Thực hiện đúng các quy định tại Nghị định 103/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng, Thông tư số 17/2012/TT-BVHTTDL ngày 27 tháng 12 năm 2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về triển lãm, thi, liên hoan và sử dụng tác phẩm nhiếp ảnh và các quy định liên quan khi tổ chức triển lãm./.
 
 
 
 
TỔ CHỨC, CÁ NHÂN  ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP
Ký, ghi rõ họ tên có đóng dấu (đối với tổ chức)
Ký, ghi rõ họ tên (đối với cá nhân)
Ghi chú:
(*): Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, khi nộp mang theo bản gốc để đối chiếu; trường hợp gửi hồ sơ qua đường bưu điện, nộp bản sao có công chứng hoặc chứng thực.
7. Cấp giấy phép đưa tác phẩm nhiếp ảnh từ Việt Nam ra nước ngoài triển lãm (thẩm quyền của Sở Văn hóa và Thể thao)
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 4: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn đề nghị cấp Giấy phép đưa ảnh từ Việt Nam ra nước ngoài triển lãm (Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2012/TT-BVHTTDL ngày 27/12/2012).
+ Danh sách tác phẩm nhiếp ảnh bằng tiếng Việt (ghi rõ số thứ tự tác phẩm, tên tác phẩm, tên tác giả, chất liệu, kích thước, số lượng);
+ Ảnh mẫu đúng với ảnh sẽ triển lãm về nội dung, chú thích và được in trên giấy kích thước nhỏ nhất là 10 x 15cm hoặc ghi vào đĩa CD (file ảnh kích thước 10 x 15cm, độ phân giải 300 dpi);
+ Thư mời, thông báo, văn bản thỏa thuận hoặc ký kết của đối tác nước ngoài được dịch ra tiếng Việt;
+ Bản sao các giấy tờ sau:
Giấy chứng minh nhân dân còn thời hạn sử dụng (đối với cá nhân Việt Nam);
Hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với cá nhân là người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài);
Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, khi nộp mang theo bản gốc để đối chiếu; trường hợp gửi hồ sơ qua đường bưu điện, nộp bản sao có công chứng hoặc chứng thực.
+ Đối với các tác phẩm nhiếp ảnh khỏa thân lộ rõ danh tính còn phải có văn bản thỏa thuận giữa người chụp ảnh và người được chụp ảnh về nội dung chụp và phạm vi công bố tác phẩm.
- Số lượng hồ sơ: Một (01) bộ.
* Thời hạn giải quyết:
- Thời hạn giải quyết:  05 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Trường hợp cần thành lập Hội đồng thẩm định thì thời hạn cấp giấy phép tối đa là 07 ngày làm việc.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Văn hóa và Thể thao.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép đưa tác phẩm nhiếp ảnh từ Việt Nam ra nước ngoài triển lãm.
* Phí, lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cấp Giấy phép đưa tác phẩm nhiếp ảnh từ Việt Nam ra nước ngoài triển lãm (Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2012/TT-BVHTTDL ngày 27/12/2012).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Thông tư số 17/2012/TT-BVHTTDL ngày 27/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về triển lãm, thi, liên hoan và sử dụng tác phẩm nhiếp ảnh. Có hiệu lực từ ngày 10/02/2013.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 

                                                 ………….., ngày…… tháng……. năm ……. 
 
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP ĐƯA TÁC PHẨM NHIẾP ẢNH
TỪ VIỆT NAM RA NƯỚC NGOÀI TRIỂN LÃM 
 
 
 
 
  Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
 
1. Tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép (viết chữ in hoa):…………
- Địa chỉ: .......................................................................................................
- Điện thoại:...................................................................................................
- Giấy Chứng minh nhân dân (đối với cá nhân Việt Nam)(*):
 Số……………ngày cấp ….………….. nơi cấp......................................
- Hộ chiếu (đối với cá nhân là Việt kiều và người nước ngoài)(*):
Số………….…ngày cấp …… nơi cấp………….........................................
Thời hạn thị thực nhập/xuất cảnh vào Việt Nam……………….….………
2. Nội dung đề nghị cấp giấy phép:
- Tên triển lãm:..............................................................................................
- Tên, địa chỉ, số điện thoại của tổ chức nước ngoài tổ chức thi/liên hoan:……
- Địa điểm tổ chức triển lãm:……………Quốc gia:………………
- Thời gian triển lãm: từ ngày.…tháng….năm.…...đến ngày…..tháng…..năm……
- Số lượng tác phẩm (có danh sách kèm theo):.............................................
- Số lượng tác giả (có danh sách kèm theo)..................................................
- Kích thước tác phẩm (có danh sách kèm theo):..........................................
3. Cam kết:
-  Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề nghị cấp giấy phép đưa tác phẩm nhiếp ảnh từ Việt Nam ra nước ngoài triển lãm.
- Thực hiện đúng các quy định tại Nghị định 103/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng, Thông tư số 17/2012/TT-BVHTTDL ngày 27 tháng 12 năm 2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về triển lãm, thi, liên hoan và sử dụng tác phẩm nhiếp ảnh và các quy định liên quan khi tổ chức triển lãm./.
 
 
 
TỔ CHỨC, CÁ NHÂNĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP
Ký, ghi rõ họ tên có đóng dấu (đối với tổ chức)
Ký, ghi rõ họ tên (đối với cá nhân)
Ghi chú:
(*): Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, khi nộp mang theo bản gốc để đối chiếu; trường hợp gửi hồ sơ qua đường bưu điện, nộp bản sao có công chứng hoặc chứng thực.

8. Tiếp nhận hồ sơ đăng ký tổ chức thi, liên hoan tác phẩm nhiếp ảnh tại Việt Nam (thẩm quyền của Sở Văn hóa và Thể thao)
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 4: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn đề nghị tổ chức thi, liên hoan tác phẩm nhiếp ảnh tại Việt Nam (Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2012/TT-BVHTTDL ngày 27/12/2012).
+ Thể lệ cuộc thi hoặc nội dung chi tiết chương trình liên hoan, trong đó nêu rõ đơn vị tổ chức, đơn vị phối hợp, ban tổ chức, mục đích tổ chức, thời gian tổ chức, địa điểm tổ chức, nội dung, đối tượng tham gia, điều kiện tham gia, giải thưởng (nếu có);
+ Danh sách dự kiến ban giám khảo bao gồm ít nhất 2/3 thành viên là nhà nhiếp ảnh có uy tín và trình độ chuyên môn cao.
- Số lượng hồ sơ: Một (01) bộ.
* Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Văn hóa và Thể thao.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Công văn phúc đáp.
* Phí, lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị tổ chức thi, liên hoan tác phẩm nhiếp ảnh tại Việt Nam (Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2012/TT-BVHTTDL ngày 27/12/2012).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Thông tư số 17/2012/TT-BVHTTDL ngày 27/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về triển lãm, thi, liên hoan và sử dụng tác phẩm nhiếp ảnh. Có hiệu lực từ ngày 10/02/2013.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
 
………….., ngày…… tháng……. năm …….
 
ĐƠN ĐỀ NGHỊ TỔ CHỨC THI/LIÊN HOAN
TÁC PHẨM NHIẾP ẢNH TẠI VIỆT NAM
 
 
 
 
Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
 
1. Tên tổ chức đề nghị tổ chức thi/liên hoan tác phẩm nhiếp ảnh tại Việt Nam (viết chữ in hoa):…………………………………….............................
- Địa chỉ: .........................................................................................................
- Điện thoại:....................................................................................................
2. Nội dung đề nghị tổ chức thi/liên hoan tác phẩm nhiếp ảnh tại Việt Nam:
- Tên cuộc thi/liên hoan tác phẩm nhiếp ảnh:..................................................
- Quy mô cuộc thi/liên hoan tác phẩm nhiếp ảnh:...........................................
- Thời gian tổ chức: từ ngày...tháng….năm..….đến ngày…tháng….năm…..
- Địa điểm tổ chức:..........................................................................................
3. Cam kết:
-  Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề nghị tổ chức thi/liên hoan tác phẩm nhiếp ảnh tại Việt Nam.
- Thực hiện đúng các quy định tại Nghị định 103/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng, Thông tư số 17/2012/TT-BVHTTDL ngày 27 tháng 12 năm 2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về triển lãm, thi, liên hoan và sử dụng tác phẩm nhiếp ảnh và các quy định liên quan khi tổ chức thi/liên hoan tác phẩm nhiếp ảnh tại Việt Nam./.
 
  TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ
Ký, ghi rõ họ tên có đóng dấu
 
 

9. Tiếp nhận thông báo đưa tác phẩm nhiếp ảnh từ Việt Nam ra nước ngoài dự thi, liên hoan (thẩm quyền của Sở Văn hóa và Thể thao)
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 4: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
Thông báo đưa ảnh từ Việt Nam ra nước ngoài dự thi, liên hoan (Theo mẫu).
- Số lượng hồ sơ: Một (01) văn bản.
* Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận được thông báo.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Văn hóa và Thể thao.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Công văn phúc đáp.
* Phí, lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Thông báo về việc đưa tác phẩm nhiếp ảnh từ Việt Nam ra nước ngoài thi/liên hoan (Mẫu số 07 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2012/TT-BVHTTDL ngày 27/12/2012).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Thông tư số 17/2012/TT-BVHTTDL ngày 27/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về triển lãm, thi, liên hoan và sử dụng tác phẩm nhiếp ảnh. Có hiệu lực từ ngày 10/02/2013.
 
 
 
 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
 
                                                           ……….., ngày…… tháng……. năm …….
 
THÔNG BÁO
VỀ VIỆC ĐƯA TÁC PHẨM NHIẾP ẢNH
TỪ VIỆT NAM RA NƯỚC NGOÀI THI/LIÊN HOAN
 
Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh.
 
1. Tên tổ chức, cá nhân thông báo (viết chữ in hoa):……………………
- Địa chỉ: .......................................................................................................
- Điện thoại:...................................................................................................
2. Nội dung đề nghị:
- Tên cuộc thi/liên hoan:...............................................................................
- Tên, địa chỉ, số điện thoại của tổ chức nước ngoài tổ chức thi/liên hoan:......
- Địa điểm tổ chức thi/liên hoan:……..……….Quốc gia:………………
- Thời gian diễn ra cuộc thi/liên hoan: từ ngày…tháng….năm.…đến ngày…..tháng…..năm…………..
- Số lượng tác phẩm (có danh sách kèm theo):.............................................
- Số lượng tác giả (có danh sách kèm theo)..................................................
- Ảnh mẫu đúng với ảnh sẽ dự thi/liên hoan về nội dung, chú thích và được in trên giấy kích thước nhỏ nhất là 10 x 15cm hoặc ghi vào đĩa CD, gửi qua email (file ảnh kích thước 10 x 15cm, độ phân giải 300 dpi);
3. Cam kết:
-  Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung thông báo về việc đưa tác phẩm nhiếp ảnh từ Việt Nam ra nước ngoài thi/liên hoan.
- Thực hiện đúng các quy định tại Nghị định 103/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng, Thông tư số 17/2012/TT-BVHTTDL ngày 27 tháng 12 năm 2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về triển lãm, thi, liên hoan và sử dụng tác phẩm nhiếp ảnh và các quy định liên quan về hoạt động đưa tác phẩm nhiếp ảnh từ Việt Nam ra nước ngoài thi/liên hoan./.
 
  TỔ CHỨC, CÁ NHÂN THÔNG BÁO
Ký, ghi rõ họ tên có đóng dấu (đối với tổ chức)
Ký, ghi rõ họ tên (đối với cá nhân)
 
 
IV. LĨNH VỰC NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN
1. Cấp giấy phép tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang cho các tổ chức thuộc địa phương
* Trình tự thực hiện
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 4: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- 01 đơn đề nghị cấp giấy phép tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang (mẫu số 01)
- 01 văn bản cam kết thực thi đầy đủ các quy định của pháp luật về quyền tác giả hoặc bản sao hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận với tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả (Mẫu số 14, ban hành kèm theo thông tư số 01/2016/TT-BVHTTDL ngày 24/3/2016 của BVHTTDL).
- 01 bản nội dung chương trình, tác giả, đạo diễn, người biểu diễn; danh mục bộ sưu tập và mẫu phác thảo thiết kế đối với trình diễn thời trang;
- 01 bản nhạc hoặc kịch bản đối với tác phẩm đề nghị công diễn lần đầu;
- 01 bản sao chứng thực quyết định cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài, cá nhân là người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang (đối với chương trình có sự tham gia của tổ chức, cá nhân nước ngoài, cá nhân là người Việt Nam định cư ở nước ngoài)
- 01 văn bản đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi dự định tổ chức biểu diễn (đối với chương trình có sự tham gia của tổ chức nước ngoài)
- 01 bản sao chứng thực quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có chức năng hoạt động văn hóa nghệ thuật;
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ
* Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
- Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu cấp giấy biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang;
- Cán bộ, công chức thuộc Sở Văn hóa và Thể thao.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Văn hóa và Thể thao
- Cơ quan trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính: Sở Văn hóa và Thể thao
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Giấy phép biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang
* Lệ phí:
 
Số TT Độ dài thời gian của một chương trình (vở diễn) biểu diễn nghệ thuật Mức thu phí
(đồng /chương trình, vở diễn)
1 Đến 50 phút  1.000.000
2 Từ 51 đến 100 phút  1.500.000
3 Từ 101 đến 150 phút  2.500.000
4 Từ 151 đến 200 phút 3.000.000
5 Từ 201 phút trở lên 3.500.000
 
Ghi chú:
  - Mức thu phí thẩm định các chương trình, vở diễn có mục đích từ thiện, nhân đạo bằng 50% mức phí quy định theo độ dài thời gian chương trình, vở diễn nêu tại biểu trên.
 - Các chương trình, vở diễn có những vấn đề cần phải sửa chữa, thẩm định lại thì mức thu phí thẩm định chương trình, vở diễn lần sau bằng 50% mức thu phí thẩm định lần đầu.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang (Mẫu số 01 – Ban hành kèm theo nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05/10/2012 của Chính phủ)
- Văn bản cam kết thực thi đầy đủ các quy định của pháp luật về quyền tác giả hoặc bản sao hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận với tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả (Mẫu số 14, ban hành kèm theo thông tư 01/2016/TT-BVHTTDL ngày 24/3/2016 của Bộ VHTTDL)
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Đối với các chương trình biểu diễn nghệ thuật phục vụ nhiệm vụ chính trị, các ngày lễ, lễ hội, chương trình có bán vé thu tiền và các chương trình biểu diễn với mục đích khác, khi được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu duyệt chương trình, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép phải tổ chức để Hội đồng nghệ thuật duyệt chương trình trước khi biểu diễn.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định 79/2012/NĐ-CP, ngày 5/10/2012 của Chính phủ Quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu.
- Nghị định số 15/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 79/2012/NĐ-CP;
- Thông tư số 01/2016/TT-BVHTTDL ngày 24 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Thông tư số 122/2013/TT-BTC ngày 28/8/2013 của Bộ Tài chính về mực thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định kịch bản phim, phim, chương trình nghệ thuật biểu diễn; lệ phí cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh sản xuất phim, cấp phép đặt văn phòng đại diện của cơ sở điện ảnh nước ngoài tại Việt Nam.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Mẫu số 01
 
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC
ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP


 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 
  …………., ngày ….. tháng ….. năm ……
 
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp giấy phép biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang
 
 
 
  
 
Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
 
Nhà hát (Đơn vị)…….. đề nghị Cục Nghệ thuật biểu diễn (Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh) cấp giấy phép biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang:
1. Tên chương trình:..........................................................................
2. Nội dung chương trình: ............................................................. 
3. Thời lượng chương trình (số phút): ................................................ .
4. Người chịu trách nhiệm chương trình: .................................. .
5. Thời gian: Từ ngày... tháng... năm…   đến ngày... tháng ... năm... .
6. Địa điểm:........................................................................................ .
7. Chúng tôi xin cam kết:
- Thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu.
- Chịu trách nhiệm về mọi vi phạm pháp luật về quyền tác giả và quyền liên quan.
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề nghị cấp giấy phép.
 
 Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: Văn thư
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 TÊN TỔ CHỨC CÁM KẾT

 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 
  …………., ngày ….. tháng ….. năm ……
 
ĐƠN CAM KẾT
Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thanh toán nhuận bút, thù lao sử dụng tác phẩm trong hoạt động nghệ thuật biểu diễn
 
 
 
  

1. …(Tổ chức thông báo) - Mã số thuế: …
- Người đại diện theo pháp luật (viết chữ in hoa): …- Giấy CMND số: … cấp ngày …/…/…, nơi cấp…;
- Địa chỉ: ................................................................................................................;
- Số điện thoại liên hệ: ............................................................................................
2. Chúng tôi thực hiện thủ tục đề nghị cấp giấy phép tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang (hoặc giấy phép lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu):
- Tên chương trình: “…”;
(xin gửi kèm theo Danh Mục tác giả, tác phẩm, người biểu diễn…)
- Thời gian tổ chức: ...............................................................................................;
- Địa Điểm: ............................................................................................................;
- Người chịu trách nhiệm: ……………………………………………………....
3. Chúng tôi cam kết thực hiện:
-  Chi trả nhuận bút, thù lao cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 21/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác và các quy định của Luật Sở hữu trí tuệ;
- Chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả theo bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền do không thực hiện đúng quy định của pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan.
 
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: Văn thư.
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA
TỔ CHỨC THÔNG BÁO

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
 
 
 
 
2. Cấp giấy phép tổ chức, cá nhân Việt Nam thuộc địa phương ra nước ngoài biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 4: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
+ 01 đơn đề nghị cấp giấy phép cho tổ chức, cá nhân Việt Nam ra nước ngoài biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang.(Mẫu số 03);
+  01 văn bản cam kết thực thi đầy đủ các quy định của pháp luật về quyền tác giả hoặc bản sao hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận với tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả (Mẫu số 14, ban hành kèm theo thông tư 01/2016/TT-BVHTTDL ngày 24/3/2016 của BVHTTDL).
+ 01 bản nội dung chương trình, tác giả, đạo diễn, người biểu diễn;
+ 01 bản nhạc hoặc kịch bản đối với tác phẩm đề nghị công diễn lần đầu;
+ 01 bản gốc hoặc bản sao chứng thực giấy mời hoặc văn bản thỏa thuận với tổ chức nước ngoài (bản dịch tiếng Việt có chứng nhận của công ty dịch thuật);
+ 01 bản sao chứng thực giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có chức năng hoạt động văn hóa nghệ thuật.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ
* Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: UBND tỉnh
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Không
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép
* Lệ phí:
Biểu mức thu phí thẩm định chương trình nghệ thuật biểu diễn:
Số TT Độ dài thời gian của một chương trình (vở diễn) biểu diễn nghệ thuật Mức thu phí
(đồng /chương trình, vở diễn)
1 Đến 50 phút  1.000.000
2 Từ 51 đến 100 phút  1.500.000
3 Từ 101 đến 150 phút  2.500.000
4 Từ 151 đến 200 phút 3.000.000
5 Từ 201 phút trở lên 3.500.000
  Ghi chú:
  - Mức thu phí thẩm định các chương trình, vở diễn có mục đích từ thiện, nhân đạo bằng 50% mức phí quy định theo độ dài thời gian chương trình, vở diễn nêu tại biểu trên.
 - Các chương trình, vở diễn có những vấn đề cần phải sửa chữa, thẩm định lại thì mức thu phí thẩm định chương trình, vở diễn lần sau bằng 50% mức thu phí thẩm định
* Tên mẫu đơn, tờ khai:
- Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép cho tổ chức, cá nhân Việt Nam ra nước ngoài biểu diễn nghệ thuật (Mẫu số 03 – Ban hành kèm theo Nghị định số 79/2012/NĐ-CP)
- Văn bản cam kết thực thi đầy đủ các quy định của pháp luật về quyền tác giả hoặc bản sao hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận với tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả (Mẫu số 14, ban hành kèm theo thông tư 01/2016/TT-BVHTTDL ngày 24/3/2016 của Bộ VHTTDL).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Đối với các chương trình biểu diễn nghệ thuật phục vụ nhiệm vụ chính trị, các ngày lễ, lễ hội, chương trình có bán vé thu tiền và các chương trình biểu diễn với mục đích khác, khi được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu duyệt chương trình, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép phải tổ chức để Hội đồng nghệ thuật duyệt chương trình trước khi biểu diễn
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định 79/2012/NĐ-CP, ngày 5/10/2012 của Chính phủ Quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu.
- Nghị định số 15/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 79/2012/NĐ-CP;
- Thông tư số 122/2013/TT-BTC ngày 28/8/2013 của Bộ Tài chính về mực thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định kịch bản phim, phim, chương trình nghệ thuật biểu diễn; lệ phí cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh sản xuất phim, cấp phép đặt văn phòng đại diện của cơ sở điện ảnh nước ngoài tại Việt Nam.
- Thông tư số 01/2016/TT-BVHTTDL ngày 24 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn Nghị định 79/2012/NĐ-CP quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Mẫu số 03
 
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC
ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP 


 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
               Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 
               ………., ngày ….. tháng ….. năm ……
 
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp giấy phép cho tổ chức, cá nhân Việt Nam ra nước ngoài
biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang
 
 
 
  
 
                     Kính gửi:  Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh
 
(Đơn vị)……đề nghị  Ủy ban nhạn dân tỉnh Quảng Ninh cấp giấy phép cho tổ chức (cá nhân) ra nước ngoài biểu diễn nghệ thuật:
1. Tên đoàn nghệ thuật (hoặc cá nhân):...................................................
2. Nội dung chương trình: .......................................................................
3. Người chịu trách nhiệm chương trình: ................................................
4. Thời gian: Từ ngày... tháng... năm…đến ngày... tháng ... năm.............
5. Địa điểm:...............................................................................................
6. Chúng tôi xin cam kết:
- Thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu.
- Chịu trách nhiệm về mọi vi phạm pháp luật về quyền tác giả và quyền liên quan.
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề nghị cấp giấy phép.
 
 Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: Văn thư
CÁ NHÂN, NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
TÊN TỔ CHỨC CAM KẾT 

 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 
  ………., ngày ….. tháng ….. năm ……
 
ĐƠN CAM KẾT
Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thanh toán nhuận bút, thù lao sử dụng tác phẩm trong hoạt động nghệ thuật biểu diễn
 
 
 
  

1. …(Tổ chức thông báo) - Mã số thuế: …
- Người đại diện theo pháp luật (viết chữ in hoa): …- Giấy CMND số: … cấp ngày …/…/…, nơi cấp…;
- Địa chỉ: ................................................................................................................;
- Số điện thoại liên hệ: ............................................................................................
2. Chúng tôi thực hiện thủ tục đề nghị cấp giấy phép tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang (hoặc giấy phép lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu):
- Tên chương trình: “…”;
(xin gửi kèm theo Danh Mục tác giả, tác phẩm, người biểu diễn…)
- Thời gian tổ chức: ...............................................................................................;
- Địa Điểm: ............................................................................................................;
- Người chịu trách nhiệm: ……………………………………………………....
3. Chúng tôi cam kết thực hiện:
-  Chi trả nhuận bút, thù lao cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 21/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác và các quy định của Luật Sở hữu trí tuệ;
- Chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả theo bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền do không thực hiện đúng quy định của pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan.
 
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: Văn thư.
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA
TỔ CHỨC THÔNG BÁO

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
 
 
 
3. Cấp phép cho đối tượng thuộc địa phương mời tổ chức, cá nhân nước ngoài vào biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang tại địa phương
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 4: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Trung tâm hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- 01 đơn đề nghị cấp phép vào Việt Nam biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang (mẫu số 02)
- 01 văn bản cam kết thực thi đầy đủ các quy định của pháp luật về quyền tác giả hoặc bản sao hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận với tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả (Mẫu số 14, ban hành kèm theo thông tư 01/2016/TT-BVHTTDL ngày 24/3/2016 của Bộ VHTTDL).
- 01 bản gốc hoạc bản sao chứng thực giấy mời hoạc văn bản thoả thuận với tổ chức nước ngoài. (bản dịch tiếng Việt có chứng nhận của công ty dịch thuật).
- 01 bản sao chứng thực văn bản nhận xét của cơ quan ngoại giao Việt Nam tại nước sở tại (Đối với cá nhân là người Việt Nam định cư ở nước ngoài)
- 01 bản sao chứng thực Quyết định thành lập hoạc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có chức năng năng hoạt động văn hoá nghệ thuật.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ
* Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức, cá nhân.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: UBND tỉnh.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Không
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép
* Lệ phí:
Biểu mức thu phí thẩm định chương trình nghệ thuật biểu diễn
Số TT Độ dài thời gian của một chương trình (vở diễn) biểu diễn nghệ thuật Mức thu phí
(đồng /chương trình, vở diễn)
1 Đến 50 phút  1.000.000
2 Từ 51 đến 100 phút  1.500.000
3 Từ 101 đến 150 phút  2.500.000
4 Từ 151 đến 200 phút 3.000.000
5 Từ 201 phút trở lên 3.500.000
 Ghi chú:
  - Mức thu phí thẩm định các chương trình, vở diễn có mục đích từ thiện, nhân ạo bằng 50% mức phí quy định theo độ dài thời gian chương trình, vở diễn nêu tại biểu trên.
 - Các chương trình, vở diễn có những vấn đề cần phải sửa chữa, thẩm định lại thì mức thu phí thẩm định chương trình, vở diễn lần sau bằng 50% mức thu phí thẩm định lần đầu.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Mẫu đơn đề nghị cấp phép cho tổ chức, cá nhân nước ngoài biểu diễn nghệ thuật (Mẫu số 02 - Ban hành kèm theo Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05/10/2012 của Chính phủ);
- Văn bản cam kết thực thi đầy đủ các quy định của pháp luật về quyền tác giả hoặc bản sao hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận với tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả (Mẫu số 14, ban hành kèm theo thông tư 01/2016/TT-BVHTTDL ngày 24/3/2016 của Bộ VHTTDL)
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Đối với các chương trình biểu diễn nghệ thuật phục vụ nhiệm vụ chính trị, các ngày lễ, lễ hội, chương trình có bán vé thu tiền và các chương trình biểu diễn với mục đích khác, khi được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu duyệt chương trình, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép phải tổ chức để Hội đồng nghệ thuật duyệt chương trình trước khi biểu diễn
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
-  Nghị định 79/2012/NĐ-CP, ngày 5/10/2012 của Chính phủ Quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu.
- Nghị định số 15/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 79/2012/NĐ-CP;
- Thông tư số 01/2016/TT-BVHTTDL ngày 24 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Thông tư số 122/2013/TT-BTC ngày 28/8/2013 của Bộ Tài chính về mực thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định kịch bản phim, phim, chương trình nghệ thuật biểu diễn; lệ phí cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh sản xuất phim, cấp phép đặt văn phòng đại diện của cơ sở điện ảnh nước ngoài tại Việt Nam.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Mẫu số 02
 
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC
ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP 


 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
   Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 
               ………., ngày ….. tháng ….. năm ……
 
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp giấy phép cho tổ chức, cá nhân nước ngoài
biểu diễn nghệ thuật
 
 
 
  
 
                     Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh
 
 (Đơn vị)…….. đề nghị  Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh cấp giấy phép cho tổ chức (cá nhân) nước ngoài biểu diễn nghệ thuật.
1. Tên đoàn nghệ thuật (hoặc thông tin cá nhân: Số hộ chiếu, địa chỉ liên hệ tại Việt Nam hay ở nước ngoài)
2. Nội dung chương trình:.........................................................................
3. Thời lượng chương trình (số phút):......................................................
4. Người chịu trách nhiệm chương trình:.................................................
5. Thời gian: Từ ngày…. tháng... năm…đến ngày…. tháng .... năm........
6. Địa điểm:..............................................................................................
7. Chúng tôi xin cam kết:
- Thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu.
- Chịu trách nhiệm về mọi vi phạm pháp luật về quyền tác giả và quyền liên quan.
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề nghị cấp giấy phép.
 
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: Văn thư
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
 
 
 
 
 
 
 
TÊN TỔ CHỨC CAM KẾT 

 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 
  ………., ngày ….. tháng ….. năm ……
 
ĐƠN CAM KẾT
Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thanh toán nhuận bút, thù lao sử dụng tác phẩm trong hoạt động nghệ thuật biểu diễn
 
1. …(Tổ chức thông báo) - Mã số thuế: …
- Người đại diện theo pháp luật (viết chữ in hoa): …- Giấy CMND số: … cấp ngày …/…/…, nơi cấp…;
- Địa chỉ: ................................................................................................................;
- Số điện thoại liên hệ: ............................................................................................
2. Chúng tôi thực hiện thủ tục đề nghị cấp giấy phép tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang (hoặc giấy phép lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu):
- Tên chương trình: “…”;
(xin gửi kèm theo Danh Mục tác giả, tác phẩm, người biểu diễn…)
- Thời gian tổ chức: ...............................................................................................;
- Địa Điểm: ............................................................................................................;
- Người chịu trách nhiệm: ……………………………………………………....
3. Chúng tôi cam kết thực hiện:
-  Chi trả nhuận bút, thù lao cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 21/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác và các quy định của Luật Sở hữu trí tuệ;
- Chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả theo bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền do không thực hiện đúng quy định của pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan.
 
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: Văn thư.
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA
TỔ CHỨC THÔNG BÁO

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
 
 
 
4. Cấp giấy phép tổ chức thi người đẹp, người mẫu trong phạm vi địa phương
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Sở Văn hóa và Thể thao gửi văn bản kèm 01 bộ hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét cấp giấy phép.
+ Trường hợp không cấp giấy phép, UBND tỉnh có văn bản trả lời và nêu rõ lý do
- Bước 4: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 5: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện: Tổ chức nộp hồ sơ  tại Trung tâm hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- 01 đơn đề nghị cấp giấy phép tổ chức cuộc thi(Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2012);
- 01 đề án tổ chức cuộc thi gồm các nội dung sau:
+ Tên cuộc thi thể hiện bằng tiếng Việt (Trường hợp tên cuộc thi có sử dụng tiếng nước ngoài thì viết tên bằng tiếng Việt trước, tên nước ngoài sau).
+ Mục đích, ý nghĩa của cuộc thi.
+ Thể lệ cuộc thi quy định rõ điều kiện, tiêu chí của thí sinh dự thi.
+ Nội dung, trình tự tổ chức, thời gian và địa điểm tổ chức cuộc thi.
+ Danh hiệu, cơ cấu giải thưởng, giá trị giải thưởng và thời gian trao giải.
+ Trách nhiệm và quyền lợi của người tổ chức, thí sinh dự thi và thí sinh đạt giải.
+ Dự kiến thành phần Ban Chỉ đạo.
+ Dự kiến danh sách Ban Tổ chức, Ban Giám khảo và Quy chế hoạt động.
+ Dự kiến kinh phí tổ chức cuộc thi.
+ Đơn đăng ký dự thi của thí sinh (Mẫu số 03 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 03/2013/TT-BVHTTDL ngày 28 tháng 01 năm 2013).
-  01 văn bản đồng ý của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, nơi dự định tổ chức cuộc thi.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.  
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.   
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định.
* Phí, lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cấp giấy phép tổ chức cuộc thi người đẹp, người mẫu trong nước(Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2012).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức Việt Nam có chức năng hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu. Có hiệu lực từ ngày 01/01/2013;
-Thông tư số 01/2016/TT-BVHTTDL ngày 24/3/2016 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du hướng dẫn Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC
ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
 
………….., ngày…… tháng……. năm …….
 
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp giấy phép tổ chức cuộc thi
người đẹp, người mẫu trong nước
 
 
 
  
 

Kính gửi:   Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

          (đối với cuộc thi Người đẹp và người mẫu trong phạm vi địa phương)
 
 
Đơn vị ....... đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép tổ chức cuộc thi Người đẹp, Người mẫu tổ chức trong nước.
1. Tên đơn vị:..............................................................................................
2. Tên cuộc thi:……..……….…………………...………………………..
3. Nội dung cuộc thi:...................................................................................
4. Người chịu trách nhiệm cuộc thi:.......................................................
5. Thời gian: Từ ngày ... tháng ... năm ... đến ngày ... tháng ... năm..........
6. Địa điểm:.................................................................................................
7. Chúng tôi xin cam kết:
- Thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05  tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu.
- Chịu trách nhiệm về mọi vi phạm pháp luật về quyền tác giả và quyền liên quan.
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề nghị cấp giấy phép./.
 
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: Văn thư
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA
 CƠ QUAN, TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
 
 
 
 
 
 
 
 
5. Cấp giấy phép phê duyệt nội dung bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu cho các tổ chức thuộc địa phương
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 4: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thực thực hiện: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Trung tâm hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- 01 đơn đề nghị cấp giấy phép phê duyệt nội dung bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu;
- 01 danh mục tác giả, tác phẩm, người biểu diễn;
- 01 bản nhạc và lời hoặc kịch bản văn học (đối với tác phẩm nước ngoài phải có bản dịch tiếng Việt có chứng nhận của công ty dịch thuật);
- 01 bản ghi âm, ghi hình có nội dung ca múa nhạc, sân khấu;
- 01 bản sao chứng thực quyết định cho phép tác giả, tác phẩm và người biểu diễn là người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia biểu diễn (nếu trong chương trình có sử dụng tác phẩm sáng tác trước năm 1975 tại các tỉnh phía Nam hoặc có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia biểu diễn);
- 01 mẫu thiết kế vỏ bản ghi âm, ghi hình 
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ
* Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: UBND tỉnh
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Không
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép
* Lệ phí: Không
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cấp giấy phép phê duyệt nội dung bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu ( Mẫu 06 - Ban hành kèm theo Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05/10/2012 của Chính phủ)
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Các tổ chức, cá nhân muốn lưu hành hoặc nhập khẩu bản ghi âm, ghi hình có nội dung ca múa nhạc, sân khấu phải là tổ chức có chức năng sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu các sản phẩm ghi âm, ghi hình theo quy định của pháp luật.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định 79/2012/NĐ-CP, ngày 5/10/2012 của Chính phủ Quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu.
- Nghị định số 15/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 79/2012/NĐ-CP;
-Thông tư số 01/2016/TT-BVHTTDL ngày 24/3/2016 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du hướng dẫn Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Mẫu số 06
 
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC
ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP 


 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


 
           ………., ngày ….. tháng ….. năm ……
 
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp giấy phép phê duyệt nội dung bản ghi âm,
 ghi hình ca múa nhạc, sân khấu
 
 
 
  
 
                     Kính gửi:  Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
 
Đơn vị ......được thành lập ngày....tháng ....năm ... theo giấy phép số ... của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh…….. cấp, có chức năng sản xuất, lưu hành và nhập khẩu bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu.
Thực hiện kế hoạch của đơn vị, chúng tôi đề nghị Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh thẩm định và phê duyệt nội dung chương trình dưới đây:
1. Tên chương trình:..................................................................................
2. Thời lượng chương trình (số phút): ......................................................
3. Người chịu trách nhiệm chương trình: .................................................
4. Chúng tôi xin cam kết:
- Thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu.
- Chịu trách nhiệm về mọi vi phạm pháp luật về quyền tác giả và quyền liên quan.
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề nghị cấp giấy phép./.
 
 Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: Văn thư
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
 
 
 
 
 
 
 
 

6. Thông báo tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 4: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện: tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Trung tâm hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ:
- 01 Văn bản thông báo của tổ chức, cá nhân; (Mẫu số 01 - Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2016/TT-BVHTTDL ngày 24/3/2016 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
- 01 Bản sao có chứng thực giấy phép tổ chức trình diễn thời trang (kèm theo bản gốc để đối chiếu);
- 01  Bản sao có chứng thực Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (kèm theo bản gốc để đối chiếu).
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ
* Thời hạn giải quyết: trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
* Đối tượng thực hiện: Tổ chức, cá nhân
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Văn hóa và Thể thao
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Không
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Thông báo
* Lệ phí: Không
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Văn bản thông báo tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang (Mẫu số 01 – Ban hành kèm theo Thông tư 01/2016/TT-BVHTTDL ngày 24/3/2016 của Bộ VHTTDL)
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định 79/2012/NĐ-CP, ngày 5/10/2012 của Chính phủ Quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu.
- Thông tư số 01/2016/TT-BVHTTDL ngày 24 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn Nghị định 79/2012/NĐ-CP ngày 5/10/2012 của Chính phủ quy định về về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu.
- Nghị định số 15/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 79/2012/NĐ-CP;
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Mẫu số 1: Văn bản thông báo tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp, người mẫu
TÊN TỔ CHỨC THÔNG BÁO 


Số: ……….
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 
 V/v tổ chức chương trình, cuộc thi          ………., ngày ….. tháng ….. năm ……
 
Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao
 
1. …(Tổ chức thông báo) - Mã số thuế: …
- Người đại diện theo pháp luật (viết chữ in hoa): …- Giấy CMND số: … cấp ngày …/…/…, nơi cấp…;
- Địa chỉ: ................................................................................................................;
- Số điện thoại liên hệ: ............................................................................................
2. Chúng tôi trân trọng thông báo đến Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh việc tổ chức chương trình, cuộc thi “…”
- Thời gian tổ chức: ...............................................................................................;
- Địa Điểm: ............................................................................................................;
- Người chịu trách nhiệm: ………………………………………………………..
3. Cam kết:
- Thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu; Nghị định số 15/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số79/2012/NĐ-CP; Thông tư số 01/2016/TT-BVHTTDL ngày 24 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và quy định pháp luật có liên quan;
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung Thông báo tổ chức biểu diễn nghệ thuật.
4. Hồ sơ kèm theo gồm:
- Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm theo bản gốc để đối chiếu) giấy phép tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp, người mẫu;
- Danh Mục nội dung chương trình gồm: Tên tác phẩm, tác giả và người biểu diễn;
- Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm theo bản gốc để đối chiếu) giấy phép cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, cá nhân là người Việt Nam định cư ở nước ngoài biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang (nếu có).
 
 Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: Văn thư.
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA
TỔ CHỨC THÔNG BÁO

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
 
 
 
 
 
V. LĨNH VỰC VĂN HÓA CƠ SỞ
1. Cấp giấy phép kinh doanh vũ trường
* Trình tự thực hiện
- Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
 Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Thẩm định hồ sơ, kiểm tra điều kiện thực tế
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Sở Văn hóa và Thể thao cấp giấy phép kinh doanh vũ trường.
Trường hợp không cấp giấy phép phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
- Bước 4: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công
- Bước 5: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
* Cách thức thực hiện: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Trung tâm hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp phép kinh doanh vũ trường
- Bản sao công chứng hoặc chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
b) Số lượng hồ sơ
* Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Văn hóa và Thể thao.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao.
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Không
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép.
* Lệ phí:
- Mức thu lệ phí cấp giấy phép kinh doanh vũ trường như sau:
+ Tại thành phố Hạ Long, Uông Bí, Cẩm Phả, Móng Cái: 15.000.000đồng/giấy
+ Tại các huyện: 10.000.000đồng/giấy
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh vũ trường (Mẫu số 04 – Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2012/TT-BVHTTDL ngày 02/5/2012 của Bộ VHTTDL)
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Phòng khiêu vũ trong vũ trường phải có diện tích từ 80m2 trở lên, cách trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử văn hóa, cơ quan hành chính nhà nước từ 200m trở lên, đảm bảo các điều kiện về cách âm phòng chống cháy nổ.
- Trang thiết bị, phương tiện hoạt động của phòng khiêu vũ đảm bảo tiêu chuẩn âm thanh, ánh sáng.
- Phù hợp với quy hoạch về vũ trường của từng địa phương.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng. Có hiệu lực từ ngày 01/01/2010.
- Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Có hiệu lực từ ngày 27/02/2012.
- Thông tư số 04/2009/TT-BVHTT ngày 16 tháng 12 năm 2009 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết thi hành một số quy định tại Quy chế hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ. Có hiệu lực từ ngày 01/01/2010.
- Thông tư số 07/2011/TT-BVHTTDL ngày 07 tháng 6 năm 2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Ngày có hiệu lực 25/7/2011.
- Thông tư số 05/2012/TT-BVHTTDL ngày 02 tháng 5 năm 2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2009/TT-BVHTTDL, Thông tư số 07/2011/TT-BVHTTDL, Quyết định số 55/1999/QĐ-BVHTT. Có hiệu lực từ ngày 15/6/2012.
- Thông tư số 156/2012/TT-BTC ngày 21 tháng 9 năm 2012 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy phép kinh doanh karaoke, lệ phí cấp giấy phép kinh doanh vũ trường. Có hiệu lực từ ngày 05/11/2012.
 
 
 
TÊN TỔ CHỨC
ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
___________________________________________________________
 
………….., ngày…… tháng……. năm …….
 
 
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH VŨ TRƯỜNG
 
 
 
  

Kính gửi:  Sở Văn hoá và Thể thao Quảng Ninh
 
1. Tên tổ chức đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh
(viết bằng chữ in hoa) ..................................................................................
- Địa chỉ: .......................................................................................................
- Điện thoại: ..................................................................................................
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số........... ngày cấp.......... nơi cấp….................................................................................. (đối với doanh nghiệp)
- Số, ngày tháng năm quyết định thành lập (đối với nhà văn hóa, trung tâm văn hóa là đơn vị sự nghiệp) ...........................................................................
2. Người đại diện theo pháp luật
- Họ và tên (viết bằng chữ in hoa): ..............................................................
- Năm sinh: ...................................................................................................
- Chức danh: .................................................................................................
- Giấy CMND: Số ............ ngày cấp ......../......./.......... nơi cấp ...................
3. Nội dung đề nghị cấp giấy phép
- Địa chỉ kinh doanh: ....................................................................................
- Số lượng phòng khiêu vũ: ..........................................................................
- Diện tích cụ thể của từng phòng khiêu vũ: ................................................
4. Cam kết
- Thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số 103/2009/NĐ-CP và các văn bản pháp luật liên quan khi hoạt động kinh doanh;
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ xin giấy phép kinh doanh./.
 
  ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬTCỦA TỔ CHỨC
ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
 
 
 
2. Cấp giấy phép tổ chức lễ hội
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
 Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ và trình Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Bước 3: Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét và cấp giấy phép tổ chức lễ hội.
+ Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp cho Sở Văn hoá và Thể thao cấp giấy phép, Sở Văn hoá và Thể thao có trách nhiệm cấp giấy phép cho tổ chức.
+ Trường hợp không cấp giấy phép phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
* Cách thức thực hiện:  Tổ chức nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
Đơn đề nghị cấp giấy phép tổ chức lễ hội (ghi rõ nội dung lễ hội hoặc nội dung thay đổi so với truyền thống, thời gian, địa điểm tổ chức, dự định thành lập Ban Tổ chức lễ hội, cam kết đảm bảo chất lượng và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu vi phạm và các điều kiện cần thiết khác để đảm bảo an ninh, trật tự trong lễ hội)(Mẫu 22 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 07/2011/TT-BVHTTDL ngày 07 tháng 6 năm 2011).
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn hợp lệ, Sở Văn hoá và Thể thao có trách nhiệm trình Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Văn hoá và Thể thao, Ủy ban nhân dân tỉnh cấp giấy phép tổ chức lễ hội;
- Trường hợp Ủy ban nhân dân tỉnh phân cấp cho Sở Văn hoá và Thể thao cấp giấy phép, Sở Văn hoá và Thể thao có trách nhiệm cấp giấy phép trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Uỷ ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Văn hóa và Thể thao.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.
* Lệ phí:Không.
 
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Đơn đề nghị cấp giấy phép tổ chức lễ hội (Mẫu 22 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 07/2011/TT-BVHTTDL ngày 07 tháng 6 năm 2011).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Tất cả các lễ hội khi tổ chức đều phải thành lập Ban Tổ chức lễ hội.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng. Có hiệu lực từ ngày 01/01/2010.
- Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Có hiệu lực từ ngày 27/02/2012.
- Thông tư số 04/2009/TT-BVHTT ngày 16 tháng 12 năm 2009 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết thi hành một số quy định tại Quy chế hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ. Có hiệu lực từ ngày 01/01/2010.
- Thông tư số 07/2011/TT-BVHTTDL ngày 07 tháng 6 năm 2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Có hiệu lực từ ngày 25/7/2011.
- Thông tư số 15/2015/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2015 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về tổ chức lễ hội.
         
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

 
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC
ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
___________________________________________________________
 
………….., ngày…… tháng……. năm …….
 
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP GIẤY PHÉP TỔ CHỨC LỄ HỘI
 
 
 
  

          Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
 
Tên cơ quan, tổ chức (đề nghị cấp phép): ....................................................
Địa chỉ: .........................................................................................................
Điện thoại: ....................................................................................................
Đề nghị (tên cơ quan cấp giấy phép).................... cấp giấy phép tổ chức lễ hội............................................................................................................................
Nội dung lễ hội (ghi rõ nội dung lễ hội hoặc nội dung thay đổi so với truyền thống)...........................................................................................................
……………………………………………………………………………...
Thời gian tổ chức:
Địa điểm tổ chức:
Thành phần Ban Tổ chức lễ hội:
Cam kết:
Thực hiện đúng nội dung ghi trong giấy phép, không vi phạm các quy định cấm tại Điều 3 Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày  06  tháng  11  năm 2009 của Chính phủ./.
 
  ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬTCỦA
CƠ QUAN, TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
3. Tiếp nhận hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo trên bảng quảng cáo băng-rôn
* Trình tự thực hiện
- Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
+ Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn
- Bước 2: Thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Sở Văn hóa và Thể thao ra văn bản tiếp nhận thông báo thông báo sản phẩm quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng rôn
- Bước 4 : Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công
- Bước 5: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
* Cách thức thực hiện: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Văn bản thông báo sản phẩm quảng cáo ghi rõ nội dung, thời gian, địa điểm quảng cáo, số lượng bảng quảng cáo, băng-rôn (Mẫu số 5) (Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2013/TT-BVHTTDL ngày 06 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của người kinh doanh dịch vụ quảng cáo hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của người quảng cáo trong trường hợp tự thực hiện quảng cáo.
- Bản sao giấy tờ chứng minh sự hợp chuẩn, hợp quy của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ theo quy định của pháp luật hoặc giấy tờ chứng minh đủ điều kiện để quảng cáo theo quy định tại Điều 20 Luật Quảng cáo, cụ thể như sau:
+ Quảng cáo về hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
+ Quảng cáo tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng thì phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản.
+ Quảng cáo cho sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
Quảng cáo thuốc được phép quảng cáo theo quy định của pháp luật về y tế; phải có giấy phép lưu hành tại Việt Nam đang còn hiệu lực và tờ hướng dẫn sử dụng do Bộ Y tế phê duyệt;
Quảng cáo mỹ phẩm phải có phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm theo quy định của pháp luật về y tế;
- Quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế phải có giấy chứng nhận đăng ký lưu hành do Bộ Y tế cấp;
- Quảng cáo sữa và sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ (không phải sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi; bình bú và vú ngậm nhân tạo) phải có giấy chứng nhận tiêu chuẩn, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm dinh dưỡng sản xuất trong nước; đối với sản phẩm dinh dưỡng nhập khẩu thì phải có giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm của cơ quan có thẩm quyền của nước sản xuất và giấy phép lưu hành;
- Quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm phải có giấy chứng nhận đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm thuộc danh mục phải đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc giấy tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm thuộc danh mục phải công bố tiêu chuẩn;
- Quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh phải có giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn hành nghề do ngành y tế cấp theo quy định của pháp luật;
- Quảng cáo trang thiết bị y tế phải có giấy phép lưu hành đối với thiết bị y tế sản xuất trong nước hoặc giấy phép nhập khẩu đối với thiết bị y tế nhập khẩu;
- Quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật, vật tư bảo vệ thực vật phải có giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật. Quảng cáo sinh vật có ích dùng trong bảo vệ thực vật phải có giấy phép kiểm dịch thực vật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp;
- Quảng cáo thuốc thú y, vật tư thú y phải có giấy phép lưu hành sản phẩm và bản tóm tắt đặc tính của sản phẩm;
- Quảng cáo phân bón, chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt, thức ăn chăn nuôi, chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi phải có giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm hoặc văn bản tự công bố chất lượng sản phẩm.
-  Bản sao văn bản về việc tổ chức sự kiện của đơn v ị tổ chức trong trường hợp quảng cáo cho sự kiện, chính sách  xã hội.
- Ma-két sản phẩm quảng cáo in mầu có chữ ký của  người kinh doanh dịch vụ quảng cáo hoặc chữ ký của người quảng cáo trong trường hợp tự thực hiện quảng cáo. Trong trường hợp người kinh doanh dịch vụ quảng cáo, người quảng cáo là tổ chức thì phải có dấu của tổ chức.
- Văn bản chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng bảng quảng cáo; quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng địa điểm quảng cáo đối với băng-rôn.
- Bản phối cảnh vị trí đặt bảng quảng cáo.
- Bản sao giấy phép xây dựng công trình quảng cáo đối với loại bảng quảng cáo phải có giấy phép xây dựng trong các trường hợp sau:
+ Xây dựng màn hình chuyên quảng cáo ngoài trời có diện tích một mặt từ 20 m2 trở lên;
+ Xây dựng biển hiệu, bảng quảng cáo có diện tích một mặt trên 20 m2 kết cấu khung kim loại hoặc vật liệu xây dựng tương tự gắn vào công trình xây dựng có sẵn;
+ Bảng quảng cáo đứng độc lập có diện tích một mặt từ 40 m­2 trở lên.
b) Số lượng hồ sơ : 01 bộ
* Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
- Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu thông báo sản phẩm quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng rôn..
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
* Kết quả thực hiện:
Văn bản Tiếp nhận thông báo sản phẩm quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng rôn
* Lệ phí: Không
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
- Văn bản thông báo sản phẩm quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng rôn (Mẫu số 5).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
-  Luật quảng cáo số 16/2012 ngày 21/6/2012 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam;
-  Nghị định 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quảng cáo;
-  Thông tư số 10/2013/TTBVHTTDL quy định chi tiết và hướng dẫn thưc hiện một số điều của Luật Quảng cáo và Nghị định số  Nghị định 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quảng cáo;
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Mẫu số 5
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
  

VĂN BẢN THÔNG BÁO SẢN PHẨM QUẢNG CÁO TRÊN BẢNG QUẢNG CÁO, BĂNG RÔN
 
 
 
  

Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
 
1. Tên người thực hiện: ..................................................................................
- GPKD số ........................... do..........................cấp (nếu là doanh nghiệp)
- Số chứng minh thư nhân dân: .................................Ngày cấp: ................... Nơi cấp: ............................. (nếu là cá nhân)
- Địa chỉ: ........................................................ ...............................................
- Số điện thoại: ........................................................ ......................................
2. Nội dung trên bảng quảng cáo, băng rôn:...................................................
.................................................................................................................................
3. Địa điểm thực hiện:.....................................................................................
4. Thời gian thực hiện: từ ngày ..... tháng .... năm........đến ngày .......tháng...
 năm.......
5. Số lượng:.....................................................................................................
6. Phương án tháo dỡ (nếu có): ......................................................................
7. Tôi (chúng tôi) xin cam kết làm theo nội dung thông báo nêu trên và tháo dỡ đúng thời hạn ghi trong thông báo. Nếu không tôi (chúng tôi) hoàn toàn chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
 
 
........., ngày......... tháng.........năm.........
Người làm đơn
(Ký tên, đóng dấu nếu có)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
4. Tiếp nhận thông báo tổ chức đoàn người thực hiện quảng cáo
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 4: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện:  Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Trung tâm hành chính công tỉnh.
* Thời gian giải quyết: 02 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Văn hoá và Thể thao
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hoá và Thể thao
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản trả lời.
* Lệ phí (nếu có): Không
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
* Căn cứ pháp lý của TTHC: Điểm c, Khoản 1, Điều 36 của Luật quảng cáo ngày 21 tháng 6 năm 2012.
* Ghi chú:
Đoàn người thực hiện quảng cáo phải tuân theo các quy định sau:
a) Đoàn người thực hiện quảng cáo là đoàn người có từ ba người trở lên mặc trang phục hoặc mang theo hình ảnh, vật dụng thể hiện sản phẩm quảng cáo tại một địa điểm hoặc di chuyển trên đường giao thông;
b) Đoàn người thực hiện quảng cáo phải bảo đảm trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội; tuân thủ các quy định pháp luật về hoạt động quảng cáo và quy định khác của pháp luật có liên quan;
c) Tổ chức, cá nhân tổ chức đoàn người thực hiện quảng cáo phải thông báo với cơ quan có thẩm quyền về quảng cáo của địa phương về nội dung, hình thức sản phẩm quảng cáo, số lượng người tham gia đoàn người thực hiện quảng cáo, thời gian và lộ trình thực hiện chậm nhất là 15 ngày trước ngày thực hiện quảng cáo./.
 
 
 
 
 
 
 
5. Cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài tại Việt Nam
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài nộp trực tiếp 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện đến Sở Văn hóa và Thể thao thông qua Trung tâm hành chính công tỉnh
- Bước 2: Trung tâm hành chính công tỉnh tỉnh tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ; yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời gian 03 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ, Trung tâm hành chính công tỉnh gửi văn bản yêu cầu doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
- Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Văn hóa và Thể thao trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện và gửi bản sao giấy phép đó đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Bước 4: Tổ chức, cá nhân nhận kết quả khi đến thời gian hẹn.
* Cách thức thực hiện: Doanh nghiệp quảng cáo nộp hồ sơ tại Trung tâm hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
(1) Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện do người đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài ký theo mẫu do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;
(2) Bản sao giấy đăng ký kinh doanh hoặc các giấy tờ có giá trị tương đương của doanh nghiệp nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền nơi doanh nghiệp thành lập hoặc đăng ký kinh doanh xác nhận;
(3) Báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc các tài liệu khác có giá trị tương đương chứng minh được sự tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài trong năm tài chính gần nhất;
(4) Các giấy tờ quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản này phải dịch ra tiếng Việt và được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng thực và thực hiện việc hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Số lượng hồ sơ: (01) bộ.
* Thời hạn giải quyết: 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Văn hóa và Thể thao.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép.
* Phí, lệ phí: 3.000.000đ/Giấy phép.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài (Mẫu số 6 ban hành kèm theo Thông tư số 10/2013/TT-BVHTTDL ngày 06 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không.
* Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Điều 41 của Luật quảng cáo ngày 21 tháng 6 năm 2012.
- Điều 20 của Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quảng cáo.
- Thông tư số 10/2013/TT-BVHTTDL ngày 06 tháng 12 năm 2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quảng cáo và Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11   năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quảng cáo.
- Thông tư  số 66/2014/TT-BTC ngày 20/5/2014 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí cấp giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài tại Việt Nam.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Địa điểm, ngày… tháng …năm…
 
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP THÀNH LẬP VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CỦA DOANH NGHIỆP QUẢNG CÁO NƯỚC NGOÀI
 
 
 
 
 
Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh
 
Tên doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài: (ghi bằng chữ in hoa, tên trên Giấy phép thành lập/đăng ký kinh doanh):..............................................................
Tên doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài viết tắt (nếu có):............................
Địa chỉ trụ sở chính: (địa chỉ trên Giấy phép thành lập/đăng ký kinh doanh):…………………………………………………………………………….
.......................................................................................................................
Giấy phép thành lập/đăng ký kinh doanh số:..................................................
Do:...........................................cấp ngày.....tháng......năm....tại......................
Lĩnh vực hoạt động chính:..............................................................................
Vốn điều lệ:.....................................................................................................
Số tài khoản:...................................... tại Ngân hàng:.....................................
Điện thoại:........................................... Fax: ...................................................
Email:................................................... Website: (nếu có).............................
Đại diện theo pháp luật: (đại diện có thẩm quyền)
Họ và tên:......................................................................................................
Chức vụ:........................................................................................................
Quốc tịch:......................................................................................................
Tóm tắt quá trình hoạt động của doanh nghiệp:.............................................
.......................................................................................................................
Đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam với nội dung cụ thể như sau:
Tên Văn phòng đại diện: ................................................................................
Tên viết tắt: (nếu có).......................................................................................
Tên giao dịch bằng tiếng Anh: .......................................................................
Địa điểm đặt trụ sở Văn phòng đại diện:(ghi rõ số nhà, đường/phố, phường/xã, quận/huyện, tỉnh/thành phố).............................................................................................
Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện:(nêu cụ thể lĩnh vực hoạt động)...
..............................................................................................................................
Người đứng đầu Văn phòng đại diện:
- Họ và tên:.....................................................Giới tính:...............................
- Quốc tịch:....................................................................................................
- Số hộ chiếu/Chứng minh nhân dân:............................................................
- Do:...........................................cấp ngày.....tháng......năm.... tại.................
Chúng tôi xin cam kết:
1. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự trung thực và sự chính xác của nội dung đơn đề nghị và hồ sơ kèm theo.
2. Chấp hành nghiêm chỉnh mọi quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan.
Tài liệu gửi kèm bao gồm: Các giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều 20 của Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ.
           
              Đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài
                                         (Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
         
 
 
 
 
 
 
 
 
 
6. Cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài tại Việt Nam
* Trình tự thực hiện.
- Bước 1: Doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện trong các trường hợp dưới đây nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ đến Sở Văn hoá và Thể thao thông qua Trung tâm hành chính công:
a) Thay đổi tên gọi;
b) Thay đổi phạm vi hoạt động;
c) Thay đổi người đứng đầu;
d) Thay đổi địa điểm đặt trụ sở trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Bước 2: Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Văn hóa và Thể thao có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và trình Uỷ ban nhân dân tỉnh cấp Giấy phép sửa đổi, bổ sung và gửi bản sao giấy phép đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Bước 3: Đến ngày hẹn tổ chức nhận kết quả tại Trung tâm hành chính công
* Cách thức thực hiện: Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Trung tâm hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện do người đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài ký theo mẫu do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;
- Bản sao có chứng thực Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.
b) Số lượng hồ sơ: (01) bộ.
* Thời hạn giải quyết: 05 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Uỷ ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép.
* Phí, lệ phí: Lệ phí sửa đổi, bổ sung Giấy phép; mức phí: 1.500.000 đồng/Giấy phép.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đính kèm ngay sau thủ tục):
- Đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài (Mẫu số 8 ban hành kèm theo Thông tư số 10/2013/TT-BVHTTDL ngày 06 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
* Căn cứ pháp lý thực hiện thủ tục hành chính:
- Luật Quảng cáo ngày 21 tháng 6 năm 2012;
- Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo;
- Thông tư số 10/2013/TT-BVHTTDL ngày 06 tháng 12 năm 2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quảng cáo và Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo;
- Thông tư số 66/2014/TT-BTC ngày ngày 20/5/2014 của Bộ Tài chính về việc Quy định mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài tại Việt Nam.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
ĐƠN ĐỀ NGHỊ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG  GIẤY PHÉP THÀNH LẬP VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CỦA DOANH NGHIỆP QUẢNG CÁO NƯỚC NGOÀI
 
 
 
  

Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh.
 
Tên doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài: (ghi bằng chữ in hoa, tên trên Giấy phép thành lập/đăng ký kinh doanh)..............................................................
Tên doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài viết tắt (nếu có):..........................
Địa chỉ trụ sở chính: (địa chỉ trên Giấy phép thành lập/đăng ký kinh doanh) Giấy phép thành lập (đăng ký kinh doanh) số:...........................................
Do .................................................cấp ngày.....tháng......năm....... tại...........
Lĩnh vực hoạt động chính:...........................................................................
Vốn điều lệ....................................................................................................
Số tài khoản:................................. tại Ngân hàng:.......................................
Điện  thoại:......................................... Fax:..................................................
Email:................................................ Website: (nếu có)...............................
Đại diện theo pháp luật: (đại diện có thẩm quyền)
Họ và tên:......................................................................................................
Chức vụ:......................................................................................................
Quốc tịch:......................................................................................................
Tên Văn phòng đại diện (ghi theo tên trên Giấy phép thành lập)................
…………………………………………………………………………….
Tên viết tắt: (nếu có)....................................................................................
Tên giao dịch bằng tiếng Anh:.....................................................................
Địa điểm đặt trụ sở Văn phòng đại diện: (ghi rõ số nhà, đường/phố, phường/xã, quận/huyện, tỉnh/thành phố)................................................................
Giấy phép thành lập số:................................................................................
Do ..................................................cấp ngày.....tháng......năm....... tại..........
……………………………………………………………………………...........
Số tài khoản ngoại tệ:..............................tại Ngân hàng:.............................
Số tài khoản tiền Việt Nam :....................tại Ngân hàng:.............................
Điện thoại:........................................... Fax:..................................................
Email:................................................... Website: (nếu có)............................
Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện: (ghi cụ thể lĩnh vực hoạt động theo Giấy phép)..............................................................................................
Người đứng đầu Văn phòng đại diện:
Họ và tên:.....................................................Giới tính:.................................
Quốc tịch:.....................................................................................................
Số hộ chiếu/Chứng minh nhân dân .............................................................
Do ..................................................cấp ngày.....tháng......năm....... tại.........
Chúng tôi đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập với các nội dung cụ thể như sau:
Nội dung điều chỉnh:....................................................................................
Lý do điều chỉnh:.........................................................................................
Chúng tôi xin cam kết:
1. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự trung thực và chính xác của nội dung đơn đề nghị và tài liệu kèm theo.
2. Chấp hành nghiêm chỉnh mọi quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan và các quy định của Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.
Tài liệu gửi kèm bao gồm:
Bản sao có chứng thực Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện đã được cấp.
 
  Đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
7. Cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài tại Việt Nam
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện trong các trường hợp dưới đây nộp trực tiếp 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện đến Sở Văn hoá và Thể thao thông qua Trung tâm hành chính công:
a) Thay đổi tên gọi hoặc nơi đăng ký thành lập của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài sang nước khác;
b) Thay đổi hoạt động của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài;
c) Giấy phép bị mất, rách.
- Bước 2: Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Văn hóa và Thể thao có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và trình UBND tỉnh cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện và gửi bản sao giấy phép đó đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời gian 03 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Văn hóa và Thể thao gửi văn bản yêu cầu doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
Bước 3: Đến ngày hẹn tổ chức nhận kết quả Trung tâm hành chính công
* Cách thức thực hiện: Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Trung tâm hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện do người đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài ký theo mẫu do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;
- Bản gốc Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện đã được cấp. Trường hợp Giấy phép bị mất phải có giấy xác nhận của cơ quan công an nơi bị mất Giấy phép.
b) Số lượng hồ sơ: (01) bộ.
* Thời hạn giải quyết: 05 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép.
* Phí, lệ phí: Lệ phí cấp lại Giấy phép; mức phí: 1.500.000 đồng/Giấy phép.
 
 
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài (Mẫu số 9 ban hành kèm theo Thông tư số 10/2013/TT-BVHTTDL ngày 06 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
* Căn cứ pháp lý thực hiện thủ tục hành chính:
- Luật Quảng cáo ngày 21 tháng 6 năm 2012.
- Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo.
- Thông tư số 10/2013/TT-BVHTTDL ngày 06 tháng 12 năm 2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quảng cáo và Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo.
- Thông tư số 66/2014/TT-BTC ngày ngày 20/5/2014 của Bộ Tài chính về việc Quy định mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài tại Việt Nam.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY PHÉP THÀNH LẬP VĂN PHÒNG
ĐẠI DIỆN CỦA DOANH NGHIỆP QUẢNG CÁO NƯỚC NGOÀI
 
 
 
  

Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh
 
Tên doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài: (ghi bằng chữ in hoa, tên trên Giấy phép thành lập/đăng ký kinh doanh):.............................................................
Tên doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài viết tắt (nếu có): .........................
……………………………………………………………………………...
Địa chỉ trụ sở chính: (địa chỉ trên Giấy phép thành lập/đăng ký kinh doanh) ....................................................................................................................
Giấy phép thành lập/đăng ký kinh doanh số:...............................................
Do ................................................cấp ngày.....tháng......năm....... tại...........
……………………………………………………………………………...
Lĩnh vực hoạt động chính:...........................................................................
Vốn điều lệ...................................................................................................
Số tài khoản:...................................... tại Ngân hàng:..................................
Điện thoại:........................................... Fax:..................................................
Email:................................................... Website: (nếu có)............................
Đại diện theo pháp luật: (đại diện có thẩm quyền)
Họ và tên:................................................................................................
Chức vụ:.....................................................................................................
Quốc tịch:.....................................................................................................
Tên Văn phòng đại diện: (ghi theo tên trên Giấy phép thành lập)...............
……………………………………………………………………………...
Tên viết tắt: (nếu có)....................................................................................
Tên giao dịch bằng tiếng Anh:......................................................................
Địa điểm đặt trụ sở Văn phòng đại diện: (ghi rõ số nhà, đường/phố, phường/xã, quận/huyện, tỉnh/thành phố)................................................................
……………………………………………………………………………...
Giấy phép thành lập số:................................................................................
Do ......................................................cấp ngày.....tháng......năm....... tại......
……………………………………………………………………………...
Số tài khoản ngoại tệ:................................tại Ngân hàng:...........................
Số tài khoản tiền Việt Nam :....................... tại Ngân hàng: ....................................
Điện thoại:........................................... Fax:.................................................
Email:................................................... Website: (nếu có)............................
Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện: (ghi cụ thể lĩnh vực hoạt động theo Giấy phép) ............................................................................................
Người đứng đầu Văn phòng đại diện:
Họ và tên:.....................................................Giới tính:................................
Quốc tịch:.....................................................................................................
Số hộ chiếu/Chứng minh thư nhân dân:.......................................................
Do .................................................cấp ngày.....tháng......năm....... tại...........
Chúng tôi đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập với lý do như sau:
.......................................................................................................................
Chúng tôi xin cam kết:
1. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự trung thực và sự chính xác của nội dung đơn đề nghị và tài liệu kèm theo.
2. Chấp hành nghiêm chỉnh mọi quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan và các quy định của Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.
Tài liệu gửi kèm bao gồm: Các giấy tờ quy định tại Khoản 3 Điều 23 của Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ.
 
  Đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
VI. LĨNH VỰC XUẤT NHẬP KHẨU VĂN HÓA PHẨM
1. Cấp phép nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh thuộc thẩm quyền của Sở Văn hóa và Thể thao
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cá nhân, tổ chức nhập khẩu văn hóa phẩm trong các trường hợp dưới đây nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tại Trung tâm hành chính công. Cán bộ Sở Văn hóa và Thể thao làm việc tại Trung tâm hành chính công sẽ tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, viết giấy biên nhận và hẹn thời gian trả giấy phép:
+ Văn hóa phẩm để phục vụ công việc của cá nhân, tổ chức tại địa phương;
+ Văn hóa phẩm là quà biếu, tặng có giá trị vượt quá tiêu chuẩn miễn thuế theo quy định của pháp luật;
+ Văn hóa phẩm để tham gia triển lãm, tham dự các cuộc thi, liên hoan; lưu hành, phổ biến tại địa phương;
+ Di vật, cổ vật của cá nhân, tổ chức tại địa phương;
+ Văn hóa phẩm do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ủy quyền cấp giấy phép.
- Bước 2:  Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép.
Trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản nêu rõ lý do.
- Bước 3: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công
- Bước 4: Trung tâm hành chính công tiếp nhận kết quả và trả cho cá nhân, tổ chức.
* Cách thức thực hiện: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu văn hóa phẩm (mẫu đơn ký hiệu BM.NK ban hành kèm theo Thông tư số 07/2012/TT-BVHTTDL ngày 16/7/2012).
- Giấy chứng nhận bản quyền tác giả, bản dịch tóm tắt nội dung phim; giấy ủy quyền; chứng nhận hoặc cam kết sở hữu hợp pháp đối với di vật, cổ vật, cụ thể:
+ Cá nhân, tổ chức nhập khẩu phim để phổ biến theo quy định của pháp luật phải cung cấp giấy chứng nhận bản quyền tác giả; hợp đồng; bản dịch tóm tắt nội dung phim.
+ Cá nhân, tổ chức nhập khẩu di vật, cổ vật phải cung cấp giấy chứng nhận hoặc cam kết sở hữu hợp pháp đối với di vật, cổ vật.
+ Cá nhân, tổ chức làm dịch vụ giao nhận vận chuyển văn hóa phẩm nhập khẩu cho khách hàng phải cung cấp giấy ủy quyền.
- Bản sao vận đơn hoặc giấy báo nhận hàng (nếu có).
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết: 02 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
Trường hợp phải xin ý kiến các Bộ, ngành khác thời hạn tối đa là 10 ngày làm việc.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Văn hóa và Thể thao.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép nhập khẩu văn hóa phẩm.
* Lệ phí: 20.000đ (hai mươi nghìn đồng).
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Đơn đề nghị cấp phép nhập khẩu văn hóa phẩm (Mẫu đơn ký hiệu BM.NK ban hành kèm theo Thông tư số 07/2012/TT-BVHTTDL ngày 16/7/2012).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị địnhsố 32/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 04 năm 2012 của Chính phủ về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh. Có hiệu lực từ ngày 01/6/2012.
- Thông tư số 07/2012/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 7 năm 2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc hướng dẫn Nghị định số 32/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 04 năm 2012 của Chính phủ về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh. Có hiệu lực từ ngày 01/9/2012.
- Quyết định số 68/2006/QĐ-BTC ngày 06/12/2006 của Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định nội dung và lệ phí cấp phép xuất khẩu, nhập khẩu văn hoá phẩm. Có hiệu lực từ ngày 04/01/2007.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC
(nếu là cơ quan, tổ chức)
______________
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc                     
 
 
 
 
......., ngày  .....tháng .....năm .....
 
 
 
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP PHÉPNHẬP KHẨU VĂN HOÁ PHẨM
___________________________
 
 
 
Kính gửi:  Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Quảng Ninh
 
 
Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân (đề nghị cấp phép)........................................
.......................................................................................................................
Địa chỉ:..........................................................................................................
Điện thoại:..........................................Fax:....................................................
 
Đề nghị………………(tên cơ quan cấp phép) cấp phép nhập khẩu văn hóa phẩm dưới đây:
Loại văn hoá phẩm:.......................................................................................
Số lượng:.......................................................................................................
Nội dung văn hoá phẩm:...............................................................................
Gửi từ:...........................................................................................................
Đến:...............................................................................................................
Mục đích sử dụng:.........................................................................................
 
Chúng tôi xin cam kết thực hiện  đúng nội dung giấy phép nhập khẩu và quản lý, sử dụng văn hoá phẩm nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
 
Người đề nghị cấp phép
(Nếu là cơ quan, tổ chức phải ký tên, đóng dấu)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
2. Giám định văn hóa phẩm xuất khẩu không nhằm mục đích kinh doanh của cá nhân, tổ chức ở địa phương
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cá nhân, tổ chức có văn hóa phẩm là các loại phim của các cơ quan, tổ chức hoặc phim hợp tác cung cấp dịch vụ làm phim cho nước ngoài chưa được công bố, phổ biến; di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia nộp trực tiếp hồ sơ đề nghị giám định văn hóa phẩm tại Trung tâm hành chính công tỉnh.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức giám định văn hóa phẩm.
- Bước 3: Sở Văn hóa và Thể thao ban hành Biên bản giám định và niêm phong văn hóa phẩm xuất khẩu.
- Bước 4: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công
* Cách thức thực hiện: Cá nhân, tổ chức nộp tại Trung tâm hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị giám định văn hóa phẩm xuất khẩu (mẫu đơn ký hiệu BM.GĐ ban hành kèm theo Thông tư số 07/2012/TT-BVHTTDL ngày 16/7/2012.
- Văn hóa phẩm đề nghị giám định (bản gốc).
- Bản gốc hoặc bản sao có công chứng quyết định cho phép hợp tác làm phim với nước ngoài của cơ quan có thẩm quyền; bản gốc hoặc bản sao có công chứng quyết định cho phép xuất khẩu di vật, cổ vật (bao gồm cả di vật, cổ vật tái xuất khẩu) của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Tài liệu có liên quan chứng minh nguồn gốc, xuất xứ hợp pháp của di vật, cổ vật.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết: Không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong trường hợp đặc biệt, cơ quan giám định sẽ quyết định thời gian giám định. Biên bản giám định văn hóa phẩm là cơ sở để cơ quan Hải quan giải quyết thủ tục xuất khẩu văn hóa phẩm.        
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Văn hóa và Thể thao.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Biên bản giám định và niêm phong văn hóa phẩm xuất khẩu.
 
 
* Lệ phí:
STT Loại Văn hoá phẩm Đơn vị tính Mức thu     (đồng)
1 Các loại ấn phẩm    
1.1 Sách, báo, tạp chí các loại Cuốn/tờ 10.000
1.2 Tranh in, ảnh, lịch các loại Cuốn/tờ 20.000
1.3 Các loại ấn phẩm khác Tác phẩm 5.000
2 Các sản phẩm nghe nhìn ghi trên mọi chất liệu    
2.1 Phim truyện có độ dài đến 100 phút Tập 50.000
2.2 Phim truyện có độ dài từ 101 phút trở lên Tập 80.000
2.3 Phim (tài liệu, khoa học, hoạt hình...) có độ dài đến 60 phút Tập 20.000
2.4 Phim (tài liệu, khoa học, hoạt hình...) có độ dài từ 61 phút trở lên Tập 40.000
2.5 Các loại khác (bao gồm cả sách điện tử) Tập 20.000
3 Tác phẩm mỹ thuật trên mọi chất liệu    
3.1 Tác phẩm mỹ thuật là đồ mới sản xuất Tác phẩm 10.000
3.2 Tác phẩm mỹ thuật là đồ giả cổ Tác phẩm 50.000
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Đơn đề nghị giám định văn hóa phẩm xuất khẩu (Mẫu đơn ký hiệu BM.GĐ ban hành kèm theo Thông tư 07/2012/TT-BVHTTDL ngày 17/6/2012).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị địnhsố 32/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 04 năm 2012 của Chính phủ về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh. Có hiệu lực từ ngày 01/6/2012.
- Thông tư số 07/2012/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 7 năm 2012 của Bộ Vắn hóa, Thể thao và Du lịch về việc hướng dẫn Nghị định số 32/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 04 năm 2012 của Chính phủ về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh. Có hiệu lực từ ngày 01/9/2012.
- Quyết định số 68/2006/QĐ-BTC ngày 06/12/2006 của Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định nội dung và lệ phí cấp phép xuất khẩu, nhập khẩu văn hoá phẩm. Có hiệu lực từ ngày 04/01/2007.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC
(nếu là cơ quan, tổ chức)
_________________
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
 
 ......., ngày  .....tháng .....năm .....
                       
 
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
GIÁM ĐỊNH VĂN HÓA PHẨM XUẤT KHẨU
___________________________
 
 
 
Kính gửi:  Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Quảng Ninh
 
Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân (đề nghị  cấp phép)......................................
.......................................................................................................................
Địa chỉ:..........................................................................................................
Điện thoại:.......................................Fax:.......................................................
 
Đề nghị………………(tên cơ quan cấp phép) cấp phép nhập khẩu văn hóa phẩm dưới đây:
Loại văn hoá phẩm:.......................................................................................
Số lượng:.......................................................................................................
Nội dung văn hoá phẩm:...............................................................................
Gửi từ:...........................................................................................................
Đến:...............................................................................................................
Mục đích sử dụng:.........................................................................................
Chúng tôi xin cam kết thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về xuất khẩu văn hóa phẩm./.
 
                                     Người đề nghị cấp phép
                                      (Nếu là cơ quan, tổ chức phải ký tên, đóng dấu)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
3. Thủ tục phê duyệt nội dung tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm nhiếp ảnh nhập khẩu
* Trình tự thực hiện
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân thuộc địa phương đề nghị phê duyệt nội dung tác phẩm nhập khẩu hồ sơ trực tiếp đến Trung tâm hành chính công.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị bổ sung đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ chuyển đến bước tiếp theo
- Bước 3: Sở Văn hóa và Thể thao có văn bản trả lời kết quả phê duyệt nội dung tác phẩm nhập khẩu. Trường hợp không phê duyệt nội dung tác phẩm phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Văn bản phê duyệt nội dung tác phẩm là cơ sở để tổ chức, cá nhân làm thủ tục nhập khẩu tại hải quan.
* Cách thức thực hiện: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ Trung tâm hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ
- Đơn đề nghị của Thương nhân nhập khẩu (Mẫu 02 tại Phụ lục II ban hành theo Thông tư số 28/2014/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư quy định về quản lý hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế thuộc diện quản lý chuyên ngành văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Hình ảnh tác phẩm nhập khẩu, nêu rõ chất liệu, kích thước, nguồn gốc của tác phẩm;
- Hồ sơ tài liệu chứng minh nguồn gốc hoặc tài liệu chứng minh tác phẩm được chủ sở hữu hoặc người sở hữu quyền cho phép nhập khẩu.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân, tổ chức
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản phê duyệt
* Lệ phí: theo quy định hiện hành của pháp luật
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị của Thương nhân nhập khẩu (Mẫu 02 tại Phụ lục II ban hành theo Thông tư số 28/2014/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư quy định về quản lý hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế thuộc diện quản lý chuyên ngành văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
 
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Thông tư số 28/2014/TT-BVHTTDL  ngày 31/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư quy định về quản lý hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế thuộc diện quản lý chuyên ngành văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Có hiệu lực từ ngày 01/3/2015.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

TÊN CÁ NHÂN, TỔ CHỨC
_______________
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập
- Tự do - Hạnh phúc
________________________________________________________
 
  …,  ngày … tháng … năm …
 
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Phê duyệt nội dung tác phẩm tạo hình/mỹ thuật ứng dụng/
 tác phẩm nhiếp ảnh nhập khẩu

 
 
 
  

Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
 
1. Tên thương nhân (ghi rõ tên đầy đủ và tên viết tắt):………………..
- Điện thoại:…… …………… Fax……………………………………
- Email:……………… ……………………………………………
2. Địa chỉ:……………………………………………………………
3. Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân (Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh) số………………………
4. Hồ sơ kèm theo (liệt kê các tài liệu kèm theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư này)……………………………………………………
5. Căn cứ Thông tư số 28/2014/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về quản lý mua bán hàng hóa quốc tế thuộc diện quản lý chuyên ngành văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và căn cứ quy định của pháp luật về quản lý tác phẩm tạo hình, mỹ thuật và nhiếp ảnh;
Đề nghị Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định và phê duyệt nội dung tác phẩm tạo hình/mỹ thuật ứng dụng/tác phẩm nhiếp ảnh đề nghị nhập khẩu dưới đây:
- Tên tác phẩm: .....................................................................................
- Nguồn gốc tác phẩm: ..........................................................................
- Chất liệu, kích thước tác phẩm: ...........................................................
- Nội dung tác phẩm: ............................................................................
6. Chúng tôi xin cam kết:
- Thực hiện đúng các quy định về nhập khẩu tác phẩm tạo hình/mỹ thuật ứng dụng/tác phẩm nhiếp ảnh;
- Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quản lý tác phẩm mỹ thuật, tạo hình và nhiếp ảnh;
- Chịu trách nhiệm về mọi vi phạm pháp luật về quyền tác giả và quyền liên quan;
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề nghị nhập khẩu./.
 
  
 
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA CÁ NHÂN TỔ CHỨC
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên đối với tổ chức)
(Ký, ghi rõ họ tên đối với cá nhân)
4. Thủ tục phê duyệt nội dung tác phẩm điện ảnh nhập khẩu
* Trình tự thực hiện: 
- Thương nhân có chức năng kinh doanh nhập khẩu phim, chiếu phim, phân phối phim thuộc địa phương đề nghị phê duyệt nội dung tác phẩm điện ảnh nhập khẩu lập, hoàn thiện hồ sơ hoặc đến Trung tâm Hành chính công tỉnh để được cung cấp, hướng dẫn lập hồ sơ theo quy định đối với các sản phẩm sau:
+ Phim tài liệu;
+ Phim khoa học;
+ Phim hoạt hình.
- Sở Văn hóa và Thể thao cấp Giấy phép phổ biến phim truyện khi năm trước liền kề, các cơ sở điện ảnh thuộc địa phương đáp ứng các điều kiện sau:
+ Sản xuất ít nhất 10 phim truyện nhựa được phép phổ biến;
+ Nhập khẩu ít nhất 40 phim truyện nhựa được phép phổ biến.
Nếu trong năm, địa phương không đáp ứng được hai điều kiện quy định trên thì năm kế tiếp Sở Văn hóa và Thể thao không còn thẩm quyền cấp Giấy phép phổ biến phim truyện.
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có văn bản thông báo cho Thương nhân đề nghị bổ sung đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
- Trong thời hạn 22 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có văn bản trả lời kết quả phê duyệt nội dung tác phẩm. Trường hợp không phê duyệt nội dung tác phẩm, cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Giấy phép phổ biến phim hoặc văn bản phê duyệt nội dung tác phẩm điện ảnh nhập khẩu do cơ quan có thẩm quyền cấp là căn cứ để Thương nhân làm thủ tục thông quan tại hải quan.
* Đối với các tác phẩm điện ảnh nhập khẩu để phát sóng trên truyền hình:
Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam, Giám đốc đài phát thanh - truyền hình cấp tỉnh được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm quyết định việc phát sóng trên đài truyền hình của mình tác phẩm điện ảnh do mình nhập khẩu.
* Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn đăng ký xét duyệt nội dung tác phẩm (Mẫu 03 tại Phụ lục II ban hành theo Thông tư số 28/2014/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư quy định về quản lý hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế thuộc diện quản lý chuyên ngành văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
+ Văn bản chứng minh nguồn gốc hợp pháp của tác phẩm hoặc sản phẩm;
+ Tác phẩm đề nghị xét duyệt nội dung để nhập khẩu;
+ Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết: 22 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Văn hóa và Thể thao.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Văn hóa và Thể thao.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.
* Lệ phí:
STT Loại Văn hoá phẩm Đơn vị tính Mức thu     (đồng)
1 Các loại ấn phẩm    
1.1 Sách, báo, tạp chí các loại Cuốn/tờ 10.000
1.2 Tranh in, ảnh, lịch các loại Cuốn/tờ 20.000
1.3 Các loại ấn phẩm khác Tác phẩm 5.000
2 Các sản phẩm nghe nhìn ghi trên mọi chất liệu    
2.1 Phim truyện có độ dài đến 100 phút Tập 50.000
2.2 Phim truyện có độ dài từ 101 phút trở lên Tập 80.000
2.3 Phim (tài liệu, khoa học, hoạt hình...) có độ dài đến 60 phút Tập 20.000
2.4 Phim (tài liệu, khoa học, hoạt hình...) có độ dài từ 61 phút trở lên Tập 40.000
2.5 Các loại khác (bao gồm cả sách điện tử) Tập 20.000
3 Tác phẩm mỹ thuật trên mọi chất liệu    
3.1 Tác phẩm mỹ thuật là đồ mới sản xuất Tác phẩm 10.000
3.2 Tác phẩm mỹ thuật là đồ giả cổ Tác phẩm 50.000
 
Ghi chú: Mức thu quy định trên đây là mức thẩm định lần đầu. Trường hợp kịch bản phim và phim có nhiều vấn đề phức tạp phải sửa chữa để thẩm định lại thì các lần sau thu bằng 50% mức thu tương ứng trên đây.
(Thông tư số 122/2013/TT-BTC ngày 28 tháng 8 năm 2013 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định kịch bản phim, phim, chương trình nghệ thuật biểu diễn; lệ phí cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh sản xuất phim, cấp giấy phép đặt văn phòng đại diện của cơ sở điện ảnh nước ngoài tại Việt Nam).
* Tên mẫu đơn, mẫu t khai: Đơn đăng ký xét duyệt nội dung tác phẩm (Mẫu 03 tại Phụ lục II ban hành theo Thông tư số 28/2014/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư quy định về quản lý hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế thuộc diện quản lý chuyên ngành văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Thông tư số 28/2014/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư quy định về quản lý hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế thuộc diện quản lý chuyên ngành văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Có hiệu lực từ ngày 01/3/2015.
- Thông tư số 122/2013/TT-BTC ngày 28 tháng 8 năm 2013 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lư và sử dụng phí thẩm định kịch bản phim, phim, chương trình nghệ thuật biểu diễn; lệ phí cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh sản xuất phim, cấp giấy phép đặt văn phòng đại diện của cơ sở điện ảnh nước ngoài tại Việt Nam. Có hiệu lực từ ngày 15/10/2013.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 


TÊN THƯƠNG NHÂN
_______________
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập
- Tự do - Hạnh phúc


 
  …,  ngày … tháng … năm …
 
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp giấy phép phê duyệt nội dung tác phẩm điện ảnh nhập khẩu
 
 
 
  
 
                   Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
 
1. Tên thương nhân (ghi rõ tên đầy đủ và tên viết tắt): ……………………
- Điện thoại:...................................................... Fax:....................................
- Email:..........................................................................................................
2. Địa chỉ:......................................................................................................
3. Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân (Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh...) số...........................
4. Hồ sơ kèm theo (liệt kê các tài liệu kèm theo quy định tại điểm d khoản 1 điều 8 Thông tư này)  
5. Căn cứ Thông tư số 28/2014/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về quản lý mua bán hàng hóa quốc tế thuộc diện quản lý chuyên ngành văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và căn cứ quy định của pháp luật về quản lý, lưu hành tác phẩm điện ảnh;
Đề nghị Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh thẩm định và phê duyệt nội dung tác phẩm điện ảnh nhập khẩu dưới đây:
- Cơ sở điện ảnh (tên cơ sở) đề nghị thẩm định............................................
- Bộ phim:.....................................................................................................
- Thể loại (truyện, tài liệu, khoa học, hoạt hình…):......................................
- Hãng sản xuất hoặc phát hành:...................................................................
- Nước sản xuất.............................................................................................
- Nhập phim qua đối tác................................................................................
- Biên kịch:....................................................................................................
- Đạo diễn......................................................................................................
- Quay phim:.................................................................................................
- Chất liệu phim trình duyệt (nhựa, băng hình, đĩa hình….):.......................
- Độ dài (tính bằng phút):..............................................................................
- Mầu sắc (mầu hoặc đen trắng):..................................................................
- Chủ sở hữu bản quyền:...............................................................................
- Tóm tắt nội dung (trong đó bao gồm: tên gốc nước ngoài của phim; năm sản xuất; ngôn ngữ gốc; tóm tắt nội dung phim và thông tin khác nếu có)…........
……………………………………………………………………………..
6. Chúng tôi xin cam kết:
- Thực hiện đúng các quy định tại Luật Điện ảnh số 62/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện ảnh số 31/2009/QH12 ngày 18 tháng 6 năm 2009 và các văn bản hướng dẫn liên quan;
- Chịu trách nhiệm về mọi vi phạm pháp luật về quyền tác giả và quyền liên quan.
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề nghị nhập khẩu./.
 
 
 
 
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
CỦA THƯƠNG NHÂN
 (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên đối với tổ chức)
(Ký, ghi rõ họ tên đối với cá nhân)
 

5. Thủ tục xác nhận danh mục sản phẩm nghe nhìn có nội dung vui chơi giải trí nhập khẩu
* Trình tự thực hiện: 
- Thương nhân có trụ sở chính tại địa phương (không có đăng ký hoạt động đầu tư hoặc chi nhánh tại tỉnh, thành phố khác) đề nghị nhập khẩu lập, hoàn thiện hồ sơ hoặc đến Trung tâm Hành chính công tỉnh để được cung cấp, hướng dẫn lập hồ sơ theo quy định.
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có văn bản thông báo cho Thương nhân đề nghị bổ sung đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ có văn bản trả lời kết quả chấp thuận hoặc từ chối đề nghị nhập khẩu của Thương nhân và nêu rõ lý do.
Văn bản chấp thuận của Sở Văn hóa và Thể thao là căn cứ để Thương nhân làm thủ tục nhập khẩu tại hải quan.
* Cách thức thực hiện: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn đề nghị nhập khẩu sản phẩm (Theo mẫu);
+ Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc các loại giấy tờ xác nhận tư cách pháp lý có giá trị tương đương khác và Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh (nếu có;
+ Hồ sơ tài liệu chứng minh nguồn gốc hợp pháp của sản phẩm hàng hóa đề nghị nhập khẩu (kèm theo văn bản dịch ra tiếng Việt);
+ Bản mô tả nội dung, hình ảnh, cách thức vận hành/sử dụng, chủng loại, số lượng, tính năng của từng loại hàng hóa và các thông tin liên quan khác đến sản phẩm nhập khẩu (nếu có);
+ Mẫu sản phẩm đề nghị nhập khẩu.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Văn hóa và Thể thao.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Văn hóa và Thể thao.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản chấp thuận.
* Lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị nhập khẩu sản phẩm (Mẫu 05 tại Phụ lục II ban hành theo Thông tư số 28/2014/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư quy định về quản lý hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế thuộc diện quản lý chuyên ngành văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Thông tư số 28/2014/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư quy định về quản lý hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế thuộc diện quản lý chuyên ngành văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

TÊN THƯƠNG NHÂN
_______________
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập
- Tự do - Hạnh phúc
________________________________________________________
 
  …,  ngày … tháng … năm …
 
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Xác nhận danh mục sản phẩm nghe nhìn
có nội dung vui chơi giải trí nhập khẩu

 
 
 
  
 
     Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
 
1. Tên thương nhân (ghi rõ tên đầy đủ và tên viết tắt):................................
- Điện thoại:........................................................ Fax....................................
- Email:………………………………………………………….……….....
2. Địa chỉ:......................................................................................................
3. Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân (Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy phép đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh...) số………
4. Hồ sơ kèm theo (liệt kê các tài liệu kèm theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 8 Thông tư này) 
5. Căn cứ Thông tư số 28/2014/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về quản lý mua bán hàng hóa quốc tế thuộc diện quản lý chuyên ngành văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và căn cứ quy định của pháp luật về nhập khẩu sản phẩm có nội dung văn hóa;
Đề nghị Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh xem xét, xác nhận danh mục sản phẩm nghe nhìn nhập khẩu dưới đây:
- Tên hàng hóa:..............................................................................................
- Số lượng và danh mục hàng hóa xin nhập khẩu:........................................
- Mô tả nội dung, đặc điểm, tính năng, chủng loại, cách thức sử dụng/vận hành của từng loại hàng hóa và các thông tin liên quan khác theo yêu cầu tại điểm b khoản 3 Điều 8 Thông tư này: …….
- Theo hợp đồng nhập khẩu số:.....................................................................
- Tại cửa khẩu:..............................................................................................
- Mục đích - địa điểm nhập khẩu/lắp đặt/sử dụng/phân phối:.......................
6. Chúng tôi xin cam kết:
- Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về các điều kiện nhập khẩu, lưu hành, phổ biến sản phẩm văn hóa;
- Chịu trách nhiệm về mọi vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ.
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề nghị nhập khẩu./.
 
 
 
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA THƯƠNG NHÂN
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên đối với tổ chức)
(Ký, ghi rõ họ tên đối với cá nhân)
VII. LĨNH VỰC THƯ VIỆN
1. Thủ tục đăng ký hoạt động thư viện tư nhân có vốn sách ban đầu từ 20.000 bản trở lên
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Người đứng tên thành lập thư viện gửi hồ sơ đăng ký hoạt động đến Sở Văn hóa và Thể thao qua Trung tâm hành chính công tỉnh.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao kiểm tra, thẩm định hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thư viện cho thư viện.
Trong trường hợp từ chối phải có ý kiến bằng văn bản và nêu rõ lý do.
* Cách thức thực hiện: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Trung tâm hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đăng ký hoạt động thư viện (Mẫu 1 ban hành kèm theo Nghị định số 02/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2009);
- Danh mục vốn tài liệu thư viện hiện có (Mẫu 2 ban hành kèm theo Nghị định số 02/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2009);
- Sơ yếu lý lịch của người đứng tên thành lập thư viện có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú;
- Nội quy thư viện.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.                    
* Phí, lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đăng ký hoạt động thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng (Mẫu 1 ban hành kèm theo Nghị định số 02/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2009).
- Bảng kê danh mục các tài liệu hiện có trong thư viện (Mẫu 2 ban hành kèm theo Nghị định số 02/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2009).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Có vốn tài liệu ban đầu về một hay nhiều môn loại tri thức khoa học với số lượng ít nhất là 500 bản sách và 1 tên ấn phẩm định kỳ, được xử lý theo quy tắc nghiệp vụ thư viện.
- Có diện tích đáp ứng yêu cầu về bảo quản vốn tài liệu và phục vụ công chúng với số lượng chỗ ngồi đọc ít nhất 10 chỗ, không ảnh hưởng tới trật tự, an toàn giao thông; đảm bảo vệ sinh môi trường và cảnh quan văn hóa.
- Có đủ phương tiện phòng cháy, chữa cháy và các trang thiết bị chuyên dùng ban đầu như giá, tủ để tài liệu; bàn, ghế cho người đọc; hộp mục lục hoặc bản danh mục vốn tài liệu thư viện để phục vụ tra cứu; tùy điều kiện cụ thể của thư viện có thể có các trang thiết bị hiện đại khác như máy tính, các thiết bị viễn thông.
- Người đứng tên thành lập và làm việc trong thư viện:
+ Người đứng tên thành lập thư viện phải có quốc tịch Việt Nam, đủ 18 tuổi trở lên; có đầy đủ năng lực pháp lý và năng lực hành vi; am hiểu về sách báo và lĩnh vực thư viện.
+ Người làm việc trong thư viện phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành thư viện - thông tin. Nếu tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác thì phải được bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ thư viện tương đương trình độ đại học thư viện - thông tin.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Pháp lệnh Thư viện số 31/2000/PL-UBTVQH10 ngày 28/12/2000. Có hiệu lực từ ngày 01/4/2001.
- Nghị định số 72/2002/NĐ-CP ngày 6/8/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành pháp lệnh Thư viện. Có hiệu lực từ ngày 21/8/2002.
- Nghị định số 02/2009/NĐ-CP ngày 6/01/2009 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng. Có hiệu lực từ ngày 21/02/2009.
 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

________________________________________________________



ĐƠN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG
THƯ VIỆN TƯ NHÂN CÓ PHỤC VỤ CỘNG ĐỒNG

 
 
Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
 
Tên tôi là:
- Sinh ngày/tháng/năm:
- Nam (nữ):
- Trình độ văn hóa:
- Trình độ chuyên môn:
- Hộ khẩu thường trú:
đứng tên thành lập thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng.
Tên thư viện:
Địa chỉ:                                     ; Số điện thoại:              ; Fax/E.mail:
Tổng số bản sách:                     ; Tổng số tên báo, tạp chí:
(tính đến thời điểm xin thành lập thư viện)
Diện tích thư viện:                      ; Số chỗ ngồi:
Nhân viên thư viện:
- Số lượng:
- Trình độ:
Nguồn kinh phí của thư viện:
Tôi làm đơn này đề nghị đăng ký hoạt động cho Thư viện …………… với…………………………………………………………………
 
  ………, ngày       tháng      năm
       Người làm đơn
          (ký tên)
 

BẢNG KÊ DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU
HIỆN CÓ TRONG THƯ VIỆN

_______________________
 
 
 
STT
 
Tên sách
 
Tên tác giả
Nhà xuất bản Năm xuất bản Nguồn gốc tài liệu Hình thức tài liệu (sách báo, CD-ROM…)
             
             
             
             
             
             
             
             
             
             
             
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
VIII. LĨNH VỰC GIA ĐÌNH
1. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ.
- Bước 2: Chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn
Cán bộ của Trung tâm hành chính công chuyển hồ sơ về phòng chuyên môn.
- Bước 3:
+ Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ và trình UBND tỉnh
Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
+ Ủy ban nhân dân tỉnh có văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận (nêu rõ lý do không chấp thuận)
- Bước 4: Ủy ban nhân dân tỉnh chuyển kết quả về Sở Văn hóa và Thể thao (qua Trung tâm Hành chính công tỉnh) để trả cho tổ chức, cá nhân.
* Cách thức thức hiện: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm hành chính công tỉnh hoặc gửi qua đường bưu điện.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình (theo mẫu số M4b, ban hành kèm theo Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL);
- Dự thảo Quy chế hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình. Quy chế phải có các nội dung cơ bản sau:
+ Mục tiêu, tên gọi, địa bàn và quy mô hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình;
+ Cơ cấu tổ chức, mối quan hệ trong chỉ đạo, điều hành của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình;
+ Trách nhiệm của người đứng đầu, nhân viên trực tiếp chăm sóc, tư vấn và những người khác làm việc tại cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình;
+ Trách nhiệm, quyền lợi của nạn nhân bạo lực gia đình khi được tiếp nhận vào cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình;
+ Nguyên tắc quản lý tài sản, tài chính và những quy định có tính chất hành chính phù hợp với đặc điểm của loại hình cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.
- Xác nhận bằng văn bản của Uỷ ban nhân xã, phường, thị trấn về địa điểm của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình có trụ sở hoạt động đặt trên địa bàn;
- Bản thuyết minh về nguồn lực tài chính, gồm những nội dung sau:
+ Tình hình tài chính hiện có của cơ sở (bao gồm: tiền mặt, tiền gửi có trong tài khoản tại ngân hàng, kho bạc); nguồn kinh phí nếu nhận từ nguồn tài trợ, cần nêu rõ tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân tài trợ, số tiền, hiện vật và thời gian tài trợ;
+ Nguồn tài chính được cam kết đảm bảo cho hoạt động của cơ sở (nếu có).
- Sơ yếu lý lịch của người đứng đầu cơ sở có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc cơ quan quản lý nhà nước quản lý người đứng đầu;
- Danh sách người làm việc tại cơ sở có xác nhận của người đứng đầu cơ sở, kèm theo bản sao Giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình (nếu có). Nếu chưa có Giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình thì trong hồ sơ phải nêu rõ kế hoạch tham gia tập huấn cho người làm việc.
b) Số lượng hồ sơ: 02 bộ.
* Thời hạn giải quyết: Thời gian thực hiện là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Văn hóa và Thể thao.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
1. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.
2. Quy chế hoạt động của cơ sở được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
* Lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Đơn đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình (mẫu số M4b, ban hành kèm theo Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Có nơi làm việc cố định, có nguồn kinh phí để đảm bảo hoạt động của cơ sở;
- Người đứng đầu cơ sở có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không thuộc các trường hợp đang trong thời gian chấp hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án hoặc quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở chữa bệnh, đưa vào cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
- Có nhân viên tư vấn và người làm việc tại cơ sở đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại Điều 15 Nghị định số 08/2009/NĐ-CP, gồm các tiêu chuẩn:
+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có phẩm chất đạo đức tốt;
+ Có kiến thức và kinh nghiệm phù hợp với lĩnh vực tư vấn và hỗ trợ nạn nhân;
+ Có chứng chỉ nghiệp vụ chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình.
+ Người làm việc tại cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình phải được tập huấn về phòng, chống bạo lực gia đình.
- Cơ sở có diện tích tối thiểu là 30m2, có phòng được bố trí là nơi tạm lánh cho nạn nhân bạo lực gia đình, đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh, môi trường;
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:       
- Luật Phòng, chống bạo lực gia đình số 02/2007/QH12 được Quốc hội thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2007. Có hiệu lực từ ngày 01/7/2008;
- Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Có hiệu lực từ ngày 21/3/2009;
- Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định chi tiết về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; tiêu chuẩn của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn, chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc, tư vấn và tập huấn phòng, chống bạo lực          gia đình. Có hiệu lực từ ngày 30/4/2010.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_____________________________________________________________
 
                                                            .........., ngày......tháng.......năm......
.
ĐƠN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG
CỦA CƠ SỞ HỖ TRỢ NẠN NHÂN BẠO LỰC GIA ĐÌNH
 
 
Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
 
Căn cứ Luật Phòng, chống bạo lực gia đình ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình;
Căn cứ Thông tư số.../2010/TT-BVHTTDL ngày... tháng ... năm 2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hướng dẫn về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; tiêu chuẩn của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn, chứng chỉ nghiệp vụ chăm sóc, tư vấn và tập huấn phòng, chống bạo lực gia đình.
Sau khi đã xây dựng dự thảo Quy chế hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình với tên gọi là …………………………...…………….…............
Chúng tôi gồm1:
- Họ và tên (viết bằng chữ in hoa):…………………………………………..
- Năm sinh:…………………………………………………………………..
- Địa chỉ thường trú: .......................................................................................
- Số chứng minh nhân dân/hộ chiếu: ……………………………….……….
Ngày cấp: …………...….. nơi cấp ……………..........................................
- Quốc tịch: ………………………………………………………………….
- Trình độ học vấn …………………………………………………………..
Làm đơn này đề nghị cơ quan có thẩm quyền, kèm theo các loại giấy tờ cần thiết theo quy định, đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, hoạt động trong phạm vi địa phương (tỉnh/huyện), trụ sở tại:............................................................................................................................
Hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình của chúng tôi chắc chắn sẽ góp phần vào việc phòng, chống bạo lực gia đình tại địa phương.
Chúng tôi (tôi) cam kết thực hiện đúng Quy chế hoạt động của cơ sở được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các quy định của pháp luật hiện hành.
 
Đại diện tổ chức, cá nhân xin
đăng ký hoạt động của cơ sở

(ký tên)
[1] Nếu là tập thể thì ghi rõ thông tin các thành viên sáng lập

2. Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Sở Văn hóa và Thể thao gửi văn bản kèm 01 bộ hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét cấp giấy chứng nhận.
+ Trường hợp không cấp giấy chứng nhận, UBND tỉnh có văn bản trả lời và nêu rõ lý do
- Bước 4: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 5: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công tỉnh hoặc gửi qua đường bưu điện.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình (theo mẫu M8b ban hành kèm theo TT 23/2014/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2014 của Bộ VHTTDL);
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cũ (trong trường hợp bị rách hoặc hư hỏng);
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hoặc quy chế hoạt động được phê duyệt (trong trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bị mất).
b) Số lượng hồ sơ: 02 bộ.
* Thời hạn giải quyết: Thời gian thực hiện là 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình (cấp lại).
* Lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình (theo mẫu M8b ban hành kèm theo TT 23/2014/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2014 của Bộ VHTTDL);
* Điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định chi tiết về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; tiêu chuẩn của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn, chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc, tư vấn và tập huấn phòng, chống bạo lực          gia đình. Có hiệu lực từ ngày 30/4/2010.
- Thông tư số 23/2014/TT-BVHTTDL ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; tiêu chuẩn của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn; chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc,  tư vấn và tập huấn phòng, chống bạo lực gia đình.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Mẫu số M8b (Theo Thông tư số 23/2014/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2014)
 
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
 
.........., Ngày...... tháng....... năm........
 
 ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG
CỦA CƠ SỞ HỖ TRỢ NẠN NHÂN BẠO LỰC GIA ĐÌNH
 
 
Kính gửi:..........................................................
 
 
- Họ và tên (viết bằng chữ in hoa):…………………………………………..
- Năm sinh:…….....…………………………………………………………
- Địa chỉ thường trú: .......................................................................................
- Số chứng minh nhân dân/hộ chiếu:……………… ngày cấp:…………….. nơi cấp ……………................................................................................................
Quốc tịch: …………………………………………………………………
- Đại diện Cơ sở:…………………………………………………………….
Làm đơn này đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.
Lý do đề nghị cấp lại: Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở bị ………………..(mất, rách nát, hư hỏng).
Cam kết của cơ sở:
- Trung thực trong việc đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở;
- Thực hiện đúng Quy chế hoạt động của cơ sở được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các quy định của pháp luật hiện hành.
 
Đại diện tổ chức, cá nhân xin
       đăng ký hoạt động của cơ sở

(ký tên)
 
 
 
 
 
 
 
3. Đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ.
- Bước 2: Chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn
Cán bộ của Trung tâm hành chính công chuyển hồ sơ về phòng chuyên môn.
- Bước 3:
+ Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ và trình Ủy ban nhân dân tỉnh
Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
+ Uỷ ban nhân dân tỉnh cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cho cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.
- Bước 4: Ủy ban nhân dân tỉnh chuyển kết quả về Sở Văn hóa và Thể thao (qua Trung tâm Hành chính công tỉnh) để trả cho tổ chức, cá nhân
Trường hợp từ chối đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thì Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phải nêu rõ lý do bằng văn bản.
* Cách thức thực hiện: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm hành chính công tỉnh hoặc gửi qua đường bưu điện.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động (theo mẫu M8b1 ban hành kèm theo Thông tư 23/2014/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2014 của Bộ VHTTDL);
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đã được cấp cho cơ sở;
- Các giấy tờ liên quan đến nội dung thay đổi (tên gọi, địa chỉ, người đứng đầu, nội dung hoạt động);
- Dự thảo Quy chế hoạt động sửa đổi, bổ sung của cơ sở (nếu có sửa đổi, bổ sung).
b) Số lượng hồ sơ: 02 bộ.
* Thời hạn giải quyết: Thời gian thực hiện là 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
 
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
1. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.
2. Quy chế hoạt động sửa đổi, bổ sung của cơ sở được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt (trường hợp Quy chế hoạt động được sửa đổi, bổ sung)
* Lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động (theo mẫu M8b1 ban hành kèm theo Thông tư 23/2014/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2014 của Bộ VHTTDL);
* Điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.                   
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Có hiệu lực từ ngày 21/3/2009;
- Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định chi tiết về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; tiêu chuẩn của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn, chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc, tư vấn và tập huấn phòng, chống bạo lực          gia đình. Có hiệu lực từ ngày 30/4/2010.
- Thông tư số 23/2014/TT-BVHTTDL ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; tiêu chuẩn của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn; chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc,  tư vấn và tập huấn phòng, chống bạo lực gia đình.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
 
.........., ngày...... tháng....... năm........
 
 ĐƠN ĐỀ NGHỊ
ĐỔI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG
CỦA CƠ SỞ HỖ TRỢ NẠN NHÂN BẠO LỰC GIA ĐÌNH
 
 
 
 
 
Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
 
- Họ và tên (viết bằng chữ in hoa):……………………………………
- Đại diện Cơ sở:……………………………………………………
- Năm sinh:…………………………………………………………
- Địa chỉ thường trú: ................................................................................
- Số chứng minh nhân dân/hộ chiếu:……………… ngày cấp:…………….. nơi cấp …………….......................................................
Quốc tịch: ……………………………………………………………
- Đại diện Cơ sở:…………………………………………………
Làm đơn này đề nghị cơ quan có thẩm quyền đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.
Lý do đề nghị cấp đổi: Cơ sở có nhu cầu thay đổi …………………….(tên gọi, người đứng đầu, địa điểm đặt trụ sở).
Cam kết của Cơ sở:
- Việc đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở không nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cũng như các hoạt động khác;
- Thực hiện đúng Quy chế hoạt động của cơ sở được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các quy định của pháp luật hiện hành.
 
Đại diện tổ chức, cá nhân xin
đăng ký hoạt động của cơ sở

(ký tên)
 
 
 
 
 
 
4. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ.
- Bước 2: Chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn
Cán bộ của Trung tâm hành chính công chuyển hồ sơ về phòng chuyên môn.
- Bước 3:
+ Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ và trình UBND tỉnh
Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
+ Ủy ban nhân dân tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cho cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình (trường hợp từ chối nêu rõ lý do bằng văn bản)
- Bước 4: Ủy ban nhân dân tỉnh chuyển kết quả về Sở Văn hóa và Thể thao (qua Trung tâm Hành chính công tỉnh) để trả cho tổ chức, cá nhân.
* Cách thức thức hiện: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Trung tâm hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đăng ký hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình (mẫu số M4a, ban hành kèm theo Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL);
- Dự thảo Quy chế hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình. Quy chế phải có các nội dung cơ bản sau:
+ Mục tiêu, tên gọi, địa bàn và quy mô hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình;
+ Cơ cấu tổ chức, mối quan hệ trong chỉ đạo, điều hành của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình;
+ Trách nhiệm của người đứng đầu, nhân viên trực tiếp chăm sóc, tư vấn và những người khác làm việc tại cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình;
+ Trách nhiệm, quyền lợi của người gây bạo lực gia đình khi được tiếp nhận vào cơ sở tư vấn về phòng chống bạo lực gia đình;
+ Nguyên tắc quản lý tài sản, tài chính và những quy định có tính chất hành chính phù hợp với đặc điểm của loại hình cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.
- Xác nhận bằng văn bản của Uỷ ban nhân xã, phường, thị trấn về địa điểm của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình có trụ sở chính hoạt động đặt trên địa bàn;
- Bản thuyết minh về nguồn lực tài chính, gồm những nội dung sau:
+ Tình hình tài chính hiện có của cơ sở (bao gồm: tiền mặt, tiền gửi có trong tài khoản tại ngân hàng, kho bạc); nguồn kinh phí nếu nhận từ nguồn tài trợ, cần nêu rõ tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân tài trợ, số tiền, hiện vật và thời gian tài trợ;
+ Nguồn tài chính được cam kết đảm bảo cho hoạt động của cơ sở (nếu có).
- Sơ yếu lý lịch của người đứng đầu cơ sở có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc cơ quan quản lý nhà nước quản lý người đứng đầu;
- Danh sách người làm việc tại cơ sở có xác nhận của người đứng đầu cơ sở, kèm theo bản sao Giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình (nếu có). Nếu chưa có Giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình thì trong hồ sơ phải nêu rõ kế hoạch tham gia tập huấn cho người làm việc.
b). Số lượng hồ sơ: 03 bộ. Trong đó:
+ 02 bộ nộp tại Sở Văn hóa và Thể thao.
+ 01 bộ lưu tại cơ sở.
* Thời hạn giải quyết: Thời gian thực hiện là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
1. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình.
2. Quy chế hoạt động của cơ sở được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
* Lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đăng ký hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình (mẫu số M4a, ban hành kèm theo Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Có nơi làm việc cố định, có nguồn kinh phí để đảm bảo hoạt động của cơ sở;
- Người đứng đầu cơ sở có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không thuộc các trường hợp đang trong thời gian chấp hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án hoặc quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở chữa bệnh, đưa vào cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
- Có nhân viên tư vấn và người làm việc tại cơ sở đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại Điều 15 Nghị định số 08/2009/NĐ-CP, gồm các tiêu chuẩn:
+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có phẩm chất đạo đức tốt;
+ Có kiến thức và kinh nghiệm phù hợp với lĩnh vực tư vấn và hỗ trợ nạn nhân;
+ Có chứng chỉ nghiệp vụ tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình;
+ Người làm việc tại cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình phải được tập huấn về phòng, chống bạo lực gia đình.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Phòng, chống bạo lực gia đình số 02/2007/QH12 được Quốc hội thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2007. Có hiệu lực từ ngày 01/7/2008;
- Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Có hiệu lực từ ngày 21/3/2009;
- Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định chi tiết về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; tiêu chuẩn của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn, chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc, tư vấn và tập huấn phòng, chống bạo lực gia đình. Có hiệu lực từ ngày 30/4/2010.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
                                                     .........., ngày......tháng.......năm........
 
ĐƠN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG
CỦA CƠ SỞ TƯ VẤN VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH
 
 
 
 
Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
 
Căn cứ Luật phòng, chống bạo lực gia đình ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình;
Căn cứ Thông tư số..../2010/TT-BVHTTDL ngày... tháng....năm 2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hướng dẫn về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; tiêu chuẩn của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn, chứng chỉ nghiệp vụ chăm sóc, tư vấn và tập huấn phòng, chống bạo lực gia đình.
Sau khi đã xây dựng dự thảo Quy chế hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình với tên gọi là ……………….……………........…
Chúng tôi gồm1:
- Họ và tên (viết bằng chữ in hoa):……………………………......
- Năm sinh:………………………………………………………......
- Địa chỉ thường trú: ....................................................................................
- Số chứng minh nhân dân/hộ chiếu:………................................................  ngày cấp:……………........................ nơi cấp ……………....................................
- Quốc tịch: ………………………………………………………….....
- Trình độ học vấn ………………………………………………..........
Làm đơn này đề nghị cơ quan có thẩm quyền, kèm theo các loại giấy tờ cần thiết theo quy định, đăng ký hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình, hoạt động trong phạm vi2………………..,.........................có trụ sở đặt tại:...........................................................................................................
Hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình của chúng tôi chắc chắn sẽ góp phần vào việc phòng, chống bạo lực gia đình tại địa phương.
Chúng tôi (tôi) cam kết thực hiện đúng Quy chế hoạt động của cơ sở được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các quy định của pháp luật hiện hành.
 
     Đại diện tổ chức, cá nhân xin
     đăng ký hoạt động của cơ sở
 
[1]Nếu là tập thể sáng lập ghi rõ từng thành viên theo thông tin trên
2Toàn quốc/tỉnh/huyện
 
5. Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Sở Văn hóa và Thể thao gửi văn bản kèm 01 bộ hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét cấp giấy chứng nhận.
+ Trường hợp không cấp giấy chứng nhận, UBND tỉnh có văn bản trả lời và nêu rõ lý do
- Bước 4: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 5: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình (theo mẫu M8a, ban hành kèm theo Thông tư số 23/2014/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2014 của Bộ VHTTDL);
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cũ (trong trường hợp bị rách hoặc hỏng);
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hoặc quy chế hoạt động được phê duyệt (trong trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bị mất).
b) Số lượng hồ sơ: 01
* Thời hạn giải quyết: Thời gian thực hiện là 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình(cấp lại).
* Lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng chống bạo lực gia đình (Mẫu M8a, ban hành kèm theo TT 23/2014/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2014 của Bộ VHTTDL).
* Điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định chi tiết về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; tiêu chuẩn của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn, chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc, tư vấn và tập huấn phòng, chống bạo lực          gia đình. Có hiệu lực từ ngày 30/4/2010.
- Thông tư số 23/2014/TT-BVHTTDL ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; tiêu chuẩn của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn; chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc,  tư vấn và tập huấn phòng, chống bạo lực gia đình.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
 
.........., Ngày...... tháng....... năm........
 
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG
CỦA CƠ SỞ TƯ VẤN VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH
 
 
Kính gửi:..........................................................
 
- Họ và tên (viết bằng chữ in hoa):…………………………………………..
- Năm sinh:………………………………………………………………….
- Địa chỉ thường trú: .......................................................................................
- Số chứng minh nhân dân/hộ chiếu:……………… ngày cấp:…………….. nơi cấp ……………................................................................................................
Quốc tịch: …………………………………………………………………...
- Đại diện Cơ sở:…………………………………………………………….
Làm đơn này đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình.
Lý do đề nghị cấp lại: Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở bị ………………..(mất, rách nát, hư hỏng).
Cam kết của Cơ sở:
- Trung thực trong việc đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở;
- Thực hiện đúng Quy chế hoạt động của cơ sở được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các quy định của pháp luật hiện hành.
 
Đại diện tổ chức, cá nhân xin
đăng ký hoạt động của cơ sở

(Ký tên)
 
 
 
 
 
 
 
 
6. Đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ.
- Bước 2: Chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn
Cán bộ của Trung tâm hành chính công chuyển hồ sơ về phòng chuyên môn.
- Bước 3:
+ Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ và trình Ủy ban nhân dân tỉnh
Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
+ Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cho cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình.
Trường hợp từ chối đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thì Uỷ ban nhân dân tỉnh phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
 Quy chế hoạt động sửa đổi, bổ sung của cơ sở được cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động phê duyệt đồng thời với việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cho cơ sở.
* Cách thức thực hiện: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Trung tâm hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình (theo mẫu M8a1, ban hành kèm theo thông tư số 23/2014/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2014 của Bộ VHTTDL);
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đã được cấp cho cơ sở;
- Các giấy tờ liên quan đến nội dung thay đổi (tên gọi, địa chỉ, người đứng đầu, nội dung hoạt động);
- Dự thảo Quy chế hoạt động sửa đổi, bổ sung của cơ sở (nếu có sửa đổi, bổ sung).
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
* Thời hạn giải quyết: Thời gian thực hiện là 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Uỷ ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
1. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cho cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình.
2. Quy chế hoạt động sửa đổi, bổ sung của cơ sở được cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động phê duyệt (trường hợp Quy chế hoạt động được sửa đổi, bổ sung).
* Lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình (theo mẫu M8a1, ban hành kèm theo thông tư số 23/2014/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2014 của Bộ VHTTDL);
* Điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Có hiệu lực từ ngày 21/3/2009;
- Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định chi tiết về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; tiêu chuẩn của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn, chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc, tư vấn và tập huấn phòng, chống bạo lực gia đình. Có hiệu lực từ ngày 30/4/2010.
- Thông tư số 23/2014/TT-BVHTTDL ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; tiêu chuẩn của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn; chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc,  tư vấn và tập huấn phòng, chống bạo lực gia đình.
 
 
 
 
 
 
 
 
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
 
.........., ngày...... tháng....... năm........
 
 ĐƠN ĐỀ NGHỊ
ĐỔI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG
CỦA CƠ SỞ TƯ VẤN VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH
 
 
 
 
 
Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
 
- Họ và tên (viết bằng chữ in hoa):……………………………………
- Năm sinh:……………………………………………………
- Địa chỉ thường trú: ................................................................................
- Số chứng minh nhân dân/hộ chiếu:……………… ngày cấp:…………….. nơi cấp ……………......................................................
Quốc tịch: ……………………………………………
- Đại diện Cơ sở:……………………………………………………
Làm đơn này đề nghị cơ quan có thẩm quyền đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình.
Lý do đề nghị cấp đổi: Cơ sở có nhu cầu thay đổi ……………………………....... (tên gọi, người đứng đầu, địa điểm của trụ sở).
Cam kết của Cơ sở:
- Việc đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở không nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cũng như các hoạt động khác;
- Thực hiện đúng Quy chế hoạt động của cơ sở được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các quy định của pháp luật hiện hành.
 
Đại diện tổ chức, cá nhân xin
đăng ký hoạt động của cơ sở

(Ký tên)
 
 
 
 
 
 
 
7. Cấp Giấy chứng nhận nghiệp vụ về chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Định kỳ hằng năm hoặc trên cơ sở căn cứ vào số lượng người đăng ký thi lấy Chứng nhận nghiệp vụ về chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình; Chứng chỉ tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình, Sở Văn hoá và Thể thao thông báo ít nhất trên một tờ báo hàng ngày của trung ương hoặc địa phương trong ba số liên tiếp về việc tổ chức thi và lập danh sách những người có điểm thi đạt yêu cầu đề nghị Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao cấp Chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc; Chứng nhận nghiệp vụ tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình.
- Bước 2: Sở Văn hoá và Thể thao thành lập hội đồng thi và đánh giá kết quả thi.
- Bước 3: Cá nhân có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình gửi hồ sơ đăng ký tham dự kỳ thi tới Sở Văn hóa và Thể thao để  tham gia kỳ thi do Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức.
- Bước 4: Sở Văn hóa và Thể thao lập danh sách những người có điểm thi đạt yêu cầu  để cấp Giấy chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình.
* Cách thức thực hiện: Cá nhân nộp hồ sơ tại Trung tâm hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đăng ký tham dự kiểm tra;
- Giấy xác nhận đã qua khóa đào tạo tập huấn nghiệp vụ chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình;
- Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan nơi người đó công tác hoặc của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú;
- 02 ảnh cỡ 3x4cm.
b) Số lượng hồ sơ: 02 bộ.
* Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Văn hóa và Thể thao.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hoá và Thể thao.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Giấy chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình.
* Lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
* Điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:       
- Có Giấy chứng nhận đã qua đào tạo, tập huấn nghiệp vụ chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình;
- Đạt điểm tối thiểu là 50 điểm trở lên trong thang điểm 100 của mỗi môn thi do Sở Văn hóa, Thể thao tổ chức.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Có hiệu lực từ ngày 21/3/2009;
- Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao Quy định chi tiết về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; tiêu chuẩn của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn, chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc, tư vấn và tập huấn phòng, chống bạo lực gia đình. Có hiệu lực từ ngày 30/4/2010
 
 
 
 
 
8. Cấp Giấy chứng nhận nghiệp vụ tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1:  Định kỳ hằng năm hoặc trên cơ sở căn cứ vào số lượng người đăng ký thi lấy Chứng nhận nghiệp vụ về chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình; Chứng chỉ tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình, Sở Văn hoá và Thể thao thông báo ít nhất trên một tờ báo hàng ngày của trung ương hoặc địa phương trong ba số liên tiếp về việc tổ chức thi và lập danh sách những người có điểm thi đạt yêu cầu để cấp Chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc; Chứng nhận nghiệp vụ tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình.
- Bước 2: Cá nhân có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận nghiệp vụ tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình, căn cứ vào Thông báo về việc tổ chức thi lấy chứng nhận nghiệp vụ về chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình của Sở Văn hóa và Thể thao trên báo hàng ngày của Trung ương hoặc của địa phương, gửi hồ sơ đăng ký tham dự kỳ thi tới Sở Văn hóa và Thể thao để tham gia kỳ thi do Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức.
- Bước 3: Sở Văn hoá và Thể thao thành lập hội đồng thi và đánh giá kết quả thi.
- Bước 4: Sở Văn hóa và Thể thao lập danh sách những người có điểm thi đạt yêu cầu  để cấp Giấy chứng nhận nghiệp tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình.
* Cách thức thực hiện: Cá nhân nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đăng ký tham dự kiểm tra;
- Giấy xác nhận đã qua khóa đào tạo tập huấn nghiệp vụ tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình;
- Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan nơi người đó công tác hoặc của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú;
- 02 ảnh cỡ 3x4cm.
b) Số lượng hồ sơ: 01.
* Thời hạn giải quyết: Trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Văn hóa và Thể thao.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hoá và Thể thao.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Giấy chứng nhận nghiệp vụ tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình.
* Lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
* Điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Có Giấy chứng nhận đã qua đào tạo, tập huấn nghiệp vụ tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình;
- Đạt điểm tối thiểu là 50 điểm trở lên trong thang điểm 100 của mỗi môn thi do Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh tổ chức.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Có hiệu lực từ ngày 21/3/2009;
- Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định chi tiết về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; tiêu chuẩn của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn, chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc, tư vấn và tập huấn phòng, chống bạo lực gia đình. Có hiệu lực từ ngày 30/4/2010.
 
 
 
 
 
9. Cấp Thẻ nhân viên chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 4: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện: Cá nhân nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp Thẻ nhân viên chăm sóc;
- Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp;
- Giấy xác nhận quá trình công tác hoặc hoạt động trong lĩnh vực tư vấn của cơ quan, tổ chức nơi người đó công tác hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú;
- Bản sao chứng thực Chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình;
- 02 ảnh cỡ 3 x 4cm.
b) Số lượng hồ sơ: 02 bộ.
* Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Văn hóa và Thể thao.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hoá và Thể thao.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Thẻ nhân viên chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình.
* Lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
* Điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
 - Tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức: có phẩm chất đạo đức tốt, không vi phạm pháp luật hoặc vi phạm nhưng đã được xóa án tích; trong quá trình hành nghề phải tuân thủ quy chế hoạt động của cơ sở và các quy định khác của pháp luật;
- Tiêu chuẩn về kiến thức:
+ Có bằng tốt nghiệp phổ thông trung học trở lên. Tiêu chuẩn này chỉ áp dụng đối với những nhân viên chăm sóc tại các cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, được cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 17 Nghị định số 08/2009/NĐ-CPngày 04 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình;
+ Có chứng chỉ nghiệp vụ chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình do Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch cấp.
- Tiêu chuẩn về kinh nghiệm: có ít nhất 01 năm hoạt động trong một hoặc các lĩnh vực tư vấn về pháp luật, tâm lý, chăm sóc y tế, được cơ quan, tổ chức nơi người đó công tác hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Phòng, chống bạo lực gia đình số 02/2007/QH12 được Quốc hội thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2007. Có hiệu lực từ ngày 01/7/2008;
- Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Có hiệu lực từ ngày 21/3/2009;
- Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định chi tiết về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; tiêu chuẩn của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn, chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc, tư vấn và tập huấn phòng, chống bạo lực gia đình. Có hiệu lực từ ngày 30/4/2010.
 
10. Cấp lại Thẻ nhân viên chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 4: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện: Cá nhân nộp hồ sơ tại Trung tâm hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp lại thẻ;
- Thẻ cũ (trong trường hợp thẻ bị rách hoặc hư hỏng);
- Bản sao chứng thực Chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc.
- 02 ảnh cỡ 3 x 4cm
b) Số lượng hồ sơ: 02 bộ.
* Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Văn hóa và Thể thao.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hoá và Thể thao.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Thẻ nhân viên chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình (cấp lại).
* Lệ phí: Không.
* Mẫu đơn, mẫu tờ khai:Không.
* Điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Phòng, chống bạo lực gia đình số 02/2007/QH12 được Quốc hội thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2007. Có hiệu lực từ ngày 01/7/2008;
- Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Có hiệu lực từ ngày 21/3/2009;
- Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định chi tiết về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; tiêu chuẩn của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn, chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc, tư vấn và tập huấn phòng, chống bạo lực gia đình. Có hiệu lực từ ngày 30/4/2010.
 
11. Cấp Thẻ nhân viên tư vấn phòng, chống bạo lực gia đình
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 4: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện: Cá nhân nộp hồ sơ tại Trung tâm hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
-  Đơn đề nghị cấp Thẻ nhân viên tư vấn;
- Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp;
- Giấy xác nhận quá trình công tác hoặc hoạt động trong lĩnh vực tư vấn của cơ quan, tổ chức nơi người đó công tác hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú;
- Bản sao chứng thực Chứng nhận nghiệp vụ tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình;
- 02 ảnh cỡ 3 x 4cm.
b) Số lượng hồ sơ: 02 bộ.
* Thời hạn giải quyết: Thời gian thực hiện là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Văn hóa và Thể thao.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hoá và Thể thao.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Thẻ nhân viên tư vấn.
* Lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
* Điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
1. Tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức: có phẩm chất đạo đức tốt, không vi phạm pháp luật hoặc vi phạm nhưng đã được xóa án tích; trong quá trình hành nghề phải tuân thủ quy chế hoạt động của cơ sở và các quy định khác của pháp luật.
2. Tiêu chuẩn về kiến thức:
- Có bằng tốt nghiệp phổ thông trung học trở lên. Tiêu chuẩn này chỉ áp dụng đối với những nhân viên tư vấn tại các cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình được cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 17 Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình;
- Có chứng chỉ tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình do Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch cấp.
3. Tiêu chuẩn về kinh nghiệm: có ít nhất 01 năm hoạt động trong một hoặc các lĩnh vực tư vấn về pháp luật, tâm lý, chăm sóc y tế, được cơ quan, tổ chức nơi người đó công tác hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.
 
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Phòng, chống bạo lực gia đình số 02/2007/QH12 được Quốc hội thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2007. Có hiệu lực từ ngày 01/7/2008;
- Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Có hiệu lực từ ngày 21/3/2009;
- Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định chi tiết về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; tiêu chuẩn của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn, chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc, tư vấn và tập huấn phòng, chống bạo lực          gia đình. Có hiệu lực từ ngày 30/4/2010.
 
12. Cấp lại Thẻ nhân viên tư vấn phòng, chống bạo lực gia đình
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 4: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện: Cá nhân nộp hồ sơ tại Trung tâm hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp lại Thẻ nhân viên tư vấn;
- Thẻ cũ (trong trường hợp thẻ bị rách hoặc hư hỏng);
- Bản sao chứng thực Giấy Chứng nhận nghiệp vụ tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình.
- 02 ảnh cỡ 3 x 4cm
b) Số lượng hồ sơ: 02 bộ.
* Thời hạn giải quyết: Thời gian thực hiện là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Văn hóa và Thể thao.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hoá và Thể thao.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Thẻ nhân viên tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình (cấp lại).
* Lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
* Điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Phòng, chống bạo lực gia đình số 02/2007/QH12 được Quốc hội thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2007. Có hiệu lực từ ngày 01/7/2008;
- Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Có hiệu lực từ ngày 21/3/2009;
- Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định chi tiết về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; tiêu chuẩn của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn, chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc, tư vấn và tập huấn phòng, chống bạo lực gia đình. Có hiệu lực từ ngày 30/4/2010.
 
IX. LĨNH VỰC QUẢN LÝ SỬ DỤNG VŨ KHÍ, SÚNG SĂN, VẬT LIỆU NỔ, CÔNG CỤ HỖ TRỢ
1. Thủ tục cho phép tổ chức triển khai sử dụng vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thể thao, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ còn tính năng, tác dụng được sử dụng làm đạo cụ
* Trình tự thực hiện: 
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 4: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công tỉnh hoặc gửi qua đường bưu điện.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn đề nghị cho phép tổ chức triển khai sử dụng vũ khí quân dụng/súng săn/vũ khí thể thao/vật liệu nổ/công cụ hỗ trợ để làm đạo cụ (theo mẫu số 02 ban hành theo Thông tư số 06/2015/TT-BVHTTDL ngày 08/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư quy định trình tự, thủ tục tiếp nhận hồ sơ cấp Giấy phép mang vũ khí, công cụ hỗ trợ vào, ra khỏi lãnh thổ Việt Nam để trưng bày, triển lãm trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật; trình tự, thủ tục cho phép triển khai sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ làm đạo cụ).
+ Bản sao chứng thực quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cơ quan, tổ chức hoạt động văn hóa, nghệ thuật;
+ Kịch bản phim hoặc Bản nội dung chương trình biểu diễn nghệ thuật.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Văn hóa và Thể thao.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Văn hóa và Thể thao.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản trả lời.
* Lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cho phép triển khai sử dụng vũ khí quân dụng/súng săn/vũ khí thể thao/vật liệu nổ/công cụ hỗ trợ để làm đạo cụ (theo mẫu 02 ban hành theo Thông tư số 06/2015/TT-BVHTTDL ngày 08/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư quy định trình tự, thủ tục tiếp nhận hồ sơ cấp Giấy phép mang vũ khí, công cụ hỗ trợ vào, ra khỏi lãnh thổ Việt Nam để trưng bày, triển lãm trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật; trình tự, thủ tục cho phép triển khai sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ làm đạo cụ).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Thông tư liên tịch số 24/2014/TTLT-BVHTTDL-BCA ngày 30 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ trưởng Bộ Công an quy định quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ làm đạo cụ hoặc để trưng bày, triển lãm trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật. Có hiệu lực từ ngày 01/3/2015.
- Thông tư số 30/2012/TT-BCA ngày 29 tháng 5 năm 2012 của Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ và Nghị định số 25/2012/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2012 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. Có hiệu lực từ ngày 20/7/2012.
Thông tư số 06/2015/TT-BVHTTDL ngày 08/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư quy định trình tự, thủ tục tiếp nhận hồ sơ cấp Giấy phép mang vũ khí, công cụ hỗ trợ vào, ra khỏi lãnh thổ Việt Nam để trưng bày, triển lãm trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật; trình tự, thủ tục cho phép triển khai sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ làm đạo cụ. Có hiệu lực từ ngày 01/9/2015.
 

CƠ QUAN CHỦ QUẢN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CƠ QUAN, TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

……….., ngày…… tháng……. năm …….
 
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP TRIỂN KHAI SỬ DỤNG
VŨ KHÍ QUÂN DỤNG/SÚNG SĂN/VŨ KHÍ THỂ THAO/
VẬT LIỆU NỔ/CÔNG CỤ HỖ TRỢ ĐỂ LÀM ĐẠO CỤ
 
 
 
  
 
Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
 
 
1. Tên cơ quan/tổ chức (ghi bằng chữ  in hoa): ...........................................
2. Địa chỉ trụ sở chính: .................................................................................
Điện thoại:...........................……- Fax:........................................................
Website:................................................... - Email:........................................
3. Họ tên người đại diện theo pháp luật của cơ quan/tổ chức:…..…………
Giới tính:............................….Chức danh:....................................................
Sinh ngày:......./…..../…....Dân tộc:........................ Quốc tịch:.....................        Giấy chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) còn giá trị sử dụng số: ............ Ngày cấp: …../….../…..Nơi cấp: ....................................................
4. Nội dung đề nghị:
- Loại vũ khí đề nghị sử dụng:
                      Vũ khí quân dụng                          
                      Súng săn
                      Vũ khí thể thao
- Vật liệu nổ đề nghị sử dụng: ......................................................................
- Công cụ hỗ trợ đề nghị sử dụng: ................................................................
Loại hình: Phim/chương trình biểu diễn nghệ thuật (ghi rõ tên phim/chương trình biểu diễn nghệ thuật) ...........................................................
Lý do đề nghị: ....................................................................................
Đề nghị ....................................... (ghi rõ tên cơ quan chủ quản hoặc Sở Sở Văn hóa, Thể thaoQuảng Ninh) cho phép triển khai thực hiện sử dụng vũ khí quân dụng/súng săn/vũ khí thể thao/vật liệu nổ/công cụ hỗ trợ còn tính năng, tác dụng để làm đạo cụ trong phim/chương trình biểu diễn nghệ thuật.
Cam kết: Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
  ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
 
A2. LĨNH VỰC THỂ DỤC THỂ THAO
1. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Sở Văn hóa và Thể thao gửi văn bản kèm 01 bộ hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét cấp giấy phép.
+ Trường hợp không cấp giấy phép, UBND tỉnh có văn bản trả lời và nêu rõ lý do
- Bước 4: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 5: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện: Tổ chức nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công tỉnh hoặc gửi qua đường bưu điện.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
(1) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao);
(2) Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh (Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao):
+ Đội ngũ cán bộ, nhân viên thể thao đáp ứng yêu cầu của hoạt động thể thao chuyên nghiệp.
+ Vận động viên chuyên nghiệp, huấn luyện viên chuyên nghiệp.
+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp với hoạt động thể thao chuyên nghiệp.
+  Nguồn tài chính bảo đảm cho hoạt động của câu lạc bộ.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết: 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
- Cơ quan được ủy quyền thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.  
* Lệ phí: Không
* Tên mẫu đơn, tờ khai:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao);
- Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh (Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao);
* Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính:
(1) Huấn luyện viên thể thao chuyên nghiệp là người được chứng nhận chuyên môn về chuyên ngành thể dục, thể thao từ bậc trung cấp trở lên hoặc có chứng chỉ chuyên môn do Liên đoàn thể thao quốc gia, Liên đoàn thể thao quốc tế tương ứng cấp.
(2) Bác sĩ, nhân viên y tế có chứng chỉ về y học thể thao do cơ quan có thẩm quyền cấp.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29/11/2006. Có hiệu lực từ ngày 01/7/2007.
- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ  quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thế dục, Thể thao. Có hiệu lực từ ngày 03/8/2007.
- Thông tư số 05/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của Ủy ban Thể dục, thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2007.
- Thông tư số 08/2011/TT-BVHTTDL ngày 29/6/2011 sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2011.
- Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 01/02/2015.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao
đối với câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp/doanh nghiệp kinh doanh
 hoạt động thể thao...........................(tên môn thể thao)
 
 
 
  
 

Kính gửi:
 
Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
 
 
1. Tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận (viết bằng chữ  in hoa):..........
.......................................................................................................................
Tên giao dịch (nếu có):................................................................................
Tên viết tắt (nếu có): ....................................................................................
2. Địa chỉ trụ sở chính: .................................................................................
Điện thoại :.........................  Fax: .................................................................
Website: ..............................Email: ..............................................................
3. Họ tên người đại diện theo pháp luật: …..…………................................
Giới tính: ............................….Chức danh: ..................................................
Sinh ngày: ......./…..../…....Dân tộc: ......... Quốc tịch: .................................
Giấy chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) số : ..........................................
Ngày cấp: …../….../…..Nơi cấp: .........................................................…....
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:..................................................................
Chỗ ở hiện tại: ..............................................................................................
4. Tên, địa chỉ chi nhánh/văn phòng đại diện (nếu có): ...............................
5. Địa chỉ nơi kinh doanh hoạt động thể thao đề nghị cấp phép: .................
.......................................................................................................................
6. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: ......do: .................cấp ngày.... tháng..... năm......, đăng ký thay đổi lần thứ...... ngày..... tháng.... năm......
7. Căn cứ vào các quy định hiện hành, đề nghị cấp giấy giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao cho doanh nghiệp........để kinh doanh hoạt động thể thao .....................................(tên hoạt động thể thao/môn thể thao).
8. Cam kết:
- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về kinh doanh hoạt động thể thao;
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao./.
 
  ........, ngày ........tháng........ năm .......
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA
TỔ CHỨC
ĐỀ NGHỊ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức vụ)
 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
 
BẢN TÓM TẮT
Tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh
hoạt động thể thao môn: ........................
 
 
 
 
Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Quảng Ninh
 
- Tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận (viết bằng chữ  in hoa): ...........
.......................................................................................................................
- Địa chỉ trụ sở chính: ...................................................................................
Điện thoại: ................................. Fax: ..........................................................
Website: .....................................Email: .......................................................
Sau đây là tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh của .....................(tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận) như sau:
1. Đội ngũ cán bộ, nhân viên:
- Số lượng:
- Trình độ chuyên môn của từng cán bộ, nhân viên (Danh sách trích ngang kèm theo)
2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị:
- Mô tả về cơ sở vật chất: .............................................................................
- Thống kê trang thiết bị, dụng cụ phục vụ hoạt động thể thao tại cơ sở (Bản kê khai kèm theo) ...........................................................................................
3. Nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh: ....................................
.......................................................................................................................
Chúng tôi cam kết:
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung kê khai;
- Đảm bảo duy trì và nâng cấp các điều kiện nêu trên trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về các điều kiện đã trình bày./.
 
  TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức vụ)

2. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Sở Văn hóa và Thể thao gửi văn bản kèm 01 bộ hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét cấp giấy phép.
+ Trường hợp không cấp giấy phép, UBND tỉnh có văn bản trả lời và nêu rõ lý do
- Bước 4: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 5: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện: Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công tỉnh hoặc gửi qua đường bưu điện.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
(1) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao);
(2) Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh (Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao):
+ Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động;
+ Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao;
+ Có nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan được ủy quyền thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận. 
* Lệ phí: Không          
* Tên mẫu đơn, tờ khai:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao);
- Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh (Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao);
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
1. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trang thiết bị từng môn thể thao của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao quy định tại Điều 13 Nghị định 112/2007/NĐ-CP là quy chuẩn được quy định trong luật từng môn thể thao do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Thể dục thể thao ban hành.
2. Cán bộ, nhân viên chuyên môn của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao có hướng dẫn tập luyện hoặc đào tạo vận động viên quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 112/2007/NĐ-CP gồm:
a) Huấn luyện viên thể thao
- Huấn luyện viên thể thao của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao là người có bằng cấp về chuyên ngành thể dục, thể thao từ bậc trung cấp trở lên hoặc có chứng nhận chuyên môn do Liên đoàn thể thao quốc gia, Liên đoàn thể thao quốc tế tương ứng cấp.
- Số lượng huấn luyện viên thể thao làm việc tại doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao phải bảo đảm theo yêu cầu đặc thù từng môn thể thao.
- Liên đoàn thể thao quốc gia, Hiệp hội thể thao quốc gia quy định số lượng tối thiểu huấn luyện viên huấn luyện số lượng người tập cụ thể đối với từng môn thể thao.
b) Bác sĩ hoặc nhân viên y tế:
- Bác sĩ hoặc nhân viên y tế của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao là người có chứng chỉ về y học thể thao:
+ Huấn luyện viên thể thao chuyên nghiệp là người được chứng nhận chuyên môn về chuyên ngành thể dục, thể thao từ bậc trung cấp trở lên hoặc có chứng chỉ chuyên môn do Liên đoàn thể thao quốc gia, Liên đoàn thể thao quốc tế tương ứng cấp.
+ Bác sĩ, nhân viên y tế có chứng chỉ về y học thể thao do cơ quan có thẩm quyền cấp.
 - Doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao phải có bác sĩ hoặc nhân viên y tế thường trực.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29/11/2006. Có hiệu lực từ ngày01/7/2007.
- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ  quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thế dục, Thể thao. Có hiệu lực từ ngày 03/8/2007.
- Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của Ủy ban Thể dục, thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2007.
- Thông tư số 08/2011/TT-BVHTTDL ngày 29/6/2011 sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2011.
 - Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 01/02/2015.
 
 
 
 
 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
 
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao
đối với câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp/doanh nghiệp kinh doanh
 hoạt động thể thao...........................(tên môn thể thao)
 
 
 
  
 
Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
 
1. Tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận (viết bằng chữ  in hoa):..........
.......................................................................................................................
Tên giao dịch (nếu có):................................................................................
Tên viết tắt (nếu có): ....................................................................................
2. Địa chỉ trụ sở chính: .................................................................................
Điện thoại :.........................  Fax: .................................................................
Website: ..............................Email: ..............................................................
3. Họ tên người đại diện theo pháp luật: …..…………................................
Giới tính: ............................….Chức danh: ..................................................
Sinh ngày: ......./…..../…....Dân tộc: ......... Quốc tịch: .................................
Giấy chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) số : ..........................................
Ngày cấp: …../….../…..Nơi cấp: .........................................................…....
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:..................................................................
Chỗ ở hiện tại: ..............................................................................................
4. Tên, địa chỉ chi nhánh/văn phòng đại diện (nếu có): ...............................
5. Địa chỉ nơi kinh doanh hoạt động thể thao đề nghị cấp phép: .................
.......................................................................................................................
6. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: ......do: .................cấp ngày.... tháng..... năm......, đăng ký thay đổi lần thứ...... ngày..... tháng.... năm......
7. Căn cứ vào các quy định hiện hành, đề nghị cấp giấy giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao cho doanh nghiệp........để kinh doanh hoạt động thể thao .....................................(tên hoạt động thể thao/môn thể thao).
8. Cam kết:
- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về kinh doanh hoạt động thể thao;
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao./.
 
  ........, ngày ........tháng........ năm .......
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA
TỔ CHỨC
ĐỀ NGHỊ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức vụ)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
 
BẢN TÓM TẮT
Tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh
hoạt động thể thao môn: ........................
 
 
 
  

Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
 
- Tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận (viết bằng chữ  in hoa): ...........
.......................................................................................................................
- Địa chỉ trụ sở chính: ...................................................................................
Điện thoại: ................................. Fax: ..........................................................
Website: .....................................Email: .......................................................
Sau đây là tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh của .....................(tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận) như sau:
1. Đội ngũ cán bộ, nhân viên:
- Số lượng:
- Trình độ chuyên môn của từng cán bộ, nhân viên (Danh sách trích ngang kèm theo)
2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị:
- Mô tả về cơ sở vật chất: .............................................................................
- Thống kê trang thiết bị, dụng cụ phục vụ hoạt động thể thao tại cơ sở (Bản kê khai kèm theo) ...........................................................................................
3. Nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh: ....................................
.......................................................................................................................
Chúng tôi cam kết:
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung kê khai;
- Đảm bảo duy trì và nâng cấp các điều kiện nêu trên trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về các điều kiện đã trình bày./.
 
  TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức vụ)

3. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động billards & snooker
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Sở Văn hóa và Thể thao gửi văn bản kèm 01 bộ hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét cấp giấy phép.
+ Trường hợp không cấp giấy phép, UBND tỉnh có văn bản trả lời và nêu rõ lý do
- Bước 4: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 5: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện: Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công tỉnh hoặc gửi qua đường bưu điện.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
(1) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao);
(2) Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh (Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao):
+ Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động;
+ Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao;
+ Có nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết: 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan được ủy quyền thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.
* Lệ phí: Không
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao);
- Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh (Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
(1) Về cơ sở vật chất:
- Khu vực đặt bàn phải được bố trí trong khuôn viên có mái che.
- Mỗi bàn được đặt có khoảng cách tối thiểu tính từ thành bàn tới tường là 1,5m. Trong trường hợp có từ 02 bàn trở lên, khoảng cách các bàn với nhau tối thiểu là 1,2m.
- Ánh sáng: Độ sáng tới các điểm trên mặt bàn và thành băng tối thiểu từ 300Lux.
- Đèn chiếu sáng: Trường hợp đèn được thiết kế cho mỗi bàn thì độ cao của đèn tính từ mặt bàn trở lên ít nhất là 1m.
- Phải có phòng vệ sinh, tủ thuốc sơ cấp cứu phục vụ cho người đến tập luyện; bảng nội quy quy định giờ sinh hoạt tập luyện, không được tổ chức đánh bạc dưới mọi hình thức, không hút thuốc, uống rượu bia.
- Nơi hoạt động phải thoáng mát, nếu trang bị máy lạnh thì cửa ra vào không được sử dụng kính màu hoặc che chắn, bảo đảm nhìn thấy được toàn bộ bên trong pḥng.
(2) Về dụng cụ, trang thiết bị:
- Bàn: Bao gồm các loại bàn snooker, bàn carom, bàn pool dựa trên các tiêu chuẩn chung của quốc tế về từng loại bàn. Cụ thể:
+ Bàn snooker: Kích thước lòng bàn 3,569m - 1,778m +/- 13mm. Chiều cao tính từ mặt sàn tới mặt băng 85 - 88mm.
+ Bàn pool: Kích thước lòng bàn 2,54m - 1,27m +/- 3mm. Chiều cao tính từ mặt sàn tới mặt băng 74mm - 79mm.
+ Bàn carom: Kích thước lòng bàn lớn 2,84m - 1,42m +/- 5mm, kích thước lòng bàn nhỏ 2,54m - 1,27m +/- 5mm. Chiều cao tính từ mặt sàn tới mặt băng 75mm - 80mm.
- Vải bàn: Các loại bàn phải được trải các tấm vải theo đúng chủng loại.
- Bi: Bi sử dụng dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế theo chủng loại bàn.
- Các trang thiết bị khác: Cơ sở kinh doanh cung cấp các loại cơ, cầu nối, lơ, giá để cơ, bảng ghi điểm.
(3) Về cán bộ, nhân viên chuyên môn
- Doanh nghiệp có hướng dẫn tập luyện hoặc đào tạo vận động viên phải có:
+ Huấn luyện viên thể thao có bằng cấp về chuyên ngành thể dục, thể thao từ bậc trung cấp trở lên hoặc có chứng nhận chuyên môn do Liên đoàn thể thao quốc gia, Liên đoàn thể thao quốc tế tương ứng cấp.
+ Bác sĩ hoặc nhân viên y tế có chứng chỉ về y học thể thao do Viện Khoa học thể dục thể thao hoặc cơ sở có chức năng đào tạo chuyên ngành y học thể thao cấp.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật thể dục, thể thao sô 77/2006/QH11 ngày 29/11/2006. Có hiệu lực từ ngày 01/7/2007.
- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ  quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thế dục, Thể thao. Có hiệu lực từ ngày 03/8/2007.
- Thông tư số 05/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của Ủy ban Thể dục, thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2007.
- Thông tư số 08/2011/TT-BVHTTDL ngày 29/6/2011 sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2011.
- Thông tư số 15/2010/TT-BVHTTDL ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động billards & snooker. Có hiệu lực từ ngày 14/02/2011.
- Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 01/02/2015.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
  

ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao
đối với câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp/doanh nghiệp kinh doanh
 hoạt động thể thao...........................(tên môn thể thao)
 
 
 
  
 
Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
 
 
1. Tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận (viết bằng chữ  in hoa):..........
.......................................................................................................................
Tên giao dịch (nếu có):................................................................................
Tên viết tắt (nếu có): ....................................................................................
2. Địa chỉ trụ sở chính: .................................................................................
Điện thoại :.........................  Fax: .................................................................
Website: ..............................Email: ..............................................................
3. Họ tên người đại diện theo pháp luật: …..…………................................
Giới tính: ............................….Chức danh: ..................................................
Sinh ngày: ......./…..../…....Dân tộc: ......... Quốc tịch: .................................
Giấy chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) số : ..........................................
Ngày cấp: …../….../…..Nơi cấp: .........................................................…....
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:..................................................................
Chỗ ở hiện tại: ..............................................................................................
4. Tên, địa chỉ chi nhánh/văn phòng đại diện (nếu có): ...............................
5. Địa chỉ nơi kinh doanh hoạt động thể thao đề nghị cấp phép: .................
.......................................................................................................................
6. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: ......do: .................cấp ngày.... tháng..... năm......, đăng ký thay đổi lần thứ...... ngày..... tháng.... năm......
7. Căn cứ vào các quy định hiện hành, đề nghị cấp giấy giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao cho doanh nghiệp........để kinh doanh hoạt động thể thao .....................................(tên hoạt động thể thao/môn thể thao).
8. Cam kết:
- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về kinh doanh hoạt động thể thao;
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao./.
 
  ........, ngày ........tháng........ năm .......
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA
TỔ CHỨC
ĐỀ NGHỊ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức vụ)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
  

BẢN TÓM TẮT
Tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh
hoạt động thể thao môn: ........................
 
 
 
  

Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao
 
 
- Tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận (viết bằng chữ  in hoa): ...........
.......................................................................................................................
- Địa chỉ trụ sở chính: ...................................................................................
Điện thoại: ................................. Fax: ..........................................................
Website: .....................................Email: .......................................................
Sau đây là tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh của .....................(tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận) như sau:
1. Đội ngũ cán bộ, nhân viên:
- Số lượng:
- Trình độ chuyên môn của từng cán bộ, nhân viên (Danh sách trích ngang kèm theo)
2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị:
- Mô tả về cơ sở vật chất: .............................................................................
- Thống kê trang thiết bị, dụng cụ phục vụ hoạt động thể thao tại cơ sở (Bản kê khai kèm theo) ...........................................................................................
3. Nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh: ....................................
.......................................................................................................................
Chúng tôi cam kết:
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung kê khai;
- Đảm bảo duy trì và nâng cấp các điều kiện nêu trên trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về các điều kiện đã trình bày./.
 
  TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức vụ)

4. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động thể dục thể hình
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Sở Văn hóa và Thể thao gửi văn bản kèm 01 bộ hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét cấp giấy phép.
+ Trường hợp không cấp giấy phép, UBND tỉnh có văn bản trả lời và nêu rõ lý do
- Bước 4: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 5: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện: Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công tỉnh hoặc gửi qua đường bưu điện.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
(1) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao);
(2) Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh (Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao):
+ Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động;
+ Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao;
+ Có nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan được ủy quyền thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.
* Lệ phí: Không
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao);
- Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh (Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
(1) Về cơ sở vật chất:
- Địa điểm tập luyện môn thể dục thể hình phải có mái che, diện tích từ 60m2 trở lên; khoảng cách giữa các thiết bị tập luyện thể dục thể hình từ 1m trở lên;
- Mặt sàn phải bằng phẳng, không trơn trượt, không biến dạng;
- Có hệ thống chiếu sáng độ rọi từ 150Lux trở lên;
- Có hệ thống thông gió đảm bảo thông thoáng;
- Có âm thanh, tiếng ồn không vượt quá 90dBA;
- Có tủ thuốc sơ cấp cứu, khu vực thay đồ và gửi quần áo, vệ sinh, để xe;
- Bảng nội quy quy định giờ tập luyện, các quy định bảo đảm an toàn khi tập luyện, không hút thuốc, uống rượu, bia;
- Đảm bảo thời gian hoạt động, an ninh trật tự, vệ sinh, môi trường, an toàn lao động, phòng, chống cháy nổ theo quy định.
(2) Về trang thiết bị:
Trang thiết bị tập luyện phải có giấy chứng nhận của cơ quan quản lý nhà nước về tiêu chuẩn đo lường chất lượng, bảo đảm đáp ứng được yêu cầu tập luyện của người tập, không gây nguy hiểm, không gây các biến đổi không tốt cho sự phát triển của cơ thể người tập.
(3) Về cán bộ, nhân viên chuyên môn
- Doanh nghiệp có hướng dẫn tập luyện hoặc đào tạo vận động viên phải có:
+ Huấn luyện viên thể thao có bằng cấp về chuyên ngành thể dục, thể thao từ bậc trung cấp trở lên hoặc có chứng nhận chuyên môn do Liên đoàn thể thao quốc gia, Liên đoàn thể thao quốc tế tương ứng cấp.
+ Bác sĩ hoặc nhân viên y tế có chứng chỉ về y học thể thao do Viện Khoa học thể dục thể thao hoặc cơ sở có chức năng đào tạo chuyên ngành y học thể thao cấp.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29/11/2006. Có hiệu lực  từ ngày 01/7/2007.
- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ  quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thế dục, Thể thao. Có hiệu lực từ ngày 03/8/2007.
- Thông tư số 05/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của Ủy ban Thể dục, thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2007.
- Thông tư số 08/2011/TT-BVHTTDL ngày 29/6/2011 sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2011.
- Thông tư số 16/2010/TT-BVHTTDL ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động thể dục thể hình. Có hiệu lực từ ngày 14/02/2011.
- Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 01/02/2015.
 
 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
 
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao
đối với câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp/doanh nghiệp kinh doanh
 hoạt động thể thao...........................(tên môn thể thao)
 
 
 
  
 
Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Quảng Ninh
 
1. Tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận (viết bằng chữ  in hoa):..........
.......................................................................................................................
Tên giao dịch (nếu có):................................................................................
Tên viết tắt (nếu có): ....................................................................................
2. Địa chỉ trụ sở chính: .................................................................................
Điện thoại :.........................  Fax: .................................................................
Website: ..............................Email: ..............................................................
3. Họ tên người đại diện theo pháp luật: …..…………................................
Giới tính: ............................….Chức danh: ..................................................
Sinh ngày: ......./…..../…....Dân tộc: ......... Quốc tịch: .................................
Giấy chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) số : ..........................................
Ngày cấp: …../….../…..Nơi cấp: .........................................................…....
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:..................................................................
Chỗ ở hiện tại: ..............................................................................................
4. Tên, địa chỉ chi nhánh/văn phòng đại diện (nếu có): ...............................
5. Địa chỉ nơi kinh doanh hoạt động thể thao đề nghị cấp phép: .................
.......................................................................................................................
6. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: ......do: .................cấp ngày.... tháng..... năm......, đăng ký thay đổi lần thứ...... ngày..... tháng.... năm......
7. Căn cứ vào các quy định hiện hành, đề nghị cấp giấy giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao cho doanh nghiệp........để kinh doanh hoạt động thể thao .....................................(tên hoạt động thể thao/môn thể thao).
8. Cam kết:
- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về kinh doanh hoạt động thể thao;
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao./.
 
  ........, ngày ........tháng........ năm .......
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA
TỔ CHỨC
ĐỀ NGHỊ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức vụ)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
  

BẢN TÓM TẮT
Tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh
hoạt động thể thao môn: ........................
 
 
 
  

Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
 
- Tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận (viết bằng chữ  in hoa): ...........
.......................................................................................................................
- Địa chỉ trụ sở chính: ...................................................................................
Điện thoại: ................................. Fax: ..........................................................
Website: .....................................Email: .......................................................
Sau đây là tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh của .....................(tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận) như sau:
1. Đội ngũ cán bộ, nhân viên:
- Số lượng:
- Trình độ chuyên môn của từng cán bộ, nhân viên (Danh sách trích ngang kèm theo)
2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị:
- Mô tả về cơ sở vật chất: .............................................................................
- Thống kê trang thiết bị, dụng cụ phục vụ hoạt động thể thao tại cơ sở (Bản kê khai kèm theo) ...........................................................................................
3. Nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh: ....................................
.......................................................................................................................
Chúng tôi cam kết:
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung kê khai;
- Đảm bảo duy trì và nâng cấp các điều kiện nêu trên trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về các điều kiện đã trình bày./.
 
  TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức vụ)
 

5. Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động mô tô nước trên biển
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Sở Văn hóa và Thể thao gửi văn bản kèm 01 bộ hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét cấp giấy phép.
+ Trường hợp không cấp giấy phép, UBND tỉnh có văn bản trả lời và nêu rõ lý do
- Bước 4: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 5: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện: Doanh nghiệp nộp hồ sơ  trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Trung tâm Hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
(1) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao);
(2) Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh (Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao):
+ Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động;
+ Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao;
+ Có nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan được ủy quyền thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.
* Lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao);
- Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh (Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
(1) Về vùng hoạt động mô tô nước
- Vùng hoạt động mô tô nước là vùng mặt nước được xác định bằng tọa đồ trên hải đồ và hệ thống phao tiêu hoặc cờ được định vị phù hợp với quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Vùng hoạt động mô tô nước ven biển phải bảo đảm các điều kiện sau:
+ Có độ sâu tối thiểu 2m, không có đá ngầm, không có rạn san hô;
+ Khoảng cách từ mép nước của bờ biển đến giới hạn ngoài của vùng hoạt động tối đa là 650m, đến giới hạn trong của vùng hoạt động tối thiểu là 60m.
(2) Về bảng khuyến cáo và bảng nội quy hoạt động
Bảng khuyến cáo và bảng nội quy hoạt động phải đặt ở những vị trí thích hợp, dễ nhận biết. Nội dung chủ yếu của bảng khuyến cáo và bảng nội quy hoạt động gồm:
- Người tắm biển, người đang thực hiện các công tác trên biển tuyệt đối không được vào vùng có phương tiện hoạt động, hoặc đu bám hệ thống cờ, phao neo giới hạn an toàn (trừ nhân viên đang thừa hành nhiệm vụ và thực hiện công tác cứu nạn trên biển);
- Người tham gia vào hoạt động thể thao mô tô nước phải mặc áo phao, biết bơi, không mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp, hô hấp;
- Không được uống rượu, bia và sử dụng các chất kích thích khác khi tham gia các hoạt động thể thao mô tô nước;
- Không được điều khiển các phương tiện ra khỏi vùng hoạt động cho phép đã có cờ, phao neo.
(3) Về bến bãi neo đậu
- Phù hợp với quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Phải có hệ thống tiếp nhận dầu thải từ các phương tiện khi hoạt động trên biển.
- Vị trí cửa ra vào của mỗi bến bãi neo đậu phương tiện phải cách nhau ít nhất là 250m; cửa ra vào bến bãi neo đậu của phương tiện phải có chiều rộng tối thiểu là 6m.
(4) Về phao neo, cờ
- Phao neo, cờ có màu sắc tương phản với màu nước và cảnh quan môi trường để dễ quan sát, phù hợp theo Quy tắc báo hiệu đường thủy nội địa Việt Nam (22TCN 269 – 2000) ban hành theo Quyết định số 4099/2000/QĐ-BGTVT ngày 28 tháng 12 năm 2000 của Bộ Giao thông Vận tải.
Chất liệu được sử dụng làm phao neo phải là các chất liệu không gây ô nhiễm môi trường biển.
- Phao neo, cờ có kích thước như sau:
+ Đường kính phao tiêu ít nhất là 30cm, kích thước cờ từ 30 x 40cm trở lên;
+ Khoảng cách giữa các cờ hoặc phao tiêu không quá 10m.
(5) Về trang thiết bị tập luyện
- Động cơ của mô tô nước phải có công suất (tính bằng sức ngựa) phù hợp với thiết kế kỹ thuật của phương tiện, khi hoạt động không gây tiếng ồn làm ảnh hưởng đến khu vực nghỉ dưỡng, viện nghiên cứu, trường học, khu dân cư.
- Mô tô nước khi đưa vào hoạt động phải có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường do cơ quan có thẩm quyền cấp.
- Mô tô nước không được thải nước làm mát động cơ có nồng độ dầu vượt quá 05mg/lít (Theo TCVN 5945:2005 - Nước thải công nghiệp - Tiêu chuẩn thải ban hành theo Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường); có các thiết bị ngăn ngừa việc rơi vãi xăng, dầu, dầu thải xuống biển.
- Mô tô nước phải được kiểm tra định kỳ về chất lượng an toàn kỹ thuật, an toàn môi trường theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
(6) Về thông tin liên lạc và an toàn cứu nạn
- Thông tin liên lạc: Cơ sở thể thao phải trang bị hệ thống thông tin đảm bảo yêu cầu liên lạc từ Bộ phận Điều hành và cứu hộ đến các vùng hoạt động thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của cơ sở thể thao.
- An toàn cứu nạn:
+ Cơ sở thể thao phải có trạm quan sát bảo đảm quan sát được toàn bộ vùng hoạt động thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của cơ sở.
+ Cơ sở thể thao phải có ca nô cứu hộ, phao cứu sinh (ít nhất là 05 phao), áo phao (ít nhất 02 áo phao/ 01 Môtô nước).
+ Người tham gia hoạt động phải mặc áo phao và phải được hướng dẫn sử dụng thành thạo phao cứu sinh. Những người không biết sử dụng hoặc sử dụng không thành thạo mô tô nước phải có huấn luyện viên hoặc hướng dẫn viên đi kèm để điều khiển, hỗ trợ.
+ Phải bố trí nhân viên y tế thường trực và có phương án khắc phục sự cố, tai nạn xảy ra.
(7) Về cán bộ, nhân viên chuyên môn
- Doanh nghiệp có hướng dẫn tập luyện hoặc đào tạo vận động viên phải có:
+ Huấn luyện viên thể thao có bằng cấp về chuyên ngành thể dục, thể thao từ bậc trung cấp trở lên hoặc có chứng nhận chuyên môn do Liên đoàn thể thao quốc gia, Liên đoàn thể thao quốc tế tương ứng cấp.
+ Bác sĩ hoặc nhân viên y tế có chứng chỉ về y học thể thao do Viện Khoa học thể dục thể thao hoặc cơ sở có chức năng đào tạo chuyên ngành y học thể thao cấp.
- Nhân viên cứu hộ phải có giấy chứng nhận về khả năng bơi cứu hộ 400 m trở lên, do Tổng cục Thể dục thể thao hoặc Hiệp hội Thể thao dưới nước Việt Nam cấp hoặc công nhận.
- Người hướng dẫn tập luyện, nhân viên cứu hộ phải được khám sức khỏe theo quy định trước khi tham gia hoạt động và phải tái khám định kỳ 6 tháng một lần.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29/11/2006. Có hiệu lực từ ngày 01/7/2007.
- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ  quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thế dục, Thể thao. Có hiệu lực từ ngày 03/8/2007.
- Thông tư số 05/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của Ủy ban Thể dục, thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2007.
- Thông tư số 08/2011/TT-BVHTTDL ngày 29/6/2011 sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2011.
- Thông tư số 17/2010/TT-BVHTTDL ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động mô tô nước trên biển. Có hiệu lực từ ngày 14/02/2011.
- Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 01/02/2015.
- Thông tư số 19/2014/TT-BVHTTDL ngày 08 tháng 12 năm 2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 88/2008/TT-BVHTTDL, Thông tư số 17/2010/TT-BVHTTDL, Thông tư số 03/2013/TT-BVHTTDL. Có hiệu lực từ ngày 10/02/2015.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
  

ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao
đối với câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp/doanh nghiệp kinh doanh
 hoạt động thể thao...........................(tên môn thể thao)
 
 
 
  
 
Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
 
1. Tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận (viết bằng chữ  in hoa):..........
.......................................................................................................................
Tên giao dịch (nếu có):................................................................................
Tên viết tắt (nếu có): ....................................................................................
2. Địa chỉ trụ sở chính: .................................................................................
Điện thoại :.........................  Fax: .................................................................
Website: ..............................Email: ..............................................................
3. Họ tên người đại diện theo pháp luật: …..…………................................
Giới tính: ............................….Chức danh: ..................................................
Sinh ngày: ......./…..../…....Dân tộc: ......... Quốc tịch: .................................
Giấy chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) số : ..........................................
Ngày cấp: …../….../…..Nơi cấp: .........................................................…....
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:..................................................................
Chỗ ở hiện tại: ..............................................................................................
4. Tên, địa chỉ chi nhánh/văn phòng đại diện (nếu có): ...............................
5. Địa chỉ nơi kinh doanh hoạt động thể thao đề nghị cấp phép: .................
.......................................................................................................................
6. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: ......do: .................cấp ngày.... tháng..... năm......, đăng ký thay đổi lần thứ...... ngày..... tháng.... năm......
7. Căn cứ vào các quy định hiện hành, đề nghị cấp giấy giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao cho doanh nghiệp........để kinh doanh hoạt động thể thao .....................................(tên hoạt động thể thao/môn thể thao).
8. Cam kết:
- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về kinh doanh hoạt động thể thao;
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao./.
 
  ........, ngày ........tháng........ năm .......
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA
TỔ CHỨC
ĐỀ NGHỊ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức vụ)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
  

BẢN TÓM TẮT
Tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh
hoạt động thể thao môn: ........................
 
 
 
  

Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao
 
- Tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận (viết bằng chữ  in hoa): ...........
.......................................................................................................................
- Địa chỉ trụ sở chính: ...................................................................................
Điện thoại: ................................. Fax: ..........................................................
Website: .....................................Email: .......................................................
Sau đây là tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh của .....................(tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận) như sau:
1. Đội ngũ cán bộ, nhân viên:
- Số lượng:
- Trình độ chuyên môn của từng cán bộ, nhân viên (Danh sách trích ngang kèm theo)
2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị:
- Mô tả về cơ sở vật chất: .............................................................................
- Thống kê trang thiết bị, dụng cụ phục vụ hoạt động thể thao tại cơ sở (Bản kê khai kèm theo) ...........................................................................................
3. Nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh: ....................................
.......................................................................................................................
Chúng tôi cam kết:
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung kê khai;
- Đảm bảo duy trì và nâng cấp các điều kiện nêu trên trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về các điều kiện đã trình bày./.
 
  TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức vụ)

6. Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động vũ đạo giải trí
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Sở Văn hóa và Thể thao gửi văn bản kèm 01 bộ hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét cấp giấy chứng nhận.
+ Trường hợp không cấp giấy chứng nhận, UBND tỉnh có văn bản trả lời và nêu rõ lý do
- Bước 4: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 5: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện: Doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Trung tâm Hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
(1) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao);
(2) Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh (Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao):
+ Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động;
+ Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao;
+ Có nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết: 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
- Cơ quan được ủy quyền thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.
* Lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao);
- Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh (Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
(1) Về cơ sở vật chất:
- Địa điểm tổ chức hoạt động vũ đạo giải trí đảm bảo các điều kiện sau:
+ Địa điểm tập luyện môn vũ đạo giải trí phải có mái che, diện tích từ   30mtrở lên;
+ Mặt sàn phải bằng phẳng, không trơn trượt, không biến dạng;
+ Có hệ thống cách âm đảm bảo âm thanh vang ra ngoài địa điểm hoạt động không vượt quá quy định của nhà nước về tiêu chuẩn mức ồn tối đa cho phép;
+ Có hệ thống chiếu sáng đảm bảo độ rọi từ 150Lux trở lên.
-
- Đảm bảo thời gian hoạt động, an ninh trật tự, vệ sinh, môi trường, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ theo quy định.
(2) Về trang thiết bị:
- Phải có bố trí trang thiết bị cho người tập, bao gồm: tấm lót khủy tay, tấm lót đầu gối, mũ đội đầu.
- Bảng nội quy quy định giờ sinh hoạt tập luyện, không được tổ chức đánh bạc dưới mọi hình thức, không hút thuốc, uống rượu, bia.
(3) Về cán bộ, nhân viên chuyên môn
- Doanh nghiệp có hướng dẫn tập luyện hoặc đào tạo vận động viên phải có:
+ Huấn luyện viên thể thao có bằng cấp về chuyên ngành thể dục, thể thao từ bậc trung cấp trở lên hoặc có chứng nhận chuyên môn do Liên đoàn thể thao quốc gia, Liên đoàn thể thao quốc tế tương ứng cấp.
+ Bác sĩ hoặc nhân viên y tế có chứng chỉ về y học thể thao do Viện Khoa học thể dục thể thao hoặc cơ sở có chức năng đào tạo chuyên ngành y học thể thao cấp.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29/11/2006. Có hiệu lực từ ngày 01/7/2007.
- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ  quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thế dục, Thể thao. Có hiệu lực từ ngày 03/8/2007.
- Thông tư số 05/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của Ủy ban Thể dục, thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2007.
- Thông tư số 08/2011/TT-BVHTTDL ngày 29/6/2011 sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2011.
- Thông tư số 01/2011/TT-BVHTTDL ngày 6 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động vũ đạo giải trí. Có hiệu lực từ ngày 20/02/2011.
- Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 01/02/2015.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
 
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao
đối với câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp/doanh nghiệp kinh doanh
 hoạt động thể thao...........................(tên môn thể thao)
 
 
 
  
 
Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
 
1. Tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận (viết bằng chữ  in hoa):..........
.......................................................................................................................
Tên giao dịch (nếu có):................................................................................
Tên viết tắt (nếu có): ....................................................................................
2. Địa chỉ trụ sở chính: .................................................................................
Điện thoại :.........................  Fax: .................................................................
Website: ..............................Email: ..............................................................
3. Họ tên người đại diện theo pháp luật: …..…………................................
Giới tính: ............................….Chức danh: ..................................................
Sinh ngày: ......./…..../…....Dân tộc: ......... Quốc tịch: .................................
Giấy chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) số : ..........................................
Ngày cấp: …../….../…..Nơi cấp: .........................................................…....
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:..................................................................
Chỗ ở hiện tại: ..............................................................................................
4. Tên, địa chỉ chi nhánh/văn phòng đại diện (nếu có): ...............................
5. Địa chỉ nơi kinh doanh hoạt động thể thao đề nghị cấp phép: .................
.......................................................................................................................
6. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: ......do: .................cấp ngày.... tháng..... năm......, đăng ký thay đổi lần thứ...... ngày..... tháng.... năm......
7. Căn cứ vào các quy định hiện hành, đề nghị cấp giấy giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao cho doanh nghiệp........để kinh doanh hoạt động thể thao .....................................(tên hoạt động thể thao/môn thể thao).
8. Cam kết:
- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về kinh doanh hoạt động thể thao;
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao./.
 
  ........, ngày ........tháng........ năm .......
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA
TỔ CHỨC
ĐỀ NGHỊ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức vụ)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
  

BẢN TÓM TẮT
Tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh
hoạt động thể thao môn: ........................
 
 
 
  

Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
 
- Tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận (viết bằng chữ  in hoa): ...........
.......................................................................................................................
- Địa chỉ trụ sở chính: ...................................................................................
Điện thoại: ................................. Fax: ..........................................................
Website: .....................................Email: .......................................................
Sau đây là tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh của .....................(tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận) như sau:
1. Đội ngũ cán bộ, nhân viên:
- Số lượng:
- Trình độ chuyên môn của từng cán bộ, nhân viên (Danh sách trích ngang kèm theo)
2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị:
- Mô tả về cơ sở vật chất: .............................................................................
- Thống kê trang thiết bị, dụng cụ phục vụ hoạt động thể thao tại cơ sở (Bản kê khai kèm theo) ...........................................................................................
3. Nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh: ....................................
.......................................................................................................................
Chúng tôi cam kết:
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung kê khai;
- Đảm bảo duy trì và nâng cấp các điều kiện nêu trên trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về các điều kiện đã trình bày./.
 
  TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức vụ)
 
 

7. Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động bơi, lặn
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Sở Văn hóa và Thể thao gửi văn bản kèm 01 bộ hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét cấp giấy chứng nhận.
+ Trường hợp không cấp giấy chứng nhận, UBND tỉnh có văn bản trả lời và nêu rõ lý do
- Bước 4: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 5: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Trung tâm Hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
(1) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao);
(2) Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh (Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao):
+ Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động;
+ Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao;
+ Có nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết: 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan được ủy quyền trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.
* Lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao);
- Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh (Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
(1) Về cơ sở vật chất:
- Bể bơi:
+ Kích thước: Bể bơi được xây dựng có kích thước tối thiểu 8m x18m hoặc có diện tích tương đương;
+ Đáy bể có độ dốc đều, không gấp khúc, chênh lệch độ sâu không quá 1m đối với bể bơi có chiều dài trên 25m hoặc không quá 0,5m đối với bể bơi có chiều dài đến 25m;
+ Thành bể, đáy bể sạch, gạch lát nền không nứt vỡ. Đối với bể nhảy cầu, đáy phải màu trắng.
- Bục nhảy:
+ Chỉ được lắp bục xuất phát bơi đối với bể bơi có độ sâu tối thiểu 1,35m;
+ Đối với bể nhảy cầu, chiều sâu của bể ít nhất bằng nửa chiều cao tính từ mặt nước đến vị trí đặt bục nhảy.
- Sàn: Sàn xung quanh bể bơi (kể cả khu vực vệ sinh và tắm tráng) phải phẳng không đọng nước, đảm bảo không trơn trượt.
- Bồn nhúng chân:
+ Bồn nhúng chân đặt tại vị trí trước khi người tập xuống bể;
+ Chiều sâu bồn nhúng chân từ 0,15m - 0,2m;
+ Lát gạch tráng men và đủ nước, độ trong và độ clo dư tốt.
- Có nhà tắm, nhà vệ sinh và phòng thay đồ.
- Âm thanh, ánh sáng:
+ Âm thanh: Bể bơi phải có hệ thống âm thanh đủ công suất đảm bảo mọi khu vực trên mặt bể đều có thể nghe rõ những thông báo cần thiết;
+ Ánh sáng: Bể bơi hoạt động phải có hệ thống ánh sáng không nhỏ hơn 300Lux ở mọi địa điểm trên mặt bể bơi. Khuyến khích có hệ thống đèn chiếu sáng dưới lòng bể.
- Tiêu chuẩn về nước:
+ Đảm bảo thay nước, cọ rửa và khử trùng nước theo quy định, ít nhất 1 lần/tuần nếu bể̀ bơi dùng nước giếng khoan, không có hệ thống lọc tuần hoàn và xử lý bằng hóa chất.
+ Đối với các bể̀ bơi có hệ thống lọc tuần hoàn thì tối thiểu 1 lần/ngày phải làm vệ sinh thành bể̀ và hút cặn, bơm bù đủ nước.
+ Nước bể bơi đáp ứng được chỉ tiêu chất lượng nước sinh hoạt theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt (QCVN02:2009/BYT) ban hành kèm theo Thông tư số 05/2009/BYT ngày 17 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế và các chỉ số cụ thể sau:
 
TT Tên chỉ tiêu Đơn vị tính Giới hạn tối đa cho phép Phương pháp thử Mức độ giám sát
1 Màu sắc(*) TCU 15 TCVN 6185 - 1996 (ISO 7887- 1985) hoặc SMEWW 2120 A
2 Mùi vị(*) - Không có mùi vị lạ Cảm quan, hoặc SMEWW 2150 B và 2160 B A
3 Độ đục(*) NTU 5 TCVN 6184 - 1996 (ISO 7027 - 1990) hoặc SMEWW 2130 B A
4 Clo dư mg/l - SMEWW 4500Cl hoặc US EPA 300.1 A
5 pH(*) - Trong khoảng 6,0 -8,5 TCVN 6492:1999 hoặc SMEWW 4500 - H+ A
6 Hàm lượng Amoni(*) mg/l 3 SMEWW 4500 - NH3 C hoặc SMEWW 4500 - NH3 D A
7 Hàm lượng Sắt tổng số
(Fe2+ + Fe3+)(*)
mg/l 0,5 TCVN 6177- 1996 (ISO 6332 - 1988) hoặc SMEWW 3500 - Fe B
8 Chỉ số Pecmanganat mg/l 4 TCVN 6186:1996 hoặc ISO 8467:1993 (E) A
9 Độ cứng tính theo CaCO3(*) mg/l - TCVN 6224 - 1996 hoặc SMEWW 2340 C B
10 Hàm lượng Clorua(*) mg/l - TCVN 6194 - 1996 (ISO 9297- 1989) hoặc SMEWW 4500 - Cl- D A
11 Hàm lượng Florua mg/l - TCVN 6195- 1996 (ISO 10359 - 1 - 1992) hoặc SMEWW 4500 - F- B
12 Hàm lượng Asen tổng số mg/l 0,05 TCVN 6626:2000 hoặc SMEWW 3500 - As B B
13 Coliform tổng số Vi khuẩn/ 100ml 150 TCVN 6187- 1,2:1996 (ISO 9308 - 1,2 - 1990) hoặc SMEWW 9222 A
14 E. coli hoặc Coliform chịu nhiệt Vi khuẩn/ 100ml 20 TCVN 6187- 1,2:1996 (ISO 9308-1,2- 1990) hoặc SMEWW 9222 A
 
Ghi chú: (*) Là chỉ tiêu cảm quan.
Các chỉ tiêu chất lượng nước bể bơi phải được kiểm tra, giám sát theo quy định. Cơ sở thể thao có trách nhiệm lưu mẫu nước (500ml) mỗi lần xét nghiệm ít nhất trong 5 ngày, kể từ ngày kiểm tra. Tài liệu mỗi lần kiểm tra phải lưu hồ sơ và cung cấp khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.”
- Y tế:
+ Có phòng y tế, có giường nghỉ cho người bị mệt và cấp cứu, có đủ cơ số thuốc cấp cứu, dụng cụ cấp cứu ngạt nước;
+ Đăng ký liên kết cấp cứu với cơ sở y tế gần nhất;
+ Tổ chức nhỏ thuốc mắt, mũi, lau khô tai cho những người tham gia tập luyện trước khi rời khỏi bể bơi.
-  Mật độ: 01 người/m2 ở khu vực nước nông (độ sâu dưới 1,0m) hoặc 01 người/2m2 ở khu vực nước sâu (độ sâu từ 1,0m trở lên).
-  Đảm bảo các quy định về thời gian hoạt động, vệ sinh, môi trường, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ theo quy định.
- Chế độ kiểm tra, giám sát chất lượng nước bể bơi trong thời gian hoạt động:
+ Đối với các chỉ tiêu thuộc mức độ A:
+1 Xét nghiệm ít nhất 01 lần/01 tháng do cơ sở thể thao thực hiện;
+2 Kiểm tra, giám sát, xét nghiệm ít nhất 01 lần/03 tháng do các cơ quan có thẩm quyền thực hiện.
+  Đối với các chỉ tiêu thuộc mức độ B:
+1 Xét nghiệm ít nhất 01 lần/03 tháng do cơ sở thể thao thực hiện;
+2 Kiểm tra, giám sát, xét nghiệm ít nhất 01 lần/06 tháng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện.
+ Giám sát đột xuất:
+1 Khi kết quả kiểm tra vệ sinh nguồn nước hoặc điều tra dịch tễ cho thấy nguồn nước có nguy cơ bị ô nhiễm;
+2 Khi xảy ra sự cố môi trường có thể ảnh hưởng đến chất lượng vệ sinh nguồn nước;
+3 Khi có các yêu cầu đặc biệt khác.
Việc thực hiện giám sát đột xuất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện.
+ Các chỉ tiêu có thể được xác định bằng phương pháp thử nhanh, sử dụng bộ công cụ xét nghiệm tại hiện trường. Các bộ công cụ xét nghiệm tại hiện trường phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép lưu hành.
(2) Về trang thiết bị:
- Dây phao:
+ Dây phao dọc: Được căng dọc theo đường bơi cho các bể bơi có độ sâu từ 1,40m trở lên dùng cho các đối tượng đã biết bơi;
+ Dây phao ngang: Được căng ngang bể bơi để chia khu vực có độ sâu từ 1m trở xuống cho người chưa biết bơi ngăn với khu vực có độ sâu hơn 1m đối với bể bơi có độ sâu khác nhau.
- Trang bị cứu hộ:
+ Sào cứu hộ: Mỗi bể bơi phải có ít nhất 06 sào cứu hộ dài 2,50m, sào cứu hộ được sơn màu đỏ - trắng, được đặt ở các vị trí thuận lợi trên thành bể dễ phát hiện để khi cần mọi người đều có thể sử dụng;
+ Phao cứu sinh: Mỗi bể bơi phải có ít nhất 06 chiếc phao cứu sinh được đặt ở vị trí thuận lợi, dễ nhìn thấy;
+ Ghế: Ghế cứu hộ phải có chiều cao ít nhất 1,50m (tính từ mặt bể), được đặt ở hai bên thành bể để đảm bảo vị trí quan sát thuận lợi cho nhân viên cứu hộ.
- Bảng biểu:
+ Bảng nội quy: Mỗi bể bơi phải có bảng nội quy đặt ở vị trí dễ đọc, dễ xem. Nội dung nội quy phải quy định rõ trách nhiệm của cơ sở thể thao hoạt động bơi, lặn; quyền và nghĩa vụ của người tham gia tập luyện; quy định khuyến cáo những người không nên tham gia bơi, lặn như: người mắc các bệnh truyền nhiễm có khả năng lây truyền qua tiếp xúc với nước bể bơi, người mắc các bệnh có nguy cơ cao dễ gây tai biến ảnh hưởng đến sức khoẻ theo chỉ định của bác sĩ, người uống rượu, ăn no, vừa làm việc quá mệt hoặc phơi ngoài nắng lâu; những người không được tham gia bơi, lặn; quy định về trang phục đối với người tập và các nhân viên làm việc tại bể bơi;
+ Biển báo: Trong khu vực bể bơi phải có đầy đủ các bảng báo hiệu đặt ở các hướng khác nhau và ở vị trí thuận lợi nhất cho việc quan sát và chỉ dẫn người sử dụng bể bơi;
+ Bảng báo hiệu khu vực dành cho người không biết bơi (có độ sâu từ 1m trở xuống) đặt trên thành bể sát khu vực cần khuyến cáo;
+ Bảng cấm: Thông báo cấm các hành vi như nhảy chúi cắm đầu ở khu vực bể bơi có độ sâu ít hơn 1,40m;
+ Biển báo khác: Có các bảng thông báo nguy hiểm; độ sâu nguy hiểm, khu vực dành cho những người biết bơi, có độ sâu từ 1,50m; khu vực hạn chế đi lại, khu vực ưu tiên dành cho người khuyết tật, người già yếu; các bảng đề nghị giữ vệ sinh chung, tắm sạch trước khi xuống bể bơi.
(3) Về cán bộ, nhân viên chuyên môn
- Doanh nghiệp có hướng dẫn tập luyện hoặc đào tạo vận động viên phải có:
+ Huấn luyện viên thể thao có bằng cấp về chuyên ngành thể dục, thể thao từ bậc trung cấp trở lên hoặc có chứng nhận chuyên môn do Liên đoàn thể thao quốc gia, Liên đoàn thể thao quốc tế tương ứng cấp.
+ Bác sĩ hoặc nhân viên y tế có chứng chỉ về y học thể thao do Viện Khoa học thể dục thể thao hoặc cơ sở có chức năng đào tạo chuyên ngành y học thể thao cấp.
- Nhân viên cứu hộ:
+ Điều kiện:
Phải đảm bảo có nhân viên cứu hộ thường trực khi có người tham gia tập luyện; Số lượng nhân viên cứu hộ phải đảm bảo tỷ lệ 200m2 bể bơi/nhân viên hoặc khi có đông người tham gia tập luyện phải đảm bảo tỷ lệ 50 người bơi/nhân viên;Nhân viên cứu hộ phải có chứng nhận chuyên môn cứu hộ do Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Hiệp hội thể thao dưới nước Việt Nam cấp.
+ Yêu cầu đối với nhân viên cứu hộ:
Nhân viên cứu hộ luôn ở tư thế sẵn sàng cứu hộ; Có trách nhiệm thường xuyên nhắc nhở người bơi thực hiện tốt nội quy của bể bơi về đảm bảo an toàn; Chọn vị trí ngồi không bị ngược sáng để quan sát, giám sát chặt chẽ khu vực được phân công; Phát hiện kịp thời mọi hiện tượng có biểu hiện đuối nước, tổ chức cứu hộ kịp thời và thông báo ngay với nhân viên y tế và cơ sở y tế gần nhất.
- Mỗi hướng dẫn viên chỉ được hướng dẫn tập luyện cho không quá 20 người đối với trẻ em dưới 10 tuổi, không quá 30 người trong một giờ học.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29/11/2006. Có hiệu lực từ ngày 01/7/2007.
- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ  quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thế dục, Thể thao. Có hiệu lực từ ngày 03/8/2007.
- Thông tư số 05/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của Ủy ban Thể dục, thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2007.
- Thông tư số 08/2011/TT-BVHTTDL ngày 29/6/2011 sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2011.
- Thông tư số 02/2011/TT-BVHTTDL ngày 10 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động bơi, lặn. Có hiệu lực từ ngày 24/02/2011.
- Thông tư số 14/2014/TT-BVHTTDL ngày 10 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02/2011/TT-BVHTTDL ngày 10 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động bơi, lặn. Có hiệu lực từ ngày 01/01/2015.
- Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 01/02/2015.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
 
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao
đối với câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp/doanh nghiệp kinh doanh
 hoạt động thể thao...........................(tên môn thể thao)
 
 
Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
 
1. Tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận (viết bằng chữ  in hoa):..........
.......................................................................................................................
Tên giao dịch (nếu có):................................................................................
Tên viết tắt (nếu có): ....................................................................................
2. Địa chỉ trụ sở chính: .................................................................................
Điện thoại :.........................  Fax: .................................................................
Website: ..............................Email: ..............................................................
3. Họ tên người đại diện theo pháp luật: …..…………................................
Giới tính: ............................….Chức danh: ..................................................
Sinh ngày: ......./…..../…....Dân tộc: ......... Quốc tịch: .................................
Giấy chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) số : ..........................................
Ngày cấp: …../….../…..Nơi cấp: .........................................................…....
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:..................................................................
Chỗ ở hiện tại: ..............................................................................................
4. Tên, địa chỉ chi nhánh/văn phòng đại diện (nếu có): ...............................
5. Địa chỉ nơi kinh doanh hoạt động thể thao đề nghị cấp phép: .................
.......................................................................................................................
6. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: ......do: .................cấp ngày.... tháng..... năm......, đăng ký thay đổi lần thứ...... ngày..... tháng.... năm......
7. Căn cứ vào các quy định hiện hành, đề nghị cấp giấy giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao cho doanh nghiệp........để kinh doanh hoạt động thể thao .....................................(tên hoạt động thể thao/môn thể thao).
8. Cam kết:
- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về kinh doanh hoạt động thể thao;
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao./.
 
  ........, ngày ........tháng........ năm .......
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA
TỔ CHỨC
ĐỀ NGHỊ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức vụ)
 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
  

BẢN TÓM TẮT
Tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh
hoạt động thể thao môn: ........................
 
 
 
  

Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
 
- Tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận (viết bằng chữ  in hoa): ...........
.......................................................................................................................
- Địa chỉ trụ sở chính: ...................................................................................
Điện thoại: ................................. Fax: ..........................................................
Website: .....................................Email: .......................................................
Sau đây là tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh của .....................(tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận) như sau:
1. Đội ngũ cán bộ, nhân viên:
- Số lượng:
- Trình độ chuyên môn của từng cán bộ, nhân viên (Danh sách trích ngang kèm theo)
2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị:
- Mô tả về cơ sở vật chất: .............................................................................
- Thống kê trang thiết bị, dụng cụ phục vụ hoạt động thể thao tại cơ sở (Bản kê khai kèm theo) ...........................................................................................
3. Nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh: ....................................
.......................................................................................................................
Chúng tôi cam kết:
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung kê khai;
- Đảm bảo duy trì và nâng cấp các điều kiện nêu trên trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về các điều kiện đã trình bày./.
 
  TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức vụ)
 
 

8. Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động khiêu vũ thể thao
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Sở Văn hóa và Thể thao gửi văn bản kèm 01 bộ hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét cấp giấy chứng nhận.
+ Trường hợp không cấp giấy chứng nhận, UBND tỉnh có văn bản trả lời và nêu rõ lý do
- Bước 4: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 5: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Trung tâm Hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
(1) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao);
(2) Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh (Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao):
  + Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động;
+ Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao;
+ Có nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
- Cơ quan được ủy quyền trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.
* Lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao);
- Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh (Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
(1) Về cơ sở vật chất:
- Kích thước:
+ Sàn gỗ khiêu vũ có kích thước  ít nhất là 08m x 11m;
+ Khoảng cách từ sàn nhà đến trần ít nhất là 03m
- Điều kiện về không gian, âm thanh, ánh sáng:
+ Sàn khiêu vũ phải đảm bảo không gian thoáng mát.
+ Hệ thống âm thanh loa đài đảm bảo chất lượng, cường độ âm thanh trong khoảng từ 90 dBA đến 120 dBA;
+ Có hệ thống chiếu sáng độ rọi từ 150Lux trở lên.
- Mật độ tập luyện trên sàn bảo đảm ít nhất 2m2/01 người.
- Đảm bảo các quy định về thời gian hoạt động, an ninh trật tự, vệ sinh, môi trường, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ theo quy định.
(2) Về trang thiết bị:
- Phải có phòng tắm, phòng vệ sinh, tủ đựng quần áo, tủ thuốc sơ cấp cứu phục vụ cho người đến  tập luyện.
- Phải bố trí ghế ngồi và gương soi. Số lượng và kích cỡ phù hợp với quy mô, địa điểm tập luyện
- Có bảng nội quy quy định giờ sinh hoạt tập luyện, không hút thuốc, uống rượu, bia trong khi tập luyện.
(3) Về cán bộ, nhân viên chuyên môn
- Doanh nghiệp có hướng dẫn tập luyện hoặc đào tạo vận động viên phải có:
+ Huấn luyện viên thể thao có bằng cấp về chuyên ngành thể dục, thể thao từ bậc trung cấp trở lên hoặc có chứng nhận chuyên môn do Liên đoàn thể thao quốc gia, Liên đoàn thể thao quốc tế tương ứng cấp.
+ Bác sĩ hoặc nhân viên y tế có chứng chỉ về y học thể thao do Viện Khoa học thể dục thể thao hoặc cơ sở có chức năng đào tạo chuyên ngành y học thể thao cấp.
- Mỗi nhân viên chuyên môn hướng dẫn tập luyện không quá 35 người trong một giờ học.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29/11/2006. Có hiệu lực từ ngày 01/7/2007.
- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ  quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thế dục, Thể thao. Có hiệu lực từ ngày 03/8/2007.
- Thông tư số 05/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của Ủy ban Thể dục, thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2007.
- Thông tư số 08/2011/TT-BVHTTDL ngày 29/6/2011 sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2011.
- Thông tư số 03/2011/TT-BVHTTDL ngày 14 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động khiêu vũ thể thao. Có hiệu lực từ ngày 19/3/2011.
- Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 01/02/2015.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
 
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao
đối với câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp/doanh nghiệp kinh doanh
 hoạt động thể thao...........................(tên môn thể thao)
 
 
 
  
 
Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
 
 
1. Tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận (viết bằng chữ  in hoa):..........
.......................................................................................................................
Tên giao dịch (nếu có):................................................................................
Tên viết tắt (nếu có): ....................................................................................
2. Địa chỉ trụ sở chính: .................................................................................
Điện thoại :.........................  Fax: .................................................................
Website: ..............................Email: ..............................................................
3. Họ tên người đại diện theo pháp luật: …..…………................................
Giới tính: ............................….Chức danh: ..................................................
Sinh ngày: ......./…..../…....Dân tộc: ......... Quốc tịch: .................................
Giấy chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) số : ..........................................
Ngày cấp: …../….../…..Nơi cấp: .........................................................…....
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:..................................................................
Chỗ ở hiện tại: ..............................................................................................
4. Tên, địa chỉ chi nhánh/văn phòng đại diện (nếu có): ...............................
5. Địa chỉ nơi kinh doanh hoạt động thể thao đề nghị cấp phép: .................
.......................................................................................................................
6. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: ......do: .................cấp ngày.... tháng..... năm......, đăng ký thay đổi lần thứ...... ngày..... tháng.... năm......
7. Căn cứ vào các quy định hiện hành, đề nghị cấp giấy giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao cho doanh nghiệp........để kinh doanh hoạt động thể thao .....................................(tên hoạt động thể thao/môn thể thao).
8. Cam kết:
- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về kinh doanh hoạt động thể thao;
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao./.
 
  ........, ngày ........tháng........ năm .......
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA
TỔ CHỨC
ĐỀ NGHỊ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức vụ)
 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
  

BẢN TÓM TẮT
Tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh
hoạt động thể thao môn: ........................
 
 
 
  

Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao
 
- Tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận (viết bằng chữ  in hoa): ...........
.......................................................................................................................
- Địa chỉ trụ sở chính: ...................................................................................
Điện thoại: ................................. Fax: ..........................................................
Website: .....................................Email: .......................................................
Sau đây là tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh của .....................(tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận) như sau:
1. Đội ngũ cán bộ, nhân viên:
- Số lượng:
- Trình độ chuyên môn của từng cán bộ, nhân viên (Danh sách trích ngang kèm theo)
2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị:
- Mô tả về cơ sở vật chất: .............................................................................
- Thống kê trang thiết bị, dụng cụ phục vụ hoạt động thể thao tại cơ sở (Bản kê khai kèm theo) ...........................................................................................
3. Nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh: ....................................
.......................................................................................................................
Chúng tôi cam kết:
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung kê khai;
- Đảm bảo duy trì và nâng cấp các điều kiện nêu trên trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về các điều kiện đã trình bày./.
 
  TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức vụ)
 
 

9. Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động môn võ cổ truyền và vovinam
* Trình tự thực hiện:
- Sở Văn hóa và Thể thao là cơ quan thường trực giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tiếp nhận hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao.
- Trong thời gian 04 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Văn hóa và Thể thao có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan của tỉnh kiểm tra các điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của doanh nghiệp thể thao theo. Kết quả kiểm tra được lập thành văn bản có xác nhận của các cơ quan tham gia.
- Căn cứ kết quả kiểm tra các điều kiện theo quy định, Sở Văn hóa và Thể thao trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định việc cấp hoặc không cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao. - Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Sở Văn hóa và Thể thao gửi văn bản kèm 01 bộ hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét cấp giấy chứng nhận.
+ Trường hợp không cấp giấy chứng nhận, UBND tỉnh có văn bản trả lời và nêu rõ lý do
- Bước 4: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 5: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện:
Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Trung tâm Hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
(1) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao);
(2) Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh (Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao):
+ Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động;
+ Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao;
+ Có nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
- Cơ quan được ủy quyền trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.
* Lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao);
- Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh (Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
(1) Về cơ sở vật chất:
- Địa điểm tập luyện có thể ở trong nhà hoặc ngoài trời, mặt sàn phải bằng phẳng, không trơn trượt, không biến dạng;
- Mật độ tập luyện trên sàn đảm bảo ít nhất là 2,5m­­2/01người­­;
- Điểm tập luyện phải đảm bảo đủ ánh sáng, thông thoáng;
- Âm thanh, tiếng ồn không làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh;
- Có tủ thuốc hoặc túi thuốc và các dụng cụ sơ cứu ban đầu;
- Có khu vực vệ sinh, để xe;
- Có sổ theo dõi võ sinh tham gia tập luyện ghi đầy đủ họ tên, năm sinh, nơi ở và lưu đơn xin học của từng võ sinh;
- Có chương trình, giáo án huấn luyện cụ thể đối với từng môn võ;
- Có bảng nội quy quy định giờ tập luyện, các quy định bảo đảm an toàn khi tập luyện;
- Đảm bảo thời gian hoạt động, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường và phòng, chống cháy nổ theo quy định.
(2) Về trang thiết bị, dụng cụ:
- Phù hợp với Luật thi đấu của từng môn và các quy định chuyên môn do Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam hoặc Liên đoàn Vovinam Việt Nam ban hành.
- Nếu các trang thiết bị, dụng cụ tập luyện thuộc danh mục các loại vũ khí thô sơ, vật liệu nổ và các công cụ hỗ trợ thì phải được quản lý và sử dụng theo quy định của pháp luật về quản lý vũ khí, vật liệu nổ và các công cụ hỗ trợ.
(3) Về cán bộ, nhân viên chuyên môn
- Doanh nghiệp có hướng dẫn tập luyện hoặc đào tạo vận động viên phải có:
+ Huấn luyện viên phải có các tiêu chuẩn sau:
Đối với Võ cổ truyền: có giấy chứng nhận đã tham gia khóa tập huấn chuyên môn Võ thuật cổ truyền do Tổng cục Thể dục thể thao hoặc Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam cấp; có bằng đẳng cấp chuyên môn từ cấp 15 trở lên do Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam cấp.
Đối với Vovinam: có giấy chứng nhận đã tham gia khóa tập huấn chuyên môn Vovinam do Tổng cục Thể dục thể thao hoặc Liên đoàn Vovinam Việt Nam cấp; có bằng đẳng cấp chuyên môn từ Hoàng đai nhị (đai vàng hai vạch) trở lên do Liên đoàn Vovinam Việt Nam cấp.
+ Bác sĩ hoặc nhân viên y tế có chứng chỉ về y học thể thao do Viện Khoa học thể dục thể thao hoặc cơ sở có chức năng đào tạo chuyên ngành y học thể thao cấp.
- Hướng dẫn viên phải có 1 trong các tiêu chuẩn sau:
Đối với Võ cổ truyền:
+ Có giấy chứng nhận đã tham gia khóa tập huấn chuyên môn Võ cổ truyền do Tổng cục Thể dục thể thao, Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp.
+ Có bằng đẳng cấp chuyên môn từ cấp 13 trở lên do Hội Võ thuật cổ truyền địa phương cấp.
Đối với Vovinam:
+ Có giấy chứng nhận đã tham gia khóa tập huấn chuyên môn Vovinam do Tổng cục Thể dục thể thao, Liên đoàn Vovinam Việt Nam hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp.
+ Có bằng đẳng cấp chuyên môn từ Hoàng đai nhất (đai vàng một vạch) trở lên do Liên đoàn Vovinam Việt Nam cấp.
- Mỗi huấn luyện viên hướng dẫn tập luyện không quá 40 võ sinh trong một giờ học, nếu trên 40 võ sinh đến 60 võ sinh phải có thêm một hướng dẫn viên, trên 60 võ sinh đến 80 võ sinh phải có thêm hai hướng dẫn viên.
 
 
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29/11/2006. Có hiệu lực từ ngày 01/7/2007.
- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ  quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thế dục, Thể thao. Có hiệu lực từ ngày 03/8/2007.
- Thông tư số 05/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của Ủy ban Thể dục, thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2007.
- Thông tư số 08/2011/TT-BVHTTDL ngày 29/6/2011 sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2011.
- Thông tư số 14/2011/TT-BVHTTDL ngày 9 tháng 11 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động võ cổ truyền và vovinam. Có hiệu lực từ ngày 01/01/2012.
- Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 01/02/2015.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
 
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao
đối với câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp/doanh nghiệp kinh doanh
 hoạt động thể thao...........................(tên môn thể thao)
 
 
 
  
 
Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
 
1. Tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận (viết bằng chữ  in hoa):..........
.......................................................................................................................
Tên giao dịch (nếu có):................................................................................
Tên viết tắt (nếu có): ....................................................................................
2. Địa chỉ trụ sở chính: .................................................................................
Điện thoại :.........................  Fax: .................................................................
Website: ..............................Email: ..............................................................
3. Họ tên người đại diện theo pháp luật: …..…………................................
Giới tính: ............................….Chức danh: ..................................................
Sinh ngày: ......./…..../…....Dân tộc: ......... Quốc tịch: .................................
Giấy chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) số : ..........................................
Ngày cấp: …../….../…..Nơi cấp: .........................................................…....
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:..................................................................
Chỗ ở hiện tại: ..............................................................................................
4. Tên, địa chỉ chi nhánh/văn phòng đại diện (nếu có): ...............................
5. Địa chỉ nơi kinh doanh hoạt động thể thao đề nghị cấp phép: .................
.......................................................................................................................
6. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: ......do: .................cấp ngày.... tháng..... năm......, đăng ký thay đổi lần thứ...... ngày..... tháng.... năm......
7. Căn cứ vào các quy định hiện hành, đề nghị cấp giấy giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao cho doanh nghiệp........để kinh doanh hoạt động thể thao .....................................(tên hoạt động thể thao/môn thể thao).
8. Cam kết:
- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về kinh doanh hoạt động thể thao;
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao./.
 
  ........, ngày ........tháng........ năm .......
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA
TỔ CHỨC
ĐỀ NGHỊ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức vụ)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
 
BẢN TÓM TẮT
Tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh
hoạt động thể thao môn: ........................
 
 
 
  

Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao
 
- Tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận (viết bằng chữ  in hoa): ...........
.......................................................................................................................
- Địa chỉ trụ sở chính: ...................................................................................
Điện thoại: ................................. Fax: ..........................................................
Website: .....................................Email: .......................................................
Sau đây là tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh của .....................(tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận) như sau:
1. Đội ngũ cán bộ, nhân viên:
- Số lượng:
- Trình độ chuyên môn của từng cán bộ, nhân viên (Danh sách trích ngang kèm theo)
2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị:
- Mô tả về cơ sở vật chất: .............................................................................
- Thống kê trang thiết bị, dụng cụ phục vụ hoạt động thể thao tại cơ sở (Bản kê khai kèm theo) ...........................................................................................
3. Nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh: ....................................
.......................................................................................................................
Chúng tôi cam kết:
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung kê khai;
- Đảm bảo duy trì và nâng cấp các điều kiện nêu trên trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về các điều kiện đã trình bày./.
 
  TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức vụ)
 

10. Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động quần vợt
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Sở Văn hóa và Thể thao gửi văn bản kèm 01 bộ hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét cấp giấy chứng nhận.
+ Trường hợp không cấp giấy chứng nhận, UBND tỉnh có văn bản trả lời và nêu rõ lý do
- Bước 4: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 5: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện:
Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Trung tâm Hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
(1) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao);
(2) Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh (Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao):
+ Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động;
+ Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao;
+ Có nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
- Cơ quan được ủy quyền trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.
* Lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao);
- Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh (Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
(1) Về cơ sở vật chất:
- Mặt sân quần vợt phẳng, không trơn trượt, có độ dốc thoát nước mặt sân và được phủ bằng sơn, cỏ, đất nện hoặc chất tổng hợp đặc biệt. Kích thước sân quần vợt phải bảo đảm theo đúng tiêu chuẩn quốc tế;
- Bảo đảm ánh sáng đồng đều trên sân với độ rọi từ 300 Lux trở lên;
- Có cơ số thuốc và dụng cụ sơ cấp cứu, khu vực thay đồ và gửi quần áo, vệ sinh, để xe;
- Bảng nội quy quy định giờ tập luyện, biện pháp bảo đảm an toàn khi tập luyện và các quy định khác.
- Đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh, môi trường, an toàn lao động, phòng, chống cháy nổ theo quy định của pháp luật.
(2) Về trang thiết bị, dụng cụ:
- Có lưới chắn bóng bao quanh sân, bảo đảm khoảng cách từ mép biên ngang đến lưới chắn ít nhất là 4m và từ mép biên dọc đến lưới chắn ít nhất là 3m.
- Có ghế trọng tài, dụng cụ đẩy nước.
(3) Về cán bộ, nhân viên chuyên môn
- Doanh nghiệp có hướng dẫn tập luyện hoặc đào tạo vận động viên phải có:
+ Huấn luyện viên thể thao có bằng cấp về chuyên ngành thể dục, thể thao từ bậc trung cấp trở lên hoặc có chứng nhận chuyên môn do Liên đoàn thể thao quốc gia, Liên đoàn thể thao quốc tế tương ứng cấp.
+ Bác sĩ hoặc nhân viên y tế có chứng chỉ về y học thể thao do Viện Khoa học thể dục thể thao hoặc cơ sở có chức năng đào tạo chuyên ngành y học thể thao cấp.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29/11/2006. Có hiệu lực từ ngày 01/7/2007.
- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ  quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thế dục, Thể thao. Có hiệu lực từ ngày 03/8/2007.
- Thông tư số 05/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của Ủy ban Thể dục, thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2007.
- Thông tư số 08/2011/TT-BVHTTDL ngày 29/6/2011 sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2011.
- Thông tư số 15/2011/TT-BVHTTDL ngày 14 tháng 11 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động quần vợt. Có hiệu lực từ ngày 01/01/2012.
- Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 01/02/2015.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
  

ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao
đối với câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp/doanh nghiệp kinh doanh
 hoạt động thể thao...........................(tên môn thể thao)
 
 
 
  
 
Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
 
 
1. Tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận (viết bằng chữ  in hoa):..........
.......................................................................................................................
Tên giao dịch (nếu có):................................................................................
Tên viết tắt (nếu có): ....................................................................................
2. Địa chỉ trụ sở chính: .................................................................................
Điện thoại :.........................  Fax: .................................................................
Website: ..............................Email: ..............................................................
3. Họ tên người đại diện theo pháp luật: …..…………................................
Giới tính: ............................….Chức danh: ..................................................
Sinh ngày: ......./…..../…....Dân tộc: ......... Quốc tịch: .................................
Giấy chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) số : ..........................................
Ngày cấp: …../….../…..Nơi cấp: .........................................................…....
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:..................................................................
Chỗ ở hiện tại: ..............................................................................................
4. Tên, địa chỉ chi nhánh/văn phòng đại diện (nếu có): ...............................
5. Địa chỉ nơi kinh doanh hoạt động thể thao đề nghị cấp phép: .................
.......................................................................................................................
6. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: ......do: .................cấp ngày.... tháng..... năm......, đăng ký thay đổi lần thứ...... ngày..... tháng.... năm......
7. Căn cứ vào các quy định hiện hành, đề nghị cấp giấy giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao cho doanh nghiệp........để kinh doanh hoạt động thể thao .....................................(tên hoạt động thể thao/môn thể thao).
8. Cam kết:
- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về kinh doanh hoạt động thể thao;
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao./.
 
 
  ........, ngày ........tháng........ năm .......
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA
TỔ CHỨC
ĐỀ NGHỊ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức vụ)
 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
 
BẢN TÓM TẮT
Tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh
hoạt động thể thao môn: ........................
 
 
 
  

Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
 
 
- Tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận (viết bằng chữ  in hoa): ...........
.......................................................................................................................
- Địa chỉ trụ sở chính: ...................................................................................
Điện thoại: ................................. Fax: ..........................................................
Website: .....................................Email: .......................................................
Sau đây là tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh của .....................(tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận) như sau:
1. Đội ngũ cán bộ, nhân viên:
- Số lượng:
- Trình độ chuyên môn của từng cán bộ, nhân viên (Danh sách trích ngang kèm theo)
2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị:
- Mô tả về cơ sở vật chất: .............................................................................
- Thống kê trang thiết bị, dụng cụ phục vụ hoạt động thể thao tại cơ sở (Bản kê khai kèm theo) ...........................................................................................
3. Nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh: ....................................
.......................................................................................................................
Chúng tôi cam kết:
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung kê khai;
- Đảm bảo duy trì và nâng cấp các điều kiện nêu trên trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về các điều kiện đã trình bày./.
 
  TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức vụ)
 

11. Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động thể dục thẩm mỹ
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Sở Văn hóa và Thể thao gửi văn bản kèm 01 bộ hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét cấp giấy chứng nhận.
+ Trường hợp không cấp giấy chứng nhận, UBND tỉnh có văn bản trả lời và nêu rõ lý do
- Bước 4: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 5: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện:
Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Trung tâm Hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
(1) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao);
(2) Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh (Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao):
+ Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động;
+ Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao;
+ Có nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết: 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
- Cơ quan được ủy quyền trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.
* Lệ phí: Không
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao).
- Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh (Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
(1) Về cơ sở vật chất:
- Kích thước: Sàn tập có diện tích ít nhất là 60m2; khoảng cách từ sàn tập đến trần nhà ít nhất là 03m; sàn tập phải bằng phẳng, có thảm hoặc đệm mềm.
- Điều kiện về không gian, âm thanh, ánh sáng: đảm bảo không gian thoáng mát, có hệ thống thông  gió; có hệ thống loa đài đảm bảo chất lượng; cường độ âm thanh trong quá trình hoạt động không vượt quá 120 dBA; bảo đảm ánh sáng có độ rọi ít nhất 150Lux.
- Mật độ tập luyện trên sàn bảo đảm ít nhất 2m2/01 người.
- Đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh, môi trường, an toàn lao động, phòng, chống cháy nổ theo quy định của pháp luật.
(2) Về trang thiết bị, dụng cụ:
- Phải có phòng vệ sinh, tủ đựng quần áo, tủ thuốc sơ cấp cứu phục vụ cho người đến tập luyện.
- Phải bố trí ghế ngồi và gương soi. Số lượng và kích cỡ phù hợp với quy mô, địa điểm tập luyện.
- Phải có bảng nội quy quy định giờ tập luyện, biện pháp bảo đảm an toàn khi tập luyện và các quy định khác.
- Khuyến khích trang bị các dụng cụ bổ trợ phục vụ người tập như: máy chạy bộ, tạ, bục, gậy.
(3) Về cán bộ, nhân viên chuyên môn
- Doanh nghiệp có hướng dẫn tập luyện hoặc đào tạo vận động viên phải có:
+ Huấn luyện viên thể thao có bằng cấp về chuyên ngành thể dục, thể thao từ bậc trung cấp trở lên hoặc có chứng nhận chuyên môn do Liên đoàn thể thao quốc gia, Liên đoàn thể thao quốc tế tương ứng cấp.
+ Bác sĩ hoặc nhân viên y tế có chứng chỉ về y học thể thao do Viện Khoa học thể dục thể thao hoặc cơ sở có chức năng đào tạo chuyên ngành y học thể thao cấp.
- Mỗi nhân viên chuyên môn hướng dẫn tập luyện không quá 30 người trong một giờ học.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29/11/2006. Có hiệu lực từ ngày 01/7/2007.
- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ  quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thế dục, Thể thao. Có hiệu lực từ ngày 03/8/2007.
- Thông tư số 05/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của Ủy ban Thể dục, thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2007.
- Thông tư số 08/2011/TT-BVHTTDL ngày 29/6/2011 sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2011.
- Thông tư số 16/2011/TT-BVHTTDL ngày 14 tháng 11 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động thể dục thẩm mỹ. Có hiệu lực từ ngày 01/01/2012.
- Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 01/02/2015.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
 
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao
đối với câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp/doanh nghiệp kinh doanh
 hoạt động thể thao...........................(tên môn thể thao)
 
 
 
  
 
Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
 
 
1. Tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận (viết bằng chữ  in hoa):..........
.......................................................................................................................
Tên giao dịch (nếu có):................................................................................
Tên viết tắt (nếu có): ....................................................................................
2. Địa chỉ trụ sở chính: .................................................................................
Điện thoại :.........................  Fax: .................................................................
Website: ..............................Email: ..............................................................
3. Họ tên người đại diện theo pháp luật: …..…………................................
Giới tính: ............................….Chức danh: ..................................................
Sinh ngày: ......./…..../…....Dân tộc: ......... Quốc tịch: .................................
Giấy chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) số : ..........................................
Ngày cấp: …../….../…..Nơi cấp: .........................................................…....
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:..................................................................
Chỗ ở hiện tại: ..............................................................................................
4. Tên, địa chỉ chi nhánh/văn phòng đại diện (nếu có): ...............................
5. Địa chỉ nơi kinh doanh hoạt động thể thao đề nghị cấp phép: .................
.......................................................................................................................
6. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: ......do: .................cấp ngày.... tháng..... năm......, đăng ký thay đổi lần thứ...... ngày..... tháng.... năm......
7. Căn cứ vào các quy định hiện hành, đề nghị cấp giấy giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao cho doanh nghiệp........để kinh doanh hoạt động thể thao .....................................(tên hoạt động thể thao/môn thể thao).
8. Cam kết:
- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về kinh doanh hoạt động thể thao;
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao./.
 
 
  ........, ngày ........tháng........ năm .......
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA
TỔ CHỨC
ĐỀ NGHỊ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức vụ)
 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
 
BẢN TÓM TẮT
Tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh
hoạt động thể thao môn: ........................
 
 
 
  

Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao
 
- Tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận (viết bằng chữ  in hoa): ...........
.......................................................................................................................
- Địa chỉ trụ sở chính: ...................................................................................
Điện thoại: ................................. Fax: ..........................................................
Website: .....................................Email: .......................................................
Sau đây là tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh của .....................(tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận) như sau:
1. Đội ngũ cán bộ, nhân viên:
- Số lượng:
- Trình độ chuyên môn của từng cán bộ, nhân viên (Danh sách trích ngang kèm theo)
2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị:
- Mô tả về cơ sở vật chất: .............................................................................
- Thống kê trang thiết bị, dụng cụ phục vụ hoạt động thể thao tại cơ sở (Bản kê khai kèm theo) ...........................................................................................
3. Nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh: ....................................
.......................................................................................................................
Chúng tôi cam kết:
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung kê khai;
- Đảm bảo duy trì và nâng cấp các điều kiện nêu trên trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về các điều kiện đã trình bày./.
 
  TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức vụ)
 

12. Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt dù lượn và diều bay động cơ
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Sở Văn hóa và Thể thao gửi văn bản kèm 01 bộ hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét cấp giấy chứng nhận.
+ Trường hợp không cấp giấy chứng nhận, UBND tỉnh có văn bản trả lời và nêu rõ lý do
- Bước 4: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 5: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện:
Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Trung tâm Hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
(1) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao);
(2) Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh (Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao):
+ Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động;
+ Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao;
+ Có nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan được ủy quyền trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.
* Lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao);
- Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh (Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
(1) Về cơ sở vật chất:
-  Khu vực xuất phát, khu vực đỗ, không gian bay của dù lượn và diều bay có động cơ là vùng đất, mặt nước, vùng trời (sau đây gọi chung là khu vực hoạt động bay) được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
- Khu vực hoạt động bay của dù lượn và diều bay có động cơ phải có giấy phép của Cục Tác chiến - Bộ Tổng tham mưu cấp. 
-  Bảng chỉ dẫn được đặt trong khu vực xuất phát và khu vực đỗ phải ở những vị trí thích hợp, dễ nhận biết.
- Bảng chỉ dẫn đối với người tham gia hoạt động thể thao dù lượn và diều bay có động cơ phải thể hiện các nội dung: đảm bảo an toàn; không được uống rượu, bia và sử dụng các chất kích thích; không được điều khiển các phương tiện bay ra khỏi vùng hoạt động bay cho phép.
- Bảng chỉ dẫn đối với người không tham gia hoạt động thể thao dù lượn và diều bay có động cơ khi vào khu vực xuất phát và khu vực đỗ phải thực hiện các quy định về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tôn trọng và giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, môi trường, thực hiện quy định khu vực bay;‎ không có các hành động cản trở hay gây khó khăn đối với hoạt động dù lượn và diều bay có động cơ.
- Cơ sở thể thao tổ chức hoạt động dù lượn và diều bay có động cơ phải ghi rõ số điện thoại của người có trách nhiệm quản lý bay, tần số bộ đàm và cách thức liên lạc khi cần thiết trên bảng chỉ dẫn.
(2) Về dụng cụ, trang thiết bị:
a. Trang thiết bị tập luyện, thi đấu dù lượn không có động cơ 
- Cơ sở thể thao tổ chức tập luyện và thi đấu dù lượn không có động cơ phải được trang bị các thiết bị an toàn cần thiết: dù chính, đai ngồi, dù dự phòng, thiết bị đo độ cao, định vị toàn cầu, bộ đàm, mũ bảo hiểm.
- Hình thức dù lượn không có động cơ phải đảm bảo phù hợp với phong tục tập quán, truyền thống văn hóa dân tộc.
b. Trang thiết bị tập luyện, thi đấu dù lượn có động cơ và diều bay có động cơ  
- Cơ sở thể thao tập luyện và thi đấu dù lượn có động cơ và diều bay có động cơ phải có mũ bảo hiểm, hệ thống dây an toàn, dù dự phòng và thiết bị liên lạc.
- Cơ sở thể thao tập luyện và thi đấu dù lượn có động cơ và diều bay có động cơ phải được kiểm tra về chất lượng và an toàn kỹ thuật.
- Hình thức dù lượn có động cơ và diều bay có động cơ phải đảm bảo phù hợp với phong tục tập quán, truyền thống văn hóa dân tộc.
- Cơ sở thể thao tổ chức hoạt động dù lượn có động cơ và diều bay có động cơ phải có hệ thống phòng cháy, chữa cháy, có đủ cơ số thuốc cấp cứu, dụng cụ cấp cứu.
(3) Về cán bộ, nhân viên chuyên môn
Doanh nghiệp có hướng dẫn tập luyện hoặc đào tạo vận động viên phải có:
a. Đối với tập luyện, thi đấu dù lượn không có động cơ
+ Huấn luyện viên, hướng dẫn viên phải có trình độ chuyên môn được Tổng cục Thể dục thể thao hoặc tổ chức xã hội nghề nghiệp về dù lượn cấp quốc gia công nhận.
+ Huấn luyện viên, hướng dẫn viên phải có giấy chứng nhận đủ sức khỏe còn hiệu lực do cơ quan y tế cấp huyện trở lên chứng nhận trước khi bay tối đa không quá 12 tháng. 
b. Đối với tập luyện, thi đấu dù lượn có động cơ và diều bay có động cơ  
+ Huấn luyện viên huấn luyện vận động viên dù lượn có động cơ và diều bay có động cơ phải có trình độ chuyên môn được đào tạo và cấp chứng chỉ của Quân chủng Phòng không - Không quân, Bộ Quốc phòng hoặc cơ sở đào tạo của Hiệp hội dù lượn, diều bay trong nước và quốc tế được Tổng cục Thể dục thể thao công nhận.
+ Huấn luyện viên, vận động viên phải có giấy chứng nhận đủ sức khỏe còn hiệu lực do cơ quan y tế cấp huyện trở lên chứng nhận trước khi tham gia hoạt động bay và phải kiểm tra định kỳ tối thiểu 12 tháng/1 lần.
+ Vận động viên dù lượn có động cơ và diều bay có động cơ phải được hướng dẫn tập luyện theo các giáo trình và chương trình huấn luyện của các cơ sở đào tạo được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29/11/2006. Có hiệu lực từ ngày 01/7/2007.
- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ  quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thế dục, Thể thao. Có hiệu lực từ ngày 03/8/2007.
- Thông tư số 05/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của Ủy ban Thể dục, thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2007.
- Thông tư số 08/2011/TT-BVHTTDL ngày 29/6/2011 sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2011.
- Thông tư số 19/2011/TT-BVHTTDL ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động dù lượn và diều bay động cơ. Có hiệu lực từ ngày 20/01/2012.
- Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 01/02/2015.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
 
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao
đối với câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp/doanh nghiệp kinh doanh
 hoạt động thể thao...........................(tên môn thể thao)
 
 
 
  
 
Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
 
 
1. Tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận (viết bằng chữ  in hoa):..........
.......................................................................................................................
Tên giao dịch (nếu có):................................................................................
Tên viết tắt (nếu có): ....................................................................................
2. Địa chỉ trụ sở chính: .................................................................................
Điện thoại :.........................  Fax: .................................................................
Website: ..............................Email: ..............................................................
3. Họ tên người đại diện theo pháp luật: …..…………................................
Giới tính: ............................….Chức danh: ..................................................
Sinh ngày: ......./…..../…....Dân tộc: ......... Quốc tịch: .................................
Giấy chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) số : ..........................................
Ngày cấp: …../….../…..Nơi cấp: .........................................................…....
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:..................................................................
Chỗ ở hiện tại: ..............................................................................................
4. Tên, địa chỉ chi nhánh/văn phòng đại diện (nếu có): ...............................
5. Địa chỉ nơi kinh doanh hoạt động thể thao đề nghị cấp phép: .................
.......................................................................................................................
6. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: ......do: .................cấp ngày.... tháng..... năm......, đăng ký thay đổi lần thứ...... ngày..... tháng.... năm......
7. Căn cứ vào các quy định hiện hành, đề nghị cấp giấy giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao cho doanh nghiệp........để kinh doanh hoạt động thể thao .....................................(tên hoạt động thể thao/môn thể thao).
8. Cam kết:
- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về kinh doanh hoạt động thể thao;
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao./.
 
  ........, ngày ........tháng........ năm .......
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA
TỔ CHỨC
ĐỀ NGHỊ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức vụ)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
  

BẢN TÓM TẮT
Tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh
hoạt động thể thao môn: ........................
 
 
 
  

Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao
 
 
- Tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận (viết bằng chữ  in hoa): ...........
.......................................................................................................................
- Địa chỉ trụ sở chính: ...................................................................................
Điện thoại: ................................. Fax: ..........................................................
Website: .....................................Email: .......................................................
Sau đây là tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh của .....................(tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận) như sau:
1. Đội ngũ cán bộ, nhân viên:
- Số lượng:
- Trình độ chuyên môn của từng cán bộ, nhân viên (Danh sách trích ngang kèm theo)
2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị:
- Mô tả về cơ sở vật chất: .............................................................................
- Thống kê trang thiết bị, dụng cụ phục vụ hoạt động thể thao tại cơ sở (Bản kê khai kèm theo) ...........................................................................................
3. Nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh: ....................................
.......................................................................................................................
Chúng tôi cam kết:
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung kê khai;
- Đảm bảo duy trì và nâng cấp các điều kiện nêu trên trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về các điều kiện đã trình bày./.
 
  TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức vụ)
 
 

13. Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động quyền anh
* Trình tự thực hiện:
- Sở Văn hóa và Thể thao là cơ quan thường trực giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tiếp nhận hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao.
- Trong thời gian 04 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Văn hóa và Thể thao có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan của tỉnh kiểm tra các điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của doanh nghiệp thể thao theo. Kết quả kiểm tra được lập thành văn bản có xác nhận của các cơ quan tham gia.
- Căn cứ kết quả kiểm tra các điều kiện theo quy định, Sở Văn hóa và Thể thao trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định việc cấp hoặc không cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao.
* Cách thức thực hiện:
Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Trung tâm Hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
(1) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao);
(2) Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh (Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao):
+ Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động;
+ Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao;
+ Có nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức. 
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
- Cơ quan được ủy quyền trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.
* Lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao);
- Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh (Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
(1) Về cơ sở vật chất:
Địa điểm tập luyện quyền anh phải bảo đảm các điều kiện sau:
-  Địa điểm tập quyền anh phải có diện tích từ 60m2 trở lên; mật độ tập luyện tối thiểu 2m2/người.
- Mặt sàn phải bằng phẳng, không trơn trượt.
- Đảm bảo đủ ánh sáng, thông thoáng.
- Âm thanh, tiếng ồn không làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
- Có cơ số thuốc thông thường và các dụng cụ sơ cứu ban đầu.
-  Có khu vực vệ sinh, để xe.
- Có sổ theo dõi võ sinh tham gia tập luyện ghi đầy đủ họ tên, năm sinh, nơi ở và lưu đơn xin học của từng người.
-  Có bảng nội quy quy định giờ tập luyện, các quy định bảo đảm an toàn khi luyện tập.
- Đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh, môi trường, an toàn lao động, phòng, chống cháy nổ theo quy định.
(2) Về trang thiết bị, dụng cụ:
Địa điểm tổ chức tập luyện quyền anh phải có các trang thiết bị, dụng cụ tập luyện sau: 
- Găng tập luyện: 01 đôi/ 01 người.
- Mũ bảo vệ: 01 chiếc/ 01 người.
- Bao đấm (bao cát), gối đấm.
- Người tập phải trang bị bịt răng, bảo vệ bộ hạ (kuki), băng đa, dây nhảy, giày tập luyện.
- Hướng dẫn viên tập luyện phải có dụng cụ đỡ đòn (lăm pơ).
 (3) Về cán bộ, nhân viên chuyên môn
- Doanh nghiệp có hướng dẫn tập luyện hoặc đào tạo vận động viên phải có:
+ Huấn luyện viên thể thao có bằng cấp về chuyên ngành thể dục, thể thao từ bậc trung cấp trở lên hoặc có chứng nhận chuyên môn do Liên đoàn thể thao quốc gia, Liên đoàn thể thao quốc tế tương ứng cấp.
+ Bác sĩ hoặc nhân viên y tế có chứng chỉ về y học thể thao do Viện Khoa học thể dục thể thao hoặc cơ sở có chức năng đào tạo chuyên ngành y học thể thao cấp.     
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29/11/2006. Có hiệu lực từ ngày 01/7/2007.
- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ  quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thế dục, Thể thao. Có hiệu lực từ ngày 03/8/2007.
- Thông tư số 05/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của Ủy ban Thể dục, thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2007.
- Thông tư số 08/2011/TT-BVHTTDL ngày 29/6/2011 sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2011.
- Thông tư số 20/2011/TT-BVHTTDL ngày 09 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức tập luyện quyền anh. Có hiệu lực từ ngày 25/01/2012.
- Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 01/02/2015.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
 
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao
đối với câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp/doanh nghiệp kinh doanh
 hoạt động thể thao...........................(tên môn thể thao)
 
 
 
  
 
Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
 
1. Tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận (viết bằng chữ  in hoa):..........
.......................................................................................................................
Tên giao dịch (nếu có):................................................................................
Tên viết tắt (nếu có): ....................................................................................
2. Địa chỉ trụ sở chính: .................................................................................
Điện thoại :.........................  Fax: .................................................................
Website: ..............................Email: ..............................................................
3. Họ tên người đại diện theo pháp luật: …..…………................................
Giới tính: ............................….Chức danh: ..................................................
Sinh ngày: ......./…..../…....Dân tộc: ......... Quốc tịch: .................................
Giấy chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) số : ..........................................
Ngày cấp: …../….../…..Nơi cấp: .........................................................…....
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:..................................................................
Chỗ ở hiện tại: ..............................................................................................
4. Tên, địa chỉ chi nhánh/văn phòng đại diện (nếu có): ...............................
5. Địa chỉ nơi kinh doanh hoạt động thể thao đề nghị cấp phép: .................
.......................................................................................................................
6. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: ......do: .................cấp ngày.... tháng..... năm......, đăng ký thay đổi lần thứ...... ngày..... tháng.... năm......
7. Căn cứ vào các quy định hiện hành, đề nghị cấp giấy giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao cho doanh nghiệp........để kinh doanh hoạt động thể thao .....................................(tên hoạt động thể thao/môn thể thao).
8. Cam kết:
- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về kinh doanh hoạt động thể thao;
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao./.
 
  ........, ngày ........tháng........ năm .......
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA
TỔ CHỨC
ĐỀ NGHỊ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức vụ)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
 
BẢN TÓM TẮT
Tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh
hoạt động thể thao môn: ........................
 
 
 
  

Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
 
- Tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận (viết bằng chữ  in hoa): ...........
.......................................................................................................................
- Địa chỉ trụ sở chính: ...................................................................................
Điện thoại: ................................. Fax: ..........................................................
Website: .....................................Email: .......................................................
Sau đây là tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh của .....................(tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận) như sau:
1. Đội ngũ cán bộ, nhân viên:
- Số lượng:
- Trình độ chuyên môn của từng cán bộ, nhân viên (Danh sách trích ngang kèm theo)
2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị:
- Mô tả về cơ sở vật chất: .............................................................................
- Thống kê trang thiết bị, dụng cụ phục vụ hoạt động thể thao tại cơ sở (Bản kê khai kèm theo) ...........................................................................................
3. Nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh: ....................................
.......................................................................................................................
Chúng tôi cam kết:
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung kê khai;
- Đảm bảo duy trì và nâng cấp các điều kiện nêu trên trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về các điều kiện đã trình bày./.
 
  TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức vụ)




14. Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Taekwondo
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Sở Văn hóa và Thể thao gửi văn bản kèm 01 bộ hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét cấp giấy chứng nhận.
+ Trường hợp không cấp giấy chứng nhận, UBND tỉnh có văn bản trả lời và nêu rõ lý do
- Bước 4: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 5: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện:
Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Trung tâm Hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
(1) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao);
(2) Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh (Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao):
+ Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động;
+ Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao;
+ Có nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết: 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
- Cơ quan được ủy quyền trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.
* Lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao);
- Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh (Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
(1) Về cơ sở vật chất
Địa điểm hoạt động Taekwondo phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Sàn phải có diện tích 60m2 trở lên; mật độ tập luyện tối thiểu 3m2 trên người.
- Mặt sàn phải bằng phẳng, không trơn trượt.
- Có đủ ánh sáng, thông thoáng.
- Âm thanh, tiếng ồn đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
- Có cơ số thuốc thông thường và dụng cụ sở cứu ban đầu, khu vực vệ sinh, để xe.
- Có sổ theo dõi võ sinh tham gia tập luyện ghi đầy đủ họ tên, năm sinh, nơi ở và lưu đơn xin học của từng người.
- Có bảng quy định 4 điều tâm niệm của võ sinh Taekwondo; bảng nội quy, quy định giờ tập luyện và các quy định bảo đảm an toàn khi tập luyện.
- Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ theo quy định;
(2) Về trang thiết bị, dụng cụ:
a. Cơ sở hoạt động Taekwondo có tổ chức đào tạo để tham dự thi đấu các giải thi đấu do Liên đoàn Taekwondo Việt Nam, Tổng cục Thể dục thể thao tổ chức phải đáp ứng các trang thiết bị, dụng cụ tập luyện sau:
 
TT Trang bị, dụng cụ Định mức
1 Võ phục Taekwondo 1 bộ/ người tập
2 Thảm tập luyện 10m x 10m 1 bộ/ người tập
3 Giáp tập luyện 1 chiếc/ người tập
4 Đích đá các loại 1 chiếc/ người tập
5 Bao cát 1 chiếc/ người tập
6 Dây thun, dây nhảy 1 chiếc/ người tập
7 Bảo hộ tay, chân, gối 1 bộ/ người tập
8 Bảo hộ hạ bộ nam (nữ) 1 chiếc/ người tập
9 Mũ bảo hộ 1 chiếc/ 2 người tập
10 Bịt răng 1 chiếc/ người tập
11 Gương soi lớn 1 chiếc/ điểm tập
 
          b. Cơ sở luyện tập Taekwondo nhằm nâng cao sức khỏe cho người tập và không tham gia thi đấu đỉnh cao cần đáp ứng trang thiết bị, dụng cụ tập luyện sau:
 
TT Trang thiết bị, dụng cụ Định mức
1 Võ phục Taekwondo 1 bộ/ người tập
2 Đích đá các loại 1 chiếc/ 4 người tập
 
(3) Về cán bộ, nhân viên chuyên môn
a. Cơ sở hoạt động Taekwondo có tổ chức đào tạo để tham dự thi đấu các giải thi đấu do Liên đoàn Taekwondo Việt Nam, Tổng cục Thể dục thể thao tổ chức phải đáp ứng các trang thiết bị, dụng cụ tập luyện sau:
- Có bằng tốt nghiệp đại học thể dục thể thao chuyên ngành Taekwondo.
- Có chứng nhận chuyên môn huấn luyện viên quốc gia do Liên đoàn Taekwondo Việt Nam cấp hoặc bằng huấn luyện viên quốc tế do Viện Hàn lâm Kukkiwon cấp.
b. Hướng dẫn viên có trình độ chuyên môn Taekwondo bảo đảm tiêu chuẩn quy định tại Điểm 1, Mục I Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20 tháng 7 năm 2007 của Ủy ban TDTT hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao và có đai đen từ 3 đẳng trở lên do Liên đoàn Taewondo Việt Nam cấp.
c. Mỗi nhân viên chuyên môn hướng dẫn tập luyện không quá 30 võ sinh trong mội buổi tập.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29/11/2006. Có hiệu lực từ ngày 01/7/2007.
- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ  quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thế dục, Thể thao. Có hiệu lực từ ngày 03/8/2007.
- Thông tư số 05/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của Ủy ban Thể dục, thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2007.
- Thông tư số 08/2011/TT-BVHTTDL ngày 29/6/2011 sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2011.
- Thông tư số 21/2011/TT-BVHTTDL ngày 27 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động Taekwondo. Có hiệu lực từ ngày 15/02/2012.
- Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 01/02/2015.

15. Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Bắn súng thể thao
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Sở Văn hóa và Thể thao gửi văn bản kèm 01 bộ hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét cấp giấy chứng nhận.
+ Trường hợp không cấp giấy chứng nhận, UBND tỉnh có văn bản trả lời và nêu rõ lý do
- Bước 4: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 5: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện:
Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Trung tâm Hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
(1) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao);
(2) Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh (Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao):
- Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động;
- Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao;
- Có nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
- Cơ quan được ủy quyền trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.
* Lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao);
- Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh (Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
 (1) Về cơ sở vật chất và trang thiết bị, dụng cụ tập luyện
- Có trường bắn phù hợp theo tiêu chuẩn quy định cho điều kiện chuyên môn chung của trường bắn và các tiêu chuẩn thêm riêng cho trường bắn ngoài trời cự ly 50 và cự ly 25m, trường bắn trong nhà 10m dành cho súng trường hơi và súng ngắn hơi, trường bắn trong nhà 10m bia di động, trường bắn đĩa bay, trường bắn đạn nhựa theo quy định cụ thể của Thông tư số 06/2014/TT-BVHTTDL quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động Bắn súng thể thao.
- Âm thanh, tiếng ồn không vượt quá giới hạn cho phép về tiếng ồn theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Điểm đo âm thanh, tiếng ồn được xác định tại phía ngoài cửa sổ hoặc tường bao quanh trường bắn và cửa ra vào của cơ sở thể thao.
- Súng thể thao phải được đăng ký và cấp giấy phép sử dụng theo quy định của pháp luật.
- Có đồng hồ treo ở hai đầu tuyến bắn.
- Có phòng y tế, có cơ số thuốc và dụng cụ đảm bảo hoạt động sơ cứu ban đầu.
- Có kho cất giữ súng thể thao đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.
- Có khu vực kiểm tra trang thiết bị tập luyện và thi đấu.
- Có khu vực thay đồ, gửi quần áo, nhà vệ sinh và khu vực để xe.
- Có sổ theo dõi quá trình sử dụng súng, đạn thể thao;
- Có sổ theo dõi người tham gia tập luyện ghi đầy đủ họ tên, năm sinh, giới tính, nơi cư trú, thời gian tập luyện, chủng loại, nhãn hiệu, số hiệu súng thể thao đang sử dụng.
- Có bảng nội quy, bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
+ Đối tượng được tham gia tập luyện;
+ Quy định giờ tập luyện;
+ Các quy định bảo đảm an toàn khi tập luyện, thi đấu.
- Có bảng hướng dẫn cách sử dụng súng thể thao; bảng trích dẫn quy định của pháp luật về trách nhiệm của vận động viên, huấn luyện viên và các cá nhân có liên quan trong việc sử dụng và bảo quản súng thể thao.
- Đảm bảo thời gian hoạt động, an ninh trật tự, vệ sinh, môi trường, an toàn lao động, phòng, chống cháy nổ theo quy định của pháp luật.
- Đảm bảo cho người tham gia tập luyện và thi đấu phải có quần áo, giầy, găng tay chuyên dụng theo tiêu chuẩn của Liên đoàn Bắn súng thế giới hoặc Liên đoàn Bắn súng Việt Nam.
(2) Về cán bộ, nhân viên chuyên môn.
- Người đứng đầu cơ sở thể thao hoạt động Bắn súng thể thao phải có trình độ trung cấp thể dục thể thao trở lên hoặc có chứng nhận chuyên môn về bắn súng thể thao do Liên đoàn Bắn súng thế giới hoặc Liên đoàn Bắn súng Việt Nam cấp, có lý lịch rõ ràng và không thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Người chưa thành niên; người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; người nghiện ma túy;
+ Người bị khởi tố hình sự mà các cơ quan tố tụng đang tiến hành điều tra, truy tố, xét xử;
+ Người đang bị Toà án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự, cấm cư trú; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc; người đang chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi xâm phạm tài sản của tổ chức trong nước hoặc nước ngoài; tài sản, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân, của người nước ngoài; vi phạm trật tự, an toàn xã hội 02 lần trở lên trong 06 tháng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm h́nh sự mà không bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy định tại khoản 2 Điều 94 Luật xử lý vi phạm hành chính;
+ Người có tiền án mà chưa được xoá án tích về các tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội đặc biệt nghiêm trọng; người có tiền án mà chưa được xóa án tích về các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con người và các tội khác có liên quan trực tiếp tới ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự; người đã bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đủ thời hạn để được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính.
- Có huấn luyện viên hoặc người hướng dẫn hoạt động chuyên môn bắn súng bảo đảm một trong các tiêu chuẩn sau:
+ Là huấn luyện viên, hướng dẫn viên thể thao hoặc vận động viên môn Bắn súng có đẳng cấp từ cấp I trở lên;
+ Có bằng cấp về chuyên ngành thể dục thể thao môn Bắn súng từ bậc trung cấp trở lên;
+ Có chứng nhận chuyên môn về bắn súng thể thao do Liên đoàn Bắn súng thế giới hoặc Liên đoàn Bắn súng Việt Nam cấp.
Mỗi huấn luyện viên, hướng dẫn viên chuyên môn hướng dẫn tập luyện không nhiều hơn 10 người/đợt.
- Có nhân viên bảo vệ kho, nơi cất giữ súng đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 13 Thông tư liên tịch số 06/2013/TTLT-BVHTTDL-BCA ngày 18 tháng 10 năm 2013 quy định trang bị, quản lý, sử dụng vũ khí thể thao trong tập luyện và thi đấu thể thao. Cụ thể như sau:
+ Là công dân Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt;
 + Có đủ sức khỏe phù hợp với công việc được giao, được cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên chứng nhận;
 + Có chứng chỉ chuyên môn nghiệp vụ về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy;
+ Nắm vững nội quy, chế độ quản lý, bảo quản kho, nơi cất giữ vũ khí thể thao.
Tổng cục Thể dục thể thao chủ trì, phối hợp với Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội tổ chức tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy cho người được giao bảo quản kho, nơi cất giữ vũ khí thể thao.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29/11/2006. Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2007.
- Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ số 16/2011/UBTVQH ngày 30 tháng 6 năm 2011. Có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2012.
- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ  quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, Thể thao. Có hiệu lực thi hành từ ngày 03/8/2007.
- Nghị định số 25/2012/NĐ-CP ngày 05/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công sụ hỗ trợ. Có hiệu lực từ ngày 20/5/2012.
- Thông tư số 06/2014/TT-BVHTTDL ngày 04/6/2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động Bắn súng thể thao. Có hiệu lực từ ngày 01/8/2014.
- Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 01/02/2015.
 
 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
 
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao
đối với câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp/doanh nghiệp kinh doanh
 hoạt động thể thao...........................(tên môn thể thao)
 
 
 
  
 
Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
 
 
1. Tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận (viết bằng chữ  in hoa):..........
.......................................................................................................................
Tên giao dịch (nếu có):................................................................................
Tên viết tắt (nếu có): ....................................................................................
2. Địa chỉ trụ sở chính: .................................................................................
Điện thoại :.........................  Fax: .................................................................
Website: ..............................Email: ..............................................................
3. Họ tên người đại diện theo pháp luật: …..…………................................
Giới tính: ............................….Chức danh: ..................................................
Sinh ngày: ......./…..../…....Dân tộc: ......... Quốc tịch: .................................
Giấy chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) số : ..........................................
Ngày cấp: …../….../…..Nơi cấp: .........................................................…....
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:..................................................................
Chỗ ở hiện tại: ..............................................................................................
4. Tên, địa chỉ chi nhánh/văn phòng đại diện (nếu có): ...............................
5. Địa chỉ nơi kinh doanh hoạt động thể thao đề nghị cấp phép: .................
.......................................................................................................................
6. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: ......do: .................cấp ngày.... tháng..... năm......, đăng ký thay đổi lần thứ...... ngày..... tháng.... năm......
7. Căn cứ vào các quy định hiện hành, đề nghị cấp giấy giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao cho doanh nghiệp........để kinh doanh hoạt động thể thao .....................................(tên hoạt động thể thao/môn thể thao).
8. Cam kết:
- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về kinh doanh hoạt động thể thao;
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao./.
 
  ........, ngày ........tháng........ năm .......
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA
TỔ CHỨC
ĐỀ NGHỊ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức vụ)
 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
 
BẢN TÓM TẮT
Tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh
hoạt động thể thao môn: ........................
 
 
 
  

Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao
 
- Tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận (viết bằng chữ  in hoa): ...........
.......................................................................................................................
- Địa chỉ trụ sở chính: ...................................................................................
Điện thoại: ................................. Fax: ..........................................................
Website: .....................................Email: .......................................................
Sau đây là tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh của .....................(tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận) như sau:
1. Đội ngũ cán bộ, nhân viên:
- Số lượng:
- Trình độ chuyên môn của từng cán bộ, nhân viên (Danh sách trích ngang kèm theo)
2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị:
- Mô tả về cơ sở vật chất: .............................................................................
- Thống kê trang thiết bị, dụng cụ phục vụ hoạt động thể thao tại cơ sở (Bản kê khai kèm theo) ...........................................................................................
3. Nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh: ....................................
.......................................................................................................................
Chúng tôi cam kết:
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung kê khai;
- Đảm bảo duy trì và nâng cấp các điều kiện nêu trên trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về các điều kiện đã trình bày./.
 
  TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức vụ)

16. Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Karatedo
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Sở Văn hóa và Thể thao gửi văn bản kèm 01 bộ hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét cấp giấy chứng nhận.
+ Trường hợp không cấp giấy chứng nhận, UBND tỉnh có văn bản trả lời và nêu rõ lý do
- Bước 4: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 5: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện:
Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Trung tâm Hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
(1) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao);
(2) Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh (Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao):
- Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động;
- Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao;
- Có nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết: 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan được ủy quyền trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.
* Lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao).
- Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh (Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
(1) Về cơ sở vật chất và trang thiết bị, dụng cụ tập luyện
- Có sàn tập diện tích từ 60m2 trở lên; mặt sàn bằng phẳng, không trơn trượt;
- Mật độ tập luyện từ 3m­­2  trở lên trên 01 người­­ ­ tập;
- Điểm tập có ánh sáng tối thiểu là 200 lux;
- Âm thanh, tiếng ồn bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Điểm đo âm thanh, tiếng ồn được xác định tại phía ngoài cửa sổ và cửa ra vào của điểm tập;
- Có đủ cơ số thuốc và các dụng cụ sơ cứu ban đầu, khu vực thay đồ, gửi đồ, khu vực vệ sinh, để xe;
- Có bảng nội quy quy định giờ tập luyện, các quy định bảo đảm an toàn khi tập luyện và các quy định khác;
- Đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh, môi trường, an toàn lao động, phòng, chống cháy nổ theo quy định của pháp luật;
- Có sổ theo dõi võ sinh tham gia tập luyện, ghi đầy đủ họ tên, năm sinh, địa chỉ, thời gian theo học và lưu đơn xin học của từng người.
(2) Trang thiết bị, dụng cụ tập luyện, thi đấu phải bảo đảm không gây nguy hiểm, không gây các biến đổi không tốt cho sự phát triển của cơ thể người tập. Mỗi võ sinh tập luyện phải có:
- Võ phục chuyên môn Karatedo;
- Găng tay màu xanh, găng tay màu đỏ;
- Bộ bảo vệ bàn chân, ống quyển màu xanh; bộ bảo vệ bàn chân, ống quyển màu đỏ;
- Lămpơ.
(3) Về cán bộ, nhân viên chuyên môn.
- Cơ sở thể thao tổ chức hoạt động môn Karatedo phải có huấn luyện viên hoặc người hướng dẫn hoạt động chuyên môn Karatedo bảo đảm một trong các tiêu chuẩn sau:
+ Là huấn luyện viên, hướng dẫn viên Karatedo hoặc vận động viên Karatedo có đẳng cấp từ cấp II trở lên;
+ Có bằng cấp chuyên ngành thể dục thể thao từ bậc trung cấp trở lên;
+ Có Giấy chứng nhận chuyên môn Karatedo từ đai đen 2 đẳng trở lên do Tổng cục Thể dục thể thao hoặc Liên đoàn Karatedo Việt Nam cấp.
- Mỗi nhân viên chuyên môn hướng dẫn tập luyện không quá 30 võ sinh trong một buổi tập.  
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006. Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2007.                                                                                                      
- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực thi hành từ ngày 03/8/2007.
- Thông tư số 09/2013/TT-BVHTTDL ngày 26/11/2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động Karatedo. Có hiệu lực từ ngày 01/2/2014.
- Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 01/02/2015.
 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
  

ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao
đối với câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp/doanh nghiệp kinh doanh
 hoạt động thể thao...........................(tên môn thể thao)
 
 
 
  
 
Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
 
 
1. Tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận (viết bằng chữ  in hoa):..........
.......................................................................................................................
Tên giao dịch (nếu có):................................................................................
Tên viết tắt (nếu có): ....................................................................................
2. Địa chỉ trụ sở chính: .................................................................................
Điện thoại :.........................  Fax: .................................................................
Website: ..............................Email: ..............................................................
3. Họ tên người đại diện theo pháp luật: …..…………................................
Giới tính: ............................….Chức danh: ..................................................
Sinh ngày: ......./…..../…....Dân tộc: ......... Quốc tịch: .................................
Giấy chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) số : ..........................................
Ngày cấp: …../….../…..Nơi cấp: .........................................................…....
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:..................................................................
Chỗ ở hiện tại: ..............................................................................................
4. Tên, địa chỉ chi nhánh/văn phòng đại diện (nếu có): ...............................
5. Địa chỉ nơi kinh doanh hoạt động thể thao đề nghị cấp phép: .................
.......................................................................................................................
6. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: ......do: .................cấp ngày.... tháng..... năm......, đăng ký thay đổi lần thứ...... ngày..... tháng.... năm......
7. Căn cứ vào các quy định hiện hành, đề nghị cấp giấy giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao cho doanh nghiệp........để kinh doanh hoạt động thể thao .....................................(tên hoạt động thể thao/môn thể thao).
8. Cam kết:
- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về kinh doanh hoạt động thể thao;
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao./.
 
 
  ........, ngày ........tháng........ năm .......
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA
TỔ CHỨC
ĐỀ NGHỊ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức vụ)
 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
 
BẢN TÓM TẮT
Tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh
hoạt động thể thao môn: ........................
 
 
 
  

Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao
 
 
- Tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận (viết bằng chữ  in hoa): ...........
.......................................................................................................................
- Địa chỉ trụ sở chính: ...................................................................................
Điện thoại: ................................. Fax: ..........................................................
Website: .....................................Email: .......................................................
Sau đây là tóm tắt tình hình chuẩn bị các ðiều kiện kinh doanh của .....................(tên tổ chức ðề nghị cấp giấy chứng nhận) nhý sau:
1. Đội ngũ cán bộ, nhân viên:
- Số lượng:
- Trình độ chuyên môn của từng cán bộ, nhân viên (Danh sách trích ngang kèm theo)
2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị:
- Mô tả về cơ sở vật chất: .............................................................................
- Thống kê trang thiết bị, dụng cụ phục vụ hoạt động thể thao tại cơ sở (Bản kê khai kèm theo) ...........................................................................................
3. Nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh: ....................................
.......................................................................................................................
Chúng tôi cam kết:
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung kê khai;
- Đảm bảo duy trì và nâng cấp các điều kiện nêu trên trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về các điều kiện đã trình bày./.
 
 
  TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức vụ)
 

17. Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Lân Sư Rồng
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Sở Văn hóa và Thể thao gửi văn bản kèm 01 bộ hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét cấp giấy chứng nhận.
+ Trường hợp không cấp giấy chứng nhận, UBND tỉnh có văn bản trả lời và nêu rõ lý do
- Bước 4: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 5: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện:
Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Trung tâm Hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
(1) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận;
(2) Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh:
+ Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động;
+ Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao;
+ Có nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết: 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan được ủy quyền trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.
* Lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao).
- Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh (Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: (*)
(1) Về cơ sở vật chất.
Địa điểm tập luyện Lân Sư Rồng phải đảm bảo các điều kiện sau:
a) Địa điểm tập luyện Lân Sư Rồng có thể ở trong nhà hoặc ngoài trời, diện tích từ 200 m2 trở lên;
b) Mặt sân phải bằng phẳng, không trơn trượt;
c) Đối với địa điểm tập luyện trong nhà chiều cao tối thiểu tính từ mặt sàn đến trần nhà là 5 m. Trường hợp có sử dụng mai hoa thung chiều cao tối thiểu tính từ mặt sàn đến trần nhà là 7 m, hệ thống chiếu sáng đảm bảo độ rọi từ 150 lux trở lên;
d) Âm thanh, tiếng ồn không vượt quá 120dBA;
đ) Có tủ thuốc hoặc túi thuốc và các dụng cụ sơ cứu ban đầu;
e) Có khu vực vệ sinh, để xe;
g) Có bảng nội quy quy định thời gian tập luyện; bảo đảm an toàn khi tập luyện và các quy định khác;
h) Đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường và phòng, chống cháy nổ theo quy định.
(2) Về dụng cụ, trang thiết bị.
Cơ sở thể thao tổ chức hoạt động Lân Sư Rồng phải bảo đảm các trang thiết bị, dụng cụ sau:
a) Lân, Sư, Rồng và các loại trang phục, đạo cụ kèm theo phù hợp với quy định của Luật thi đấu Lân Sư Rồng hiện hành hoặc theo truyền thống của từng địa phương;
b) Các loại trống, chiêng, thanh la, nạ bạt, mai hoa thung và các dụng cụ, đạo cụ phải đảm bảo an toàn, phù hợp với phong tục tập quán, truyền thống văn hóa dân tộc;
c) Các trang thiết bị, dụng cụ dùng để tập luyện, biểu diễn, thi đấu là vũ khí thô sơ phải được quản lý và sử dụng theo quy định của pháp luật.
(3) Về cán bộ, nhân viên chuyên môn.
Cơ sở thể thao tổ chức hoạt động Lân Sư Rồng phải có người hướng dẫn hoạt động chuyên môn đảm bảo một trong các điều kiện sau:
a) Là huấn luyện viên, hướng dẫn viên am hiểu Luật thi đấu Lân Sư Rồng, có trình độ chuyên môn, kỹ chiến thuật về biểu diễn, thi đấu Lân Sư Rồng;
b) Có giấy chứng nhận đã qua các lớp tập huấn đào tạo về chuyên môn Lân Sư Rồng do Tổng cục Thể dục thể thao, các Liên đoàn, Hiệp hội thể thao Lân Sư Rồng trong nước, quốc tế hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29/11/2006. Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2007.
- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, Thể thao. Có hiệu lực thi hành từ ngày 03/8/2007.
- Thông tư số 05/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của Ủy ban Thể dục, thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2007.
- Thông tư số 08/2011/TT-BVHTTDL ngày 29/6/2011 sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2011.
- Thông tư số 10/2012/TT-BVHTTDL ngày 29 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động Lân Sư Rồng.
- Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 01/02/2015.
 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
  

ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao
đối với câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp/doanh nghiệp kinh doanh
 hoạt động thể thao...........................(tên môn thể thao)
 
 
 
  
 
Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
 
 
1. Tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận (viết bằng chữ  in hoa):..........
.......................................................................................................................
Tên giao dịch (nếu có):................................................................................
Tên viết tắt (nếu có): ....................................................................................
2. Địa chỉ trụ sở chính: .................................................................................
Điện thoại :.........................  Fax: .................................................................
Website: ..............................Email: ..............................................................
3. Họ tên người đại diện theo pháp luật: …..…………................................
Giới tính: ............................….Chức danh: ..................................................
Sinh ngày: ......./…..../…....Dân tộc: ......... Quốc tịch: .................................
Giấy chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) số : ..........................................
Ngày cấp: …../….../…..Nơi cấp: .........................................................…....
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:..................................................................
Chỗ ở hiện tại: ..............................................................................................
4. Tên, địa chỉ chi nhánh/văn phòng đại diện (nếu có): ...............................
5. Địa chỉ nơi kinh doanh hoạt động thể thao đề nghị cấp phép: .................
.......................................................................................................................
6. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: ......do: .................cấp ngày.... tháng..... năm......, đăng ký thay đổi lần thứ...... ngày..... tháng.... năm......
7. Căn cứ vào các quy định hiện hành, đề nghị cấp giấy giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao cho doanh nghiệp........để kinh doanh hoạt động thể thao .....................................(tên hoạt động thể thao/môn thể thao).
8. Cam kết:
- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về kinh doanh hoạt động thể thao;
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao./.
 
 
  ........, ngày ........tháng........ năm .......
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA
TỔ CHỨC
ĐỀ NGHỊ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức vụ)
 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
  

BẢN TÓM TẮT
Tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh
hoạt động thể thao môn: ........................
 
 
 
  

Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
 
- Tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận (viết bằng chữ  in hoa): ...........
.......................................................................................................................
- Địa chỉ trụ sở chính: ...................................................................................
Điện thoại: ................................. Fax: ..........................................................
Website: .....................................Email: .......................................................
Sau đây là tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh của .....................(tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận) như sau:
1. Đội ngũ cán bộ, nhân viên:
- Số lượng:
- Trình độ chuyên môn của từng cán bộ, nhân viên (Danh sách trích ngang kèm theo)
2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị:
- Mô tả về cơ sở vật chất: .............................................................................
- Thống kê trang thiết bị, dụng cụ phục vụ hoạt động thể thao tại cơ sở (Bản kê khai kèm theo) ...........................................................................................
3. Nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh: ....................................
.......................................................................................................................
Chúng tôi cam kết:
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung kê khai;
- Đảm bảo duy trì và nâng cấp các điều kiện nêu trên trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về các điều kiện đã trình bày./.
 
  TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức vụ)
 

18. Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Judo
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Sở Văn hóa và Thể thao gửi văn bản kèm 01 bộ hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét cấp giấy chứng nhận.
+ Trường hợp không cấp giấy chứng nhận, UBND tỉnh có văn bản trả lời và nêu rõ lý do
- Bước 4: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 5: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện:
Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Trung tâm Hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
(1) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận;
(2) Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh:
+ Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động;
+ Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao;
+ Có nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan được ủy quyền trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.
* Lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao);
- Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh (Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: (*)
(1) Về cơ sở vật chất và trang thiết bị.
Địa điểm tổ chức hoạt động Judo phải bảo đảm các điều kiện sau:
a) Có thảm diện tích từ 64m2 trở lên. Mặt thảm phải bằng phẳng, không trơn trượt, đảm bảo không gây chấn thương cho người tập luyện và thi đấu. Độ dày của thảm ít nhất là 4cm.
b) Thảm được đặt trên mặt sàn làm bằng bê tông, gỗ hoặc dàn nhún lò xo.
c) Mật độ tập luyện tối thiểu 3m2/01người.
d) Điểm tập có ánh sáng tối thiểu là 200 lux.
e) Âm thanh, tiếng ồn bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Điểm đo âm thanh, tiếng ồn được xác định tại phía ngoài cửa sổ và cửa ra vào của điểm tập.
g) Có đủ cơ số thuốc và dụng cụ sơ cứu ban đầu, khu vực thay đồ, gửi quần áo, nhà vệ sinh, khu vực để xe.
h) Có sổ theo dõi võ sinh tham gia tập luyện ghi đầy đủ họ tên, năm sinh, giới tính, nơi cư trú và lưu đơn xin học của từng người.
i) Có bảng nội quy quy định giờ tập luyện, biện pháp bảo đảm an toàn khi tập luyện và các quy định khác.
k) Có bảng tên đòn chuyên môn Judo và ảnh minh họa.
l) Đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh, môi trường, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ theo quy định của pháp luật.
m) Võ sinh tập luyện phải có võ phục chuyên môn Judo.
(2) Về cán bộ, nhân viên chuyên môn.
a) Trình độ nhân viên chuyên môn.
- Là huấn luyện viên, hướng dẫn viên thể thao hoặc vận động viên có đẳng cấp từ cấp II trở lên;
- Có bằng cấp về chuyên ngành thể dục thể thao từ bậc trung cấp trở lên;
- Có giấy chứng nhận chuyên môn do Liên đoàn thể thao quốc gia, Liên đoàn thể thao quốc tế tương ứng cấp.
- Có giấy chứng nhận được đào tạo chuyên môn do Sở thể dục thể thao tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp.
- Có đai đen từ 1 đẳng trở lên do Liên đoàn Judo Quốc tế hoặc Liên đoàn Judo Việt Nam cấp.
Đối với các địa phương ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, hải đảo nếu chưa có người đủ tiêu chuẩn quy định tại điểm này thì những người làm công tác văn hóa- xã hội, đoàn thanh niên, những hạt nhân phong trào thể dục thể thao…được xét làm cộng tác viên.
b) Mỗi nhân viên chuyên môn hướng dẫn tập luyện không quá 30 võ sinh trong một buổi tập.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29/11/2006. Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2007.
- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực thi hành từ ngày 03/8/2007.
- Thông tư số 05/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của Ủy ban Thể dục, thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2007.
- Thông tư số 08/2011/TT-BVHTTDL ngày 29/6/2011 sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2011.
- Thông tư số 11/2012/TT-BVHTTDL ngày 06 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động Judo.
- Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 01/02/2015.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
 
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao
đối với câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp/doanh nghiệp kinh doanh
 hoạt động thể thao...........................(tên môn thể thao)
 
 
 
  
 
Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
 
 
1. Tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận (viết bằng chữ  in hoa):..........
.......................................................................................................................
Tên giao dịch (nếu có):................................................................................
Tên viết tắt (nếu có): ....................................................................................
2. Địa chỉ trụ sở chính: .................................................................................
Điện thoại :.........................  Fax: .................................................................
Website: ..............................Email: ..............................................................
3. Họ tên người đại diện theo pháp luật: …..…………................................
Giới tính: ............................….Chức danh: ..................................................
Sinh ngày: ......./…..../…....Dân tộc: ......... Quốc tịch: .................................
Giấy chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) số : ..........................................
Ngày cấp: …../….../…..Nơi cấp: .........................................................…....
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:..................................................................
Chỗ ở hiện tại: ..............................................................................................
4. Tên, địa chỉ chi nhánh/văn phòng đại diện (nếu có): ...............................
5. Địa chỉ nơi kinh doanh hoạt động thể thao đề nghị cấp phép: .................
.......................................................................................................................
6. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: ......do: .................cấp ngày.... tháng..... năm......, đăng ký thay đổi lần thứ...... ngày..... tháng.... năm......
7. Căn cứ vào các quy định hiện hành, đề nghị cấp giấy giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao cho doanh nghiệp........để kinh doanh hoạt động thể thao .....................................(tên hoạt động thể thao/môn thể thao).
8. Cam kết:
- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về kinh doanh hoạt động thể thao;
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao./.
 
  ........, ngày ........tháng........ năm .......
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA
TỔ CHỨC
ĐỀ NGHỊ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức vụ)
 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
 
BẢN TÓM TẮT
Tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh
hoạt động thể thao môn: ........................
 
 
 
  

Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao
 
 
- Tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận (viết bằng chữ  in hoa): ...........
.......................................................................................................................
- Địa chỉ trụ sở chính: ...................................................................................
Điện thoại: ................................. Fax: ..........................................................
Website: .....................................Email: .......................................................
Sau đây là tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh của .....................(tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận) như sau:
1. Đội ngũ cán bộ, nhân viên:
- Số lượng:
- Trình độ chuyên môn của từng cán bộ, nhân viên (Danh sách trích ngang kèm theo)
2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị:
- Mô tả về cơ sở vật chất: .............................................................................
- Thống kê trang thiết bị, dụng cụ phục vụ hoạt động thể thao tại cơ sở (Bản kê khai kèm theo) ...........................................................................................
3. Nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh: ....................................
.......................................................................................................................
Chúng tôi cam kết:
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung kê khai;
- Đảm bảo duy trì và nâng cấp các điều kiện nêu trên trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về các điều kiện đã trình bày./.
 
  TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức vụ)
 

19. Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Bóng đá
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Sở Văn hóa và Thể thao gửi văn bản kèm 01 bộ hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét cấp giấy chứng nhận.
+ Trường hợp không cấp giấy chứng nhận, UBND tỉnh có văn bản trả lời và nêu rõ lý do
- Bước 4: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 5: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện:
Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện Trung tâm Hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
(1) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận;
(2) Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh:
+ Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động;
+ Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao;
+ Có nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết: 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan được ủy quyền trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.
* Lệ phí: Không.
 
 
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao).
- Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh (Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: (*)
(1) Về sân bãi, thiết bị, dụng cụ.
a) Diện tích sân tập luyện đảm bảo mật độ tối thiểu 25m2/người, nếu có tường tập sút cầu môn thì kích thước tối thiểu của tường có chiều rộng 5m, chiều cao 2,5m và phải được làm bằng vật liệu bền chắc. Diện tích sân thi đấu đảm bảo kích thước theo quy định của Luật thi đấu bóng đá.
Sân tập luyện và thi đấu bóng đá phải đảm bảo khoảng cách xung quanh an toàn, không có chướng ngại vật, khoảng cách tối thiểu từ đường biên của sân đến hàng rào hoặc sân liền kề là 2,5m.
b) Mặt sân bằng phẳng và được làm bằng một trong các chất liệu cỏ tự nhiên, cỏ nhân tạo, đất nện, sàn gỗ, chất dẻo tổng hợp hoặc cát mịn không lẫn đá dăm.
c) Trên sân có đầy đủ các đường kẻ biên ngang, biên dọc, đường tròn trung tâm, khu cấm địa và các điểm đá phạt.
d) Khung cầu môn đảm bảo kích thước theo quy định của Luật thi đấu bóng đá được làm bằng một trong các chất liệu sắt, gỗ hoặc chất dẻo tổng hợp.
e) Sân bóng đá liền kề nhà ở, công trình công cộng, đường giao thông phải có hàng rào cao tối thiểu 3m bao quanh sân.
g) Tập luyện, thi đấu buổi tối phải đảm bảo ánh sáng tối thiểu 150 lux.
h) Sân phải có nội quy hoạt động với các nội dung cơ bản sau:
- Sử dụng trang phục thể thao khi tập luyện, thi đấu;
- Chấp hành đầy đủ hướng dẫn của Ban quản lý sân;
- Giao tiếp văn minh, lịch sự, không được có hành vi gây gổ, mất đoàn kết;
- Không uống rượu, bia, hút thuốc trong sân;
- Không được mang các vật cứng, sắc, nhọn có thể gây thương tích vào sân;
- Không tụ tập tổ chức đánh bạc và các tệ nạn xã hội khác;
- Thời gian hoạt động.
i) Có tủ thuốc, dụng cụ y tế đáp ứng sơ cứu ban đầu.
k) Có khu vực vệ sinh, thay trang phục và để xe.
l) Đảm bảo vệ sinh môi trường, an ninh trật tự và phòng chống cháy nổ theo quy định.
m) Các hình ảnh, bảng biển quảng cáo sử dụng trên sân phải tuân thủ quy định của pháp luật.
(2) Về cán bộ, nhân viên chuyên môn.
- Là huấn luyện viên, hướng dẫn viên thể thao hoặc vận động viên có đẳng cấp từ cấp II trở lên;
- Có bằng cấp về chuyên ngành thể dục thể thao từ bậc trung cấp trở lên;
- Có giấy chứng nhận chuyên môn do Liên đoàn thể thao quốc gia, Liên đoàn thể thao quốc tế tương ứng cấp.
- Có giấy chứng nhận được đào tạo chuyên môn do Sở thể dục thể thao tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp.
Đối với các địa phương ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, hải đảo nếu chưa có người đủ tiêu chuẩn quy định tại điểm này thì những người làm công tác văn hóa- xã hội, đoàn thanh niên, những hạt nhân phong trào thể dục thể thao…được xét làm cộng tác viên.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29/11/2006. Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2007.
- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thế dục, thể thao. Có hiệu lực thi hành từ ngày 03/8/2007.
- Thông tư số 05/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của Ủy ban Thể dục, thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2007.
- Thông tư số 08/2011/TT-BVHTTDL ngày 29/6/2011 sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2011.
- Thông tư số 12/2012/TT-BVHTTDL ngày 10 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động Bóng đá.
- Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 01/02/2015.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
 
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao
đối với câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp/doanh nghiệp kinh doanh
 hoạt động thể thao...........................(tên môn thể thao)
 
 
 
  
 
Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
 
 
1. Tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận (viết bằng chữ  in hoa):..........
.......................................................................................................................
Tên giao dịch (nếu có):................................................................................
Tên viết tắt (nếu có): ....................................................................................
2. Địa chỉ trụ sở chính: .................................................................................
Điện thoại :.........................  Fax: .................................................................
Website: ..............................Email: ..............................................................
3. Họ tên người đại diện theo pháp luật: …..…………................................
Giới tính: ............................….Chức danh: ..................................................
Sinh ngày: ......./…..../…....Dân tộc: ......... Quốc tịch: .................................
Giấy chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) số : ..........................................
Ngày cấp: …../….../…..Nơi cấp: .........................................................…....
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:..................................................................
Chỗ ở hiện tại: ..............................................................................................
4. Tên, địa chỉ chi nhánh/văn phòng đại diện (nếu có): ...............................
5. Địa chỉ nơi kinh doanh hoạt động thể thao đề nghị cấp phép: .................
.......................................................................................................................
6. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: ......do: .................cấp ngày.... tháng..... năm......, đăng ký thay đổi lần thứ...... ngày..... tháng.... năm......
7. Căn cứ vào các quy định hiện hành, đề nghị cấp giấy giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao cho doanh nghiệp........để kinh doanh hoạt động thể thao .....................................(tên hoạt động thể thao/môn thể thao).
8. Cam kết:
- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về kinh doanh hoạt động thể thao;
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao./.
 
  ........, ngày ........tháng........ năm .......
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA
TỔ CHỨC
ĐỀ NGHỊ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức vụ)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
 
BẢN TÓM TẮT
Tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh
hoạt động thể thao môn: ........................
 
 
 
  

Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
 
- Tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận (viết bằng chữ  in hoa): ...........
.......................................................................................................................
- Địa chỉ trụ sở chính: ...................................................................................
Điện thoại: ................................. Fax: ..........................................................
Website: .....................................Email: .......................................................
Sau đây là tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh của .....................(tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận) như sau:
1. Đội ngũ cán bộ, nhân viên:
- Số lượng:
- Trình độ chuyên môn của từng cán bộ, nhân viên (Danh sách trích ngang kèm theo)
2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị:
- Mô tả về cơ sở vật chất: .............................................................................
- Thống kê trang thiết bị, dụng cụ phục vụ hoạt động thể thao tại cơ sở (Bản kê khai kèm theo) ...........................................................................................
3. Nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh: ....................................
.......................................................................................................................
Chúng tôi cam kết:
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung kê khai;
- Đảm bảo duy trì và nâng cấp các điều kiện nêu trên trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về các điều kiện đã trình bày./.
 
  TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức vụ)

20. Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Bóng bàn
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Sở Văn hóa và Thể thao gửi văn bản kèm 01 bộ hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét cấp giấy chứng nhận.
+ Trường hợp không cấp giấy chứng nhận, UBND tỉnh có văn bản trả lời và nêu rõ lý do
- Bước 4: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 5: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện:
Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Trung tâm Hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
(1) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận;
(2) Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh:
+ Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động;
+ Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao;
+ Có nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết: 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan được ủy quyền trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.
* Lệ phí: Không
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao).
- Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh (Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: (*)
(1) Về cơ sở vật chất và trang thiết bị, dụng cụ luyện tập.
1. Địa điểm hoạt động bóng bàn phải đảm bảo các điều kiện sau:
a) Khu vực đặt bàn phải có mái che, kín gió, không bị chói mắt. Sàn tập bằng phẳng, không trơn trượt;
b) Mỗi bàn bóng được đặt trong khuôn viên có kích thước chiều rộng 5m, chiều dài 10 m;
c) Bảo đảm ánh sáng đồng đều tới các điểm trên mặt bàn và khu vực bàn bóng từ 500 Lux trở lên, đèn được thiết kế cho mỗi bàn có chiều cao tối thiểu tính từ mặt bàn là 2,5m trở lên;
d) Có cơ số thuốc và dụng cụ để sơ, cấp cứu, khu vực thay đồ và gửi quần áo, nhà vệ sinh, khu vực để xe;
đ) Bảng nội quy quy định giờ tập luyện, biện pháp đảm bảo an toàn khi tập luyện và các quy định khác;
e) Đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh, môi trường, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ theo quy định của pháp luật;
2. Trang thiết bị, dụng cụ tập luyện:
a) Bàn bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định của Liên đoàn Bóng bàn Việt Nam. Mặt bàn phải có một độ nẩy đồng đều khoảng 23 cm khi để quả bóng tiêu chuẩn rơi từ độ cao 30 cm xuống mặt bàn;
b) Lưới có chiều cao 15,25 cm, mép trên của lưới phải cao đều 15,25 cm, mép dưới của lưới phải sát với mặt bàn, cạnh bên của lưới phải sát với cọc lưới;
c) Có tấm chắn bóng quanh khuôn viên đặt bàn cao 75 cm, sẫm màu, tránh phản quang và lẫn với màu của quả bóng;
d) Có bàn để bảng lật số.
(2) Về cán bộ, nhân viên chuyên môn.
- Là huấn luyện viên, hướng dẫn viên thể thao hoặc vận động viên có đẳng cấp từ cấp II trở lên;
- Có bằng cấp về chuyên ngành thể dục thể thao từ bậc trung cấp trở lên;
- Có giấy chứng nhận chuyên môn do Liên đoàn thể thao quốc gia, Liên đoàn thể thao quốc tế tương ứng cấp.
- Có giấy chứng nhận được đào tạo chuyên môn do Sở thể dục thể thao tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp.
Đối với các địa phương ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, hải đảo nếu chưa có người đủ tiêu chuẩn quy định tại điểm này thì những người làm công tác văn hóa- xã hội, đoàn thanh niên, những hạt nhân phong trào thể dục thể thao…được xét làm cộng tác viên.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29/11/2006. Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2007.
- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực thi hành từ ngày 03/8/2007.
- Thông tư số 05/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của Ủy ban Thể dục, thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2007.
- Thông tư số 08/2011/TT-BVHTTDL ngày 29/6/2011 sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2011.
- Thông tư số 13/2012/TT-BVHTTDL ngày 10 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động Bóng bàn.
- Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 01/02/2015.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
 
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao
đối với câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp/doanh nghiệp kinh doanh
 hoạt động thể thao...........................(tên môn thể thao)
 
 
 
  
 
Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
 
 
1. Tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận (viết bằng chữ  in hoa):..........
.......................................................................................................................
Tên giao dịch (nếu có):................................................................................
Tên viết tắt (nếu có): ....................................................................................
2. Địa chỉ trụ sở chính: .................................................................................
Điện thoại :.........................  Fax: .................................................................
Website: ..............................Email: ..............................................................
3. Họ tên người đại diện theo pháp luật: …..…………................................
Giới tính: ............................….Chức danh: ..................................................
Sinh ngày: ......./…..../…....Dân tộc: ......... Quốc tịch: .................................
Giấy chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) số : ..........................................
Ngày cấp: …../….../…..Nơi cấp: .........................................................…....
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:..................................................................
Chỗ ở hiện tại: ..............................................................................................
4. Tên, địa chỉ chi nhánh/văn phòng đại diện (nếu có): ...............................
5. Địa chỉ nơi kinh doanh hoạt động thể thao đề nghị cấp phép: .................
.......................................................................................................................
6. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: ......do: .................cấp ngày.... tháng..... năm......, đăng ký thay đổi lần thứ...... ngày..... tháng.... năm......
7. Căn cứ vào các quy định hiện hành, đề nghị cấp giấy giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao cho doanh nghiệp........để kinh doanh hoạt động thể thao .....................................(tên hoạt động thể thao/môn thể thao).
8. Cam kết:
- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về kinh doanh hoạt động thể thao;
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao./.
 
  ........, ngày ........tháng........ năm .......
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA
TỔ CHỨC
ĐỀ NGHỊ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức vụ)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
 
BẢN TÓM TẮT
Tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh
hoạt động thể thao môn: ........................
 
 
 
  

Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
 
- Tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận (viết bằng chữ  in hoa): ...........
.......................................................................................................................
- Địa chỉ trụ sở chính: ...................................................................................
Điện thoại: ................................. Fax: ..........................................................
Website: .....................................Email: .......................................................
Sau đây là tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh của .....................(tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận) như sau:
1. Đội ngũ cán bộ, nhân viên:
- Số lượng:
- Trình độ chuyên môn của từng cán bộ, nhân viên (Danh sách trích ngang kèm theo)
2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị:
- Mô tả về cơ sở vật chất: .............................................................................
- Thống kê trang thiết bị, dụng cụ phục vụ hoạt động thể thao tại cơ sở (Bản kê khai kèm theo) ...........................................................................................
3. Nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh: ....................................
.......................................................................................................................
Chúng tôi cam kết:
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung kê khai;
- Đảm bảo duy trì và nâng cấp các điều kiện nêu trên trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về các điều kiện đã trình bày./.
 
  TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức vụ)

21. Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Cầu lông
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Sở Văn hóa và Thể thao gửi văn bản kèm 01 bộ hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét cấp giấy chứng nhận.
+ Trường hợp không cấp giấy chứng nhận, UBND tỉnh có văn bản trả lời và nêu rõ lý do
- Bước 4: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 5: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện:
Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Trung tâm Hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
(1) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận;
(2) Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh:
+ Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động;
+ Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao;
+ Có nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết: 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan ủy quyền trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.
* Lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao).
- Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh (Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: (*)
(1) Về cơ sở vật chất và trang thiết bị, dụng cụ luyện tập.
1. Địa điểm hoạt động cầu lông phải đảm bảo các điều kiện sau:
a) Sân cầu lông phải được bố trí trong nhà. Mặt sân bằng phẳng, không trơn trượt, được phủ bằng sơn, chất tổng hợp hoặc thảm cao su, có kích thước chiều dài 13,40 m, chiều rộng 6,10 m, đường chéo sân đôi 14,723 m. Nền được làm bằng chất liệu gỗ hoặc bê tông;
b) Bảo đảm ánh sáng đồng đều trên sân với độ rọi từ 500 lux trở lên, không bị chói, lóa;
c) Chiều cao tối thiểu tính từ mặt sân đến trần nhà là 8m;
d) Khoảng cách giữa các sân, khoảng cách từ mép biên ngang, mép biên dọc đến tường bao quang tối thiểu là 1m;
đ) Có cơ số thuốc và dụng cụ để sơ, cấp cứu, khu vực thay đồ và gửi quần áo, nhà vệ sinh, khu vực để xe;
e) Bảng nội quy quy định giờ tập luyện, biện pháp bảo đảm an toàn khi tập luyện và các quy định khác;
g) Đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh, môi trường, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ theo quy định của pháp luật.
2. Trang thiết bị, dụng cụ tập luyện.
a) Lưới được làm từ sợi dây nylon hoặc chất liệu tổng hợp có màu đậm, mắt lưới có hình vuông, cạnh từ 15mm đến 20mm, đỉnh lưới được nẹp màu trắng;
b) Chiều cao cột lưới là 1,55m, được làm bằng sắt hoặc thép, có hình trụ, đủ chắc chắn và đứng thẳng khi lưới được căng lên. Hai cột lưới và các phụ kiện không được đặt vào trong sân;
c) Mỗi sân có tối thiểu 01 thùng đựng cầu và 02 thùng đựng đồ; có ghế trọng tài và dụng cụ lau sàn.
(2) Về cán bộ, nhân viên chuyên môn.
- Là huấn luyện viên, hướng dẫn viên thể thao hoặc vận động viên có đẳng cấp từ cấp II trở lên;
- Có bằng cấp về chuyên ngành thể dục thể thao từ bậc trung cấp trở lên;
- Có giấy chứng nhận chuyên môn do Liên đoàn thể thao quốc gia, Liên đoàn thể thao quốc tế tương ứng cấp.
- Có giấy chứng nhận được đào tạo chuyên môn do Sở thể dục thể thao tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp.
Đối với các địa phương ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, hải đảo nếu chưa có người đủ tiêu chuẩn quy định tại điểm này thì những người làm công tác văn hóa- xã hội, đoàn thanh niên, những hạt nhân phong trào thể dục thể thao…được xét làm cộng tác viên.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29/11/2006. Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2007.
- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực thi hành từ ngày 03/8/2007.
- Thông tư số 05/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của Ủy ban Thể dục, thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2007.
- Thông tư số 08/2011/TT-BVHTTDL ngày 29/6/2011 sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2011.
- Thông tư số 14/2012/TT-BVHTTDL ngày 10 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động Cầu lông.
- Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 01/02/2015.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
 
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao
đối với câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp/doanh nghiệp kinh doanh
 hoạt động thể thao...........................(tên môn thể thao)
 
 
 
  
 
Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
 
 
1. Tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận (viết bằng chữ  in hoa):..........
.......................................................................................................................
Tên giao dịch (nếu có):................................................................................
Tên viết tắt (nếu có): ....................................................................................
2. Địa chỉ trụ sở chính: .................................................................................
Điện thoại :.........................  Fax: .................................................................
Website: ..............................Email: ..............................................................
3. Họ tên người đại diện theo pháp luật: …..…………................................
Giới tính: ............................….Chức danh: ..................................................
Sinh ngày: ......./…..../…....Dân tộc: ......... Quốc tịch: .................................
Giấy chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) số : ..........................................
Ngày cấp: …../….../…..Nơi cấp: .........................................................…....
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:..................................................................
Chỗ ở hiện tại: ..............................................................................................
4. Tên, địa chỉ chi nhánh/văn phòng đại diện (nếu có): ...............................
5. Địa chỉ nơi kinh doanh hoạt động thể thao đề nghị cấp phép: .................
.......................................................................................................................
6. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: ......do: .................cấp ngày.... tháng..... năm......, đăng ký thay đổi lần thứ...... ngày..... tháng.... năm......
7. Căn cứ vào các quy định hiện hành, đề nghị cấp giấy giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao cho doanh nghiệp........để kinh doanh hoạt động thể thao .....................................(tên hoạt động thể thao/môn thể thao).
8. Cam kết:
- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về kinh doanh hoạt động thể thao;
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao./.
 
  ........, ngày ........tháng........ năm .......
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA
TỔ CHỨC
ĐỀ NGHỊ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức vụ)
 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
 
BẢN TÓM TẮT
Tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh
hoạt động thể thao môn: ........................
 
 
 
  

Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao
 
- Tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận (viết bằng chữ  in hoa): ...........
.......................................................................................................................
- Địa chỉ trụ sở chính: ...................................................................................
Điện thoại: ................................. Fax: ..........................................................
Website: .....................................Email: .......................................................
Sau đây là tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh của .....................(tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận) như sau:
1. Đội ngũ cán bộ, nhân viên:
- Số lượng:
- Trình độ chuyên môn của từng cán bộ, nhân viên (Danh sách trích ngang kèm theo)
2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị:
- Mô tả về cơ sở vật chất: .............................................................................
- Thống kê trang thiết bị, dụng cụ phục vụ hoạt động thể thao tại cơ sở (Bản kê khai kèm theo) ...........................................................................................
3. Nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh: ....................................
.......................................................................................................................
Chúng tôi cam kết:
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung kê khai;
- Đảm bảo duy trì và nâng cấp các điều kiện nêu trên trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về các điều kiện đã trình bày./.
 
  TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức vụ)

22. Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Patin
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Sở Văn hóa và Thể thao gửi văn bản kèm 01 bộ hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét cấp giấy chứng nhận.
+ Trường hợp không cấp giấy chứng nhận, UBND tỉnh có văn bản trả lời và nêu rõ lý do
- Bước 4: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 5: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện:
Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Trung tâm Hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
(1) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận;
(2) Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh:
+ Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động;
+ Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao;
+ Có nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết: 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan được ủy quyền trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao   
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.
* Lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao).
- Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh (Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: (*)
(1) Về cơ sở vật chất.
Địa điểm hoạt động Patin phải đảm bảo các điều kiện sau:
a) Sân tập luyện Patin có diện tích từ 300 m2 trở lên, mật độ tập luyện tối thiểu 5 m2/người.
b) Mặt sân bằng phẳng, có thể có dốc trượt (sóng) và mô hình chướng ngại vật. Bề mặt sân đối với khu vực bằng phẳng phải nhẵn, không trơn trượt; đối với khu vực có dốc trượt và mô hình chướng ngại vật phải được xử lý đúng kỹ thuật thiết kế chuyên dùng với bề mặt được xử lý nhẵn, không trơn trượt, các góc cạnh phải an toàn không gây nguy hiểm cho người chơi, độ dốc của dốc trượt không quá 30°. Chiều rộng của dốc trượt và mô hình chướng ngại vật tối thiểu 2m.
c) Âm thanh, tiếng ồn bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
d) Có cơ số thuốc thông thường, dụng cụ sơ cứu ban đầu và phải đăng ký liên kết với cơ sở y tế gần nhất.
đ) Có khu vực vệ sinh, thay đồ và để xe.
e) Có bảng nội quy quy định thời gian tập luyện, không tổ chức đánh bạc dưới mọi hình thức, không hút thuốc, uống rượu, bia trong khi tập luyện và các nội dung khác có liên quan.
g) Đảm bảo thời gian hoạt động, an ninh trật tự, vệ sinh, môi trường, an toàn lao động, phòng, chống cháy nổ theo quy định của pháp luật.
(2) Về trang thiết bị luyện tập.
a) Phải bố trí trang thiết bị cho người tập, bao gồm:
- Tấm lót khuỷu tay, tấm lót đầu gối;
- Mũ đội đầu;
- Giày trượt.
b) Giày trượt sử dụng đảm bảo các thông số sau:
- Giày có khóa chắc chắn, đảm bảo ôm chân, không lỏng lẻo, thân giày không bị nghiêng, vẹo quá 45o qua 2 bên sau khi mang vào và cài đầy đủ các khóa;
- Bánh xe là loại cao su mềm, có độ đàn hồi tốt, vòng bi dùng loại 2 vòng bi cho một bánh xe với vòng đệm ở giữa, không sử dụng loại một trục;
- Khung đỡ và lắp bánh của giày (Frames):
+ Loại làm bằng hợp kim nhôm (Alu) có độ cứng trên 5000, có độ dày vị trí mỏng nhất trên 1 mm, bảo đảm an toàn;
+ Loại bằng nhựa có độ dày vị trí mỏng nhất trên 2 mm, bảo đảm an toàn.
c) Số lượng trang thiết bị quy định tại khoản 1 Điều này phải đạt ít nhất 50% trên tổng số lượng người chơi tối đa (tính theo diện tích sân).
(3) Về cán bộ, nhân viên chuyên môn.
a) Người hướng dẫn chuyên môn phải bảo đảm các điều kiện sau:
- Đã tham dự lớp tập huấn chuyên môn Patin do Tổng cục Thể dục thể thao, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc tổ chức xã hội nghề nghiệp về Patin cấp quốc gia tổ chức.
- Có chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp và phải tái khám định kỳ hàng năm.
b) Mỗi người hướng dẫn chuyên môn hướng dẫn tập luyện không quá 20 người trong một buổi tập.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29/11/2006. Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2007.
- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực thi hành từ ngày 03/8/2007.
- Thông tư số 05/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của Ủy ban Thể dục, thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2007.
- Thông tư số 08/2011/TT-BVHTTDL ngày 29/6/2011 sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2011.
- Thông tư số 16/2012/TT-BVHTTDL ngày 24 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động Patin.
- Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 01/02/2015.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
 
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao
đối với câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp/doanh nghiệp kinh doanh
 hoạt động thể thao...........................(tên môn thể thao)
 
 
 
  
 
Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
 
 
1. Tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận (viết bằng chữ  in hoa):..........
.......................................................................................................................
Tên giao dịch (nếu có):................................................................................
Tên viết tắt (nếu có): ....................................................................................
2. Địa chỉ trụ sở chính: .................................................................................
Điện thoại :.........................  Fax: .................................................................
Website: ..............................Email: ..............................................................
3. Họ tên người đại diện theo pháp luật: …..…………................................
Giới tính: ............................….Chức danh: ..................................................
Sinh ngày: ......./…..../…....Dân tộc: ......... Quốc tịch: .................................
Giấy chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) số : ..........................................
Ngày cấp: …../….../…..Nơi cấp: .........................................................…....
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:..................................................................
Chỗ ở hiện tại: ..............................................................................................
4. Tên, địa chỉ chi nhánh/văn phòng đại diện (nếu có): ...............................
5. Địa chỉ nơi kinh doanh hoạt động thể thao đề nghị cấp phép: .................
.......................................................................................................................
6. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: ......do: .................cấp ngày.... tháng..... năm......, đăng ký thay đổi lần thứ...... ngày..... tháng.... năm......
7. Căn cứ vào các quy định hiện hành, đề nghị cấp giấy giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao cho doanh nghiệp........để kinh doanh hoạt động thể thao .....................................(tên hoạt động thể thao/môn thể thao).
8. Cam kết:
- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về kinh doanh hoạt động thể thao;
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao./.
 
  ........, ngày ........tháng........ năm .......
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA
TỔ CHỨC
ĐỀ NGHỊ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức vụ)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
 
BẢN TÓM TẮT
Tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh
hoạt động thể thao môn: ........................
 
 
 
  

Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
 
- Tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận (viết bằng chữ  in hoa): ...........
.......................................................................................................................
- Địa chỉ trụ sở chính: ...................................................................................
Điện thoại: ................................. Fax: ..........................................................
Website: .....................................Email: .......................................................
Sau đây là tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh của .....................(tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận) như sau:
1. Đội ngũ cán bộ, nhân viên:
- Số lượng:
- Trình độ chuyên môn của từng cán bộ, nhân viên (Danh sách trích ngang kèm theo)
2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị:
- Mô tả về cơ sở vật chất: .............................................................................
- Thống kê trang thiết bị, dụng cụ phục vụ hoạt động thể thao tại cơ sở (Bản kê khai kèm theo) ...........................................................................................
3. Nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh: ....................................
.......................................................................................................................
Chúng tôi cam kết:
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung kê khai;
- Đảm bảo duy trì và nâng cấp các điều kiện nêu trên trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về các điều kiện đã trình bày./.
 
  TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức vụ)
 
 
 
 
 
23. Đăng cai tổ chức Giải thi đấu vô địch từng môn thể thao của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Sở Văn hóa và Thể thao gửi văn bản kèm 01 bộ hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét cấp giấy phép.
+ Trường hợp không cấp giấy phép, UBND tỉnh có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
- Bước 4: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 5: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
(1) Đơn xin đăng cai tổ chức, trong đó nêu rõ mục đích tổ chức, nguồn tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật;
(2) Điều lệ giải thể thao;
(3) Danh sách ban tổ chức giải thể thao;
(4) Chương trình thi đấu và các hoạt động khác của giải thể thao;
(5) Tên giải thi đấu; huy chương, huy hiệu, cờ hiệu, biểu tượng của giải.
- Số lượng hồ sơ:  01.
* Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.   
* Lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn xin đăng cai tổ chức (Mẫu số 03, ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch).
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29/11/2006. Có hiệu lực  từ ngày 01/7/2007.
- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ  quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thế dục, Thể thao. Có hiệu lực từ ngày 03/8/2007.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
 
........, ngày ........tháng........ năm .......
 
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Đăng cai tổ chức giải thi đấu vô địch tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
môn.........................năm 20.........
 
 
 
  
 
Kính gửi:

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh

 

1. Tên tổ chức/cá nhân đề nghị: ………………………...............................

2. Địa chỉ: .....................................................................................................
3. Điện thoại: ................................. Fax: ......................................................

Đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh xem xét, cho phép đăng cai tổ chức giải ( tên giải ........................................................) cụ thể như sau:

- Mục đích tổ chức: ......................................................................................
- Nguồn tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị: ..........................................
- Nội dung giải (tên, quy mô, số lượng, nội dung thi đấu): ..........................
- Thời gian tổ chức giải: Từ ngày…..tháng. ....năm..... đến ngày..... tháng... năm...
- Địa điểm:.....................................................................................................
4. Cam kết:
- Thực hiện đúng các quy định về tổ chức giải theo quy định của pháp luật;
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề nghị ./.
 
  ........, ngày ........tháng........ năm .......
 
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA
TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ

Ký, đóng dấu, họ tên, chức vụ (nếu là tổ chức); ký, ghi rõ họ tên (nếu là cá nhân)
 
 
 
 
 
 
B. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN
B1. LĨNH VỰC VĂN HÓA
I. LĨNH VỰC VĂN HÓA CƠ SỞ
1. Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh  karaoke
* Trình tự thực hiện:
- Tổ chức, cá nhân lập, hoàn thiện hồ sơ hoặc đến Trung tâm Hành chính công các huyện, thị xã, thành phố để được cung cấp, hướng dẫn lập hồ sơ theo quy định.
- Nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công các huyện, thị xã, thành phố.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ phòng Văn hóa và Thông tin các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm cấp giấy phép kinh doanh; trường hợp không cấp giấy phép phải lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
* Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công cấp huyện, thị xã, thành phố hoặc gửi qua đường bưu điện.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh karaoke (Theo mẫu);
+ Bản sao công chứng hoặc chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.  
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Phòng Văn hóa và Thông tin các huyện, thị xã, thành phố.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Văn hóa và Thông tin các huyện, thị xã, thành phố.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép.
* Phí, lệ phí:
- Tại các thành phố trực thuộc Trung ương (Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng) và tại các thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh:
+ Từ 01 đến 05 phòng, mức thu lệ phí là 6.000.000đồng/giấy;
+ Từ 06 phòng trở lên, mức thu lệ phí là 12.000.000đồng/giấy.
- Tại các khu vực khác:
+ Từ 01 đến 05 phòng, mức thu lệ phí là 3.000.000đồng/giấy;
+ Từ 06 phòng trở lên, mức thu lệ phí là 6.000.000đồng/giấy.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh karaoke (Mẫu 3 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 05/2012/TT-BVHTTDL ngày 02 tháng 5 năm 2012).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Địa điểm hoạt động karaoke phải cách trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử - văn hóa, cơ quan hành chính Nhà nước từ 200m trở lên.
- Phòng karaoke phải có diện tích sử dụng từ 20m2 trở lên, không kể công trình phụ, đảm bảo điều kiện về phòng, chống cháy nổ.
- Cửa phòng karaoke phải là cửa kính không màu, bên ngoài có thể nhìn thấy toàn bộ phòng.
- Không được đặt khóa, chốt cửa bên trong hoặc đặt thiết bị báo động để đối phó với hoạt động kiểm tra của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
- Đảm bảo ánh sáng trong phòng trên 10 Lux tương đương 01 bóng đèn sợi đốt 40W cho 20m2.
- Đảm bảo âm thanh vang ra ngoài phòng karaoke không vượt quá quy định của Nhà nước về tiêu chuẩn mức ồn tối đa cho phép.
- Phù hợp với quy hoạch về karaoke được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng. Có hiệu lực từ ngày 01/01/2010.
- Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Có hiệu lực từ ngày 27/02/2012.
- Thông tư số 04/2009/TT-BVHTT ngày 16 tháng 12 năm 2009 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết thi hành một số quy định tại Quy chế hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ. Có hiệu lực từ ngày 01/01/2010.
- Thông tư số 07/2011/TT-BVHTTDL ngày 07 tháng 6 năm 2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Có hiệu lực từ ngày 25/7/2011.
- Thông tư số 05/2012/TT-BVHTTDL ngày 02 tháng 5 năm 2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2009/TT-BVHTTDL, Thông tư số 07/2011/TT-BVHTTDL, Quyết định số 55/1999/QĐ-BVHTT. Có hiệu lực từ ngày 15/6/2012.
- Thông tư số 156/2012/TT-BTC ngày 21 tháng 9 năm 2012 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy phép kinh doanh karaoke, lệ phí cấp giấy phép kinh doanh vũ trường. Có hiệu lực từ ngày 05/11/2012.


TÊN TỔ CHỨC
ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP
 
 
 
  

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
 
……….., ngày…… tháng……. năm …….
                                         
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH KARAOKE
 
 
 
  

Kính gửi:  Phòng Văn hóa và Thông tin .................
 
1. Tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh
(viết bằng chữ in hoa) ..................................................................................
- Địa chỉ: .......................................................................................................
- Điện thoại: ..................................................................................................
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số.................. ngày cấp................ nơi cấp….................................................................................................................
2. Nội dung đề nghị cấp giấy phép
- Địa chỉ kinh doanh: ....................................................................................
- Tên nhà hàng karaoke (nếu có): .................................................................
- Số lượng phòng karaoke: ...........................................................................
- Diện tích cụ thể từng phòng: ......................................................................
3. Cam kết
- Thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số 103/2009/NĐ-CP và các văn bản pháp luật liên quan khi hoạt động kinh doanh;
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ xin giấy phép kinh doanh./.
 
  ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP
Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên (đối với tổ chức)
Ký, ghi rõ họ tên (đối với cá nhân)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
2. Công nhận lần đầu ”Cơ quan đạt chuẩn văn hóa”, ” Đơn vị đạt chuẩn văn hóa”, ”Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”
*  Trình tự thực hiện:
1. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đăng ký xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa với Liên đoàn Lao động cấp huyện;
2. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp Báo cáo thành tích 01 năm xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa, có xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
3. Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” cấp huyện hoặc kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện tiêu chuẩn công nhận cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa.
4. Liên đoàn Lao động cấp huyện phối hợp với cơ quan thi đua, khen thưởng cùng cấp, trình Liên đoàn Lao động cấp tỉnh ra quyết định công nhận và cấp Giấy công nhận cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa.
Căn cứ hồ sơ đề nghị và Biên bản kiểm tra của Ban Chỉ đạo cấp huyện Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh ra quyết định công nhận cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa và trao Giấy công nhận “Cơ quan đạt chuẩn văn hóa”, “Đơn vị đạt chuẩn văn hóa”, “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” đối với cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cấp huyện. Trường hợp không công nhận phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
* Cách thức thực hiện:
Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cấp huyện nộp hồ sơ trực tiếp tại Liên đoàn Lao động cấp huyện.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
(1) Báo cáo thành tích 01 năm xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, có xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
(2) Công văn đề nghị của Chủ tịch Liên đoàn Lao động cấp huyện
- Số lượng hồ sơ: 01(bộ).
* Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:  Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Liên đoàn Lao động cấp tỉnh hoặc Công đoàn Viên chức Việt Nam, Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Ban Chỉ đạo cấp huyện hoặc Ban Chấp hành Công đoàn Ban, Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương.
- Cơ quan phối hợp: Cơ quan Thi đua-Khen thưởng cấp huyện hoặc tương đương.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính và Giấy công nhận.
* Lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Điều kiện 1: (Đối với cơ quan, đơn vị)
1. Hoàn thành tốt nhiệm vụ:
a) Có phong trào thi đua thường xuyên, thiết thực, hiệu quả; góp phần hoàn thành xuất sắc kế hoạch công tác hàng năm;
b) 70% trở lên cán bộ, công chức, viên chức thường xuyên tự học hoặc theo học các lớp đào tạo, bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ;
c) Thực hiện tốt nghĩa vụ và đạo đức của cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật;
d) Nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ công phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao;
đ) Có sáng kiến, cải tiến quản lý; kinh nghiệm được áp dụng vào thực tiễn.
2. Thực hiện nếp sống văn minh, môi trường văn hóa công sở:
a) 80% trở lên cán bộ, công chức, viên chức không vi phạm các quy định về thực hiện nếp sống văn minh, thực hành tiết kiệm trong việc cưới, việc tang và lễ hội;
b) Không mắc các tệ nạn xã hội; không sử dụng, tàng trữ, lưu hành văn hóa phẩm độc hại; không tuyên truyền và thực hiện các hành vi mê tín dị đoan;
c) Sinh hoạt cơ quan, đơn vị nề nếp; thực hiện tốt nội quy, quy chế làm việc; quy chế dân chủ ở cơ sở; nội bộ đoàn kết, giúp nhau cùng tiến bộ;
d) Không hút thuốc lá trong phòng làm việc; không uống rượu, bia trong ngày làm việc; trang phục gọn gàng, lịch sự; cơ quan xanh, sạch, đẹp, an toàn; bài trí khuôn viên công sở theo đúng quy định.
3. Gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước:
a) 100% cán bộ, công chức nắm vững, chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương;
b) Không có người vi phạm pháp luật phải xử lý từ hình thức cảnh cáo trở lên; cơ quan an toàn, an ninh trật tự; không có khiếu kiện vượt cấp, trái pháp luật;
c) Thực hiện tốt cải cách hành chính; quản lý và sử dụng có hiệu quả ngân sách Nhà nước và các nguồn kinh phí được giao; không để xảy ra lãng phí, tham nhũng; tích cực đấu tranh phòng, chống tham nhũng.
- Điều kiện 2: (Đối với doanh nghiệp)
1. Sản xuất, kinh doanh ổn định và từng bước phát triển:
a) Hoàn thành chỉ tiêu phát triển sản xuất, kinh doanh đề ra hàng năm;
b) Thương hiệu, sản phẩm của doanh nghiệp có uy tín trên thị trường;
c) Cải tiến quản lý, đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, giảm chi phí gián tiếp; phân công lao động hợp lý;
d) 70% trở lên công nhân thường xuyên được tập huấn, nâng cao tay nghề; lao động có kỷ luật, năng suất, chất lượng và hiệu quả.
2. Thực hiện nếp sống văn minh, môi trường văn hóa doanh nghiệp:
a) Có quan hệ lao động hài hòa, tiến bộ giữa người lao động và người sử dụng lao động;
b) Xây dựng và thực hiện tốt nội quy lao động; đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ;
c) 70% trở lên người sử dụng lao động và người lao động thực hiện tốt các quy định về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội;
d) Không mắc các tệ nạn xã hội; không sử dụng, tàng trữ, luân chuyển các sản phẩm văn hóa độc hại; đảm bảo trật tự, an ninh, an toàn xã hội;
đ) Thực hiện tốt quy định về bảo vệ môi trường; hệ thống thu gom, xử lý nước thải, rác thải đạt chuẩn theo quy định pháp luật; khuôn viên doanh nghiệp xanh, sạch, đẹp;
e) Không hút thuốc lá trong phòng làm việc; không uống rượu, bia trong ngày làm việc.
3. Nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của người lao động:
a) 70% trở lên công nhân có việc làm thường xuyên, thu nhập ổn định;
b) Tạo thuận lợi cho công nhân về nơi làm việc, nhà ở, nhà trẻ, mẫu giáo, sinh hoạt đoàn thể; hỗ trợ công nhân lúc khó khăn, hoạn nạn;
c) Có cơ sở vật chất hoạt động văn hóa, thể thao cho công nhân; thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, tham quan du lịch và vui chơi giải trí cho công nhân lao động.
4. Nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước:
a) 100% người sử dụng lao động và công nhân lao động được phổ biến chính sách, pháp luật về các lĩnh vực có liên quan;
b) Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước; tích cực tham gia Cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”, “Nhân đạo, từ thiện” và các cuộc vận động xã hội khác;
c) Thực hiện nghiêm mọi chế độ, chính sách, quyền lợi hợp pháp của công nhân theo các quy định của pháp luật;
d) Sản xuất, kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh theo quy định của pháp luật.
- Điều kiện 3: (Đối với cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp)
Các tiêu chí bổ sung theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Ban, Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương (nếu có);
- Điều kiện 4: (Đối với cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp)
Thời gian đăng ký xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa là 01 năm trở lên.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Thông tư số 01/2012/TT-BVHTTDL ngày 18 tháng 01 năm 2012quy định chi tiết tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét và công nhận “Cơ quan đạt chuẩn văn hóa”, “Đơn vị đạt chuẩn văn hóa”, “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”. Có hiệu lực từ ngày 03/3/2012.
 
3. Công nhận ”Thôn văn hóa”, ”Làng văn hóa”, ”Ấp văn hóa”, ”Bản văn hóa” và tương đương
*  Trình tự thực hiện:
- Khu dân cư đăng ký xây dựng khu dân cư văn hóa với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã;
- Trưởng Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư chủ trì phối hợp với Trưởng thôn (làng, ấp, bản, tổ dân phố và tương đương) họp khu dân cư đề nghị công nhận khu dân cư văn hóa;
- Căn cứ vào hồ sơ đề nghị công nhận khu dân cư văn hóa, Phòng Văn hóa-Thông tin phối hợp với Mặt trận Tổ quốc cấp huyện và các ngành, đoàn thể thành viên Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” cấp huyện tiến hành kiểm tra (có biên bản kiểm tra);
- Phòng Văn hóa-Thông tin phối hợp với Mặt trận Tổ quốc cấp huyện và bộ phận Thi đua, Khen thưởng trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định công nhận, công nhận lại và cấp Giấy công nhận cho các khu dân cư văn hóa.
* Cách thức thực hiện:
Nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công cấp huyện.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
(1) Báo cáo thành tích xây dựng khu dân cư văn hóa của Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã:
+ Báo cáo 02 năm (công nhận lần đầu);
+ Báo cáo 03 năm; kèm theo Biên bản kiểm tra hàng năm của Mặt trận Tổ quốc cấp xã (công nhận lại);
(2) Công văn đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã;
- Số lượng hồ sơ: 01(bộ).
 
* Thời hạn giải quyết: 02 ngày làm việc kể từ ngày nhậnđủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Thôn (làng, ấp, bản và tương đương) đơn vị trực tiếp dưới cấp xã.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Văn hóa  - Thông tin cấp huyện.
- Cơ quan phối hợp: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, bộ phận Thi đua - Khen thưởng cấp huyện.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính và Giấy công nhận.
* Lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Điều kiện 1:
1. Đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển:
a) Thực hiện tốt cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”, không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn mức bình quân chung của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (dưới đây gọi là bình quân chung);
b) Có phong trào xóa nhà tạm, dột nát; tỷ lệ hộ có nhà bền vững cao hơn mức bình quân chung;
c) Có nhiều hoạt động hiệu quả: Về tuyên truyền, phổ biến và ứng dụng khoa học-kỹ thuật; phát triển nghề truyền thống; hợp tác và liên kết phát triển kinh tế;
d) Tỷ lệ lao động có việc làm, thu nhập bình quân đầu người/năm cao hơn mức bình quân chung;
đ) Có 80% trở lên hộ gia đình tham gia cuộc vận động xây dựng nông thôn mới; xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng kinh tế-xã hội ở cộng đồng.
2. Đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú:
a) Nhà Văn hóa-Khu thể thao thôn (làng, ấp, bản và tương đương) từng bước đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
b) Duy trì phong trào văn hóa, thể thao, thu hút 40% trở lên số người dân tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao ở cộng đồng;
c) Có 70% trở lên hộ gia đình thực hiện tốt các quy định về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; không có hành vi truyền bá và hành nghề mê tín dị đoan;
d) Không phát sinh người mắc tệ nạn xã hội ở cộng đồng; không có người sử dụng và lưu hành văn hóa phẩm độc hại;
đ) Có 70% trở lên hộ gia đình được công nhận “Gia đình văn hóa”, trong đó ít nhất 50% gia đình văn hóa được công nhận 3 năm trở lên;
e) 100% trẻ em trong độ tuổi đi học được đến trường, đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học trở lên; có phong trào “khuyến học”, khuyến tài;
g) Không có hành vi gây lây truyền dịch bệnh; không để xảy ra ngộ độc thực phẩm đông người; giảm tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng, trẻ em được tiêm chủng đầy đủ và phụ nữ có thai được khám định kỳ;
h) Thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch hoá gia đình;
i) Có nhiều hoạt động đoàn kết giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh và các công trình công cộng; bảo tồn các hình thức sinh hoạt văn hóa, thể thao dân gian truyền thống ở địa phương.
3. Môi trường cảnh quan sạch đẹp:
a) Có tổ vệ sinh thường xuyên quét dọn vệ sinh, thu gom rác thải về nơi xử lý tập trung theo quy định;
b) Tỷ lệ hộ gia đình có 3 công trình hợp vệ sinh (nước sạch, nhà tắm, hố xí) đạt chuẩn, cao hơn mức bình quân chung; các cơ sở sản xuất, kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường;
c) Nhà ở khu dân cư, các công trình công cộng, nghĩa trang được xây dựng từng bước theo quy hoạch;
d)  Thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở, nâng cao ý thức của người dân về  bảo vệ môi trường sinh thái; vận động nhân dân xây dựng cải tạo, nâng cấp hệ thống thoát nước; cải tạo các ao, hồ sinh thái; trồng cây xanh.
4. Chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước:
a) Có 90% trở lên hộ gia đình được phổ biến và nghiêm chỉnh thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương;
b) Hoạt động hòa giải có hiệu quả; hầu hết những mâu thuẫn, bất hòa được giải quyết tại cộng đồng;
c) Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; phản ánh kịp thời những đề xuất, kiến nghị của nhân dân giải quyết những vấn đề bức xúc ở cơ sở, cộng đồng dân cư; không có khiếu kiện đông người trái pháp luật;
d) Tuyên truyền và tạo điều kiện cho các tầng lớp nhân dân ở khu dân cư tham gia giám sát hoạt động cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ công chức Nhà nước; tham gia xây dựng Chi bộ Đảng, chính quyền đạt danh hiệu “Trong sạch, vững mạnh”; các tổ chức đoàn thể đạt danh hiệu tiên tiến trở lên hàng năm; các tổ chức tự quản ở cộng đồng hoạt động có hiệu quả.
5. Có tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau trong cộng đồng:
a) Thực hiện đầy đủ các chính sách của Nhà nước, phát triển phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, nhằm chăm sóc các gia đình chính sách, người có công với cách mạng có mức sống bằng hoặc cao hơn mức bình quân chung;
b) Thực hiện tốt các hoạt động “Nhân đạo từ thiện”, giúp đỡ đồng bào bị thiên tai, gia đình khó khăn, người già cô đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật, nạn nhân chất độc da cam-dioxin và những người bất hạnh.
- Điều kiện 2:
Thời gian đăng ký xây dựng khu dân cư văn hóa từ 02 năm trở lên (công nhận lần đầu); 03 năm trở lên (công nhận lại).
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Thông tư số 12/2011/TT-BVHTTDL ngày 10 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận Danh hiệu “Gia đình văn hóa”; “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” và tương đương. Có hiệu lực từ ngày 24/11/2011.
 
4. Công nhận "Tổ dân phố văn hóa” và tương đương
*  Trình tự thực hiện:
- Khu dân cư đăng ký xây dựng khu dân cư văn hóa với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã;
-Trưởng Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư chủ trì phối hợp với Trưởng thôn (làng, ấp, bản, tổ dân phố và tương đương) họp khu dân cư đề nghị công nhận khu dân cư văn hóa;
- Căn cứ vào hồ sơ đề nghị công nhận khu dân cư văn hóa, Phòng Văn hóa-Thông tin phối hợp với Mặt trận Tổ quốc cấp huyện và các ngành, đoàn thể thành viên Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” cấp huyện tiến hành kiểm tra (có biên bản kiểm tra);
- Phòng Văn hóa-Thông tin phối hợp với Mặt trận Tổ quốc cấp huyện và bộ phận Thi đua, Khen thưởng trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định công nhận, công nhận lại và cấp Giấy công nhận cho các khu dân cư văn hóa.
* Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công cấp huyện.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
(1) Báo cáo thành tích xây dựng khu dân cư văn hóa của Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã:
+ Báo cáo 02 năm (công nhận lần đầu);
+ Báo cáo 03 năm; kèm theo Biên bản kiểm tra hàng năm của Mặt trận Tổ quốc cấp xã (công nhận lại);
(2) Công văn đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã;
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
 
* Thời hạn giải quyết: 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: (Tổ dân phố và tương đương) đơn vị trực tiếp dưới cấp xã.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Văn hóa-Thông tin cấp huyện.
- Cơ quan phối hợp: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, bộ phận Thi đua-Khen thưởng cấp huyện.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính và Giấy công nhận.
* Lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Điều kiện 1:
1. Đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển:
a) Thực hiện tốt cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”, không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn mức bình quân chung của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (dưới đây gọi là bình quân chung);
b) Có phong trào xóa nhà tạm, dột nát; tỷ lệ hộ có nhà bền vững cao hơn mức bình quân chung;
c) Đạt tỷ lệ trên 80% lao động trong độ tuổi có việc làm thường xuyên, thu nhập ổn định; thu nhập bình quân đầu người/năm cao hơn mức bình quân chung;
d) Có nhiều hoạt động hiệu quả: Về tuyên truyền, phổ biến và ứng dụng khoa học-kỹ thuật; phát triển nghề truyền thống; hợp tác và liên kết phát triển kinh tế.
2. Có đời sống văn hóa lành mạnh, phong phú:
a) Xây dựng nhà văn hóa, sân thể thao phù hợp với điều kiện của Tổ dân phố; có điểm sinh hoạt văn hóa, thể thao và vui chơi giải trí dành cho người lớn và trẻ em; thu hút trên 60% trở lên số người dân tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao ở cộng đồng;
b) Duy trì phong trào văn hóa, thể thao, thu hút 60% trở lên số người dân tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao ở cộng đồng;
c) Có 80% trở lên hộ gia đình thực hiện tốt các quy định về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; nếp sống văn minh đô thị; không có hành vi truyền bá và hành nghề mê tín dị đoan;
d) Không phát sinh người mắc tệ nạn xã hội ở cộng đồng; không có người sử dụng và lưu hành văn hóa phẩm độc hại;
đ) Có 80% trở lên hộ gia đình được công nhận “Gia đình văn hóa”, trong đó ít nhất 60% gia đình văn hóa được công nhân 3 năm liên tục trở lên;
e) 100% trẻ em trong độ tuổi đi học được đến trường, đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở trở lên; có phong trào “khuyến học”, khuyến tài;
g) Không có hành vi gây lây truyền dịch bệnh; không để xảy ra ngộ độc thực phẩm đông người; không có trẻ em bị suy dinh dưỡng; 100% trẻ em được tiêm chủng mở rộng và phụ nữ có thai được khám định kỳ;
h) Thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch hoá gia đình;
i) Có nhiều hoạt động đoàn kết giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh và các công trình công cộng; bảo tồn các hình thức sinh hoạt văn hóa, thể thao dân gian truyền thống ở địa phương.
3. Môi trường cảnh quan sạch đẹp:
a) Không lấn chiếm lòng đường, hè phố; không gây cản trở giao thông, không đặt biển quảng cáo sai quy định, không làm mái che, cơi nới gây mất mỹ quan đô thị;
b) Nhà ở khu dân cư và các công trình công cộng được xây dựng theo quy hoạch, đúng quy định pháp luật về xây dựng, kiến trúc hài hòa cảnh quan đô thị;
c) Thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở, nâng cao ý thức của người dân về  bảo vệ môi trường sinh thái; không tháo nước thải và vứt rác ra đường; 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn đạt tiêu chuẩn về môi trường; bảo vệ hệ thống thoát nước; các điểm thu gom và xử lý rác thải.
4. Chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước:
a) Có 95% trở lên hộ gia đình được phổ biến và nghiêm chỉnh thực hiện các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy định của địa phương;
b) Hoạt động hòa giải có hiệu quả, hầu hết những mâu thuẫn bất hòa được giải quyết tại cộng đồng;
c) Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; phản ánh kịp thời những đề xuất, kiến nghị của nhân dân, giải quyết những vấn đề bức xúc ở cơ sở; không có khiếu kiện đông người trái pháp luật;
d) Tuyên truyền và tạo điều kiện cho các tầng lớp nhân dân ở khu dân cư tham gia giám sát hoạt động cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ công chức Nhà nước; tham gia xây dựng Chi bộ Đảng, chính quyền đạt danh hiệu “Trong sạch, vững mạnh”; các tổ chức đoàn thể đạt danh hiệu tiên tiến trở lên hàng năm; các tổ chức tự quản ở cộng đồng hoạt động có hiệu quả.
5. Có tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng:
a) Thực hiện đầy đủ các chính sách của Nhà nước, phát triển phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, nhằm chăm sóc các gia đình chính sách, người có công với cách mạng có mức sống bằng hoặc cao hơn mức bình quân chung;
b) Thực hiện tốt các hoạt động “Nhân đạo từ thiện”, giúp đỡ đồng bào bị thiên tai, gia đình khó khăn, người già cô đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật, nạn nhân chất độc da cam-dioxin và những người bất hạnh.
- Điều kiện 2:
Thời gian đăng ký xây dựng khu dân cư văn hóa từ hai (02) năm trở lên (công nhận lần đầu); ba (03) năm trở lên (công nhận lại).
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Thông tư số 12/2011/TT-BVHTTDL ngày 10 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận Danh hiệu “Gia đình văn hóa”; “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” và tương đương. Có hiệu lực từ ngày 24/11/2011.
 
5. Công nhận lần đầu ”Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”
*  Trình tự thực hiện:
- Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” cấp huyện tổ chức Lễ phát động xây dựng “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” trên địa bàn cấp huyện; phổ biến tiêu chuẩn công nhận “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”; hướng dẫn các xã đăng ký xây dựng “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”;
- Trưởng Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” xã đăng ký xây dựng “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” với Ủy ban nhân dân cấp huyện;
- Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” xã  họp thông qua Báo cáo thành tích xây dựng “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”, gửi Ủy ban nhân dân xã;
- Chủ tịch UBND xã đề nghị Chủ tịch UBND cấp huyện công nhận “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”;
- Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” cấp huyện kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện tiêu chuẩn công nhận “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” (có biên bản kiểm tra);
- Phòng Văn hóa -Thông tin cấp huyện phối hợp với bộ phận thi đua, khen thưởng cùng cấp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định công nhận và cấp Giấy công nhận “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”.
Căn cứ hồ sơ đề nghị và biên bản kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện tiêu chuẩn “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” của Ban Chỉ đạo cấp huyện. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định công nhận “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”, kèm theo Giấy công nhận; trường hợp không công nhận, phải có văn bản trả lời Ủy ban nhân dân xã và nêu rõ lý do chưa công nhận.
* Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công cấp huyện.
 
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
(1) Báo cáo thành tích 02 năm xây dựng “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” của Trưởng Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” xã, có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã;
(2) Công văn đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết:
05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Văn hóa-Thông tin cấp huyện.
- Cơ quan phối hợp: Bộ phận Thi đua-Khen thưởng cấp huyện.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính và Giấy công nhận.
* Lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Điều kiện 1:
1. Giúp nhau phát triển kinh tế
a) Thực hiện tốt cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”, góp phần xóa hộ đói; giảm hộ nghèo trong xã xuống dưới mức bình quân chung của tỉnh/thành phố;
b) Có 80% trở lên hộ gia đình (làm nông nghiệp) trong xã được tuyên truyền, phổ biến khoa học-kỹ thuật về lĩnh vực sản xuất nông nghiệp;
c) Có 70% trở lên hộ gia đình tham gia các hình thức hợp tác phát triển kinh tế;
d) Có nhiều hoạt động phát triển sản xuất kinh doanh, thu hút lao động việc làm, nâng cao thu nhập của người dân.
2. Nâng cao chất lượng xây dựng gia đình văn hóa; thôn, làng, ấp, bản văn hóa và tương đương
a) Có 60% trở lên gia đình được công nhận “Gia đình văn hóa” 3 năm trở lên;
b) Có 70% trở lên hộ gia đình cải tạo được vườn tạp, không để đất hoang, khuôn viên nhà ở xanh, sạch, đẹp;
c) Có 15% trở lên hộ gia đình phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập từ sản xuất nông nghiệp hàng hóa và dịch vụ nông thôn;
d) Có từ 50% thôn, làng, ấp, bản trở lên được công nhận và giữ vững danh hiệu “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa” và tương đương liên tục từ 5 năm trở lên;
đ) Có 50% trở lên thôn, làng, ấp, bản văn hóa vận động được nhân dân đóng góp xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất hạ tầng kinh tế, văn hóa, xã hội ở cộng đồng.
3. Xây dựng thiết chế và phong trào văn hóa, thể thao cơ sở
a) Trung tâm Văn hóa-Thể thao xã có cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm; ổn định về tổ chức; hoạt động thường xuyên, hiệu quả; từng bước đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
b) 100% thôn (làng, ấp, bản và tương đương) có Nhà Văn hóa-Khu thể thao; trong đó 50% Nhà Văn hóa-Khu thể thao đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
c) 100% thôn (làng, ấp, bản và tương đương) duy trì được phong trào sinh hoạt câu lạc bộ; phong trào văn hóa, văn nghệ và thể thao quần chúng. Hằng năm, xã tổ chức được Liên hoan văn nghệ quần chúng và thi đấu các môn thể thao;
d) Di tích lịch sử-văn hóa, cảnh quan thiên nhiên được bảo vệ; các hình thức sinh hoạt văn hóa, thể thao truyền thống và thuần phong mỹ tục của địa phương được bảo tồn.
4. Xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa nông thôn
a) 75% trở lên hộ gia đình thực hiện tốt các quy định về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội theo các quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
b) Xây dựng và thực hiện tốt nếp sống văn minh nơi công cộng, trong các sinh hoạt tập thể, cộng đồng; không có tệ nạn xã hội phát sinh, giảm mạnh các tệ nạn xã hội hiện có;
c) 100% thôn (làng, ấp, bản và tương đương) có tổ vệ sinh, thường xuyên quét dọn, thu gom rác thải về nơi quy định. Xã tổ chức tốt việc xử lý rác thải tập trung theo quy chuẩn về môi trường; nghĩa trang xã, thôn được xây dựng và quản lý theo quy hoạch;
d) Đạt chất lượng, hiệu quả thực hiện các phong trào: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; phòng chống tội phạm; bảo vệ an ninh trật tự an toàn xã hội; đền ơn đáp nghĩa; nhân đạo từ thiện; an toàn giao thông và các phong trào văn hóa-xã hội khác ở nông thôn.
5. Chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy định của địa phương
a) 90% trở lên người dân được phổ biến và nghiêm chỉnh thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương;
b) 80% trở lên hộ gia đình nông dân tham gia thực hiện cuộc vận động xây dựng nông thôn mới; tham gia xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng kinh tế-xã hội nông thôn mới;
c) 100% thôn (làng, ấp, bản và tương đương) xây dựng và thực hiện hiệu quả quy ước cộng đồng, quy chế dân chủ ở cơ sở; không có khiếu kiện đông người, trái phát luật;
d) Các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa, thông tin, thể thao và du lịch được xây dựng theo quy hoạch và quản lý theo pháp luật; không tàng trữ và lưu hành văn hóa phẩm có nội dung độc hại.
- Điều kiện 2:
Các tiêu chí bổ sung theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (nếu có).
- Điều kiện 3:
Thời gian đăng ký xây dựng “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” từ 02 năm trở lên.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Thông tư số 17/2011/TT-BVHTTDL ngày 02 tháng 12 năm 2011quy định chi tiết về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét và công nhận “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”. Có hiệu lực từ ngày 16/01/2012.
6. Công nhận lại ”Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”
*  Trình tự thực hiện:
- Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” cấp huyện tổ chức Lễ phát động xây dựng “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” trên địa bàn cấp huyện; phổ biến tiêu chuẩn công nhận “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”; hướng dẫn các xã đăng ký xây dựng “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”;
- Trưởng Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” xã đăng ký xây dựng “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” với Ủy ban nhân dân cấp huyện;
- Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” xã  họp thông qua Báo cáo thành tích xây dựng “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”, gửi Ủy ban nhân dân xã;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện công nhận “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”;
- Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” cấp huyện kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện tiêu chuẩn công nhận “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” (có biên bản kiểm tra);
- Phòng Văn hóa-Thông tin cấp huyện phối hợp với bộ phận thi đua, khen thưởng cùng cấp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định công nhận lại và cấp Giấy công nhận “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”.
Căn cứ hồ sơ đề nghị và biên bản kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện tiêu chuẩn “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” của Ban Chỉ đạo cấp huyện. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định công nhận “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”, kèm theo Giấy công nhận; trường hợp không công nhận, phải có văn bản trả lời Ủy ban nhân dân xã và nêu rõ lý do chưa công nhận.
* Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công cấp huyện.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:                                   
(1) Báo cáo thành tích 05 năm xây dựng “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” của Trưởng Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” xã, có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã:
(2) Công văn đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã;
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết: 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:  Xã
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Văn hóa-Thông tin cấp huyện.
- Cơ quan phối hợp: Bộ phận Thi đua-Khen thưởng cấp huyện.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính và Giấy công nhận.
* Lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Điều kiện 1:
1. Giúp nhau phát triển kinh tế
a) Thực hiện tốt cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”, góp phần xóa hộ đói; giảm hộ nghèo trong xã xuống dưới mức bình quân chung của tỉnh/thành phố;
b) Có 80% trở lên hộ gia đình (làm nông nghiệp) trong xã được tuyên truyền, phổ biến khoa học-kỹ thuật về lĩnh vực sản xuất nông nghiệp;
c) Có 70% trở lên hộ gia đình tham gia các hình thức hợp tác phát triển kinh tế;
d) Có nhiều hoạt động phát triển sản xuất kinh doanh, thu hút lao động việc làm, nâng cao thu nhập của người dân.
2. Nâng cao chất lượng xây dựng gia đình văn hóa; thôn, làng, ấp, bản văn hóa và tương đương
a) Có 60% trở lên gia đình được công nhận “Gia đình văn hóa” 3 năm trở lên;
b) Có 70% trở lên hộ gia đình cải tạo được vườn tạp, không để đất hoang, khuôn viên nhà ở xanh, sạch, đẹp;
c) Có 15% trở lên hộ gia đình phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập từ sản xuất nông nghiệp hàng hóa và dịch vụ nông thôn;
d) Có từ 50% thôn, làng, ấp, bản trở lên được công nhận và giữ vững danh hiệu “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa” và tương đương liên tục từ 5 năm trở lên;
đ) Có 50% trở lên thôn, làng, ấp, bản văn hóa vận động được nhân dân đóng góp xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất hạ tầng kinh tế, văn hóa, xã hội ở cộng đồng.
3. Xây dựng thiết chế và phong trào văn hóa, thể thao cơ sở
a) Trung tâm Văn hóa-Thể thao xã có cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm; ổn định về tổ chức; hoạt động thường xuyên, hiệu quả; từng bước đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
b) 100% thôn (làng, ấp, bản và tương đương) có Nhà Văn hóa-Khu thể thao; trong đó 50% Nhà Văn hóa-Khu thể thao đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
c) 100% thôn (làng, ấp, bản và tương đương) duy trì được phong trào sinh hoạt câu lạc bộ; phong trào văn hóa, văn nghệ và thể thao quần chúng. Hằng năm, xã tổ chức được Liên hoan văn nghệ quần chúng và thi đấu các môn thể thao;
d) Di tích lịch sử-văn hóa, cảnh quan thiên nhiên được bảo vệ; các hình thức sinh hoạt văn hóa, thể thao truyền thống và thuần phong mỹ tục của địa phương được bảo tồn.
4. Xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa nông thôn
a) 75% trở lên hộ gia đình thực hiện tốt các quy định về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội theo các quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
b) Xây dựng và thực hiện tốt nếp sống văn minh nơi công cộng, trong các sinh hoạt tập thể, cộng đồng; không có tệ nạn xã hội phát sinh, giảm mạnh các tệ nạn xã hội hiện có;
c) 100% thôn (làng, ấp, bản và tương đương) có tổ vệ sinh, thường xuyên quét dọn, thu gom rác thải về nơi quy định. Xã tổ chức tốt việc xử lý rác thải tập trung theo quy chuẩn về môi trường; nghĩa trang xã, thôn được xây dựng và quản lý theo quy hoạch;
d) Đạt chất lượng, hiệu quả thực hiện các phong trào: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; phòng chống tội phạm; bảo vệ an ninh trật tự an toàn xã hội; đền ơn đáp nghĩa; nhân đạo từ thiện; an toàn giao thông và các phong trào văn hóa-xã hội khác ở nông thôn.
5. Chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy định của địa phương
a) 90% trở lên người dân được phổ biến và nghiêm chỉnh thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương;
b) 80% trở lên hộ gia đình nông dân tham gia thực hiện cuộc vận động xây dựng nông thôn mới; tham gia xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng kinh tế-xã hội nông thôn mới;
c) 100% thôn (làng, ấp, bản và tương đương) xây dựng và thực hiện hiệu quả quy ước cộng đồng, quy chế dân chủ ở cơ sở; không có khiếu kiện đông người, trái phát luật;
d) Các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa, thông tin, thể thao và du lịch được xây dựng theo quy hoạch và quản lý theo pháp luật; không tàng trữ và lưu hành văn hóa phẩm có nội dung độc hại.
 
 
- Điều kiện 2:
Các tiêu chí bổ sung theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (nếu có).
- Điều kiện 3:
Thời gian đăng ký xây dựng “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” từ năm (05) năm trở lên.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Thông tư số 17/2011/TT-BVHTTDL ngày 02 tháng 12 năm 2011quy định chi tiết về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét và công nhận “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”. Có hiệu lực từ ngày 16/01/2012.
7. Công nhận lần đầu và công nhận lại ”Phường, Thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị”
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1. Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” phường, thị trấn:
a) Đăng ký xây dựng “Phường, Thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị” với Ủy ban nhân dân cấp huyện;
b) Tổ chức Lễ phát động xây dựng “Phường, Thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị” (Phổ biến tiêu chuẩn và thông qua kế hoạch xây dựng “Phường, Thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị”);
c) Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện;
d) Xây dựng báo cáo thành tích gửi Ủy ban nhân dân phường, thị trấn.
- Bước 2: Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, thị trấn có Công văn đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Bước 3: Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa” cấp huyện tổ chức kiểm tra, thẩm định kết quả thực hiện tiêu chuẩn công nhận “Phường, Thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị” (có văn bản kiểm tra).
- Bước 4: Phòng Văn hóa - Thông tin cấp huyện phối hợp với Bộ phận Thi đua - Khen thưởng cùng cấp  trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định công nhận, công nhận lại và cấp Giấy công nhận “Phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị”.
Căn cứ hồ sơ đề nghị và biên bản kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện tiêu chuẩn “Phường, Thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị” của Ban Chỉ đạo cấp huyện. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định công nhận “Phường, Thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị”, kèm theo Giấy công nhận; trường hợp không công nhận, phải có văn bản trả lời Ủy ban nhân dân phường, thị trấn và nêu rõ lý do chưa công nhận.
* Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ tại Trung tâm hành chính công cấp huyện.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Công văn đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, thị trấn.
- Báo cáo thành tích của Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, thị trấn:
+ Báo cáo 02 năm (đối với công nhận lần đầu);
+ Báo cáo 05 năm (đối với công nhận lại);
- Quyết định đạt tiêu chí “Phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị” hàng năm kèm theo;
b) Số lượng hồ sơ: Một (01) bộ.
* Thời hạn giải quyết: 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức (Phường, thị trấn).
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Văn hóa thông tin
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân huyện
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định và Giấy công nhận
* Lệ phí: Không
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Điều kiện 1:
1. Quản lý kiến trúc, xây dựng đô thị theo quy hoạch
a) Quy hoạch chung đô thị, quy hoạch chi tiết đô thị phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt; được công bố công khai rộng rãi;
b) Xây dựng, nâng cấp, cải tạo 90% trở lên các công trình công cộng về hành chính, văn hóa-xã hội và hạ tầng cơ sở đô thị;
c) Đạt 100% công trình công cộng xây mới (kể từ khi quy hoạch được phê duyệt) đúng quy hoạch, có kiến trúc hài hòa, đảm bảo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng hiện hành;
d) Thực hiện tốt trách nhiệm quản lý Nhà nước về xây dựng; phát huy vai trò tự quản cộng đồng trong việc thực hiện quy hoạch kiến trúc, xây dựng đô thị;
đ) Quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả các công trình công cộng trên địa bàn, phục vụ lợi ích công cộng; không lẫn chiếm, sử dụng diện tích đất công và công trình công cộng vào mục đích thương mại, nhà ở.
2. Nâng cao chất lượng Gia đình văn hóa, Tổ dân phố văn hóa
a) 80% trở lên gia đình được công nhận “Gia đình văn hóa” 03 (ba) năm liên tục trở lên;
b) 60% trở lên nhà ở của người dân được xây dựng mới, hoặc cải tạo, chỉnh trang, làm đẹp kiến trúc đô thị;
c) 80% trở lên tổ dân phố (hoặc tương đương) được công nhận “Tổ dân phố văn hóa” 06 (sáu) năm liên tục trở lên;
d) 100% tổ dân phố vận động được người dân tham gia bảo dưỡng, nâng cấp cơ sở hạ tầng đô thị và đảm bảo vệ sinh môi trường;
đ) 80% trở lên cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn phường, thị trấn đạt chuẩn văn hóa liên tục từ 05 (năm) năm trở lên.
3. Xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa đô thị
a) 80% trở lên hộ gia đình thực hiện tốt các quy định hiện hành về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và nếp sống văn minh đô thị;
b) Không lấn chiếm lòng đường, hè phố gây cản trở giao thông, không cơi nới, làm mái che, mái vẩy, đặt biển quảng cáo sai quy định, gây mất mỹ quan đô thị;
c) Đạt tỷ lệ cây xanh công cộng, tỷ lệ đất giao thông tĩnh, tiêu chuẩn cấp nước, thoát nước và chiếu sáng đô thị theo quy định;
d) Đảm bảo vệ sinh môi trường; thu gom rác thải theo quy định; 100% cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn quy định về môi trường;
đ) Xây dựng quan hệ cộng đồng thân thiện, đoàn kết giúp nhau “Xóa đói, giảm nghèo”; hợp tác phát triển kinh tế.
4. Xây dựng phong trào văn hóa, thể thao
a) Trung tâm Văn hóa - Thể thao phường, thị trấn có cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm, ổn định về tổ chức, hoạt động thường xuyên hiệu quả;
b) 80% trở lên tổ dân phố có điểm sinh hoạt văn hóa, thể thao hoạt động thường xuyên; thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia;
c) Duy trì thường xuyên các hoạt động văn nghệ quần chúng, hoạt động câu lạc bộ; hoạt động thể dục thể thao; bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng     cảnh; các hình thức sinh hoạt văn hóa, thể thao dân gian truyền thống ở địa phương;
d) Thực hiện tốt Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội; đảm bảo an toàn giao thông; không phát sinh tệ nạn xã hội, trọng án hình sự.
5. Nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy định của địa phương
a) 95% trở lên hộ gia đình được phổ biến và nghiêm chỉnh thực hiện  đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương;
b) 100% tổ dân phố xây dựng và thực hiện tốt quy ước cộng đồng; có tổ tự quản hoạt động thường xuyên; mâu thuẫn, bất hòa được giải quyết tại cộng đồng; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, không có khiếu kiện đông người, vượt cấp, trái pháp luật;
c) Tổ chức các hoạt động để nhân dân tham gia giám sát chính quyền, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, đấu tranh phòng chống tham nhũng và thực hiện các chính sách xã hội;
d) Xử lý kịp thời, dứt điểm các vi phạm pháp luật về quy hoạch, kiến trúc, xây dựng đô thị; không có công trình xây dựng vi phạm pháp luật nghiêm trọng đến mức phải cưỡng chế, tháo dỡ;
đ) Các cơ sở kinh doanh, dịch vụ văn hóa được xây dựng theo quy hoạch, thực hiện nghiêm các quy định pháp luật; không có cơ sở tàng trữ, lưu hành sản phẩm văn hóa có nội dung độc hại.
- Điều kiện 2:
Phường, thị trấn được công nhận “Phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị” phải đạt tiêu chuẩn được quy định Hướng dẫn số 255/HD-BCĐ ngày 07/8/2013 của Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh Bắc Kạn về việc hướng dẫn chi tiết trình tự, thủ tục, hồ sơ, tiêu chuẩn, thang chấm điểm công nhận Danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn văn hóa” “Làng văn hóa”, “Bản văn hoá”, “Tổ dân phố văn hóa” và tương đương; “Xã đạt chuẩn văn hoá nông thôn mới”, “Phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị”.
- Điều kiện 3: Thời gian đăng ký xây dựng “Phường, Thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị” từ hai (02) năm trở lên (2 năm, đối với công nhận lần đầu, 5 năm, đối với công nhận lại).
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Thông tư số 02/2013/TT-BVHTTDL ngày 24 tháng 01 năm 2013 quy định chi tiết tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét và công nhận “Phường đạt chuẩn văn minh đô thị”; “Thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị”. Có hiệu lực từ ngày 10/3/2013.
II. THƯ VIỆN
1. Đăng ký hoạt động thư viện tư nhân có vốn sách ban đầu từ 1.000 bản đến dưới 2.000 bản
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công cấp huyện tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Phòng Văn hóa Thông tin thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công cấp huyện.
- Bước 4: Trung tâm hành chính công cấp huyện tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công cấp huyện.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
(1) Đơn đăng ký hoạt động thư viện (Mẫu 1 ban hành kèm theo Nghị định số 02/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2009);
(2) Danh mục vốn tài liệu thư viện hiện có (Mẫu 2 ban hành kèm theo Nghị định số 02/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2009);
(3) Sơ yếu lý lịch của người đứng tên thành lập thư viện có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú;
(4) Nội quy thư viện.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.     
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Văn hóa và Thông tin cấp huyện, nơi thư viện đặt trụ sở
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.                    
* Phí, lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đăng ký hoạt động thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng (Mẫu 1 ban hành kèm theo Nghị định số 02/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2009);
- Bảng kê danh mục các tài liệu hiện có trong thư viện (Mẫu 2 ban hành kèm theo Nghị định số 02/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2009).
* Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính:
(1) Có vốn tài liệu ban đầu về một hay nhiều môn loại tri thức khoa học với số lượng ít nhất là 500 bản sách và 1 tên ấn phẩm định kỳ, được xử lý theo quy tắc nghiệp vụ thư viện.
(2) Có diện tích đáp ứng yêu cầu về bảo quản vốn tài liệu và phục vụ công chúng với số lượng chỗ ngồi đọc ít nhất 10 chỗ, không ảnh hưởng tới trật tự, an toàn giao thông; đảm bảo vệ sinh môi trường và cảnh quan văn hóa.
(3) Có đủ phương tiện phòng cháy, chữa cháy và các trang thiết bị chuyên dùng ban đầu như giá, tủ để tài liệu; bàn, ghế cho người đọc; hộp mục lục hoặc bản danh mục vốn tài liệu thư viện để phục vụ tra cứu; tùy điều kiện cụ thể của thư viện có thể có các trang thiết bị hiện đại khác như máy tính, các thiết bị viễn thông.
(4) Người đứng tên thành lập và làm việc trong thư viện:
a) Người đứng tên thành lập thư viện phải có quốc tịch Việt Nam, đủ 18 tuổi trở lên; có đầy đủ năng lực pháp lý và năng lực hành vi; am hiểu về sách báo và lĩnh vực thư viện.
b) Người làm việc trong thư viện phải tốt nghiệp trung cấp thư viện hoặc tương đương. Nếu tốt nghiệp trung cấp ngành khác thì phải được bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ tương đương trình độ trung cấp thư viện.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Pháp lệnh Thư viện số 31/2000/PL-UBTVQH10 ngày 28/12/2000. Có hiệu lực từ ngày 01/4/2001.
- Nghị định của Chính phủ số 72/2002/NĐ-CP ngày 6/8/2002 quy định chi tiết thi hành pháp lệnh Thư viện. Có hiệu lực từ ngày 21/8/2002.
- Nghị định của Chính phủ số 02/2009/NĐ-CP ngày 6/01/2009 quy định về tổ chức và hoạt động của thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng. Có hiệu lực từ  ngày 21/02/2009.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
  

ĐƠN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG
THƯ VIỆN TƯ NHÂN CÓ PHỤC VỤ CỘNG ĐỒNG

 
 
 
  

Kính gửi: ………………………..............………
 
Tên tôi là:
- Sinh ngày/tháng/năm:
- Nam (nữ):
- Trình độ văn hóa:
- Trình độ chuyên môn:
- Hộ khẩu thường trú:
đứng tên thành lập thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng.
Tên thư viện:
Địa chỉ:                                     ; Số điện thoại:              ; Fax/E.mail:
Tổng số bản sách:                     ; Tổng số tên báo, tạp chí:
(tính đến thời điểm xin thành lập thư viện)
Diện tích thư viện:                      ; Số chỗ ngồi:
Nhân viên thư viện:
- Số lượng:
- Trình độ:
Nguồn kinh phí của thư viện:
Tôi làm đơn này đề nghị đăng ký hoạt động cho Thư viện …………… với………………………………………………………………………………
 
  ………, ngày     tháng     năm
Người làm đơn
( ký tên)
 
 
 
 

BẢNG KÊ DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU
HIỆN CÓ TRONG THƯ VIỆN

 
 
 
  
 

STT
 
Tên sách
 
Tên tác giả
Nhà xuất bản Năm xuất bản Nguồn gốc tài liệu Hình thức tài liệu (sách báo, CD-ROM…)
             
             
             
             
             
             
             
             
             
             
             
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
III. LĨNH VỰC GIA ĐÌNH
1.  Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình (thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp huyện)
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công cấp huyện tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Phòng Văn hóa Thông tin thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Phòng Văn hóa Thông tin trình UBND cấp huyện xem xét, cấp giấy chứng nhận.
- Bước 3: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công cấp huyện.
- Bước 4: Trung tâm hành chính công cấp huyện tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thức hiện: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Trung tâm hành chính công cấp huyện.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
(1) Đơn đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình (mẫu số M4b ban hành kèm theo Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL);
(2) Dự thảo Quy chế hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình. Quy chế phải có các nội dung cơ bản sau:
- Mục tiêu, tên gọi, địa bàn và quy mô hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình;
- Cơ cấu tổ chức, mối quan hệ trong chỉ đạo, điều hành của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình;
- Trách nhiệm của người đứng đầu, nhân viên trực tiếp chăm sóc, tư vấn và những người khác làm việc tại cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình;
- Trách nhiệm, quyền lợi của nạn nhân bạo lực gia đình khi được tiếp nhận vào cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình;
- Nguyên tắc quản lý tài sản, tài chính và những quy định có tính chất hành chính phù hợp với đặc điểm của loại hình cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.
(3) Xác nhận bằng văn bản của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn về địa điểm của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình có trụ sở hoạt động đặt trên địa bàn;
(4) Bản thuyết minh về nguồn lực tài chính, gồm những nội dung sau:
- Tình hình tài chính hiện có của cơ sở (bao gồm: tiền mặt, tiền gửi có trong tài khoản tại ngân hàng, kho bạc); nguồn kinh phí nếu nhận từ nguồn tài trợ, cần nêu rõ tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân tài trợ, số tiền, hiện vật và thời gian tài trợ;
- Nguồn tài chính được cam kết đảm bảo cho hoạt động của cơ sở (nếu có).
(5) Sơ yếu lý lịch của người đứng đầu cơ sở có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc cơ quan quản lý nhà nước quản lý người đứng đầu;
(6) Danh sách người làm việc tại cơ sở có xác nhận của người đứng đầu cơ sở, kèm theo bản sao Giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình (nếu có). Nếu chưa có Giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình thì trong hồ sơ phải nêu rõ kế hoạch tham gia tập huấn cho người làm việc.
- Số lượng hồ sơ: 02 bộ.
* Thời hạn giải quyết: Thời gian thực hiện là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Văn hóa và Thông tin.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
1. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình. 
2. Quy chế hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.
* Lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Đơn đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình (mẫu số M4b, ban hành kèm theo Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
(1) Có nơi làm việc cố định, có nguồn kinh phí để đảm bảo hoạt động của cơ sở;
(2) Người đứng đầu cơ sở có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không thuộc các trường hợp đang trong thời gian chấp hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án hoặc quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở chữa bệnh, đưa vào cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
(3) Có nhân viên tư vấn và người làm việc tại cơ sở đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại Điều 15 Nghị định số 08/2009/NĐ-CP, gồm các tiêu chuẩn:
a. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có phẩm chất đạo đức tốt;
b. Có kiến thức và kinh nghiệm phù hợp với lĩnh vực tư vấn và hỗ trợ nạn nhân;
c. Có chứng chỉ nghiệp vụ chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình.
d. Người làm việc tại cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình phải được tập huấn về phòng, chống bạo lực gia đình.
(4) Cơ sở có diện tích tối thiểu là 30m2, có phòng được bố trí là nơi tạm lánh cho nạn nhân bạo lực gia đình, đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh, môi trường;
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Phòng, chống bạo lực gia đình số 02/2007/QH12 được Quốc hội thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2007. Có hiệu lực từ ngày 01/7/2008;
- Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Có hiệu lực từ ngày 21/3/2009;
- Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định chi tiết về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; tiêu chuẩn của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn, chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc, tư vấn và tập huấn phòng, chống bạo lực          gia đình. Có hiệu lực từ ngày 30/4/2010.
 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
 
                                                         .........., ngày...... tháng.......năm........
 
ĐƠN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG
CỦA CƠ SỞ HỖ TRỢ NẠN NHÂN BẠO LỰC GIA ĐÌNH
 
 
 
  
 

Kính gửi:..........................................................
 
 
 
Căn cứ Luật Phòng, chống bạo lực gia đình ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình;
Căn cứ Thông tư số.../2010/TT-BVHTTDL ngày... tháng...năm 2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hướng dẫn về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; tiêu chuẩn của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn, chứng chỉ nghiệp vụ chăm sóc, tư vấn và tập huấn phòng, chống bạo lực gia đình.
Sau khi đã xây dựng dự thảo Quy chế hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình với tên gọi là ………………...…………….............…
Chúng tôi gồm1:
- Họ và tên (viết bằng chữ in hoa):………………………………………..
- Năm sinh:………………………………………………………………..
- Địa chỉ thường trú: .....................................................................................
- Số chứng minh nhân dân/hộ chiếu: …………………………………….
Ngày cấp: …………...….. nơi cấp ……………...........................................
- Quốc tịch: ……………………………………………………………….
- Trình độ học vấn ………………………………………………………..
Làm đơn này đề nghị cơ quan có thẩm quyền, kèm theo các loại giấy tờ cần thiết theo quy định, đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, hoạt động trong phạm vi địa phương (tỉnh/huyện), trụ sở tại:............................................................................................................................
Hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình của chúng tôi chắc chắn sẽ góp phần vào việc phòng, chống bạo lực gia đình tại địa phương.
Chúng tôi (tôi) cam kết thực hiện đúng Quy chế hoạt động của cơ sở được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các quy định của pháp luật hiện hành.
 
Đại diện tổ chức, cá nhân xin
đăng ký hoạt động của cơ sở

(ký tên).
[1] Nếu là tập thể thì ghi rõ thông tin các thành viên sáng lập
 
 
 
 
2. Thủ tục cấp lại giấy chứng nhận  đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình (thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp huyện)
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công cấp huyện tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Phòng Văn hóa Thông tin thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Phòng Văn hóa Thông tin trình UBND cấp huyện xem xét, cấp giấy chứng nhận.
- Bước 3: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công cấp huyện.
- Bước 4: Trung tâm hành chính công cấp huyện tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công cấp huyện.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
(1) Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình (mẫu M8b, ban hành kèm theo Thông tư số 23/2014/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2014);
(2) Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cũ (trong trường hợp bị rách hoặc hư hỏng);
(3) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hoặc quy chế hoạt động được phê duyệt (trong trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bị mất).
- Số lượng hồ sơ: 02 bộ.
* Thời hạn giải quyết:
Thời gian thực hiện là 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình (cấp lại).
* Lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình (mẫu M8b, ban hành kèm theo Thông tư số 23/2014/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2014);
* Điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định chi tiết về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; tiêu chuẩn của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn, chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc, tư vấn và tập huấn phòng, chống bạo lực          gia đình. Có hiệu lực từ ngày 30/4/2010.
- Thông tư số 23/2014/TT-BVHTTDL ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; tiêu chuẩn của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn; chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc,  tư vấn và tập huấn phòng, chống bạo lực gia đình.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
(Mẫu số M8b- Theo Thông tư số 23/2014/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2014)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
 
.........., Ngày...... tháng....... năm........
 
 ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG
CỦA CƠ SỞ HỖ TRỢ NẠN NHÂN BẠO LỰC GIA ĐÌNH
 
 
Kính gửi:..........................................................
 
 
- Họ và tên (viết bằng chữ in hoa):…………………………………………..
- Nă sinh:……………………………………………………………………
- Địa chỉ thường trú: .......................................................................................
- Số chứng minh nhân dân/hộ chiếu:……………… ngày cấp:…………….. nơi cấp ……………................................................................................................
Quốc tịch: …………………………………………………………………
- Đại diện Cơ sở:…………………………………………………………….
Làm đơn này đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.
Lý do đề nghị cấp lại: Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở bị ………………..(mất, rách nát, hư hỏng).
Cam kết của Cơ sở:
- Trung thực trong việc đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở;
- Thực hiện đúng Quy chế hoạt động của cơ sở được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các quy định của pháp luật hiện hành.
 
Đại diện tổ chức, cá nhân xin
đăng ký hoạt động của cơ sở

(ký tên)
 
 
 
 
 
 
3. Đổi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình (thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp huyện)
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công cấp huyện tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Phòng Văn hóa Thông tin thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Phòng Văn hóa Thông tin trình UBND cấp huyện xem xét, cấp giấy chứng nhận.
- Bước 3: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công cấp huyện.
- Bước 4: Trung tâm hành chính công cấp huyện tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công cấp huyện.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
(1) Đơn đề nghị đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động (Mẫu M8b1, ban hành kèm theo Thông tư số 23/2014/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2014 của Bộ VHTTDL);
(2) Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đã được cấp cho cơ sở;
(3) Các giấy tờ liên quan đến nội dung thay đổi (tên gọi, địa chỉ, người đứng đầu, nội dung hoạt động);
(4) Dự thảo Quy chế hoạt động sửa đổi, bổ sung của cơ sở (nếu có sửa đổi, bổ sung).
- Số lượng hồ sơ: 02 bộ.
* Thời hạn giải quyết:
Thời gian thực hiện là 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Văn hóa và Thông tin.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
1. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.
2. Quy chế hoạt động sửa đổi, bổ sung của cơ sở được cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động phê duyệt (trường hợp quy chế hoạt động được sửa đổi, bổ sung).
* Lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình (Mẫu M8b1, ban hành kèm theo Thông tư số 23/2014/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2014 của Bộ VHTTDL);
* Điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Có hiệu lực từ ngày 21/3/2009;
- Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định chi tiết về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; tiêu chuẩn của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn, chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc, tư vấn và tập huấn phòng, chống bạo lực          gia đình. Có hiệu lực từ ngày 30/4/2010.
- Thông tư số 23/2014/TT-BVHTTDL ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; tiêu chuẩn của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn; chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc,  tư vấn và tập huấn phòng, chống bạo lực gia đình.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
 
.........., ngày...... tháng....... năm........
 
 ĐƠN ĐỀ NGHỊ
ĐỔI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG
CỦA CƠ SỞ HỖ TRỢ NẠN NHÂN BẠO LỰC GIA ĐÌNH
 
Kính gửi:........................................................................
 
- Họ và tên (viết bằng chữ in hoa):……………………………………
- Đại diện Cơ sở:……………………………………………………
- Năm sinh:…………………………………………………………
- Địa chỉ thường trú: ................................................................................
- Số chứng minh nhân dân/hộ chiếu:……………… ngày cấp:…………….. nơi cấp …………….......................................................
Quốc tịch: ……………………………………………………………
- Đại diện Cơ sở:…………………………………………………
Làm đơn này đề nghị cơ quan có thẩm quyền đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.
Lý do đề nghị cấp đổi: Cơ sở có nhu cầu thay đổi ……………………. (tên gọi, người đứng đầu, địa điểm đặt trụ sở).
Cam kết của Cơ sở:
- Việc đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở không nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cũng như các hoạt động khác;
- Thực hiện đúng Quy chế hoạt động của cơ sở được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các quy định của pháp luật hiện hành.
 
                                                            Đại diện tổ chức, cá nhân xin
                                                                    đăng ký hoạt động của cơ sở

     (Ký tên)
 
 
 
 
 
 
 
4. Cấp giấy ghứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình (thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp huyện)
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công cấp huyện tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Phòng Văn hóa Thông tin thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Phòng Văn hóa Thông tin trình UBND cấp huyện xem xét, cấp giấy chứng nhận.
- Bước 3: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công cấp huyện.
- Bước 4: Trung tâm hành chính công cấp huyện tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thức hiện: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Trung tâm hành chính công cấp huyện.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
(1) Đơn đăng ký hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình (theo mẫu số M4a ban hành kèm theo Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL);
(2) Dự thảo Quy chế hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình. Quy chế phải có các nội dung cơ bản sau:
- Mục tiêu, tên gọi, địa bàn và quy mô hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình;
- Cơ cấu tổ chức, mối quan hệ trong chỉ đạo, điều hành của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình;
- Trách nhiệm của người đứng đầu, nhân viên trực tiếp chăm sóc, tư vấn và những người khác làm việc tại cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình;
- Trách nhiệm, quyền lợi của người gây bạo lực gia đình khi được tiếp nhận vào cơ sở tư vấn về phòng chống bạo lực gia đình;
- Nguyên tắc quản lý tài sản, tài chính và những quy định có tính chất hành chính phù hợp với đặc điểm của loại hình cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.
(3) Xác nhận  bằng văn bản của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn về địa điểm của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình có trụ sở chính hoạt động đặt trên địa bàn;
(4) Bản thuyết minh về nguồn lực tài chính, gồm những nội dung sau:
- Tình hình tài chính hiện có của cơ sở (bao gồm: tiền mặt, tiền gửi có trong tài khoản tại ngân hàng, kho bạc); nguồn kinh phí nếu nhận từ nguồn tài trợ, cần nêu rõ tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân tài trợ, số tiền, hiện vật và thời gian tài trợ;
- Nguồn tài chính được cam kết đảm bảo cho hoạt động của cơ sở (nếu có).
(5) Sơ yếu lý lịch của người đứng đầu cơ sở có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc cơ quan quản lý nhà nước quản lý người đứng đầu;
(6) Danh sách người làm việc tại cơ sở có xác nhận của người đứng đầu cơ sở, kèm theo bản sao Giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình (nếu có). Nếu chưa có Giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình thì trong hồ sơ phải nêu rõ kế hoạch tham gia tập huấn cho người làm việc.
- Số lượng hồ sơ:  02 bộ.
* Thời hạn giải quyết:
Thời gian thực hiện là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Văn hoá và Thông tin .
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
1. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình.
2. Quy chế hoạt động của cơ sở được được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.
* Lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Đơn đăng ký hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình (theo mẫu số M4a ban hành kèm theo Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL);
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
(1) Có nơi làm việc cố định, có nguồn kinh phí để đảm bảo hoạt động của cơ sở;
(2) Người đứng đầu cơ sở có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không thuộc các trường hợp đang trong thời gian chấp hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án hoặc quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở chữa bệnh, đưa vào cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
(3) Có nhân viên tư vấn và người làm việc tại cơ sở đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại Điều 15 Nghị định số 08/2009/NĐ-CP, gồm các tiêu chuẩn:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có phẩm chất đạo đức tốt;
- Có kiến thức và kinh nghiệm phù hợp với lĩnh vực tư vấn và hỗ trợ nạn nhân;
- Có chứng chỉ nghiệp vụ tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình;
- Người làm việc tại cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình phải được tập huấn về phòng, chống bạo lực gia đình.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Phòng, chống bạo lực gia đình số 02/2007/QH12 được Quốc hội thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2007. Có hiệu lực từ ngày 01/7/2008;
- Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Có hiệu lực từ ngày 21/3/2009;
- Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định chi tiết về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; tiêu chuẩn của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn, chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc, tư vấn và tập huấn phòng, chống bạo lực gia đình. Có hiệu lực từ ngày 30/4/2010.
 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
 
.........., ngày......tháng.......năm........
 
ĐƠN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG
CỦA CƠ SỞ TƯ VẤN VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH
 
 
 
Kính gửi:..........................................................
 
 
Căn cứ Luật phòng, chống bạo lực gia đình ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình;
Căn cứ Thông tư số.../2010/TT-BVHTTDL ngày... tháng.....năm 2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hướng dẫn về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; tiêu chuẩn của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn, chứng chỉ nghiệp vụ chăm sóc, tư vấn và tập huấn phòng, chống bạo lực gia đình.
Sau khi đã xây dựng dự thảo Quy chế hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình với tên gọi là ……….......……….…………….…
Chúng tôi gồm1:
- Họ và tên (viết bằng chữ in hoa):……………………………………......
- Năm sinh:……………………………………………………………......
- Địa chỉ thường trú: .....................................................................................
- Số chứng minh nhân dân/hộchiếu:………........................................ngày cấp:………........................ nơi cấp …………….......
Quốc tịch: ………………………………………………………….......
- Trình độ học vấn …………………………………………………..........
Làm đơn này đề nghị cơ quan có thẩm quyền, kèm theo các loại giấy tờ cần thiết theo quy định, đăng ký hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình, hoạt động trong phạm vi2………, có trụ sở đặt tại:..................................
Hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình của chúng tôi chắc chắn sẽ góp phần vào việc phòng, chống bạo lực gia đình tại địa phương.
Chúng tôi (tôi) cam kết thực hiện đúng Quy chế hoạt động của cơ sở được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các quy định của pháp luật hiện hành.
 
Đại diện tổ chức, cá nhân xin
đăng ký hoạt động của cơ sở

 
 
[1]Nếu là tập thể sáng lập ghi rõ từng thành viên theo thông tin trên
2Toàn quốc/tỉnh/huyện

5. Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình (thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp huyện)
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công cấp huyện tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Phòng Văn hóa Thông tin thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Phòng Văn hóa Thông tin trình UBND cấp huyện xem xét, cấp giấy chứng nhận.
- Bước 3: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công cấp huyện.
- Bước 4: Trung tâm hành chính công cấp huyện tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công cấp huyện. 
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
a. Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình (theo mẫu số M8a, ban hành kèm theo Thông tư số 23/2014/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2014 của BVHTTDL);
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cũ (trong trường hợp bị rách hoặc hỏng);
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hoặc quy chế hoạt động được phê duyệt (trong trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bị mất).
b. Số lượng hồ sơ: 02 bộ.
* Thời hạn giải quyết: Thời gian thực hiện là 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. 
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện. 
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình (cấp lại). 
* Lệ phí: Không
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình (theo mẫu số M8a, ban hành kèm theo Thông tư số 23/2014/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2014 của BVHTTDL).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định chi tiết về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; tiêu chuẩn của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn, chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc, tư vấn và tập huấn phòng, chống bạo lực gia đình. Có hiệu lực từ ngày 30/4/2010.
- Thông tư số 23/2014/TT-BVHTTDL ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; tiêu chuẩn của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn; chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc,  tư vấn và tập huấn phòng, chống bạo lực gia đình.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_________________________
 
.........., Ngày...... tháng....... năm........
 
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG
CỦA CƠ SỞ TƯ VẤN VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH
 
 
 
 
 
Kính gửi:..........................................................
 
- Họ và tên (viết bằng chữ in hoa):…………………………………………..
- Năm sinh:………………………………………………………………….
- Địa chỉ thường trú: .......................................................................................
- Số chứng minh nhân dân/hộ chiếu:……………… ngày cấp:…………….. nơi cấp ……………................................................................................................
Quốc tịch: …………………………………………………………………...
- Đại diện Cơ sở:…………………………………………………………….
Làm đơn này đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình.
Lý do đề nghị cấp lại: Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở bị ………………..(mất, rách nát, hư hỏng).
Cam kết của Cơ sở:
- Trung thực trong việc đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở;
- Thực hiện đúng Quy chế hoạt động của cơ sở được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các quy định của pháp luật hiện hành.
 
Đại diện tổ chức, cá nhân xin
đăng ký hoạt động của cơ sở

 
 
 
 
 
 
 
 
6. Thủ tục đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình (thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp huyện)
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công cấp huyện tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Phòng Văn hóa Thông tin thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Phòng Văn hóa Thông tin trình UBND cấp huyện xem xét, cấp giấy chứng nhận.
- Bước 3: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công cấp huyện.
- Bước 4: Trung tâm hành chính công cấp huyện tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công cấp huyện.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
a. Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình (Mẫu M8a1, ban hành kèm theo Thông tư số 23/2014/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2014 của BVHTTDL);
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đã được cấp cho cơ sở;
- Các giấy tờ liên quan đến nội dung thay đổi (tên gọi, địa chỉ, người đứng đầu, nội dung hoạt động);
- Dự thảo Quy chế hoạt động sửa đổi, bổ sung của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình (nếu có sửa đổi, bổ sung).
b. Số lượng hồ sơ: 02 bộ.
* Thời hạn giải quyết: Thời gian thực hiện là 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. 
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức cá nhân
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Uỷ ban nhân dân cấp huyện. 
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Văn hoá và Thông tin.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
1. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cho cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình. 
2. Quy chế hoạt động sửa đổi, bổ sung của cơ sở được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt (trường hợp có sửa đổi, bổ sung)
* Lệ phí: Không
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình (Mẫu M8a1, ban hành kèm theo Thông tư số 23/2014/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2014 của BVHTTDL).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Có hiệu lực từ ngày 21/3/2009;
- Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định chi tiết về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; tiêu chuẩn của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn, chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc, tư vấn và tập huấn phòng, chống bạo lực  gia đình. Có hiệu lực từ ngày 30/4/2010.
- Thông tư số 23/2014/TT-BVHTTDL ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; tiêu chuẩn của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn; chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc,  tư vấn và tập huấn phòng, chống bạo lực gia đình.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
 
.........., ngày...... tháng....... năm........
 
 ĐƠN ĐỀ NGHỊ
ĐỔI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG
CỦA CƠ SỞ TƯ VẤN VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH
 
 
Kính gửi:................................................
 
- Họ và tên (viết bằng chữ in hoa):……………………………………
- Năm sinh:……………………………………………………
- Địa chỉ thường trú: ................................................................................
- Số chứng minh nhân dân/hộ chiếu:……………… ngày cấp:…………….. nơi cấp ……………......................................................
Quốc tịch: ……………………………………………
- Đại diện Cơ sở:……………………………………………………
Làm đơn này đề nghị cơ quan có thẩm quyền đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình.
Lý do đề nghị cấp đổi: Cơ sở có nhu cầu thay đổi ……………………………....... (tên gọi, người đứng đầu, địa điểm của trụ sở).
Cam kết của Cơ sở:
- Việc đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở không nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cũng như các hoạt động khác;
- Thực hiện đúng Quy chế hoạt động của cơ sở được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các quy định của pháp luật hiện hành.
 
Đại diện tổ chức, cá nhân xin
đăng ký hoạt động của cơ sở

(ký tên)
 
 
 
 
 
 
 
C. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ
C1. LĨNH VỰC VĂN HÓA
I. LĨNH VỰC VĂN HÓA CƠ SỞ
1. Công nhận gia đình văn hóa
* Trình tự thực hiện:
- Hộ gia đình đăng ký xây dựng gia đình văn hóa với Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư;
- Trưởng Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư chủ trì phối hợp với Trưởng thôn (làng, ấp, bản, tổ dân phố và tương đương) họpkhu dân cư, bình bầu gia đình văn hóa;
- Căn cứ vào biên bản họp bình xét ở khu dân cư, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã xem xét và đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định công nhận “Gia đình văn hóa” hàng năm;
- Căn cứ quyết định công nhận “Gia đình văn hóa” hàng năm, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định công nhận và cấp Giấy công nhận “Gia đình văn hóa” 3 năm.
* Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
(1) Bản đăng ký xây dựng danh hiệu “Gia đình văn hóa”;
(2)Biên bản họp bình xét ở khu dân cư, kèm theo danh sách những gia đình được đề nghị công nhận “Gia đình văn hóa” (có từ 60% trở lên số người tham gia dự họp nhất trí đề nghị).
- Số lượng hồ sơ: 01(bộ).
* Thời hạn giải quyết: 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Gia đình.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính và Giấy công nhận.
* Lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
* Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính:
 
- Điều kiện 1:
1. Gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia các phong trào thi đua của địa phương:
a) Thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ công dân; không vi phạm pháp luật Nhà nước, quy định của địa phương và quy ước, hương ước cộng đồng;
b) Giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; vệ sinh môi trường; nếp sống văn hóa nơi công cộng; bảo vệ di tích lịch sử văn hóa, cảnh quan của địa phương; tích cực tham gia các hoạt động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư;
c) Không vi phạm các quy định về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; không sử dụng và lưu hành văn hóa phẩm độc hại; không mắc các tệ nạn xã hội; tham gia tích cực bài trừ tệ nạn xã hội và phòng chống các loại tội phạm;
d) Tham gia thực hiện đầy đủ các phong trào thi đua; các sinh hoạt, hội họp ở cộng đồng.
2. Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, tương trợ giúp đỡ mọi người trong cộng đồng:
a) Vợ chồng bình đẳng, thương yêu giúp đỡ nhau tiến bộ. Không có bạo lực gia đình dưới mọi hình thức; thực hiện bình đẳng giới; vợ chồng thực hiện sinh con đúng quy định, cùng có trách nhiệm nuôi con khỏe, dạy con ngoan;
b) Gia đình nề nếp; ông bà, cha mẹ gương mẫu; con cháu thảo hiền; giữ gìn các giá trị văn hóa gia đình truyền thống, tiếp thu có chọn lọc các giá trị văn hóa mới về gia đình;
c) Giữ gìn vệ sinh phòng bệnh; nhà ở ngăn nắp; khuôn viên xanh-sạch-đẹp; sử dụng nước sạch, nhà tắm và hố xí hợp vệ sinh; các thành viên trong gia đình có nếp sống lành mạnh, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao;
d) Tích cực tham gia chương trình xóa đói, giảm nghèo; đoàn kết tương trợ xóm giềng, giúp đỡ đồng bào hoạn nạn; hưởng ứng phong trào đền ơn đáp nghĩa, cuộc vận động “Ngày vì người nghèo” và các hoạt động nhân đạo khác ở cộng đồng.
3. Tổ chức lao động, sản xuất, kinh doanh, công tác, học tập đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả:
a) Trẻ em trong độ tuổi đi học đều được đến trường, chăm ngoan, hiếu học; người lớn trong độ tuổi lao động có việc làm thường xuyên, thu nhập ổn định, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;
b) Có kế hoạch phát triển kinh tế gia đình, chủ động “Xóa đói giảm nghèo”, năng động làm giàu chính đáng;
c) Kinh tế gia đình ổn định, thực hành tiết kiệm; đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của các thành viên trong gia đình ngày càng nâng cao.
- Điều kiện 2: Thời gian xây dựng “Gia đình văn hóa” là 01 năm (công nhận lần đầu); 03 năm (cấp Giấy công nhận).
 
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Thông tư số 12/2011/TT-BVHTTDL ngày 10 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận Danh hiệu “Gia đình văn hóa”; “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” và tương đương. Có hiệu lực từ ngày 24/11/2011.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
II. LĨNH VỰC THƯ VIỆN
1. Đăng ký hoạt động thư viện tư nhân có vốn ngân sách ban đầu từ 500 đến dưới 1.000 bản
* Trình tự thực hiện:
Người đứng tên thành lập thư viện gửi hồ sơ đăng ký hoạt động đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thư viện đặt trụ sở. Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ của người đứng tên thành lập thư viện, cơ quan nhận hồ sơ có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thư viện cho thư viện. Trong trường hợp từ chối phải có ý kiến bằng văn bản và nêu rõ lý do.
* Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thư viện đặt trụ sở.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
(1) Đơn đăng ký hoạt động thư viện (Mẫu 1 ban hành kèm theo Nghị định số 02/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2009);
(2) Danh mục vốn tài liệu thư viện hiện có (Mẫu 2 ban hành kèm theo Nghị định số 02/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2009);
(3) Sơ yếu lý lịch của người đứng tên thành lập thư viện có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú;
(4) Nội quy thư viện.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức     
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp xã
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Ủy ban nhân dân cấp xã
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.             
* Phí, lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
-  Đơn đăng ký hoạt động thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng (Mẫu 1 ban hành kèm theo Nghị định số 02/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2009);
- Bảng kê danh mục các tài liệu hiện có trong thư viện (Mẫu 2 ban hành kèm theo Nghị định số 02/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2009).
* Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính:
(1) Có vốn tài liệu ban đầu về một hay nhiều môn loại tri thức khoa học với số lượng ít nhất là 500 bản sách và 1 tên ấn phẩm định kỳ, được xử lý theo quy tắc nghiệp vụ thư viện.
(2) Có diện tích đáp ứng yêu cầu về bảo quản vốn tài liệu và phục vụ công chúng với số lượng chỗ ngồi đọc ít nhất 10 chỗ, không ảnh hưởng tới trật tự, an toàn giao thông; đảm bảo vệ sinh môi trường và cảnh quan văn hóa.
(3) Có đủ phương tiện phòng cháy, chữa cháy và các trang thiết bị chuyên dùng ban đầu như giá, tủ để tài liệu; bàn, ghế cho người đọc; hộp mục lục hoặc bản danh mục vốn tài liệu thư viện để phục vụ tra cứu; tùy điều kiện cụ thể của thư viện có thể có các trang thiết bị hiện đại khác như máy tính, các thiết bị viễn thông.
(4) Người đứng tên thành lập và làm việc trong thư viện:
a) Người đứng tên thành lập thư viện phải có quốc tịch Việt Nam, đủ 18 tuổi trở lên; có đầy đủ năng lực pháp lý và năng lực hành vi; am hiểu về sách báo và lĩnh vực thư viện.
b) Người làm việc trong thư viện phải tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên và được bồi dưỡng kiến thức về nghiệp vụ thư viện;
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Pháp lệnh Thư viện số 31/2000/PL-UBTVQH10 ngày 28/12/2000. Có hiệu lực từ ngày 01/4/2001.
-  Nghị định của Chính phủ số 72/2002/NĐ-CP ngày 6/8/2002 quy định chi tiết thi hành pháp lệnh Thư viện. Có hiệu lực từ ngày 21/8/2002.
- Nghị định của Chính phủ số 02/2009/NĐ-CP ngày 6/01/2009 quy định về tổ chức và hoạt động của thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng. Có hiệu lực từ ngày 8/3/2006.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

________________________________________________________



ĐƠN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG
THƯ VIỆN TƯ NHÂN CÓ PHỤC VỤ CỘNG ĐỒNG

 
 
 
  

Kính gửi: ………………………..............………
 
Tên tôi là:
- Sinh ngày/tháng/năm:
- Nam (nữ):
- Trình độ văn hóa:
- Trình độ chuyên môn:
- Hộ khẩu thường trú:
đứng tên thành lập thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng.
Tên thư viện:
Địa chỉ:                                     ; Số điện thoại:              ; Fax/E.mail:
Tổng số bản sách:                     ; Tổng số tên báo, tạp chí:
(tính đến thời điểm xin thành lập thư viện)
Diện tích thư viện:                      ; Số chỗ ngồi:
Nhân viên thư viện:
- Số lượng:
- Trình độ:
Nguồn kinh phí của thư viện:
Tôi làm đơn này đề nghị đăng ký hoạt động cho Thư viện………………. với …………………
 
  ………, ngày       tháng       năm
Người làm đơn
( ký tên)
 
 
 

BẢNG KÊ DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU
HIỆN CÓ TRONG THƯ VIỆN

 
 
 
  
 

STT
 
Tên sách
 
Tên tác giả
Nhà xuất bản Năm xuất bản Nguồn gốc tài liệu Hình thức tài liệu (sách báo, CD-ROM…)
             
             
             
             
             
             
             
             
             
             
             
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
C2. LĨNH VỰC THỂ DỤC THỂ THAO
1. Thủ tục công nhận câu lạc bộ thể thao cơ sở
­* Trình tự thực hiện:
Ủy ban nhân dân xã tiếp nhận hồ sơ đề nghị công nhận của câu lạc bộ thể thao cơ sở.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định công nhận, trường hợp không công nhận thì phải có văn bản nêu rõ lý do, nếu không đáp ứng các điều kiện thì phải trả lời bằng văn bản.
* Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
(1) Quyết định thành lập;
(2) Danh sách Ban chủ nhiệm;
(3) Danh sách hội viên;
(4) Địa điểm luyện tập;
(5) Quy chế hoạt động.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
* Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Ủy ban nhân dân xã.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính
* Lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29/11/2006. Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2007.
- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ  quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thế dục, Thể thao. Có hiệu lực thi hành từ ngày 03/8/2007.
- Thông tư số 18/2011/TT-BVHTTDL ngày 02 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quy định mẫu về tổ chức và hoạt động của câu lạc bộ thể thao cơ sở. Có hiệu lực từ ngày 25/01/2012.
ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
Số:  3610 /QĐ-UBND Quảng Ninh, ngày  31  tháng     10   năm 2016
 
QUYẾT ĐỊNH
Về việc công bố danh mục và nội dung thủ tục hành chính được chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Quảng Ninh
 
 
 
 
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày 07/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tại Tờ trình số 2180/TTr-SVHTT ngày 21/10/2016 và Giám đốc Sở Tư pháp tại Văn bản số 966/STP-KSTTHC ngày 01/9/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này danh mục và nội dung thủ tục hành chính được chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Quảng Ninh (Có danh mục và nội dung cụ thể của thủ tục hành chính kèm theo).
Ủy ban nhân dân tỉnh giao Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các các huyện, thị xã, thành phố căn cứ nội dung công bố TTHC để chỉ đạo xây dựng và phê duyệt trình tự giải quyết TTHC chi tiết đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 để tin học hóa việc giải quyết các thủ tục hành chính.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế các Quyết định:
- Mục XI, Khoản 31, 32, 33, 34, 35 (Thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch), Quyết định số 581/QĐ-UBND ngày 24/3/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các Sở, ban, ngành được thực hiện tại Trung tâm hành chính công tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 1.
- Mục IX - Lĩnh vực Văn hóa Thông tin (Thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện), Quyết định số 2295/QĐ- UBND ngày 10/10/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc công bố bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
- Mục I, II - Lĩnh vực Mỹ thuật, Nhiếp ảnh, Triển lãm và Lĩnh vực Di sản Văn hóa, Quyết định số 1755/QĐ-UBND ngày 12/8/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ninh.
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao; Giám đốc Trung tâm Hành chính công tỉnh; Giám đốc Sở Tư pháp; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
 
 Nơi nhận: 
- Như điều 3 (để thực hiện);
- Cục Kiểm soát TTHC, Bộ TP (b/c);
- TT Tỉnh ủy, HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- V0, V2, V5;
- Lưu: VT, TH4.
                        SL-QĐ329
       
   CHỦ TỊCH
 
 
 
 
  Nguyễn Đức Long
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC CHUẨN HÓA
THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ VĂN HÓA
VÀ THỂ THAO TỈNH QUẢNG NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số              /QĐ-UBND ngày        /  10  /2016 
của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh)
 
 
 
 
PHẦN I
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
 
STT Tên thủ tục hành chính TTHC
thực hiện
tại Trung tâm hành chính công
A. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA      SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO TỈNH QUẢNG NINH
A1. LĨNH VỰC VĂN HÓA
I. LĨNH VỰC DI SẢN VĂN HÓA
1 Đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia X
2 Cấp phép cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể  ở địa phương X
3 Xác nhận đủ điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với bảo tàng ngoài công lập X
4 Cấp giấy phép hoạt động bảo tàng ngoài công lập X
5 Cấp giấy phép khai quật khẩn cấp X
6 Cấp chứng chỉ hành nghề mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia X
7 Công nhận bảo vật quốc gia đối với bảo tàng cấp tỉnh, ban hoặc trung tâm quản lý di tích X
8 Công nhận bảo vật quốc gia đối với bảo tàng ngoài công lập, tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc đang quản lý hợp pháp hiện vật X
9 Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động giám định cổ vật X
10 Cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động giám định cổ vật X
II. LĨNH VỰC ĐIỆN ẢNH
1 Cấp giấy phép phổ biến phim
(- Phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình do cơ sở điện ảnh thuộc địa phương sản xuất hoặc nhập khẩu;
- Cấp giấy phép phổ biến phim truyện khi năm trước liền kề, các cơ sở điện ảnh thuộc địa phương đáp ứng các điều kiện:
+ Sản xuất ít nhất 10 phim truyện nhựa được phép phổ biến;
+ Nhập khẩu ít nhất 40 phim truyện nhựa được phép phổ biến)
X
2 Cấp giấy phép phổ biến phim có sử dụng hiệu ứng đặc biệt tác động đến người xem phim (do các cơ sở điện ảnh thuộc địa phương sản xuất hoặc nhập khẩu) X
III. LĨNH VỰC MỸ THUẬT, NHIẾP ẢNH VÀ TRIỂN LÃM
1 Tiếp nhận thông báo tổ chức thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật X
2 Cấp giấy phép triển lãm mỹ thuật X
3 Cấp giấp phép sao chép tác phẩm mỹ thuật về danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc, lãnh tụ X
4 Cấp phép xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng X
5 Cấp giấy phép tổ chức trại sáng tác điêu khắc X
5 Cấp giấy phép triển lãm tác phẩm nhiếp ảnh tại Việt Nam X
6 Cấp giấy phép đưa tác phẩm nhiếp ảnh từ Việt Nam ra nước ngoài triển lãm X
7 Tiếp nhận hồ sơ đăng ký tổ chức thi, liên hoan tác phẩm nhiếp ảnh tại Việt Nam X
8 Tiếp nhận thông báo đưa tác phẩm nhiếp ảnh từ Việt Nam ra nước ngoài dự thi, liên hoan X
IV. LĨNH VỰC NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN
1 Cấp giấy phép tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang cho các tổ chức thuộc địa phương X
2 Cấp giấy phép tổ chức, cá nhân Việt Nam thuộc địa phương ra nước ngoài biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang X
3 Cấp phép cho đối tượng thuộc địa phương mời tổ chức, cá nhân nước ngoài vào biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang tại địa phương X
4 Cấp giấy phép tổ chức thi người đẹp, người mẫu trong phạm vi địa phương X
5 Cấp giấy phép phê duyệt nội dung bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu cho các tổ chức thuộc địa phương X
6 Thông báo tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang X
V. LĨNH VỰC VĂN HÓA CƠ SỞ
1 Cấp giấy phép kinh doanh karaoke X
2 Cấp giấy phép kinh doanh vũ trường X
3 Cấp giấy phép tổ chức lễ hội X
4 Công nhận lại “Cơ quan đạt chuẩn văn hóa”, “Đơn vị đạt chuẩn văn hóa”, “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” X
5 Tiếp nhận hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn X
6 Tiếp nhận thông báo tổ chức đoàn người thực hiện quảng cáo X
7 Cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài tại Việt Nam X
8 Cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài tại Việt Nam X
9 Cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài tại Việt Nam X
VI. LĨNH VỰC XUẤT NHẬP KHẨU VĂN HÓA PHẨM
1 Cấp phép nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh X
2 Giám định văn hóa phẩm xuất khẩu không nhằm mục đích kinh doanh của cá nhân, tổ chức ở địa phương X
3 Thủ tục phê duyệt nội dung các tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm nhiếp ảnh nhập khẩu X
4 Thủ tục phê duyệt nội dung tác phẩm điện ảnh nhập khẩu X
5 Thủ tục xác nhận danh mục sản phẩm nghe nhìn có nội dung vui chơi giải trí nhập khẩu X
VII. LĨNH VỰC THƯ VIỆN
1 Đăng ký hoạt động thư viện tư nhân có vốn ngân sách ban đầu từ 20.000 bản trở lên X
VIII. LĨNH VỰC GIA ĐÌNH
1 Cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình X
2 Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình X
3 Đổi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình X
4 Cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình X
5 Cấp lại giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình X
6 Đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình X
7 Cấp Giấy chứng nhận nghiệp vụ về chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình X
8 Cấp Giấy chứng nhận về nghiệp vụ tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình X
9 Cấp Thẻ nhân viên chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình X
10 Cấp lại Thẻ nhân viên chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình X
11 Cấp Thẻ nhân viên tư vấn phòng, chống bạo lực gia đình X
12 Cấp lại Thẻ nhân viên tư vấn phòng, chống bạo lực gia đình X
IX. LĨNH VỰC QUẢN LÝ SỬ DỤNG VŨ KHÍ, SÚNG SĂN, VẬT LIỆU NỔ, CÔNG CỤ HỖ TRỢ
1 Thủ tục cho phép tổ chức triển khai sử dụng vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thể thao, vật liệu nổ, công chụ hỗ trợ còn tính năng, tác dụng được sử dụng làm đạo cụ X
A2. LĨNH VỰC THỂ DỤC THỂ THAO
1 Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp X
2 Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao X
3 Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động billards & snooker X
4 Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động thể dục thể hình X
5 Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động mô tô nước trên biển X
6 Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động vũ đạo giải trí X
7 Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động bơi, lặn X
8 Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động khiêu vũ thể thao X
9 Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động môn võ cổ truyền và vivonam X
10 Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động quần vợt X
11 Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động thể dục thẩm mỹ X
12 Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động dù lượn và diều bay động cơ X
13 Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động tập luyện quyền anh X
14 Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Taekwondo X
15 Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Bắn súng thể thao X
16 Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Karatedo X
17 Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Lân Sư Rồng X
18 Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Judo X
19 Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Bóng đá X
20 Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Bóng bàn X
21 Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Cầu lông X
22 Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Patin X
23 Đăng cai tổ chức Giải thi đấu vô địch từng môn thể thao của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương X
B. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN
I. LĨNH VỰC VĂN HÓA CƠ SỞ
1 Cấp giấy phép kinh doanh Karaoke X
2 Công nhận lần đầu “Cơ quan đạt chuẩn văn hóa”, “Đơn vị đạt chuẩn văn hóa”, “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” X
3 Công nhận “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa” và tương đương X
4 Công nhận “Tổ dân phố văn hóa” và tương đương X
5 Công nhận lần đầu “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” X
6 Công nhận lại “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” X
7 Công nhận lần đầu “Phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị” X
8 Công nhận lại “Phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị” X
II. LĨNH VỰC THƯ VIỆN
1 Đăng ký hoạt động thư viện tư nhân có vốn sách ban đầu từ 1.000 bản đến dưới 2.000 bản X
III. LĨNH VỰC GIA ĐÌNH
2 Cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình X
3 Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình X
4 Đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình X
5 Cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình X
6 Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình X
7 Đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình X
C. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ
C1. LĨNH VỰC VĂN HÓA
I. LĨNH VỰC VĂN HÓA CƠ SỞ
1 Công nhận gia đình văn hóa
II. LĨNH VỰC THƯ VIỆN
1 Đăng ký hoạt động thư viện tư nhân có vốn sách ban đầu từ 500 bản đến dưới 1.000 bản
C2. LĨNH VỰC THỂ DỤC THỂ THAO
1 Công nhận câu lạc bộ thể thao cơ sở
 
 
 

Phần II
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
 
A. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO
A1. LĨNH VỰC VĂN HÓA
I. LĨNH VỰC DI SẢN VĂN HÓA
1. Đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ Trung tâm Hành chính công tiếp nhận kiểm tra hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì Chuyên viên tiếp nhận hồ sơ sẽ hướng dẫn lại thủ tục hồ sơ theo quy định.
+ Nếu hồ sơ hợp lệ (kê khai đầy đủ và đúng theo quy định): Tiếp nhận, viết Phiếu biên nhận hồ sơ và chuyển hồ sơ cho phòng chuyên môn Sở Văn hóa và Thể thao.
- Bước 2: Thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia cho chủ sở hữu di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Sở Văn hóa và Thể thao tiến hành thẩm định và đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia
+ Nếu đồng ý: soạn thảo Giấy chứng nhận đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
+ Nếu không đồng ý: thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ
- Bước 4: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công để trả cho tổ chức, cá nhân
* Cách thức thực hiện: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Trung tâm hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia (mẫu Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 07/2004/TT-BVHTT ngày 19/2/2004).
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao xem xét và trả lời về thời hạn tổ chức đăng ký trong thời hạn 05 ngày làm việc.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành thủ tục đăng ký, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao cấp Giấy chứng nhận đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Văn hóa và Thể thao.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.             
* Lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Đơn xin đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia (mẫu Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư số 07/2004/TT-BVHTT ngày 19/2/2004).
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Di sản văn hóa số 28/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001. Có hiệu lực từ ngày 01/01/2002.
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa số 32/2009/QH12 ngày 18 tháng 6 năm 2009. Có hiệu lực từ ngày 01/01/2010.
- Nghị định số 98/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 21 tháng 9 năm 2010 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa. Có hiệu lực từ ngày 06/11/2010.
- Thông tư số 07/2004/TT-BVHTT ngày 19/2/2004 của Bộ Văn hóa-Thông tin hướng dẫn trình tự, thủ tục đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. Có hiệu lực từ ngày 17/3/2004.
- Thông tư số 07/2011/TT-BVHTTDL ngày 07 tháng 6 năm 2011 sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Có hiệu lực từ ngày 25/7/2011.
 
 
 
 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_______________________________________________________
 
 
ĐƠN XIN ĐĂNG KÝ
DI VẬT, CỔ VẬT VÀ BẢO VẬT QUỐC GIA
 
 
Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
 
Họ và tên chủ sở hữu:
Địa chỉ:
- Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:
- Nơi đang cư trú:
(ghi rõ số nhà, ngõ (xóm, làng, ấp, bản), phố (thôn), phường (xã, thị trấn), quận (huyện, thị xã), tỉnh (thành phố)
Điện thoại:
Tôi làm đơn này trân trọng đề nghị Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh xem xét tổ chức đăng ký...(số lượng) di vật (hoặc cổ vật hoặc bảo vật quốc gia) thuộc sở hữu hợp pháp của tôi.
Tôi cam kết chấp hành đầy đủ các quy định  về phí, lệ phí và yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ khi tổ chức đăng ký các di vật (cổ vật hoặc bảo vật quốc gia) nêu trên.
 
                               Tên tỉnh (thành phố), ngày… tháng… năm…
 
 
Xác nhận địa chỉ của Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn) nơi đăng ký
hộ khẩu thường trú
 
Người viết đơn
(Ký và ghi rõ họ, tên)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
2. Cấp phép cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu sưu tầm di sản văn hóa phi vật tại địa phương
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 4: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Trung tâm hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể (Mẫu Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày 04/01/2012);
- Đề án nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể (Mẫu Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày 04/01/2012).
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Văn hóa và Thể thao.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.  
* Lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Đơn đề nghị cấp giấy phép nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể (Mẫu Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày 04/01/2012).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật di sản văn hóa số 28/2001/QH10 ngày 29/6/2001. Có hiệu lực từ ngày 01/01/2002;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa số 32/2009/QH12 ngày 18/6/2009. Có hiệu lực từ ngày 01/01/2010;
- Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa. Có hiệu lực từ ngày 06/11/2010;
- Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày 04/01/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Có hiệu lực từ ngày 27/02/2012.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Địa điểm, ngày…… tháng…… năm ……
                                            Location, date…… month…… year……
 
 
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
APPLICATION FOR
Cấp giấy phép nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể
A license to research on and collect intangible cultural heritage
 
 
       Kính gửi/To:  - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (đối với trường hợp địa bàn nghiên cứu, sưu tầm có phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên)
                             Minister of Culture, Sports and Tourism of the Socialist Republic of Viet Nam (in the case that research and collection sites are carried out in more than one province/city under national/governmental authority)
- Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
Director of Department of Culture, Sports and Tourism of ...Province    
 
1. Tên tổ chức/cá nhân đề nghị (viết chữ in hoa)/ Name of Applicant (Organization and/or Individual (in capital letters): ..............................................
- Ngày tháng năm sinh (đối với cá nhân)/ Date of birth (for individual): .................................................................................................................................
- Nơi sinh (đối với cá nhân)/ Place of birth (for individual): .........................
Quốc tịch (đối với cá nhân)/ Nationality (for individual): .............................
- Hộ chiếu (đối với cá nhân): Số:...................... Ngày cấp:............................. Nơi cấp:..................................... Ngày hết hạn:.......................................................
Passport (for individual): No:................................ Date of issue:................ Place of issue:....................................... Date of expiry:.........................................
- Địa chỉ (trụ sở chính đối với tổ chức/nơi thường trú đối với cá nhân)/ Address (headquarter of organization/residential address of individual): .............................................  Điện thoại/Tel: .........................................................
2. Người đại diện theo pháp luật (đối với tổ chức)/ Legal representative (of organization):
- Họ và tên (viết chữ in hoa)/ Full name (in capital letters): .........................
- Chức vụ/Position: .........................................................................................
- Quốc tịch/Nationality: ................................... Điện thoại/Tel: ....................
3. Loại hình, đối tượng di sản văn hóa phi vật thể đề nghị được nghiên cứu, sưu tầm/ Types, objects of intangible cultural heritage that are applied for research and collection: ..........................................................................................
4. Địa điểm tiến hành nghiên cứu, sưu tầm/ Research and collection site: .............................................................................................................................
5. Đề nghị Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh cấp giấy phép nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể/ We propose that the Minister of Culture, Sports and Tourism/ the Director of Department of Culture, Sport and Tourism issue a license for the research on and/or collection of the intangible cultural heritage.
6. Cam kết/ We hereby commit: Chịu trách nhiệm về tính chính xác của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép và sẽ thực hiện nghiên cứu, sưu tầm theo quy định của pháp luật Việt Nam/ To take full responsibility for the accuracy of the content of this application and we will undertake the research and collection in accordance with the Vietnamese laws.
 
 
 
 
 
TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP
ORGANIZATION OR INDIVIDUALS APPLYING FOR THE LICENSE
Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên (đối với tổ chức)
Signed, sealed, and name (in case of organization)
Ký, ghi rõ họ tên (đối với cá nhân)
Signed, sealed, and full name (in case of individuals)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
3. Xác nhận đủ điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với bảo tàng ngoài công lập
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 4: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Trung tâm hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị xác nhận đủ điều kiện được cấp giấy phép hoạt động bảo tàng ngoài công lập (Mẫu Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày 04/01/2012);
- Đề án hoạt động bảo tàng (Mẫu Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày 04/01/2012).
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết: 13 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Văn hóa và Thể thao.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Văn hóa và Thể thao.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:Văn bản xác nhận.
* Lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Đơn đề nghị xác nhận đủ điều kiện được cấp giấy phép hoạt động bảo tàng ngoài công lập (Mẫu Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày 04/01/2012).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
-  Có sưu tập theo một hoặc nhiều chủ đề;
-  Có nơi trưng bày, kho và phương tiện bảo quản;
-  Có người am hiểu chuyên môn phù hợp với hoạt động bảo tàng.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật di sản văn hóa số 28/2001/QH10 ngày 29/6/2001. Có hiệu lực từ ngày 01/01/2002;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa số 32/2009/QH12 ngày 18/6/2009. Có hiệu lực từ ngày 01/01/2010;
- Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa. Có hiệu lực từ ngày 06/11/2010;
- Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày 04/01/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Có hiệu lực từ ngày 27/02/2012.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC
 ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP
_________________
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
  ................, ngày..... tháng..... năm.....
 
 
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Xác nhận đủ điều kiện được cấp giấy phép
hoạt động bảo tàng ngoài công lập
___________________________
 
Kính gửi: Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
 
1. Tên tổ chức/cá nhân đề nghị (viết chữ in hoa): ..........................................
- Ngày tháng năm sinh (đối với cá nhân): ......................................................
- Nơi sinh (đối với cá nhân): ............. Quốc tịch (đối với cá nhân): ..............
- Chứng minh thư nhân dân (đối với cá nhân người Việt Nam): Số............ Ngày cấp................................................ Nơi cấp....................................................
- Hộ chiếu (đối với cá nhân người nước ngoài): Số...................................... Ngày cấp......................  Nơi cấp..............................  Ngày hết hạn........................
- Địa chỉ (nơi thường trú đối với cá nhân): ....................................................
- Điện thoại: ....................................................................................................
2. Người đại diện theo pháp luật (đối với tổ chức):
- Họ và tên (viết chữ in hoa): ..........................................................................
- Chức vụ: .......................................................................................................
- Quốc tịch: ................................... Điện thoại: ..............................................       3. Địa điểm đặt trụ sở bảo tàng đề nghị cấp giấy phép hoạt động: .................
(ghi rõ số nhà, đường phố, thôn, làng, xã/phường/thị trấn, huyện/quận/thị xã/thành phố trực thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương).
4. Căn cứ quy định của pháp luật về di sản văn hóa, trân trọng đề nghị Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh xác nhận đủ điều kiện được cấp giấy phép hoạt động bảo tàng ngoài công lập cho.... (tên tổ chức/cá nhân đề nghị cấp giấy phép).
5. Cam kết: Chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung kê khai trong đơn và sẽ tổ chức các hoạt động của bảo tàng theo đúng quy định của pháp luật khi được cấp giấy phép./.
 
  TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN
Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên (đối với tổ chức)
Ký, ghi rõ họ tên (đối với cá nhân)
 
 
 
4. Cấp giấy phép hoạt động bảo tàng ngoài công lập
* Trình tự thực hiện
- Bước 1: Cán bộ Trung tâm Hành chính công tiếp nhận kiểm tra hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì Chuyên viên tiếp nhận hồ sơ sẽ hướng dẫn lại thủ tục hồ sơ theo quy định.
+ Nếu hồ sơ hợp lệ (kê khai đầy đủ và đúng theo quy định): Tiếp nhận, viết Phiếu biên nhận hồ sơ và chuyển hồ sơ cho phòng chuyên môn Sở Văn hóa và Thể thao.
- Bước 2: Thẩm định hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Chuyển hồ sơ đến UBND tỉnh:
+ Sở Văn hóa và Thể thao gửi hồ sơ và dự thảo giấy phép trình UBND tỉnh cấp giấy phép.
+ Trường hợp không cấp giấy phép, UBND tỉnh có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
- Bước 4: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công để trả lại cho tổ chức, cá nhân
* Cách thức thực hiện: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Trung tâm hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ
+ Văn bản đề nghị;
+ Văn bản xác nhận đủ điều kiện cấp giấy phép hoạt động bảo tàng của Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ
* Thời hạn giải quyết: Trong thời gian 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân
*Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Văn hóa và Thể thao
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính
* Lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động bảo tàng ngoài công lập (Mẫu Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày 04/01/2012).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật di sản văn hóa số 28/2001/QH10 ngày 29/6/2001. Có hiệu lực từ ngày 01/01/2002;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa số 32/2009/QH12 ngày 18/6/2009. Có hiệu lực từ ngày 01/01/2010;
- Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa. Có hiệu lực từ ngày 06/11/2010;
- Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày 04/01/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Có hiệu lực từ ngày 27/02/2012.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC
ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP
_________________
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
  ................, ngày..... tháng..... năm.....
 
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp giấy phép hoạt động bảo tàng ngoài công lập
_____________________________
 
Kính gửi: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh
 
1. Tên tổ chức/cá nhân đề nghị (viết chữ in hoa): ..........................................
- Ngày tháng năm sinh (đối với cá nhân): ......................................................
- Nơi sinh (đối với cá nhân): ............. Quốc tịch (đối với cá nhân): ..............
- Chứng minh thư nhân dân (đối với cá nhân người Việt Nam): Số.................... Ngày cấp................................... Nơi cấp........................................
- Hộ chiếu (đối với cá nhân người nước ngoài): Số.................................... Ngày cấp..............................Nơi cấp......................... Ngày hết hạn........................
- Địa chỉ (nơi thường trú đối với cá nhân): ....................................................
- Điện thoại: ....................................................................................................
2. Người đại diện theo pháp luật (đối với tổ chức):
- Họ và tên (viết chữ in hoa): ..........................................................................
- Chức vụ: .......................................................................................................
- Quốc tịch: ................................... Điện thoại: ..............................................       3. Địa điểm đặt trụ sở bảo tàng đề nghị cấp giấy phép hoạt động: .................
(Ghi rõ số nhà, đường phố, thôn, làng, xã/phường/thị trấn, huyện/quận/thị xã/thành phố trực thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương).
4. Căn cứ quy định của pháp luật về di sản văn hóa, trân trọng đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh cấp giấy phép hoạt động bảo tàng ngoài công lập cho.... (tên tổ chức/ cá nhân đề nghị cấp giấy phép).
5. Cam kết: Chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung kê khai trong đơn và sẽ tổ chức các hoạt động của bảo tàng theo đúng quy định của pháp luật khi được cấp giấy phép./.
 
 
  TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP
Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên (đối với tổ chức)
Ký, ghi rõ họ tên (đối với cá nhân)
 
 
 
5. Cấp phép khai quật khẩn cấp
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Sở Văn hóa và Thể thao gửi văn bản kèm 01 bộ hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét cấp giấy chứng nhận.
+ Trường hợp không cấp giấy chứng nhận, UBND tỉnh có văn bản trả lời và nêu rõ lý do
- Bước 4: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 5: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Trung tâm hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Văn bản đề nghị cấp phép khai quật khẩn cấp của tổ chức chủ trì thăm dò, khai quật khảo cổ (theo mẫu);
+ Sơ đồ tỷ lệ 1:500, thể hiện rõ vị trí, diện tích địa điểm khảo cổ cần khai quật khẩn cấp;
+ Văn bản đề nghị cấp phép thăm dò, khai quật khảo cổ của tổ chức phối hợp khai quật khẩn cấp (nếu có).
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết: Không quá 03 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.      
* Lệ phí: Không.       
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu đơn đề nghị cấp phép khai quật khẩn cấp (Phụ lục số 3 - Quy chế thăm dò, khai quật khảo cổ ban hành kèm theo Quyết định số 86/2008/QĐ-BVHTTDL, ngày 30/12/2008 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Trong trường hợp địa điểm khảo cổ đang bị hủy hoại hoặc có nguy cơ bị hủy hoại.
- Các tổ chức được thăm dò, khai quật khảo cổ:
+ Cơ quan nghiên cứu khảo cổ học của Nhà nước.
+ Trường đại học có bộ môn khảo cổ học.
+ Bảo tàng và Ban Quản lý di tích của Nhà nước có chức năng nghiên cứu khảo cổ.
+ Hội có chức năng nghiên cứu khảo cổ ở trung ương.
- Người chủ trì cuộc thăm dò, khai quật khảo cổ phải có các điều kiện sau đây:
+ Có bằng cử nhân chuyên ngành khảo cổ học hoặc bằng cử nhân chuyên ngành khác có liên quan đến khảo cổ học;
+ Có ít nhất 05 năm trực tiếp làm công tác khảo cổ;
+ Được tổ chức xin phép thăm dò, khai quật khảo cổ đề nghị bằng văn bản với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Trong trường hợp cần thay đổi người chủ trì thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật di sản văn hóa số 28/2001/QH10 ngày 29/6/2001. Có hiệu lực từ ngày 01/01/2002;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa số 32/2009/QH12 ngày 18/6/2009. Có hiệu lực từ ngày 01/01/2010;
- Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa. Có hiệu lực từ ngày 06/11/2010;
- Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày 04/01/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Có hiệu lực từ ngày 27/02/2012.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Mẫu đơn đề nghị cấp phép khai quật khẩn cấp
(Phụ lục số 3 Quy chế thăm dò, khai quật khảo cổ ban hành kèm theo Quyết định
số 86/2008/QĐ-BVHTTDL, ngày 30/12/2008 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
 
 
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC
 
 
 
 
Số:…………
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 
 
 
 
……………., ngày        tháng        năm
 
 
Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Quảng Ninh.
 
 
          1. Giới thiệu về vị trí địa lý, tọa độ, ý nghĩa, giá trị của địa điểm khảo cổ.
          2. Nguyên nhân đe dọa sự tồn tại của địa điểm khảo cổ đang có nguy cơ bị hủy hoại.
          3. Ước đoán niên đại của di chỉ, di vật (kèm theo ảnh của di chỉ, di vật và các tài liệu có liên quan).
          4. Mục đích khai quật khẩn cấp.
          5. Tổ chức chủ trì khai quật khẩn cấp.
          6. Người chủ trì khai quật khẩn cấp.
          7. Tổ chức phối hợp khai quật khẩn cấp (nếu có).
          8. Vị trí địa điểm dự kiến khai quật khẩn cấp.
          9. Diện tích khai quật khẩn cấp
          10. Thời gian khai quật khẩn cấp
          11. Đề xuất cơ quan, tổ chức được giao lưu giữ hiện vật thu nhập được trong quá trình khai quật khẩn cấp.
 
 
Nơi nhận:
- Như trên (kèm sơ đồ vị
 trí khai quật khẩn cấp);
-………………..;
- Lưu…;
Thủ trưởng đơn vị (ghi rõ chức danh)
(Ký tên và đóng dấu)
Họ và tên của người ký
 
 
 
 
 
 
6. Cấp chứng chỉ hành nghề mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 4: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Trung tâm hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia (Mẫu Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày 04/01/2012);
- Bản sao hợp pháp các văn bằng chuyên môn có liên quan;
- Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết: 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Văn hóa và Thể thao.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Chứng chỉ hành nghề.   
* Lệ phí: Không.       
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia (Mẫu Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày 04/01/2012).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
-  Có trình độ chuyên môn hoặc am hiểu về di vật cổ vật, bảo vật quốc gia;
-  Không đang trong thời gian bị cấm hành nghề hoặc làm công việc liên quan đến di sản văn hóa theo quyết định của tòa án, không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, không đang trong thời gian bị quản chế hình sự hoặc quản chế hành chính;
- Cán bộ, công chức, viên chức đang công tác trong ngành di sản văn hóa không được phép mở cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật di sản văn hóa số 28/2001/QH10 ngày 29/6/2001. Có hiệu lực từ ngày 01/01/2002;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa số 32/2009/QH12 ngày 18/6/2009. Có hiệu lực từ ngày 01/01/2010;
- Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa. Có hiệu lực từ ngày 06/11/2010;
- Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày 04/01/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Có hiệu lực từ ngày 27/02/2012.
- Thông tư số 07/2004/TT-BVHTT ngày 19/2/2004 của Bộ VHTT hướng dẫn trình tự, thủ tục đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. Có hiệu lực từ ngày 17/3/2004.         
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Mẫu đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia
 (Phụ lục IV- Ban hành kèm theo Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày 04/01/2012 của Chính phủ)
 
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC
ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------------------
  ……….., ngày …… tháng ….. năm …..
 
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp chứng chỉ hành nghề mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia
 
     Kính gửi: Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
 
          1. Tên tổ chức/cá nhân đề nghị (viết chữ in hoa): ...................................
- Ngày tháng năm sinh (đối với cá nhân): ...............................................
- Nơi sinh (đối với cá nhân): ...................................................................
- Chứng minh thư nhân dân (đối với cá nhân): Số ..................................
Ngày cấp ………………….. Nơi cấp ..............................................................
- Địa chỉ (nơi thường trú đối với cá nhân): .............................................
- Điện thoại: .............................................................................................
2. Người đại diện theo pháp luật (đối với tổ chức):
- Họ và tên (viết chữ in hoa): ...................................................................
- Chức vụ: …………………………….. Điện thoại: ..............................
3. (Nêu chi tiết về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kinh nghiệm liên quan tới di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia của tổ chức/cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ).
4. Căn cứ quy định của pháp luật về di sản văn hóa, trân trọng đề nghị Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh cấp chứng chỉ hành nghề mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia cho ….. (tên tổ chức/cá nhân đề nghị cấp giấy phép).
5. Cam kết: Chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung kê khai trong đơn và sẽ hành nghề mua bán di vật; cổ vật, bảo vật quốc gia theo đúng quy định của pháp luật sau khi được cấp chứng chỉ.
 
  TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ CẤP CHỨNG CHỈ
Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên (đối với tổ chức)
Ký, ghi rõ họ tên (đối với cá nhân)
7. Công nhận bảo vật quốc gia đối với bảo tàng cấp tỉnh, ban hoặc trung tâm quản lý di tích
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Sở Văn hóa và Thể thao gửi văn bản kèm 01 bộ hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét trình cấp có thẩm quyền quyết định công nhận.
- Bước 4: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 5: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện:  Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Trung tâm hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
-  Văn bản đề nghị công nhận bảo vật quốc gia (Mẫu số 2a ban hành kèm theo Thông tư số 13/2010/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định trình tự, thủ tục đề nghị công nhận bảo vật quốc gia);
- Hồ sơ hiện vật, gồm:
+ Bản thuyết minh hiện vật đề nghị công nhận bảo vật quốc gia, trong đó phải trình bày rõ đặc điểm của hiện vật theo các tiêu chí quy định tại khoản 21 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa (Mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư số 13/2010/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định trình tự, thủ tục đề nghị công nhận bảo vật quốc gia);
+ Ảnh: 01 ảnh tổng thể và 01 ảnh đặc tả chi tiết (ảnh màu, từ cỡ 9cm x 12cm trở lên), chú thích đầy đủ, đảm bảo thể hiện các đặc trưng cơ bản của hiện vật. Khuyến khích gửi kèm theo ảnh lưu trữ trên các phương tiện kỹ thuật số;
+ Bản ghi âm, ghi hình (nếu có) phải có âm thanh, hình ảnh rõ nét thể hiện sự độc đáo của hiện vật (ghi trên băng hoặc đĩa);
+ Bản sao, bản dập (nếu có), bản dịch đối với những hiện vật là sách, tài liệu chữ cổ hoặc hiện vật có hoa văn trang trí, có chữ viết thể hiện trên hiện vật;
+ Tài liệu khác liên quan đến hiện vật (nếu có) gồm: Bài viết về hiện vật; xác nhận của nhân chứng đối với các hiện vật có giá trị lịch sử; giấy chứng nhận đăng ký di vật, cổ vật theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số 13/2010/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định trình tự, thủ tục đề nghị công nhận bảo vật quốc gia.
b) Số lượng hồ sơ:
04 bộ: 01 bộ hồ sơ lưu giữ tại tổ chức, cá nhân lập hồ sơ; 03 bộ hồ sơ gửi đến các cơ quan có thẩm quyền đề nghị công nhận bảo vật quốc gia theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 13/2010/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định trình tự, thủ tục đề nghị công nhận bảo vật quốc gia.
* Thời hạn giải quyết: 60 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong đó:
- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị và Hồ sơ hiện vật, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao có trách nhiệm tổ chức thẩm định hiện vật và Hồ sơ hiện vật.
- Trong thời hạn 02 ngày, kể từ ngày có kết quả thẩm định, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao quyết định việc gửi văn bản đề nghị, Hồ sơ hiện vật và các văn bản có liên quan đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Hồ sơ hiện vật và các văn bản có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định gửi văn bản đề nghị, Hồ sơ hiện vật và các văn bản có liên quan đến Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Hồ sơ hiện vật và các văn bản có liên quan, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Hội đồng giám định cổ vật thẩm định hiện vật và Hồ sơ hiện vật.
- Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có kết quả thẩm định của Hội đồng giám định cổ vật, Cục trưởng Cục Di sản văn hóa báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, quyết định việc gửi văn bản đề nghị Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia thẩm định hiện vật và Hồ sơ hiện vật.
- Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có ý kiến thẩm định của Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định công nhận bảo vật quốc gia.    
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chính phủ.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.
* Lệ phí: Không             
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Bản thuyết minh về hiện vật đề nghị công nhận bảo vật quốc gia (Mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư số 13/2010/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về trình tự, thủ tục đề nghị công nhận bảo vật quốc gia).
- Văn bản đề nghị công nhận bảo vật quốc gia (Mẫu số 2a ban hành kèm theo Thông tư số 13/2010/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về trình tự, thủ tục đề nghị công nhận bảo vật quốc gia).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Hiện vật được đề nghị công nhận bảo vật quốc gia phải có các tiêu chí sau đây:
- Là hiện vật gốc độc bản;
- Là hiện vật có hình thức độc đáo;
- Là hiện vật có giá trị đặc biệt liên quan đến một sự kiện trọng đại của đất nước hoặc liên quan đến sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân tiêu biểu; hoặc là tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng về giá trị tư tưởng, nhân văn, giá trị thẩm mỹ tiêu biểu cho một khuynh hướng, một phong cách, một thời đại; hoặc là sản phẩm được phát minh, sáng chế tiêu biểu, có giá trị thực tiễn cao, có tác dụng thúc đẩy xã hội phát triển ở một giai đoạn lịch sử nhất định; hoặc là mẫu vật tự nhiên chứng minh cho các giai đoạn hình thành và phát triển của lịch sử trái đất, lịch sử tự nhiên.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật di sản văn hóa số 28/2001/QH10 ngày 29/6/2001. Có hiệu lực từ ngày 01/01/2002;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa số 32/2009/QH12 ngày 18/6/2009. Có hiệu lực từ ngày 01/01/2010;
- Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa. Có hiệu lực từ ngày 06/11/2010;
- Thông tư số 13/2010/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về trình tự, thủ tục đề nghị công nhận bảo vật quốc gia. Có hiệu lực từ ngày 01/3/2011.
         
 
 
 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
____________________________________________________
 
BẢN THUYẾT MINH VỀ HIỆN VẬT
ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN BẢO VẬT QUỐC GIA
 
1. Tên hiện vật (tên gọi phổ thông):
2.Tên khác (nếu có):
3. Tên đơn vị và cá nhân lưu giữ hiện vật:
4. Số đăng ký: Do đơn vị, cá nhân đề nghị tự quy định
5. Chất liệu: Chất liệu chính
6. Kích thước (cm): ghi rõ 03 kích thước cơ bản: Đường kính miệng, Đường kính đáy, chiều cao; Đối với hiện vật thể khối dẹt: chiều dài, chiều rộng, chiều cao.
7. Trọng lượng (gram):
8. Số lượng: Nếu hiện vật là 1 đơn vị thì ghi 1, nếu là bộ hiện vật thì ghi các thành phần hợp thành của đơn vị hiện vật.
9. Miêu tả: Miêu tả ngắn gọn đặc điểm của hiện vật: hình dáng (từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài), mầu sắc, đề tài trang trí, kỹ thuật trang trí, dấu tích đặc biệt (có ảnh kèm theo).
10. Hiện trạng: Ghi rõ hiện trạng, nguyên, sứt, phai màu, mọt, đã sửa chữa, phong hóa.
11. Niên đại: ghi niên đại tuyệt đối, tương đối.
12. Nguồn gốc, xuất xứ: địa điểm sưu tầm; hình thức sưu tầm (hiến tặng, mua, khai quật, tặng, cho).
13. Ghi chú:
14. Lý do lựa chọn: Chứng minh các tiêu chí sau:
- Hiện vật gốc độc bản;
- Hiện vật có hình thức độc đáo;
- Hiện vật có giá trị đặc biệt liên quan đến một sự kiện trọng đại của đất nước hoặc liên quan đến sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân tiêu biểu, hoặc là tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng về giá trị tư tưởng, nhân văn, giá trị thẩm mỹ tiêu biểu cho một khuynh hướng, một phong cách, một thời đại; hoặc là sản phẩm được phát minh, sáng chế tiêu biểu, có giá trị thực tiễn cao, có tác dụng thúc đẩy xã hội phát triển ở một giai đoạn lịch sử nhất định, hoặc là mẫu vật tự nhiên chứng minh cho các giai đoạn hình thành và phát triển của lịch sử trái đất, lịch sử tự nhiên./.
 
                                                          …….., ngày ….tháng….năm ...

                                                TÊN ĐƠN VỊ, CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ

                                         (Ký tên và ghi rõ họ tên, nếu là tổ chức
             thì phải đóng dấu, ghi rõ chức vụ người ký)
 
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
(nếu có)
TÊN TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN BẢO VẬT QUỐC GIA
______________________
         Số:         

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
____________________________________________________
 
…….., ngày ….tháng…. năm ...
 
V/v làm thủ tục đề nghị công nhận bảo vật quốc gia     
 
                            Kính gửi:  ...........................................................................
 
Căn cứ Thông tư số 13/2010/TT-BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định trình tự, thủ tục đề nghị công nhận bảo vật quốc gia, sau khi nghiên cứu các tiêu chí và quy định đối với hiện vật được đề nghị công nhận bảo vật quốc gia,
(Tên tổ chức đề nghị công nhận bảo vật quốc gia) trân trọng đề nghị ….. (như kính gửi) xem xét trình Thủ tướng Chính phủ công nhận bảo vật quốc gia cho … (số lượng) hiện vật thuộc quyền quản lý, sở hữu của..... (tên tổ chức đề nghị công nhận bảo vật quốc gia). Danh sách hiện vật cụ thể như sau:
 
STT Tên hiện vật

Đặc điểm chính của hiện vật

Ghi chú
1      
2      
...      
 
 
(Tên tổ chức  đề nghị công nhận bảo vật quốc gia) cam kết thực hiện đầy đủ các yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ trong quá trình làm thủ tục đề nghị công nhận bảo vật quốc gia và các quy định của pháp luật có liên quan./.
 
Tài liệu kèm theo
- Hồ sơ hiện vật;                           
- Văn bản thẩm định của Hội đồng khoa học của Bảo tàng (nếu có);
- .....................................
- .....................................
TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN
 BẢO VẬT QUỐC GIA
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên, chức vụ người ký)
 
 
 
 
 
8. Công nhận bảo vật quốc gia đối với bảo tàng ngoài công lập, tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc đang quản lý hợp pháp hiện vật
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Sở Văn hóa và Thể thao gửi văn bản kèm 01 bộ hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét trình cấp có thẩm quyền quyết định.
- Bước 4: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 5: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Trung tâm Hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị thẩm định và làm thủ tục đề nghị công nhận bảo vật quốc gia (Mẫu số 2b ban hành kèm theo Thông tư số 13/2010/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định trình tự, thủ tục đề nghị công nhận bảo vật quốc gia);
- Hồ sơ hiện vật, gồm:
+ Bản thuyết minh hiện vật đề nghị công nhận bảo vật quốc gia, trong đó phải trình bày rõ đặc điểm của hiện vật theo các tiêu chí quy định tại khoản 21 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa (Mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư số 13/2010/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định trình tự, thủ tục đề nghị công nhận bảo vật quốc gia);
+ Ảnh: 01 ảnh tổng thể và 01 ảnh đặc tả chi tiết (ảnh màu, từ cỡ 9cm x 12cm trở lên), chú thích đầy đủ, đảm bảo thể hiện các đặc trưng cơ bản của hiện vật. Khuyến khích gửi kèm theo ảnh lưu trữ trên các phương tiện kỹ thuật số;
+ Bản ghi âm, ghi hình (nếu có) phải có âm thanh, hình ảnh rõ nét thể hiện sự độc đáo của hiện vật (ghi trên băng hoặc đĩa);
+ Bản sao, bản dập (nếu có), bản dịch đối với những hiện vật là sách, tài liệu chữ cổ hoặc hiện vật có hoa văn trang trí, có chữ viết thể hiện trên hiện vật;
+ Tài liệu khác liên quan đến hiện vật (nếu có) gồm: Bài viết về hiện vật; xác nhận của nhân chứng đối với các hiện vật có giá trị lịch sử; giấy chứng nhận đăng ký di vật, cổ vật theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số 13/2010/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định trình tự, thủ tục đề nghị công nhận bảo vật quốc gia.
b) Số lượng hồ sơ:
04 bộ: 01 bộ hồ sơ lưu giữ tại tổ chức, cá nhân lập hồ sơ; 03 bộ hồ sơ gửi đến các cơ quan có thẩm quyền đề nghị công nhận bảo vật quốc gia theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 13/2010/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định trình tự, thủ tục đề nghị công nhận bảo vật quốc gia.
* Thời hạn giải quyết: 60 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong đó:
- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị và Hồ sơ hiện vật, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao có trách nhiệm tổ chức thẩm định hiện vật và Hồ sơ hiện vật.
- Trong thời hạn 02 ngày, kể từ ngày có kết quả thẩm định, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao quyết định việc gửi văn bản đề nghị, Hồ sơ hiện vật và các văn bản có liên quan đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Hồ sơ hiện vật và các văn bản có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định gửi văn bản đề nghị, Hồ sơ hiện vật và các văn bản có liên quan đến Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Hồ sơ hiện vật và các văn bản có liên quan, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Hội đồng giám định cổ vật thẩm định hiện vật và Hồ sơ hiện vật.
- Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có kết quả thẩm định của Hội đồng giám định cổ vật, Cục trưởng Cục Di sản văn hóa báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, quyết định việc gửi văn bản đề nghị Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia thẩm định hiện vật và Hồ sơ hiện vật.
- Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có ý kiến thẩm định của Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định công nhận bảo vật quốc gia.    
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chính phủ.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.
* Lệ phí: Không             
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Bản thuyết minh về hiện vật đề nghị công nhận bảo vật quốc gia (Mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư số 13/2010/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về trình tự, thủ tục đề nghị công nhận bảo vật quốc gia).
- Đơn đề nghị thẩm định và làm thủ tục đề nghị công nhận bảo vật quốc gia (Mẫu số 2b ban hành kèm theo Thông tư số 13/2010/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về trình tự, thủ tục đề nghị công nhận bảo vật quốc gia).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Hiện vật được đề nghị công nhận bảo vật quốc gia phải có các tiêu chí sau đây:
- Là hiện vật gốc độc bản;
- Là hiện vật có hình thức độc đáo;
- Là hiện vật có giá trị đặc biệt liên quan đến một sự kiện trọng đại của đất nước hoặc liên quan đến sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân tiêu biểu; hoặc là tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng về giá trị tư tưởng, nhân văn, giá trị thẩm mỹ tiêu biểu cho một khuynh hướng, một phong cách, một thời đại; hoặc là sản phẩm được phát minh, sáng chế tiêu biểu, có giá trị thực tiễn cao, có tác dụng thúc đẩy xã hội phát triển ở một giai đoạn lịch sử nhất định; hoặc là mẫu vật tự nhiên chứng minh cho các giai đoạn hình thành và phát triển của lịch sử trái đất, lịch sử tự nhiên.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật di sản văn hóa số 28/2001/QH10 ngày 29/6/2001. Có hiệu lực từ ngày 01/01/2002;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa số 32/2009/QH12 ngày 18/6/2009. Có hiệu lực từ ngày 01/01/2010;
- Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa. Có hiệu lực từ ngày 06/11/2010;
- Thông tư số 13/2010/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về trình tự, thủ tục đề nghị công nhận bảo vật quốc gia. Có hiệu lực từ ngày 01/3/2011.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
  

BẢN THUYẾT MINH VỀ HIỆN VẬT
ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN BẢO VẬT QUỐC GIA
 
1. Tên hiện vật (tên gọi phổ thông):
2.Tên khác (nếu có):
3. Tên đơn vị và cá nhân lưu giữ hiện vật:
4. Số đăng ký: Do đơn vị, cá nhân đề nghị tự quy định
5. Chất liệu: Chất liệu chính
6. Kích thước (cm): ghi rõ 03 kích thước cơ bản: Đường kính miệng, Đường kính đáy, chiều cao; Đối với hiện vật thể khối dẹt: chiều dài, chiều rộng, chiều cao.
7. Trọng lượng (gram):
8. Số lượng: Nếu hiện vật là 1 đơn vị thì ghi 1, nếu là bộ hiện vật thì ghi các thành phần hợp thành của đơn vị hiện vật.
9. Miêu tả: Miêu tả ngắn gọn đặc điểm của hiện vật: hình dáng (từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài), mầu sắc, đề tài trang trí, kỹ thuật trang trí, dấu tích đặc biệt (có ảnh kèm theo).
10. Hiện trạng: Ghi rõ hiện trạng, nguyên, sứt, phai màu, mọt, đã sửa chữa, phong hóa.
11. Niên đại: ghi niên đại tuyệt đối, tương đối.
12. Nguồn gốc, xuất xứ: địa điểm sưu tầm; hình thức sưu tầm (hiến tặng, mua, khai quật, tặng, cho).
13. Ghi chú:
14. Lý do lựa chọn: Chứng minh các tiêu chí sau:
- Hiện vật gốc độc bản;
- Hiện vật có hình thức độc đáo;
- Hiện vật có giá trị đặc biệt liên quan đến một sự kiện trọng đại của đất nước hoặc liên quan đến sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân tiêu biểu, hoặc là tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng về giá trị tư tưởng, nhân văn, giá trị thẩm mỹ tiêu biểu cho một khuynh hướng, một phong cách, một thời đại; hoặc là sản phẩm được phát minh, sáng chế tiêu biểu, có giá trị thực tiễn cao, có tác dụng thúc đẩy xã hội phát triển ở một giai đoạn lịch sử nhất định, hoặc là mẫu vật tự nhiên chứng minh cho các giai đoạn hình thành và phát triển của lịch sử trái đất, lịch sử tự nhiên./.
                                                             …….., ngày ….tháng….năm ...

                                                TÊN ĐƠN VỊ, CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ

                                          (Ký tên và ghi rõ họ tên, nếu là tổ chức
             thì phải đóng dấu, ghi rõ chức vụ người ký)
 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 
 
 
  

ĐƠN ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH VÀ LÀM THỦ TỤC ĐỀ NGHỊ
CÔNG NHẬN BẢO VẬT QUỐC GIA
 
Kính gửi:  Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
         
- Họ và tên (viết bằng chữ in hoa):
- Địa chỉ:
- Điện thoại:
- Số chứng minh thư: ……………. Ngày cấp …….. Nơi cấp…………...
- Chức danh trong tổ chức (nếu có):
là chủ sở hữu hiện vật/người đại diện của .....(tên tổ chức đề nghị công nhận bảo vật quốc gia) đang quản lý hợp pháp hiện vật.
Căn cứ Thông tư số 13/2010/TT-BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định trình tự, thủ tục đề nghị công nhận bảo vật quốc gia, sau khi nghiên cứu các tiêu chí và quy định đối với hiện vật được đề nghị công nhận bảo vật quốc gia,
(Tên tổ chức, cá nhân đề nghị công nhận bảo vật quốc gia) trân trọng đề nghị Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh thẩm định và làm thủ tục đề nghị các cơ quan có thẩm quyền trình Thủ tướng Chính phủ xem xét công nhận bảo vật quốc gia cho … (số lượng) hiện vật thuộc quyền sở hữu hợp pháp của ..... (Tên tổ chức, cá nhân đề nghị công nhận bảo vật quốc gia). Danh sách hiện vật cụ thể như sau:
 
STT Tên hiện vật Đặc điểm chính của hiện vật Ghi chú
1      
2      
     
 
 
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hiện vật và tính chính xác, trung thực của nội dung Hồ sơ hiện vật đề nghị công nhận bảo vật quốc gia, và cam kết thực hiện đầy đủ các yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ trong quá trình làm thủ tục đề nghị công nhận bảo vật quốc gia và các quy định của pháp luật có liên quan./.
 
Tài liệu kèm theo
- Hồ sơ hiện hiện vật;                           
- .....................................
- .....................................
………, ngày … tháng … năm …
TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN BẢO VẬT QUỐC GIA
(Ký tên, nếu là tổ chức thì phải đóng dấu và ghi rõ họ, tên chức vụ người ký)
 
 
 
9. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động giám định cổ vật
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 4: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện:  Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Trung tâm hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đăng ký và đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động giám định cổ vật (Mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư số 22/2011/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện thành lập và hoạt động của cơ sở giám định cổ vật);
- Bản sao quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có giá trị pháp lý;
- Sơ yếu lý lịch của người đại diện theo pháp luật của cơ sở giám định cổ vật đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động giám định cổ vật;
- Danh sách kèm theo lý lịch khoa học của các chuyên gia; bản sao (có chứng thực) bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học, giấy xác nhận thời gian đã qua thực tế hoạt động chuyên môn  của các chuyên gia (do cơ quan, tổ chức nơi người đó đang hoặc đã công tác cấp) quy định tại khoản 4 Điều 5 Thông tư số 22/2011/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện thành lập và hoạt động của cơ sở giám định cổ vật;
- Bản sao (có chứng thực) quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động không xác định thời hạn giữa cơ sở giám định cổ vật và các chuyên gia;
- Bản sao các giấy tờ chứng minh về trụ sở (có chứng thực), danh mục trang thiết bị, phương tiện để thực hiện giám định;
- Danh mục các nguồn tài liệu về cổ vật quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư số 22/2011/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện thành lập và hoạt động của cơ sở giám định cổ vật.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết: 13 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.
* Lệ phí: Cơ sở giám định cổ vật nộp lệ phí cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động giám định cổ vật theo quy định của Bộ Tài chính tại thời điểm đề nghị cấp.          
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Đơn đăng ký và đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động giám định cổ vật (Mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư số 22/2011/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện thành lập và hoạt động của cơ sở giám định cổ vật).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
1. Có trụ sở, kho lưu giữ, bảo quản hiện vật giám định.
2. Có trang thiết bị, phương tiện cần thiết để thực hiện giám định.
3. Có nguồn tài liệu về cổ vật để tham khảo, phục vụ hoạt động giám định cổ vật.
4. Có từ 05 chuyên gia trở lên thuộc các ngành khoa học lịch sử, hóa học, vật lý học, có đủ năng lực hành vi dân sự; trong đó có ít nhất 03 chuyên gia đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Có trình độ đại học trở lên chuyên ngành bảo tàng, khảo cổ, Hán nôm và chuyên ngành khác liên quan đếngiám định cổ vật;
- Đã qua thực tế hoạt động chuyên môn từ 05 năm trở lên ở chuyên ngành đã học.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật di sản văn hóa số 28/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001. Có hiệu lực từ ngày 01/01/2002;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa số 32/2009/QH12 ngày 18/6/2009. Có hiệu lực từ ngày 01/01/2010;
- Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa. Có hiệu lực từ ngày 06/11/2010;
- Thông tư số 22/2011/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện thành lập và hoạt động của cơ sở giám định cổ vật. Có hiệu lực từ ngày 15/02/2012.
 
 
 
 
 
 
TÊN CƠ SỞ GIÁM ĐỊNH CỔ VẬT
___________________________
 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
____________________________________________________
 
…………., ngày … tháng …… năm ……
 
ĐƠN ĐĂNG KÝ VÀ ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN
ĐỦ ĐIỀU KIỆNHOẠT ĐỘNG GIÁM ĐỊNH CỔ VẬT
 
Kính gửi:  Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
 
1. Tên cơ sở giám định cổ vật (viết bằng chữ in hoa):…..............................
- Địa chỉ: .......................................................................................................
- Điện thoại: ..................................................................................................
- Quyết định thành lập (số, ngày, tháng, năm quyết định) hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (số, ngày cấp, nơi cấp).
2. Người đại diện theo pháp luật:
- Họ và tên (viết bằng chữ in hoa): ..............................................................
- Năm sinh: ...................................................................................................
- Chức danh: .................................................................................................
- Giấy CMND: Số .................. ngày cấp ......../......./......... nơi cấp ..............         Căn cứ điều kiện thành lập cơ sở giám định cổ vật và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động giám định cổ vật quy định tại Thông tư số 22/2011/TT-BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện thành lập và hoạt động của cơ sở giám định cổ vật, ....... (tên cơ sở giám định cổ vật) trân trọng đề nghị Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh xem xét cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động giám định cổ vật.
3. Hồ sơ gửi kèm:
- .......................................................................................................................
- .......................................................................................................................
- .......................................................................................................................
4.Cam kết:
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ xin đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động giám định cổ vật;
- Thực hiện đúng các quy định tại Thông tư số 22/2011/TT-BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện thành lập và hoạt động của cơ sở giám định cổ vật và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
 
 
Đại diện cơ sở giám định cổ vật
(Ký tên, đóng dấu và ghi rõ họ, tên, chức vụ người ký)

          10. Thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động giám định cổ vật
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 4: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Trung tâm hành chính công tỉnh
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
-  Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động giám định cổ vật (Mẫu số 3 ban hành kèm theo Thông tư số 22/2011/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện thành lập và hoạt động của cơ sở giám định cổ vật);
-  Bản chính Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động giám định cổ vật đã được cấp (đối với trường hợp giấy chứng nhận bị hỏng, bị lỗi hoặc có sự thay đổi các thông tin);
Trường hợp thay đổi thông tin đã được ghi nhận trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động giám định cổ vật đã cấp thì phải gửi kèm theo hồ sơ các giấy tờ có liên quan đến sự thay đổi các thông tin (bản chính hoặc bản sao các giấy tờ có liên quan đến sự thay đổi thông tin áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư số 22/2011/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện thành lập và hoạt động của cơ sở giám định cổ vật).
b) Số lượng hồ sơ: 01(bộ).
* Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.
* Lệ phí: Cơ sở giám định cổ vật nộp lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính tại thời điểm đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động giám định cổ vật.
Trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động giám định cổ vật bị lỗi do Sở Văn hóa và Thể thao đã cấp gây ra thì Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao có trách nhiệm cấp miễn phí theo yêu cầu của Cơ sở giám định cổ vật.       
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động giám định cổ vật (Mẫu số 3 ban hành kèm theo Thông tư số 22/2011/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện thành lập và hoạt động của cơ sở giám định cổ vật).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động giám định cổ vật được cấp lại trong các trường hợp sau:
- Giấy chứngnhận đủ điều kiện hoạt động giám định cổ vật bị mất hoặc bị hỏng (rách, bẩn, phai mờ) không sử dụng được;
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động giám định cổ vật bị lỗi do Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh đã cấp gây ra;
- Có sự thay đổi các thông tin đã được ghi nhận trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động giám định cổ vật đã được cấp.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật di sản văn hóa số 28/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001. Có hiệu lực từ ngày 01/01/2002;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa số 32/2009/QH12 ngày 18/6/2009. Có hiệu lực từ ngày 01/01/2010;
- Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa. Có hiệu lực từ ngày 06/11/2010;
- Thông tư số 22/2011/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện thành lập và hoạt động của cơ sở giám định cổ vật. Có hiệu lực từ ngày 15/02/2012.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
TÊN CƠ SỞ GIÁM ĐỊNH CỔ VẬT
___________________________
 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
 
…………., ngày … tháng …… năm ……
 
 
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN
ĐỦ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG GIÁM ĐỊNH CỔ VẬT
 
Kính gửi:  Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
 
1. Tên cơ sở giám định cổ vật đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động giám định cổ vật(viết bằng chữ in hoa):………………………..
- Địa chỉ: .......................................................................................................
- Điện thoại: ..................................................................................................
2. Nội dung: Đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động giám định cổ vật.
Số Giấy chứng nhận đã cấp:
Ngày cấp:
Lý do cấp lại:
- Giấy chứng nhận đã được cấp bị mất (nêu rõ lý do bị mất);
- Giấy chứng nhận đã được cấp bị hỏng (nêu rõ lý do bị hỏng);
- Giấy chứng nhận đã được cấp bị lỗi (nêu rõ những lỗi của Giấy chứng nhận đã được cấp);
- Thay đổi thông tin trong Giấy chứng nhận đã được cấp (nêu rõ những thông tin đề nghị thay đổi).
3. Hồ sơ gửi kèm:
- ....................................................................................................................
- ....................................................................................................................
- ....................................................................................................................
4. Cam kết:
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ xin đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động giám định cổ vật;
- Thực hiện đúng các quy định tại Thông tư số 22/2011/TT-BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện thành lập và hoạt động của cơ sở giám định cổ vật và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
 
  Đại diện cơ sở giám định cổ vật
(Ký tên, đóng dấu và ghi rõ họ tên,
chức vụ người ký)

         II. LĨNH VỰC ĐIỆN ẢNH
1. Thủ tục cấp giấy phép phổ biến phim
(- Phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình do cơ sở điện ảnh thuộc địa phương sản xuất hoặc nhập khẩu;
- Cấp giấy phép phổ biến phim truyện khi năm trước liền kề, các cơ sở điện ảnh thuộc địa phương đáp ứng các điều kiện:
+ Sản suất ít nhất 10 phim truyện nhựa được phép phổ biến;
+ Nhập khẩu ít nhất 40 phim truyện nhựa được phép phổ biến)
* Trình tự thực hiện:                                   
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 4: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Trung tâm hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
-  Đơn đề nghị cấp giấy phép (Mẫu số 01 ban hành kèm theo Quyết định số 49/2008/QĐ-BVHTTDL ngày 09 tháng 7 năm 2008);
-  Giấy chứng nhận bản quyền phim.
b) Số lượng hồ sơ: 01(bộ).
* Thời hạn giải quyết: 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và phim trình duyệt.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Sở Văn hóa và Thể thao
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.
* Lệ phí:
1. Thẩm định kịch bản phim, bao gồm phim của các hãng sản xuất phim, phim đặt hàng, tài trợ, hợp tác với nước ngoài và dịch vụ làm phim với nước ngoài:
a) Kịch bản phim truyện:
- Độ dài đến 100 phút (1 tập phim): 3.600.000đ (ba triệu sáu trăm nghìn đồng);
- Độ dài từ 101 - 150 phút (1,5 tập): 5.400.000đ (Năm triệu bốn trăm nghìn đồng);
- Độ dài từ 151 - 200 phút tính thành 02 tập.
b) Kịch bản phim ngắn, bao gồm: phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình:
- Độ dài đến 60 phút: 1.500.000đ (Một triệu năm trăm ngàn đồng);
- Độ dài từ 61 phút trở lên thu như phim truyện.
c) Kịch bản phim được thực hiện từ hoạt động hợp tác, cung cấp dịch vụ làm phim với nước ngoài:
- Phim truyện:
+ Độ dài đến 100 phút (1 tập phim) : 6.000.000đ (Sáu triệu đồng);
+ Độ dài từ 101 - 150 phút (1,5 tập): 8.000.000đ (Tám triệu đồng);
+ Độ dài từ 151 - 200 phút tính thành 02 tập.
- Phim ngắn:
+ Độ dài đến 60 phút: 2.400.000đ (Hai triệu bốn trăm nghìn đồng)
+ Độ dài từ 61 phút trở lên thu như phim truyện.
2. Thẩm định phim:
a) Phim truyện:
- Độ dài đến 100 phút (1 tập phim): 1.800.000đ (Một triệu tám trăm ngàn đồng);
- Độ dài từ 101 đến 150 phút (1,5 tập): 2.700.000đ (Hai triệu bảy trăm ngàn đồng).
- Độ dài từ 151 đến 200 phút tính thành 02 tập.
b) Phim ngắn (tài liệu, khoa học, hoạt hình...):
- Độ dài đến 60 phút: 1.100.000đ (Một triệu một trăm nghìn đồng);
- Độ dài từ 61 phút trở lên thu như phim truyện.
Ghi chú: Mức thu quy định trên đây là mức thẩm định lần đầu. Trường hợp kịch bản phim và phim có nhiều vấn đề phức tạp phải sửa chữa để thẩm định lại thì các lần sau thu bằng 50% mức thu tương ứng trên đây.
(Thông tư số 122/2013/TT-BTC ngày 28/8/2013 của Bộ Tài chính về mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định kịch bản phim, phim, chương trình nghệ thuật biểu diễn; lệ phí cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh sản xuất phim, cấp phép đặt văn phòng đại diện của cơ sở điện ảnh nước ngoài tại Việt Nam)
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:  Phiếu đề nghị cấp giấy phép phổ biến phim (Mẫu số 01 Quyết định số 49/2008/QĐ-BVHTTDL ngày 09 tháng 7 năm 2008 về Ban hành Quy chế thẩm định và cấp giấy phép phổ biến phim).
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Điện ảnh số 62/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006. Có hiệu lực từ ngày 01/01/2007.
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện ảnh số 31/2009/QH12 ngày 18 ngày 6 tháng 2009. Có hiệu lực từ ngày 01 tháng 10 năm 2009.
- Nghị định số 54/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện ảnh ngày 29 tháng 6 năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện ảnh ngày 18 tháng 6 năm 2009.  Có hiệu lực từ ngày 07/7/2010.
- Thông tư số 11/2011/TT-BVHTTDL ngày 19 tháng 9 năm 2011 hướng dẫn thực hiện một số quy định liên quan đến thủ tục hành chính trong lĩnh vực điện ảnh. Có hiệu lực từ ngày 15 tháng 10 năm 2011.
- Quyết định số 36/QĐ-BVHTTDL ngày 24 tháng 4 năm 2008 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Cục Điện ảnh. Có hiệu lực từ ngày 21/5/2008.
- Quyết định số 171/2000/QĐ-BTC ngày 27 tháng 10 năm 2000 của Bộ Tài chính ban hành mức thu lệ phí duyệt kịch bản phim, phim và cấp phép hành nghề điện ảnh.  Có hiệu lực từ ngày 11/11/2000.
- Thông tư số 122/2013/TT-BTC ngày 28/8/2013 của Bộ Tài chính về mực thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định kịch bản phim, phim, chương trình nghệ thuật biểu diễn; lệ phí cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh sản xuất phim, cấp phép đặt văn phòng đại diện của cơ sở điện ảnh nước ngoài tại Việt Nam.
 
 
 
 
 
 

 
 
TÊN CƠ SỞ ĐIỆN ẢNH
ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH PHIM
 
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_________________________________________________________
…………, ngày…… tháng…… năm ……
 
 
PHIẾU ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP PHỔ BIẾN PHIM
 
 
 
  

Kính gửi: Cục Điện ảnh
 
Cơ sở điện ảnh (tên cơ sở) đề nghị thẩm định:……………………………..
Bộ phim:………………………………………………………………….....
Tên gốc (đối với phim nước ngoài):…………………………………………
Thể loại (truyện, tài liệu, khoa học, hoạt hình):…………………...………...
Hãng sản xuất hoặc phát hành:…………………………………...………….
Nước sản xuất:………………………….      Năm sản xuất:…………...……
Nhập phim qua đối tác (đối với phim nước ngoài):…………………………
Biên kịch:………………………………………………………...………….
Đạo diễn:………………………………………………………...…………..
Quay phim:……………………………………………………………..……
Chất liệu phim trình duyệt (nhựa, băng hình, đĩa hình):…………………….
Độ dài (tính bằng phút):…………………………………………………..…
Màu sắc (màu hoặc đen trắng):……………………  Ngôn ngữ:……………
Chủ sở hữu bản quyền:………………………….………………………..….
Tóm tắt nội dung: ……………….…………………………………….…….
                                                                              
                                                                   Giám đốc
                                                                   (Ký tên và đóng dấu)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
2. Cấp phép phổ biến phim có sử dụng hiệu ứng đặc biệt tác động đến người xem phim (do các cơ sở điện ảnh thuộc thuộc địa phương sản xuất hoặc nhập khẩu)
* Trình tự thực hiện:                                  
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 4: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn đề nghị cấp giấy phép phổ biến phim có sử dụng hiệu ứng đặc biệt tác động đến người xem phim (Theo mẫu)
+ Giấy chứng nhận bản quyền phim.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết: 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và phim trình duyệt.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Sở Văn hóa và Thể thao
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.
* Phí, lệ phí:
 
Số TT Nội dung công việc Mức thu (đồng)
1 Thẩm định kịch bản phim, bao gồm phim của các hãng sản xuất phim, phim ðặt hàng, tài trợ, hợp tác với nýớc ngoài và dịch vụ làm phim với nýớc ngoài:  
a) Kịch bản phim truyện:
- Độ dài đến 100 phút (1 tập phim):
- Độ dài từ 101 - 150 phút (1,5 tập):
- Độ dài từ 151 - 200 phút tính thành 02 tập.
 
3.600.000
5.400.000
b) Kịch bản phim ngắn, bao gồm: phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình:  
- Độ dài đến 60 phút:
- Độ dài từ 61 phút trở lên thu như phim truyện.
1.500.000
c) Kịch bản phim được thực hiện từ hoạt động hợp tác, cung cấp dịch vụ làm phim với nước ngoài:  
c.1) Phim truyện:
- Độ dài đến 100 phút (1 tập phim):
- Độ dài từ 101 - 150 phút (1,5 tập):
- Độ dài từ 151 - 200 phút tính thành 02 tập.
 
6.000.000
8.000.000
 
c.2) Phim ngắn:
- Độ dài đến 60 phút:
- Độ dài từ 61 phút trở lên thu như phim truyện.
 
2.400.000
2 Thẩm định phim:
a) Phim truyện:
- Độ dài đến 100 phút (1 tập phim):
- Độ dài từ 101 đến 150 phút (1,5 tập):
- Độ dài từ 151 đến 200 phút tính thành 02 tập.
b) Phim ngắn (tài liệu, khoa học, hoạt hình...):
- Độ dài đến 60 phút:
- Độ dài từ 61 phút trở lên thu như phim truyện.
 
 
1.800.000
2.700.000
 
 
1.100.000
 
Ghi chú: Mức thu quy định trên đây là mức thẩm định lần đầu. Trường hợp kịch bản phim và phim có nhiều vấn đề phức tạp phải sửa chữa để thẩm định lại thì các lần sau thu bằng 50% mức thu tương ứng trên đây.
(Thông tư số 122/2013/TT-BTC ngày 28 tháng 8 năm 2013 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định kịch bản phim, phim, chương trình nghệ thuật biểu diễn; lệ phí cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh sản xuất phim, cấp giấy phép đặt văn phòng đại diện của cơ sở điện ảnh nước ngoài tại Việt Nam).
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Phiếu đề nghị cấp giấy phép phổ biến phim (Mẫu số  01 ban hành theo Thông tư số 20/2013/TT-BVHTTDL ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).
* Điều kiện thực hiện Thủ tục hành chính:
Phòng chiếu phim:
- Có hệ thống cách âm, không để âm thanh lọt ra bên ngoài vượt quá giới hạn về độ ồn cho phép theo quy định của pháp luật;
- Có trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật;
- Có các dụng cụ y tế, cơ số thuốc phù hợp để có thể sơ cứu trong trường hợp cần thiết;
- Có bảng khuyến cáo về sức khỏe khi xem phim đối với trẻ em dưới 06 tuổi, phụ nữ có thai, những người mắc bệnh về tim mạch, xương khớp, những người say rượu, những người mắc chứng bệnh thần kinh;
- Có nơi giữ, bảo quản đồ đạc, tư trang của khán giả trong thời gian xem phim.
Ghế ngồi xem phim và các thiết bị, dụng cụ:
- Ghế ngồi xem phim và các thiết bị, dụng cụ tạo hiệu ứng đặc biệt tác động đến người xem phim phải có xuất xứ rõ ràng và đáp ứng yêu cầu về quản lý chất lượng theo quy định của pháp luật;
- Không sử dụng ghế ngồi xem phim và các thiết bị, dụng cụ đã bị hư hỏng hoặc kém chất lượng.
Các hiệu ứng đặc biệt:
- Khi sử dụng các hiệu ứng đặc biệt tác động đến người xem phim phải đảm bảo an toàn về sức khỏe cho người xem, an toàn về cháy, nổ và vệ sinh môi trường;
- Không sử dụng các hóa chất độc hại tạo hiệu ứng đặc biệt làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người xem phim.
(Điều 3, Thông tư số 20/2013/TT-BVHTTDL ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định một số nội dung quản lý đối với hoạt động phổ biến phim có sử dụng hiệu ứng đặc biệt tác động đến người xem phim)
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Điện ảnh số 62/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006. Có hiệu lực từ ngày 01/01/2007.
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện ảnh số 31/2009/QH12 ngày 18 ngày 6 tháng 2009. Có hiệu lực từ ngày 01 tháng 10 năm 2009.
- Nghị định số 54/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện ảnh ngày 29 tháng 6 năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện ảnh ngày 18 tháng 6 năm 2009.  Có hiệu lực từ ngày 07/7/2010.
- Thông tư số 20/2013/TT-BVHTTDL ngày 31 tháng 12 năm 2013 quy định một số nội dung quản lý đối với hoạt động phổ biến phim có sử dụng hiệu ứng đặc biệt tác động đến người xem phim. Có hiệu lực từ ngày 01 tháng 4 năm 2014.
- Quyết định số 49/2008/QĐ-BVHTTDL ngày 09/7/2008 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành quy chế thẩm định và cấp giấy phép phổ biến phim. Có hiệu lực từ ngày 09/8/2008.
- Thông tư số 122/2013/TT-BTC ngày 28 tháng 8 năm 2013 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định kịch bản phim, phim, chương trình nghệ thuật biểu diễn; lệ phí cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh sản xuất phim, cấp giấy phép đặt văn phòng đại diện của cơ sở điện ảnh nước ngoài tại Việt Nam. Có hiệu lực từ ngày 15/10/2013.
 
 
 
 
 
 
TÊN CƠ SỞ ĐIỆN ẢNH
ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH PHIM
 
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_________________________________________________________
…………, ngày…… tháng…… năm ……
 
 
PHIẾU ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP PHỔ BIẾN PHIM
 
 
 
  

Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Quảng Ninh
 
Cơ sở điện ảnh (tên cơ sở) đề nghị thẩm định:……………………………..
Bộ phim:………………………………………………………………….....
Tên gốc (đối với phim nước ngoài):…………………………………………
Thể loại (truyện, tài liệu, khoa học, hoạt hình):…………………...………...
Hãng sản xuất hoặc phát hành:…………………………………...………….
Nước sản xuất:………………………….      Năm sản xuất:…………...……
Nhập phim qua đối tác (đối với phim nước ngoài):…………………………
Biên kịch:………………………………………………………...………….
Đạo diễn:………………………………………………………...…………..
Quay phim:……………………………………………………………..……
Chất liệu phim trình duyệt (nhựa, băng hình, đĩa hình):…………………….
Độ dài (tính bằng phút):…………………………………………………..…
Màu sắc (màu hoặc đen trắng):……………………  Ngôn ngữ:……………
Chủ sở hữu bản quyền:………………………….………………………..….
Tóm tắt nội dung: ……………….…………………………………….…….
                                                                              
                                                        Giám đốc
                                                        (Ký tên và đóng dấu)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
III. LĨNH VỰC MỸ THUẬT, NHIẾP ẢNH VÀ TRIỂN LÃM
1. Tiếp nhận thông báo tổ chức thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật (thẩm quyền của Sở Văn hóa và Thể thao)
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 4: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Đề án tổ chức, thể lệ cuộc thi;
+ Trường hợp phối hợp với tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế phải kèm theo văn bản thoả thuận giữa các bên.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết: 04 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Văn hóa và Thể thao.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Văn hóa và Thể thao.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản trả lời.
* Phí, lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
* Yên cầu, điều kiện thực hiện TTHC:
- Tổ chức, cá nhân Việt Nam có chức năng hoạt động trong lĩnh vực mỹ thuật, văn hóa, nghệ thuật theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế tổ chức thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật tại Việt Nam phải phối hợp với cơ quan, tổ chức có chức năng hoạt động trong lĩnh vực mỹ thuật, văn hóa, nghệ thuật theo quy định của pháp luật.
* Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật. Có hiệu lực từ ngày 01/12/2013.
- Thông tư số 18/2013/TT-BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết thi hành một số điều tại Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật. Có hiệu lực từ ngày 18/02/2014.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
  2. Cấp giấy phép triển lãm mỹ thuật (thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh)
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Sở Văn hóa và Thể thao gửi văn bản kèm 01 bộ hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét cấp giấy chứng nhận.
+ Trường hợp không cấp giấy chứng nhận, UBND tỉnh có văn bản trả lời và nêu rõ lý do
- Bước 4: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 5: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
          * Cách thức thực hiện: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn đề nghị cấp giấy phép (Theo mẫu);
+ Danh sách tác giả, tác phẩm, chất liệu, kích thước tác phẩm, năm sáng tác;
+ Mỗi tác phẩm một ảnh màu kích thước 10x15 cm. Riêng đối với triển lãm nghệ thuật sắp đặt phải có ảnh chính diện, bên phải và bên trái tác phẩm, kèm theo văn bản trình bày ý tưởng nội dung tác phẩm. Trường hợp tác phẩm có chữ nước ngoài thì phải có bản dịch ra tiếng Việt. Tổ chức, cá nhân phải chịu trách nhiệm về nội dung bản dịch;
+ Đối với triển lãm ngoài trời được tổ chức tại Việt Nam phải có văn bản của chủ địa điểm triển lãm cam kết đảm bảo các điều kiện về trật tự, an toàn xã hội, văn minh công cộng, vệ sinh môi trường và phòng chống cháy nổ;
+ Đối với trường hợp đưa tác phẩm mỹ thuật ra nước ngoài triển lãm, ngoài đơn đề nghị cấp giấy phép (mẫu số 2 ban hành kèm theo Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật) và hồ sơ quy định tại thành phần hồ sơ nêu trên phải kèm theo giấy mời hoặc văn bản thoả thuận của đối tác nước ngoài và bản dịch tiếng Việt (có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền).
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết: 04 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Văn hóa và Thể thao.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Giấy phép triển lãm mỹ thuật tại Việt Nam hoặc văn bản trả lời.
- Giấy phép đưa triển lãm mỹ thuật từ Việt Nam ra nước ngoài. hoặc văn bản trả lời.
* Phí, lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép (mẫu số 1 ban hành kèm theo Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật).
- Đơn đề nghị cấp giấy phép (mẫu số 2 ban hành kèm theo Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật) đối với trường hợp đưa tác phẩm mỹ thuật ra nước ngoài triển lãm.
* Yên cầu, điều kiện thực hiện TTHC:
Địa điểm tổ chức triển lãm phải có diện tích, trang thiết bị đáp ứng với quy mô của triển lãm; đảm bảo các điều kiện về trật tự an toàn xã hội, văn minh công cộng, vệ sinh môi trường và phòng, chống cháy nổ.
* Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật.
- Thông tư số 18/2013/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về quy định chi tiết thi hành một số điều Nghị định số 113/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 02 tháng 10 năm 2013 của  Chính phủ về hoạt động mỹ thuật.
 
                         
 
 

 
TÊN TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
---------------
 
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP 
TRIỂN LÃM MỸ THUẬT TẠI VIỆT NAM
 
Kính gửi ………………………………..
 
Tên cá nhân, tổ chức đề nghị: …………………………………………………....
Địa chỉ: …………………………………………………………………………..
Điện thoại ……………………………………. Fax: ……………………………
Đề nghị được cấp giấy phép triển lãm mỹ thuật tại Việt Nam:
- Tiêu đề của triển lãm: …………………………………………………………..
- Địa điểm trưng bày: …………………………………………………………….
- Thời gian trưng bày từ …………………………………… đến: ………………
- Số lượng tác phẩm: …………………………………………………………….
- Số lượng tác giả: ………………………………………………………….........
Cam kết:
- Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về triển lãm mỹ thuật và các quy định liên quan khi tổ chức triển lãm.
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề nghị cấp giấy phép triển lãm mỹ thuật tại Việt Nam.
 
 
  …….., ngày ….. tháng.....năm ...
CÁ NHÂN/ NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA TỔ CHỨC ĐỂ NGHỊ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên, nếu là tổ chức)
(Ký, ghi rõ họ tên, nếu là cá nhân)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
TÊN TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ
 
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP
ĐƯA TRIỂN LÃM MỸ THUẬT TỪ VIỆT NAM RA NƯỚC NGOÀI
 
Kính gửi: ……….……………………………
 
Tên cá nhân/ tổ chức đề nghị:……………………………………………..
Địa chỉ:…………………………………………………………………….
Điện thoại:…………………………………………………………………
Đề nghị được cấp giấy phép cho triển lãm mỹ thuật từ Việt Nam ra nước ngoài
Tiêu đề triển lãm:...................................................................................
Địa điểm trưng bày:................................................................................
Quốc gia:……………………………………………………...……………..
Thời gian trưng bày từ:……………….………đến.....................................
Số lượng tác phẩm:.................................................................................
Số lượng tác giả:....................................................................................
Cam kết:
- Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về triển lãm mỹ thuật và các quy định liên quan khi tổ chức triển lãm và pháp luật của nước sở tại.
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề nghị cấp giấy phép triển lãm mỹ thuật từ Việt Nam ra nước ngoài./.
                                                                                                    
                ……...., ngày.....tháng.....năm …
CÁ NHÂN/ NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
CỦA TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên, nếu là tổ chức)
(Ký, ghi rõ họ tên, nếu là cá nhân)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
3. Cấp giấy phép sao chép tác phẩm mỹ thuật về danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc, lãnh tụ
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 4: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn đề nghị cấp giấy phép (mẫu số 5 ban hành kèm theo Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật);
+ Ảnh màu kích thước 18x24 cm chụp bản mẫu và bản sao;
+ Bản sao chứng thực hợp đồng sử dụng tác phẩm hoặc văn bản đồng ý của chủ sở hữu tác phẩm mẫu.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Văn hóa và Thể thao.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép sao chép tranh, tượng danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc, lãnh tụ.
* Phí, lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cấp giấy phép (mẫu số 5 ban hành kèm theo Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật).
* Yên cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không.
* Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật.
- Thông tư số 18/2013/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về quy định chi tiết thi hành một số điều Nghị định số 113/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 02 tháng 10 năm 2013 của  Chính phủ về hoạt động mỹ thuật.
 
TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ
_______________________
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
___________________________________________________________________________
 
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP
SAO CHÉP TRANH, TƯỢNG DANH NHÂN VĂN HÓA,
ANH HÙNG DÂN TỘC, LÃNH TỤ
 
 
 
  

Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
 
Tên cá nhân/tổ chức đề nghị …………………………………..……………
Địa chỉ: ……………………………………….……….………….…………
Điện thoại: …………………………………………………...…..…………
Đề nghị được cấp giấy phép sao chép tranh, tượng danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc, lãnh tụ:
Tên tác phẩm (bản mẫu)……………………………...……………..............
Tên tác giả (bản mẫu):....................................................................................
Khuôn khổ bản sao chép:................................................................................
Chất liệu bản sao chép: ………………………………..........……...………
Số lượng bản sao chép: ……………………………………….....…………
Tên cá nhân/tổ chức sao chép:……………………………………….............
Địa chỉ cá nhân/tổ chức sao chép: …………………………………......…
Mục đích sử dụng:...........................................................................................
Địa điểm sử dụng:...........................................................................................
Cam kết:
- Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về sao chép tác phẩm mỹ thuật và các quy định liên quan.
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ./.
 
  ....,ngày.....tháng.....năm …
CÁ NHÂN/ NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
CỦA TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên, nếu là tổ chức)
(Ký, ghi rõ họ tên, nếu là cá nhân)
         
 
 
4. Thủ tục cấp giấy phép xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Sở Văn hóa và Thể thao gửi văn bản kèm 01 bộ hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét cấp giấy chứng nhận.
+ Trường hợp không cấp giấy chứng nhận, UBND tỉnh có văn bản trả lời và nêu rõ lý do
- Bước 4: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 5: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn đề nghị cấp giấy phép (Theo mẫu);
+ Quyết định chọn mẫu phác thảo bước hai của cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư, kèm theo ảnh, phác thảo chụp bốn mặt cỡ ảnh 18x24 cm có kèm chú thích;
+ Các thành phần hồ sơ khác theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng.
- Số lượng hồ sơ: 02 (bộ).
* Thời hạn giải quyết: 07 làm việc hoặc 20 ngày với trường hợp xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng phải có ý kiến của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Văn hóa và Thể thao.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng hoặc văn bản trả lời.
* Phí, lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng.
* Yên cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không.
* Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật.
- Thông tư số 18/2013/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về quy định chi tiết thi hành một số điều Nghị định số 113/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 02 tháng 10 năm 2013 của  Chính phủ về hoạt động mỹ thuật.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
TÊN TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ
         
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG TƯỢNG ĐÀI,
TRANH HOÀNH TRÁNG
 
 
 
  

Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh
 
- Chủ đầu tư:………………………………………………………..……....
+ Người đại diện:……………………………….Chức vụ:…...……………
+ Địa chỉ:.............................................................Điện thoại:........................
Đề nghị cấp giấy phép xây dựng
Công trình:....................................................................................................
- Đề tài, nội dung:..........................................................................................
- Khối lượng:.................................................................................................
- Tượng: (kích thước)...........................................Chất liệu:.........................
- Phù điêu: (kích thước).......................................Chất liệu:..........................
- Tranh hoành tráng: (kích thước)........................Chất liệu:.........................
- Nguồn vốn:.................................................................................................
- Dự toán kinh phí được thẩm định theo văn bản số:....................................
- Dự kiến thời gian khởi công và hoàn thành công trình:.............................
- Địa điểm xây dựng: ....................................................................................
- Diện tích mặt bằng: ....................................................................................
- Hướng chính của tượng đài:.......................................................................
- Tác giả:.......................................................................................................
+ Địa chỉ:..............................................................Điện thoại:.......................
- Mẫu phác thảo được Hội đồng Nghệ thuật duyệt chọn theo văn bản số:..........
- Đơn vị thể hiện phần mỹ thuật: ..................................................................
Lời cam kết:
- Xin cam đoan thực hiện đúng giấy phép được cấp, nếu sai phạm xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và chịu xử lý theo quy định của pháp luật.
- Xin gửi kèm theo: Bản sao công chứng; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất./.
 
 
 
…, ngày … tháng … năm …
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
CỦA TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
 

5. Cấp giấy phép tổ chức trại sáng tác điêu khắc (thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh)
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Sở Văn hóa và Thể thao gửi văn bản kèm 01 bộ hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét cấp giấy chứng nhận.
+ Trường hợp không cấp giấy chứng nhận, UBND tỉnh có văn bản trả lời và nêu rõ lý do
- Bước 4: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 5: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Trung tâm hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn đề nghị cấp giấy phép (Theo mẫu);
+ Đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
+ Thể lệ.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết: 04 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Uỷ ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Văn hóa và Thể thao.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép tổ chức trại sáng tác điêu khắc hoặc văn bản trả lời.
* Phí, lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, tờ khai: Đơn đề nghị cấp giấy phép (mẫu số 9 ban hành kèm theo Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02/10/2013 của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:
Cơ quan, tổ chức Việt Nam đề nghị cấp giầy phép tổ chức trại sáng tác điêu khắc phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Có chức năng hoạt động văn hóa nghệ thuật;
- Có đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Có thể lệ tổ chức trại sáng tác điêu khắc.
* Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật.
- Thông tư số 18/2013/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về quy định chi tiết thi hành một số điều Nghị định số 113/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 02 tháng 10 năm 2013 của  Chính phủ về hoạt động mỹ thuật.
 
 
 
         
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
TÊN CƠ QUAN, TCHỨC
     ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP
                   -------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 
  ………….., ngày…… tháng……. năm …….
 
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP
TỔ CHỨC TRẠI SÁNG TÁC ĐIÊU KHẮC
 
 
 
  

Kính gửi: …………………………………….
 
 
Tên cơ quan đề nghị cấp giấy phép tổ chức trại sáng tác điêu khắc:……....
 
- Đại diện:...................................
- Địa chỉ:.....................................
- Chức vụ:..................................
- Điện thoại:................................
 
Đề nghị được cấp giấy phép tổ chức Trại sáng tác điêu khắc (tên trại):...........
- Chủ đề: …………………………………………...................................
- Số lượng tác giả: Trong nước:.............Người nước ngoài:........................
- Số lượng tác phẩm: …………… Kích thước tác phẩm:............................
- Nguồn vốn:.................................................................................................
- Thời gian:...................................................................................................
- Địa điểm tổ chức trại:.........................................................................
- Địa điểm trưng bày: ...........................................................................
- Diện tích mặt bằng trưng bày: .............................................................
- Chủ sở hữu tác phẩm:.................................................................................
Cam kết:
................. cam đoan thực hiện đúng nội dung giấy phép được cấp, nếu vi phạm xin chịu trách nhiệm và chịu xử lý theo quy định của pháp luật./.
 
  ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA
CƠ QUAN, TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP

(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
 
 
 
 
 
 
6. Thủ tục cấp giấy phép triển lãm tác phẩm nhiếp ảnh tại Việt Nam (thẩm quyền của Sở Văn hóa và Thể thao)
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 4: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn đề nghị cấp Giấy phép triển lãm tác phẩm nhiếp ảnh tại Việt Nam (Theo mẫu).
+ Danh sách tác phẩm nhiếp ảnh bằng tiếng Việt (ghi rõ số thứ tự tác phẩm, tên tác phẩm, tên tác giả, chất liệu, kích thước, số lượng),
+ Ảnh mẫu đúng với ảnh sẽ triển lãm về nội dung, chú thích và được in trên giấy kích thước nhỏ nhất là 10 x 15cm hoặc ghi vào đĩa CD (file ảnh kích thước 10 x 15cm, độ phân giải 300 dpi).
+ Bản sao các giấy tờ sau:
 Giấy chứng minh nhân dân còn thời hạn sử dụng (đối với cá nhân Việt Nam).
 Hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với cá nhân là người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài).
Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, khi nộp mang theo bản gốc để đối chiếu; trường hợp gửi hồ sơ qua đường bưu điện, nộp bản sao có công chứng hoặc chứng thực.
+ Đối với các tác phẩm nhiếp ảnh khỏa thân lộ rõ danh tính còn phải có văn bản thỏa thuận giữa người chụp ảnh và người được chụp ảnh về nội dung chụp và phạm vi công bố tác phẩm.
- Số lượng hồ sơ: Một (01) bộ.
* Thời hạn giải quyết:
- Thời hạn giải quyết:  05 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Trường hợp cần thành lập Hội đồng thẩm định thì thời hạn tối đa là 07 ngày làm việc.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Văn hóa và Thể thao.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép triển lãm tác phẩm nhiếp ảnh tại Việt Nam.
* Phí, lệ phí: Không
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cấp Giấy phép triển lãm tác phẩm nhiếp ảnh tại Việt Nam (Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2012/TT-BVHTTDL ngày 27/12/2012).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Thông tư số 17/2012/TT-BVHTTDL ngày 27/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về triển lãm, thi, liên hoan và sử dụng tác phẩm nhiếp ảnh. Có hiệu lực từ ngày 10/02/2013.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
 
                                                                ……….., ngày… tháng…… năm …….
 
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP
TRIỂN LÃM TÁC PHẨM NHIẾP ẢNH TẠI VIỆT NAM
 

Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
 
1. Tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép triển lãm (viết chữ in hoa):…………………………………………………...........................................
- Địa chỉ: .......................................................................................................
- Điện thoại:...................................................................................................
-Giấy Chứng minh thư nhân dân (đối với cá nhân Việt Nam) (*): Số…………..ngày cấp………nơi cấp.........
Hộ chiếu (đối với cá nhân là Việt kiều và người nước ngoài)(*): Số………….……. ngày cấp …… nơi cấp………………………………………
- Thời hạn thị thực nhập/xuất cảnh vào Việt Nam: ………………………
2. Nội dung đề nghị cấp giấy phép triển lãm tác phẩm nhiếp ảnh tại Việt Nam:
- Tên triển lãm:.............................................................................................
- Quy mô triển lãm:.......................................................................................
- Thời gian triển lãm:  từ ngày.… tháng…. năm.…. đến ngày….. tháng….. năm…….
- Địa điểm triển lãm:.....................................................................................
- Số lượng tác phẩm (có danh sách kèm theo):.............................................
- Số lượng tác giả (có danh sách kèm theo)..................................................
- Kích thước tác phẩm (có danh sách kèm theo):..........................................
3. Cam kết:
-  Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề nghị cấp giấy phép triển lãm tác phẩm nhiếp ảnh tại Việt Nam.
- Thực hiện đúng các quy định tại Nghị định 103/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng, Thông tư số 17/2012/TT-BVHTTDL ngày 27 tháng 12 năm 2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về triển lãm, thi, liên hoan và sử dụng tác phẩm nhiếp ảnh và các quy định liên quan khi tổ chức triển lãm./.
 
 
 
 
TỔ CHỨC, CÁ NHÂN  ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP
Ký, ghi rõ họ tên có đóng dấu (đối với tổ chức)
Ký, ghi rõ họ tên (đối với cá nhân)
Ghi chú:
(*): Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, khi nộp mang theo bản gốc để đối chiếu; trường hợp gửi hồ sơ qua đường bưu điện, nộp bản sao có công chứng hoặc chứng thực.
7. Cấp giấy phép đưa tác phẩm nhiếp ảnh từ Việt Nam ra nước ngoài triển lãm (thẩm quyền của Sở Văn hóa và Thể thao)
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 4: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn đề nghị cấp Giấy phép đưa ảnh từ Việt Nam ra nước ngoài triển lãm (Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2012/TT-BVHTTDL ngày 27/12/2012).
+ Danh sách tác phẩm nhiếp ảnh bằng tiếng Việt (ghi rõ số thứ tự tác phẩm, tên tác phẩm, tên tác giả, chất liệu, kích thước, số lượng);
+ Ảnh mẫu đúng với ảnh sẽ triển lãm về nội dung, chú thích và được in trên giấy kích thước nhỏ nhất là 10 x 15cm hoặc ghi vào đĩa CD (file ảnh kích thước 10 x 15cm, độ phân giải 300 dpi);
+ Thư mời, thông báo, văn bản thỏa thuận hoặc ký kết của đối tác nước ngoài được dịch ra tiếng Việt;
+ Bản sao các giấy tờ sau:
Giấy chứng minh nhân dân còn thời hạn sử dụng (đối với cá nhân Việt Nam);
Hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với cá nhân là người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài);
Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, khi nộp mang theo bản gốc để đối chiếu; trường hợp gửi hồ sơ qua đường bưu điện, nộp bản sao có công chứng hoặc chứng thực.
+ Đối với các tác phẩm nhiếp ảnh khỏa thân lộ rõ danh tính còn phải có văn bản thỏa thuận giữa người chụp ảnh và người được chụp ảnh về nội dung chụp và phạm vi công bố tác phẩm.
- Số lượng hồ sơ: Một (01) bộ.
* Thời hạn giải quyết:
- Thời hạn giải quyết:  05 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Trường hợp cần thành lập Hội đồng thẩm định thì thời hạn cấp giấy phép tối đa là 07 ngày làm việc.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Văn hóa và Thể thao.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép đưa tác phẩm nhiếp ảnh từ Việt Nam ra nước ngoài triển lãm.
* Phí, lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cấp Giấy phép đưa tác phẩm nhiếp ảnh từ Việt Nam ra nước ngoài triển lãm (Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2012/TT-BVHTTDL ngày 27/12/2012).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Thông tư số 17/2012/TT-BVHTTDL ngày 27/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về triển lãm, thi, liên hoan và sử dụng tác phẩm nhiếp ảnh. Có hiệu lực từ ngày 10/02/2013.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 

                                                 ………….., ngày…… tháng……. năm ……. 
 
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP ĐƯA TÁC PHẨM NHIẾP ẢNH
TỪ VIỆT NAM RA NƯỚC NGOÀI TRIỂN LÃM 
 
 
 
 
  Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
 
1. Tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép (viết chữ in hoa):…………
- Địa chỉ: .......................................................................................................
- Điện thoại:...................................................................................................
- Giấy Chứng minh nhân dân (đối với cá nhân Việt Nam)(*):
 Số……………ngày cấp ….………….. nơi cấp......................................
- Hộ chiếu (đối với cá nhân là Việt kiều và người nước ngoài)(*):
Số………….…ngày cấp …… nơi cấp………….........................................
Thời hạn thị thực nhập/xuất cảnh vào Việt Nam……………….….………
2. Nội dung đề nghị cấp giấy phép:
- Tên triển lãm:..............................................................................................
- Tên, địa chỉ, số điện thoại của tổ chức nước ngoài tổ chức thi/liên hoan:……
- Địa điểm tổ chức triển lãm:……………Quốc gia:………………
- Thời gian triển lãm: từ ngày.…tháng….năm.…...đến ngày…..tháng…..năm……
- Số lượng tác phẩm (có danh sách kèm theo):.............................................
- Số lượng tác giả (có danh sách kèm theo)..................................................
- Kích thước tác phẩm (có danh sách kèm theo):..........................................
3. Cam kết:
-  Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề nghị cấp giấy phép đưa tác phẩm nhiếp ảnh từ Việt Nam ra nước ngoài triển lãm.
- Thực hiện đúng các quy định tại Nghị định 103/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng, Thông tư số 17/2012/TT-BVHTTDL ngày 27 tháng 12 năm 2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về triển lãm, thi, liên hoan và sử dụng tác phẩm nhiếp ảnh và các quy định liên quan khi tổ chức triển lãm./.
 
 
 
TỔ CHỨC, CÁ NHÂNĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP
Ký, ghi rõ họ tên có đóng dấu (đối với tổ chức)
Ký, ghi rõ họ tên (đối với cá nhân)
Ghi chú:
(*): Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, khi nộp mang theo bản gốc để đối chiếu; trường hợp gửi hồ sơ qua đường bưu điện, nộp bản sao có công chứng hoặc chứng thực.

8. Tiếp nhận hồ sơ đăng ký tổ chức thi, liên hoan tác phẩm nhiếp ảnh tại Việt Nam (thẩm quyền của Sở Văn hóa và Thể thao)
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 4: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn đề nghị tổ chức thi, liên hoan tác phẩm nhiếp ảnh tại Việt Nam (Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2012/TT-BVHTTDL ngày 27/12/2012).
+ Thể lệ cuộc thi hoặc nội dung chi tiết chương trình liên hoan, trong đó nêu rõ đơn vị tổ chức, đơn vị phối hợp, ban tổ chức, mục đích tổ chức, thời gian tổ chức, địa điểm tổ chức, nội dung, đối tượng tham gia, điều kiện tham gia, giải thưởng (nếu có);
+ Danh sách dự kiến ban giám khảo bao gồm ít nhất 2/3 thành viên là nhà nhiếp ảnh có uy tín và trình độ chuyên môn cao.
- Số lượng hồ sơ: Một (01) bộ.
* Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Văn hóa và Thể thao.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Công văn phúc đáp.
* Phí, lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị tổ chức thi, liên hoan tác phẩm nhiếp ảnh tại Việt Nam (Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2012/TT-BVHTTDL ngày 27/12/2012).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Thông tư số 17/2012/TT-BVHTTDL ngày 27/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về triển lãm, thi, liên hoan và sử dụng tác phẩm nhiếp ảnh. Có hiệu lực từ ngày 10/02/2013.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
 
………….., ngày…… tháng……. năm …….
 
ĐƠN ĐỀ NGHỊ TỔ CHỨC THI/LIÊN HOAN
TÁC PHẨM NHIẾP ẢNH TẠI VIỆT NAM
 
 
 
 
Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
 
1. Tên tổ chức đề nghị tổ chức thi/liên hoan tác phẩm nhiếp ảnh tại Việt Nam (viết chữ in hoa):…………………………………….............................
- Địa chỉ: .........................................................................................................
- Điện thoại:....................................................................................................
2. Nội dung đề nghị tổ chức thi/liên hoan tác phẩm nhiếp ảnh tại Việt Nam:
- Tên cuộc thi/liên hoan tác phẩm nhiếp ảnh:..................................................
- Quy mô cuộc thi/liên hoan tác phẩm nhiếp ảnh:...........................................
- Thời gian tổ chức: từ ngày...tháng….năm..….đến ngày…tháng….năm…..
- Địa điểm tổ chức:..........................................................................................
3. Cam kết:
-  Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề nghị tổ chức thi/liên hoan tác phẩm nhiếp ảnh tại Việt Nam.
- Thực hiện đúng các quy định tại Nghị định 103/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng, Thông tư số 17/2012/TT-BVHTTDL ngày 27 tháng 12 năm 2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về triển lãm, thi, liên hoan và sử dụng tác phẩm nhiếp ảnh và các quy định liên quan khi tổ chức thi/liên hoan tác phẩm nhiếp ảnh tại Việt Nam./.
 
  TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ
Ký, ghi rõ họ tên có đóng dấu
 
 

9. Tiếp nhận thông báo đưa tác phẩm nhiếp ảnh từ Việt Nam ra nước ngoài dự thi, liên hoan (thẩm quyền của Sở Văn hóa và Thể thao)
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 4: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
Thông báo đưa ảnh từ Việt Nam ra nước ngoài dự thi, liên hoan (Theo mẫu).
- Số lượng hồ sơ: Một (01) văn bản.
* Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận được thông báo.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Văn hóa và Thể thao.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Công văn phúc đáp.
* Phí, lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Thông báo về việc đưa tác phẩm nhiếp ảnh từ Việt Nam ra nước ngoài thi/liên hoan (Mẫu số 07 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2012/TT-BVHTTDL ngày 27/12/2012).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Thông tư số 17/2012/TT-BVHTTDL ngày 27/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về triển lãm, thi, liên hoan và sử dụng tác phẩm nhiếp ảnh. Có hiệu lực từ ngày 10/02/2013.
 
 
 
 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
 
                                                           ……….., ngày…… tháng……. năm …….
 
THÔNG BÁO
VỀ VIỆC ĐƯA TÁC PHẨM NHIẾP ẢNH
TỪ VIỆT NAM RA NƯỚC NGOÀI THI/LIÊN HOAN
 
Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh.
 
1. Tên tổ chức, cá nhân thông báo (viết chữ in hoa):……………………
- Địa chỉ: .......................................................................................................
- Điện thoại:...................................................................................................
2. Nội dung đề nghị:
- Tên cuộc thi/liên hoan:...............................................................................
- Tên, địa chỉ, số điện thoại của tổ chức nước ngoài tổ chức thi/liên hoan:......
- Địa điểm tổ chức thi/liên hoan:……..……….Quốc gia:………………
- Thời gian diễn ra cuộc thi/liên hoan: từ ngày…tháng….năm.…đến ngày…..tháng…..năm…………..
- Số lượng tác phẩm (có danh sách kèm theo):.............................................
- Số lượng tác giả (có danh sách kèm theo)..................................................
- Ảnh mẫu đúng với ảnh sẽ dự thi/liên hoan về nội dung, chú thích và được in trên giấy kích thước nhỏ nhất là 10 x 15cm hoặc ghi vào đĩa CD, gửi qua email (file ảnh kích thước 10 x 15cm, độ phân giải 300 dpi);
3. Cam kết:
-  Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung thông báo về việc đưa tác phẩm nhiếp ảnh từ Việt Nam ra nước ngoài thi/liên hoan.
- Thực hiện đúng các quy định tại Nghị định 103/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng, Thông tư số 17/2012/TT-BVHTTDL ngày 27 tháng 12 năm 2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về triển lãm, thi, liên hoan và sử dụng tác phẩm nhiếp ảnh và các quy định liên quan về hoạt động đưa tác phẩm nhiếp ảnh từ Việt Nam ra nước ngoài thi/liên hoan./.
 
  TỔ CHỨC, CÁ NHÂN THÔNG BÁO
Ký, ghi rõ họ tên có đóng dấu (đối với tổ chức)
Ký, ghi rõ họ tên (đối với cá nhân)
 
 
IV. LĨNH VỰC NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN
1. Cấp giấy phép tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang cho các tổ chức thuộc địa phương
* Trình tự thực hiện
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 4: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- 01 đơn đề nghị cấp giấy phép tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang (mẫu số 01)
- 01 văn bản cam kết thực thi đầy đủ các quy định của pháp luật về quyền tác giả hoặc bản sao hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận với tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả (Mẫu số 14, ban hành kèm theo thông tư số 01/2016/TT-BVHTTDL ngày 24/3/2016 của BVHTTDL).
- 01 bản nội dung chương trình, tác giả, đạo diễn, người biểu diễn; danh mục bộ sưu tập và mẫu phác thảo thiết kế đối với trình diễn thời trang;
- 01 bản nhạc hoặc kịch bản đối với tác phẩm đề nghị công diễn lần đầu;
- 01 bản sao chứng thực quyết định cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài, cá nhân là người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang (đối với chương trình có sự tham gia của tổ chức, cá nhân nước ngoài, cá nhân là người Việt Nam định cư ở nước ngoài)
- 01 văn bản đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi dự định tổ chức biểu diễn (đối với chương trình có sự tham gia của tổ chức nước ngoài)
- 01 bản sao chứng thực quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có chức năng hoạt động văn hóa nghệ thuật;
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ
* Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
- Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu cấp giấy biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang;
- Cán bộ, công chức thuộc Sở Văn hóa và Thể thao.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Văn hóa và Thể thao
- Cơ quan trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính: Sở Văn hóa và Thể thao
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Giấy phép biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang
* Lệ phí:
 
Số TT Độ dài thời gian của một chương trình (vở diễn) biểu diễn nghệ thuật Mức thu phí
(đồng /chương trình, vở diễn)
1 Đến 50 phút  1.000.000
2 Từ 51 đến 100 phút  1.500.000
3 Từ 101 đến 150 phút  2.500.000
4 Từ 151 đến 200 phút 3.000.000
5 Từ 201 phút trở lên 3.500.000
 
Ghi chú:
  - Mức thu phí thẩm định các chương trình, vở diễn có mục đích từ thiện, nhân đạo bằng 50% mức phí quy định theo độ dài thời gian chương trình, vở diễn nêu tại biểu trên.
 - Các chương trình, vở diễn có những vấn đề cần phải sửa chữa, thẩm định lại thì mức thu phí thẩm định chương trình, vở diễn lần sau bằng 50% mức thu phí thẩm định lần đầu.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang (Mẫu số 01 – Ban hành kèm theo nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05/10/2012 của Chính phủ)
- Văn bản cam kết thực thi đầy đủ các quy định của pháp luật về quyền tác giả hoặc bản sao hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận với tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả (Mẫu số 14, ban hành kèm theo thông tư 01/2016/TT-BVHTTDL ngày 24/3/2016 của Bộ VHTTDL)
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Đối với các chương trình biểu diễn nghệ thuật phục vụ nhiệm vụ chính trị, các ngày lễ, lễ hội, chương trình có bán vé thu tiền và các chương trình biểu diễn với mục đích khác, khi được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu duyệt chương trình, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép phải tổ chức để Hội đồng nghệ thuật duyệt chương trình trước khi biểu diễn.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định 79/2012/NĐ-CP, ngày 5/10/2012 của Chính phủ Quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu.
- Nghị định số 15/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 79/2012/NĐ-CP;
- Thông tư số 01/2016/TT-BVHTTDL ngày 24 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Thông tư số 122/2013/TT-BTC ngày 28/8/2013 của Bộ Tài chính về mực thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định kịch bản phim, phim, chương trình nghệ thuật biểu diễn; lệ phí cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh sản xuất phim, cấp phép đặt văn phòng đại diện của cơ sở điện ảnh nước ngoài tại Việt Nam.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Mẫu số 01
 
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC
ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP


 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 
  …………., ngày ….. tháng ….. năm ……
 
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp giấy phép biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang
 
 
 
  
 
Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
 
Nhà hát (Đơn vị)…….. đề nghị Cục Nghệ thuật biểu diễn (Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh) cấp giấy phép biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang:
1. Tên chương trình:..........................................................................
2. Nội dung chương trình: ............................................................. 
3. Thời lượng chương trình (số phút): ................................................ .
4. Người chịu trách nhiệm chương trình: .................................. .
5. Thời gian: Từ ngày... tháng... năm…   đến ngày... tháng ... năm... .
6. Địa điểm:........................................................................................ .
7. Chúng tôi xin cam kết:
- Thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu.
- Chịu trách nhiệm về mọi vi phạm pháp luật về quyền tác giả và quyền liên quan.
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề nghị cấp giấy phép.
 
 Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: Văn thư
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 TÊN TỔ CHỨC CÁM KẾT

 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 
  …………., ngày ….. tháng ….. năm ……
 
ĐƠN CAM KẾT
Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thanh toán nhuận bút, thù lao sử dụng tác phẩm trong hoạt động nghệ thuật biểu diễn
 
 
 
  

1. …(Tổ chức thông báo) - Mã số thuế: …
- Người đại diện theo pháp luật (viết chữ in hoa): …- Giấy CMND số: … cấp ngày …/…/…, nơi cấp…;
- Địa chỉ: ................................................................................................................;
- Số điện thoại liên hệ: ............................................................................................
2. Chúng tôi thực hiện thủ tục đề nghị cấp giấy phép tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang (hoặc giấy phép lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu):
- Tên chương trình: “…”;
(xin gửi kèm theo Danh Mục tác giả, tác phẩm, người biểu diễn…)
- Thời gian tổ chức: ...............................................................................................;
- Địa Điểm: ............................................................................................................;
- Người chịu trách nhiệm: ……………………………………………………....
3. Chúng tôi cam kết thực hiện:
-  Chi trả nhuận bút, thù lao cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 21/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác và các quy định của Luật Sở hữu trí tuệ;
- Chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả theo bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền do không thực hiện đúng quy định của pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan.
 
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: Văn thư.
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA
TỔ CHỨC THÔNG BÁO

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
 
 
 
 
2. Cấp giấy phép tổ chức, cá nhân Việt Nam thuộc địa phương ra nước ngoài biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 4: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
+ 01 đơn đề nghị cấp giấy phép cho tổ chức, cá nhân Việt Nam ra nước ngoài biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang.(Mẫu số 03);
+  01 văn bản cam kết thực thi đầy đủ các quy định của pháp luật về quyền tác giả hoặc bản sao hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận với tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả (Mẫu số 14, ban hành kèm theo thông tư 01/2016/TT-BVHTTDL ngày 24/3/2016 của BVHTTDL).
+ 01 bản nội dung chương trình, tác giả, đạo diễn, người biểu diễn;
+ 01 bản nhạc hoặc kịch bản đối với tác phẩm đề nghị công diễn lần đầu;
+ 01 bản gốc hoặc bản sao chứng thực giấy mời hoặc văn bản thỏa thuận với tổ chức nước ngoài (bản dịch tiếng Việt có chứng nhận của công ty dịch thuật);
+ 01 bản sao chứng thực giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có chức năng hoạt động văn hóa nghệ thuật.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ
* Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: UBND tỉnh
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Không
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép
* Lệ phí:
Biểu mức thu phí thẩm định chương trình nghệ thuật biểu diễn:
Số TT Độ dài thời gian của một chương trình (vở diễn) biểu diễn nghệ thuật Mức thu phí
(đồng /chương trình, vở diễn)
1 Đến 50 phút  1.000.000
2 Từ 51 đến 100 phút  1.500.000
3 Từ 101 đến 150 phút  2.500.000
4 Từ 151 đến 200 phút 3.000.000
5 Từ 201 phút trở lên 3.500.000
  Ghi chú:
  - Mức thu phí thẩm định các chương trình, vở diễn có mục đích từ thiện, nhân đạo bằng 50% mức phí quy định theo độ dài thời gian chương trình, vở diễn nêu tại biểu trên.
 - Các chương trình, vở diễn có những vấn đề cần phải sửa chữa, thẩm định lại thì mức thu phí thẩm định chương trình, vở diễn lần sau bằng 50% mức thu phí thẩm định
* Tên mẫu đơn, tờ khai:
- Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép cho tổ chức, cá nhân Việt Nam ra nước ngoài biểu diễn nghệ thuật (Mẫu số 03 – Ban hành kèm theo Nghị định số 79/2012/NĐ-CP)
- Văn bản cam kết thực thi đầy đủ các quy định của pháp luật về quyền tác giả hoặc bản sao hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận với tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả (Mẫu số 14, ban hành kèm theo thông tư 01/2016/TT-BVHTTDL ngày 24/3/2016 của Bộ VHTTDL).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Đối với các chương trình biểu diễn nghệ thuật phục vụ nhiệm vụ chính trị, các ngày lễ, lễ hội, chương trình có bán vé thu tiền và các chương trình biểu diễn với mục đích khác, khi được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu duyệt chương trình, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép phải tổ chức để Hội đồng nghệ thuật duyệt chương trình trước khi biểu diễn
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định 79/2012/NĐ-CP, ngày 5/10/2012 của Chính phủ Quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu.
- Nghị định số 15/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 79/2012/NĐ-CP;
- Thông tư số 122/2013/TT-BTC ngày 28/8/2013 của Bộ Tài chính về mực thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định kịch bản phim, phim, chương trình nghệ thuật biểu diễn; lệ phí cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh sản xuất phim, cấp phép đặt văn phòng đại diện của cơ sở điện ảnh nước ngoài tại Việt Nam.
- Thông tư số 01/2016/TT-BVHTTDL ngày 24 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn Nghị định 79/2012/NĐ-CP quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Mẫu số 03
 
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC
ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP 


 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
               Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 
               ………., ngày ….. tháng ….. năm ……
 
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp giấy phép cho tổ chức, cá nhân Việt Nam ra nước ngoài
biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang
 
 
 
  
 
                     Kính gửi:  Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh
 
(Đơn vị)……đề nghị  Ủy ban nhạn dân tỉnh Quảng Ninh cấp giấy phép cho tổ chức (cá nhân) ra nước ngoài biểu diễn nghệ thuật:
1. Tên đoàn nghệ thuật (hoặc cá nhân):...................................................
2. Nội dung chương trình: .......................................................................
3. Người chịu trách nhiệm chương trình: ................................................
4. Thời gian: Từ ngày... tháng... năm…đến ngày... tháng ... năm.............
5. Địa điểm:...............................................................................................
6. Chúng tôi xin cam kết:
- Thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu.
- Chịu trách nhiệm về mọi vi phạm pháp luật về quyền tác giả và quyền liên quan.
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề nghị cấp giấy phép.
 
 Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: Văn thư
CÁ NHÂN, NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
TÊN TỔ CHỨC CAM KẾT 

 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 
  ………., ngày ….. tháng ….. năm ……
 
ĐƠN CAM KẾT
Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thanh toán nhuận bút, thù lao sử dụng tác phẩm trong hoạt động nghệ thuật biểu diễn
 
 
 
  

1. …(Tổ chức thông báo) - Mã số thuế: …
- Người đại diện theo pháp luật (viết chữ in hoa): …- Giấy CMND số: … cấp ngày …/…/…, nơi cấp…;
- Địa chỉ: ................................................................................................................;
- Số điện thoại liên hệ: ............................................................................................
2. Chúng tôi thực hiện thủ tục đề nghị cấp giấy phép tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang (hoặc giấy phép lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu):
- Tên chương trình: “…”;
(xin gửi kèm theo Danh Mục tác giả, tác phẩm, người biểu diễn…)
- Thời gian tổ chức: ...............................................................................................;
- Địa Điểm: ............................................................................................................;
- Người chịu trách nhiệm: ……………………………………………………....
3. Chúng tôi cam kết thực hiện:
-  Chi trả nhuận bút, thù lao cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 21/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác và các quy định của Luật Sở hữu trí tuệ;
- Chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả theo bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền do không thực hiện đúng quy định của pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan.
 
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: Văn thư.
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA
TỔ CHỨC THÔNG BÁO

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
 
 
 
3. Cấp phép cho đối tượng thuộc địa phương mời tổ chức, cá nhân nước ngoài vào biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang tại địa phương
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 4: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Trung tâm hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- 01 đơn đề nghị cấp phép vào Việt Nam biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang (mẫu số 02)
- 01 văn bản cam kết thực thi đầy đủ các quy định của pháp luật về quyền tác giả hoặc bản sao hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận với tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả (Mẫu số 14, ban hành kèm theo thông tư 01/2016/TT-BVHTTDL ngày 24/3/2016 của Bộ VHTTDL).
- 01 bản gốc hoạc bản sao chứng thực giấy mời hoạc văn bản thoả thuận với tổ chức nước ngoài. (bản dịch tiếng Việt có chứng nhận của công ty dịch thuật).
- 01 bản sao chứng thực văn bản nhận xét của cơ quan ngoại giao Việt Nam tại nước sở tại (Đối với cá nhân là người Việt Nam định cư ở nước ngoài)
- 01 bản sao chứng thực Quyết định thành lập hoạc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có chức năng năng hoạt động văn hoá nghệ thuật.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ
* Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức, cá nhân.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: UBND tỉnh.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Không
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép
* Lệ phí:
Biểu mức thu phí thẩm định chương trình nghệ thuật biểu diễn
Số TT Độ dài thời gian của một chương trình (vở diễn) biểu diễn nghệ thuật Mức thu phí
(đồng /chương trình, vở diễn)
1 Đến 50 phút  1.000.000
2 Từ 51 đến 100 phút  1.500.000
3 Từ 101 đến 150 phút  2.500.000
4 Từ 151 đến 200 phút 3.000.000
5 Từ 201 phút trở lên 3.500.000
 Ghi chú:
  - Mức thu phí thẩm định các chương trình, vở diễn có mục đích từ thiện, nhân ạo bằng 50% mức phí quy định theo độ dài thời gian chương trình, vở diễn nêu tại biểu trên.
 - Các chương trình, vở diễn có những vấn đề cần phải sửa chữa, thẩm định lại thì mức thu phí thẩm định chương trình, vở diễn lần sau bằng 50% mức thu phí thẩm định lần đầu.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Mẫu đơn đề nghị cấp phép cho tổ chức, cá nhân nước ngoài biểu diễn nghệ thuật (Mẫu số 02 - Ban hành kèm theo Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05/10/2012 của Chính phủ);
- Văn bản cam kết thực thi đầy đủ các quy định của pháp luật về quyền tác giả hoặc bản sao hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận với tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả (Mẫu số 14, ban hành kèm theo thông tư 01/2016/TT-BVHTTDL ngày 24/3/2016 của Bộ VHTTDL)
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Đối với các chương trình biểu diễn nghệ thuật phục vụ nhiệm vụ chính trị, các ngày lễ, lễ hội, chương trình có bán vé thu tiền và các chương trình biểu diễn với mục đích khác, khi được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu duyệt chương trình, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép phải tổ chức để Hội đồng nghệ thuật duyệt chương trình trước khi biểu diễn
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
-  Nghị định 79/2012/NĐ-CP, ngày 5/10/2012 của Chính phủ Quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu.
- Nghị định số 15/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 79/2012/NĐ-CP;
- Thông tư số 01/2016/TT-BVHTTDL ngày 24 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Thông tư số 122/2013/TT-BTC ngày 28/8/2013 của Bộ Tài chính về mực thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định kịch bản phim, phim, chương trình nghệ thuật biểu diễn; lệ phí cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh sản xuất phim, cấp phép đặt văn phòng đại diện của cơ sở điện ảnh nước ngoài tại Việt Nam.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Mẫu số 02
 
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC
ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP 


 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
   Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 
               ………., ngày ….. tháng ….. năm ……
 
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp giấy phép cho tổ chức, cá nhân nước ngoài
biểu diễn nghệ thuật
 
 
 
  
 
                     Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh
 
 (Đơn vị)…….. đề nghị  Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh cấp giấy phép cho tổ chức (cá nhân) nước ngoài biểu diễn nghệ thuật.
1. Tên đoàn nghệ thuật (hoặc thông tin cá nhân: Số hộ chiếu, địa chỉ liên hệ tại Việt Nam hay ở nước ngoài)
2. Nội dung chương trình:.........................................................................
3. Thời lượng chương trình (số phút):......................................................
4. Người chịu trách nhiệm chương trình:.................................................
5. Thời gian: Từ ngày…. tháng... năm…đến ngày…. tháng .... năm........
6. Địa điểm:..............................................................................................
7. Chúng tôi xin cam kết:
- Thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu.
- Chịu trách nhiệm về mọi vi phạm pháp luật về quyền tác giả và quyền liên quan.
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề nghị cấp giấy phép.
 
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: Văn thư
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
 
 
 
 
 
 
 
TÊN TỔ CHỨC CAM KẾT 

 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 
  ………., ngày ….. tháng ….. năm ……
 
ĐƠN CAM KẾT
Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thanh toán nhuận bút, thù lao sử dụng tác phẩm trong hoạt động nghệ thuật biểu diễn
 
1. …(Tổ chức thông báo) - Mã số thuế: …
- Người đại diện theo pháp luật (viết chữ in hoa): …- Giấy CMND số: … cấp ngày …/…/…, nơi cấp…;
- Địa chỉ: ................................................................................................................;
- Số điện thoại liên hệ: ............................................................................................
2. Chúng tôi thực hiện thủ tục đề nghị cấp giấy phép tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang (hoặc giấy phép lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu):
- Tên chương trình: “…”;
(xin gửi kèm theo Danh Mục tác giả, tác phẩm, người biểu diễn…)
- Thời gian tổ chức: ...............................................................................................;
- Địa Điểm: ............................................................................................................;
- Người chịu trách nhiệm: ……………………………………………………....
3. Chúng tôi cam kết thực hiện:
-  Chi trả nhuận bút, thù lao cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 21/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác và các quy định của Luật Sở hữu trí tuệ;
- Chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả theo bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền do không thực hiện đúng quy định của pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan.
 
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: Văn thư.
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA
TỔ CHỨC THÔNG BÁO

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
 
 
 
4. Cấp giấy phép tổ chức thi người đẹp, người mẫu trong phạm vi địa phương
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Sở Văn hóa và Thể thao gửi văn bản kèm 01 bộ hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét cấp giấy phép.
+ Trường hợp không cấp giấy phép, UBND tỉnh có văn bản trả lời và nêu rõ lý do
- Bước 4: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 5: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện: Tổ chức nộp hồ sơ  tại Trung tâm hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- 01 đơn đề nghị cấp giấy phép tổ chức cuộc thi(Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2012);
- 01 đề án tổ chức cuộc thi gồm các nội dung sau:
+ Tên cuộc thi thể hiện bằng tiếng Việt (Trường hợp tên cuộc thi có sử dụng tiếng nước ngoài thì viết tên bằng tiếng Việt trước, tên nước ngoài sau).
+ Mục đích, ý nghĩa của cuộc thi.
+ Thể lệ cuộc thi quy định rõ điều kiện, tiêu chí của thí sinh dự thi.
+ Nội dung, trình tự tổ chức, thời gian và địa điểm tổ chức cuộc thi.
+ Danh hiệu, cơ cấu giải thưởng, giá trị giải thưởng và thời gian trao giải.
+ Trách nhiệm và quyền lợi của người tổ chức, thí sinh dự thi và thí sinh đạt giải.
+ Dự kiến thành phần Ban Chỉ đạo.
+ Dự kiến danh sách Ban Tổ chức, Ban Giám khảo và Quy chế hoạt động.
+ Dự kiến kinh phí tổ chức cuộc thi.
+ Đơn đăng ký dự thi của thí sinh (Mẫu số 03 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 03/2013/TT-BVHTTDL ngày 28 tháng 01 năm 2013).
-  01 văn bản đồng ý của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, nơi dự định tổ chức cuộc thi.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.  
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.   
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định.
* Phí, lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cấp giấy phép tổ chức cuộc thi người đẹp, người mẫu trong nước(Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2012).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức Việt Nam có chức năng hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu. Có hiệu lực từ ngày 01/01/2013;
-Thông tư số 01/2016/TT-BVHTTDL ngày 24/3/2016 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du hướng dẫn Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC
ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
 
………….., ngày…… tháng……. năm …….
 
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp giấy phép tổ chức cuộc thi
người đẹp, người mẫu trong nước
 
 
 
  
 

Kính gửi:   Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

          (đối với cuộc thi Người đẹp và người mẫu trong phạm vi địa phương)
 
 
Đơn vị ....... đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép tổ chức cuộc thi Người đẹp, Người mẫu tổ chức trong nước.
1. Tên đơn vị:..............................................................................................
2. Tên cuộc thi:……..……….…………………...………………………..
3. Nội dung cuộc thi:...................................................................................
4. Người chịu trách nhiệm cuộc thi:.......................................................
5. Thời gian: Từ ngày ... tháng ... năm ... đến ngày ... tháng ... năm..........
6. Địa điểm:.................................................................................................
7. Chúng tôi xin cam kết:
- Thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05  tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu.
- Chịu trách nhiệm về mọi vi phạm pháp luật về quyền tác giả và quyền liên quan.
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề nghị cấp giấy phép./.
 
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: Văn thư
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA
 CƠ QUAN, TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
 
 
 
 
 
 
 
 
5. Cấp giấy phép phê duyệt nội dung bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu cho các tổ chức thuộc địa phương
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 4: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thực thực hiện: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Trung tâm hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- 01 đơn đề nghị cấp giấy phép phê duyệt nội dung bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu;
- 01 danh mục tác giả, tác phẩm, người biểu diễn;
- 01 bản nhạc và lời hoặc kịch bản văn học (đối với tác phẩm nước ngoài phải có bản dịch tiếng Việt có chứng nhận của công ty dịch thuật);
- 01 bản ghi âm, ghi hình có nội dung ca múa nhạc, sân khấu;
- 01 bản sao chứng thực quyết định cho phép tác giả, tác phẩm và người biểu diễn là người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia biểu diễn (nếu trong chương trình có sử dụng tác phẩm sáng tác trước năm 1975 tại các tỉnh phía Nam hoặc có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia biểu diễn);
- 01 mẫu thiết kế vỏ bản ghi âm, ghi hình 
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ
* Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: UBND tỉnh
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Không
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép
* Lệ phí: Không
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cấp giấy phép phê duyệt nội dung bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu ( Mẫu 06 - Ban hành kèm theo Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05/10/2012 của Chính phủ)
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Các tổ chức, cá nhân muốn lưu hành hoặc nhập khẩu bản ghi âm, ghi hình có nội dung ca múa nhạc, sân khấu phải là tổ chức có chức năng sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu các sản phẩm ghi âm, ghi hình theo quy định của pháp luật.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định 79/2012/NĐ-CP, ngày 5/10/2012 của Chính phủ Quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu.
- Nghị định số 15/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 79/2012/NĐ-CP;
-Thông tư số 01/2016/TT-BVHTTDL ngày 24/3/2016 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du hướng dẫn Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Mẫu số 06
 
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC
ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP 


 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


 
           ………., ngày ….. tháng ….. năm ……
 
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp giấy phép phê duyệt nội dung bản ghi âm,
 ghi hình ca múa nhạc, sân khấu
 
 
 
  
 
                     Kính gửi:  Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
 
Đơn vị ......được thành lập ngày....tháng ....năm ... theo giấy phép số ... của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh…….. cấp, có chức năng sản xuất, lưu hành và nhập khẩu bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu.
Thực hiện kế hoạch của đơn vị, chúng tôi đề nghị Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh thẩm định và phê duyệt nội dung chương trình dưới đây:
1. Tên chương trình:..................................................................................
2. Thời lượng chương trình (số phút): ......................................................
3. Người chịu trách nhiệm chương trình: .................................................
4. Chúng tôi xin cam kết:
- Thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu.
- Chịu trách nhiệm về mọi vi phạm pháp luật về quyền tác giả và quyền liên quan.
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề nghị cấp giấy phép./.
 
 Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: Văn thư
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
 
 
 
 
 
 
 
 

6. Thông báo tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 4: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện: tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Trung tâm hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ:
- 01 Văn bản thông báo của tổ chức, cá nhân; (Mẫu số 01 - Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2016/TT-BVHTTDL ngày 24/3/2016 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
- 01 Bản sao có chứng thực giấy phép tổ chức trình diễn thời trang (kèm theo bản gốc để đối chiếu);
- 01  Bản sao có chứng thực Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (kèm theo bản gốc để đối chiếu).
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ
* Thời hạn giải quyết: trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
* Đối tượng thực hiện: Tổ chức, cá nhân
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Văn hóa và Thể thao
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Không
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Thông báo
* Lệ phí: Không
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Văn bản thông báo tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang (Mẫu số 01 – Ban hành kèm theo Thông tư 01/2016/TT-BVHTTDL ngày 24/3/2016 của Bộ VHTTDL)
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định 79/2012/NĐ-CP, ngày 5/10/2012 của Chính phủ Quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu.
- Thông tư số 01/2016/TT-BVHTTDL ngày 24 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn Nghị định 79/2012/NĐ-CP ngày 5/10/2012 của Chính phủ quy định về về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu.
- Nghị định số 15/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 79/2012/NĐ-CP;
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Mẫu số 1: Văn bản thông báo tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp, người mẫu
TÊN TỔ CHỨC THÔNG BÁO 


Số: ……….
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 
 V/v tổ chức chương trình, cuộc thi          ………., ngày ….. tháng ….. năm ……
 
Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao
 
1. …(Tổ chức thông báo) - Mã số thuế: …
- Người đại diện theo pháp luật (viết chữ in hoa): …- Giấy CMND số: … cấp ngày …/…/…, nơi cấp…;
- Địa chỉ: ................................................................................................................;
- Số điện thoại liên hệ: ............................................................................................
2. Chúng tôi trân trọng thông báo đến Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh việc tổ chức chương trình, cuộc thi “…”
- Thời gian tổ chức: ...............................................................................................;
- Địa Điểm: ............................................................................................................;
- Người chịu trách nhiệm: ………………………………………………………..
3. Cam kết:
- Thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu; Nghị định số 15/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số79/2012/NĐ-CP; Thông tư số 01/2016/TT-BVHTTDL ngày 24 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và quy định pháp luật có liên quan;
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung Thông báo tổ chức biểu diễn nghệ thuật.
4. Hồ sơ kèm theo gồm:
- Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm theo bản gốc để đối chiếu) giấy phép tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp, người mẫu;
- Danh Mục nội dung chương trình gồm: Tên tác phẩm, tác giả và người biểu diễn;
- Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm theo bản gốc để đối chiếu) giấy phép cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, cá nhân là người Việt Nam định cư ở nước ngoài biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang (nếu có).
 
 Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: Văn thư.
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA
TỔ CHỨC THÔNG BÁO

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
 
 
 
 
 
V. LĨNH VỰC VĂN HÓA CƠ SỞ
1. Cấp giấy phép kinh doanh vũ trường
* Trình tự thực hiện
- Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
 Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Thẩm định hồ sơ, kiểm tra điều kiện thực tế
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Sở Văn hóa và Thể thao cấp giấy phép kinh doanh vũ trường.
Trường hợp không cấp giấy phép phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
- Bước 4: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công
- Bước 5: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
* Cách thức thực hiện: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Trung tâm hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp phép kinh doanh vũ trường
- Bản sao công chứng hoặc chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
b) Số lượng hồ sơ
* Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Văn hóa và Thể thao.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao.
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Không
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép.
* Lệ phí:
- Mức thu lệ phí cấp giấy phép kinh doanh vũ trường như sau:
+ Tại thành phố Hạ Long, Uông Bí, Cẩm Phả, Móng Cái: 15.000.000đồng/giấy
+ Tại các huyện: 10.000.000đồng/giấy
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh vũ trường (Mẫu số 04 – Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2012/TT-BVHTTDL ngày 02/5/2012 của Bộ VHTTDL)
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Phòng khiêu vũ trong vũ trường phải có diện tích từ 80m2 trở lên, cách trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử văn hóa, cơ quan hành chính nhà nước từ 200m trở lên, đảm bảo các điều kiện về cách âm phòng chống cháy nổ.
- Trang thiết bị, phương tiện hoạt động của phòng khiêu vũ đảm bảo tiêu chuẩn âm thanh, ánh sáng.
- Phù hợp với quy hoạch về vũ trường của từng địa phương.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng. Có hiệu lực từ ngày 01/01/2010.
- Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Có hiệu lực từ ngày 27/02/2012.
- Thông tư số 04/2009/TT-BVHTT ngày 16 tháng 12 năm 2009 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết thi hành một số quy định tại Quy chế hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ. Có hiệu lực từ ngày 01/01/2010.
- Thông tư số 07/2011/TT-BVHTTDL ngày 07 tháng 6 năm 2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Ngày có hiệu lực 25/7/2011.
- Thông tư số 05/2012/TT-BVHTTDL ngày 02 tháng 5 năm 2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2009/TT-BVHTTDL, Thông tư số 07/2011/TT-BVHTTDL, Quyết định số 55/1999/QĐ-BVHTT. Có hiệu lực từ ngày 15/6/2012.
- Thông tư số 156/2012/TT-BTC ngày 21 tháng 9 năm 2012 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy phép kinh doanh karaoke, lệ phí cấp giấy phép kinh doanh vũ trường. Có hiệu lực từ ngày 05/11/2012.
 
 
 
TÊN TỔ CHỨC
ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
___________________________________________________________
 
………….., ngày…… tháng……. năm …….
 
 
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH VŨ TRƯỜNG
 
 
 
  

Kính gửi:  Sở Văn hoá và Thể thao Quảng Ninh
 
1. Tên tổ chức đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh
(viết bằng chữ in hoa) ..................................................................................
- Địa chỉ: .......................................................................................................
- Điện thoại: ..................................................................................................
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số........... ngày cấp.......... nơi cấp….................................................................................. (đối với doanh nghiệp)
- Số, ngày tháng năm quyết định thành lập (đối với nhà văn hóa, trung tâm văn hóa là đơn vị sự nghiệp) ...........................................................................
2. Người đại diện theo pháp luật
- Họ và tên (viết bằng chữ in hoa): ..............................................................
- Năm sinh: ...................................................................................................
- Chức danh: .................................................................................................
- Giấy CMND: Số ............ ngày cấp ......../......./.......... nơi cấp ...................
3. Nội dung đề nghị cấp giấy phép
- Địa chỉ kinh doanh: ....................................................................................
- Số lượng phòng khiêu vũ: ..........................................................................
- Diện tích cụ thể của từng phòng khiêu vũ: ................................................
4. Cam kết
- Thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số 103/2009/NĐ-CP và các văn bản pháp luật liên quan khi hoạt động kinh doanh;
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ xin giấy phép kinh doanh./.
 
  ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬTCỦA TỔ CHỨC
ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
 
 
 
2. Cấp giấy phép tổ chức lễ hội
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
 Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ và trình Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Bước 3: Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét và cấp giấy phép tổ chức lễ hội.
+ Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp cho Sở Văn hoá và Thể thao cấp giấy phép, Sở Văn hoá và Thể thao có trách nhiệm cấp giấy phép cho tổ chức.
+ Trường hợp không cấp giấy phép phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
* Cách thức thực hiện:  Tổ chức nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
Đơn đề nghị cấp giấy phép tổ chức lễ hội (ghi rõ nội dung lễ hội hoặc nội dung thay đổi so với truyền thống, thời gian, địa điểm tổ chức, dự định thành lập Ban Tổ chức lễ hội, cam kết đảm bảo chất lượng và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu vi phạm và các điều kiện cần thiết khác để đảm bảo an ninh, trật tự trong lễ hội)(Mẫu 22 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 07/2011/TT-BVHTTDL ngày 07 tháng 6 năm 2011).
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn hợp lệ, Sở Văn hoá và Thể thao có trách nhiệm trình Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Văn hoá và Thể thao, Ủy ban nhân dân tỉnh cấp giấy phép tổ chức lễ hội;
- Trường hợp Ủy ban nhân dân tỉnh phân cấp cho Sở Văn hoá và Thể thao cấp giấy phép, Sở Văn hoá và Thể thao có trách nhiệm cấp giấy phép trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Uỷ ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Văn hóa và Thể thao.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.
* Lệ phí:Không.
 
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Đơn đề nghị cấp giấy phép tổ chức lễ hội (Mẫu 22 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 07/2011/TT-BVHTTDL ngày 07 tháng 6 năm 2011).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Tất cả các lễ hội khi tổ chức đều phải thành lập Ban Tổ chức lễ hội.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng. Có hiệu lực từ ngày 01/01/2010.
- Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Có hiệu lực từ ngày 27/02/2012.
- Thông tư số 04/2009/TT-BVHTT ngày 16 tháng 12 năm 2009 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết thi hành một số quy định tại Quy chế hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ. Có hiệu lực từ ngày 01/01/2010.
- Thông tư số 07/2011/TT-BVHTTDL ngày 07 tháng 6 năm 2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Có hiệu lực từ ngày 25/7/2011.
- Thông tư số 15/2015/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2015 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về tổ chức lễ hội.
         
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

 
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC
ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
___________________________________________________________
 
………….., ngày…… tháng……. năm …….
 
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP GIẤY PHÉP TỔ CHỨC LỄ HỘI
 
 
 
  

          Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
 
Tên cơ quan, tổ chức (đề nghị cấp phép): ....................................................
Địa chỉ: .........................................................................................................
Điện thoại: ....................................................................................................
Đề nghị (tên cơ quan cấp giấy phép).................... cấp giấy phép tổ chức lễ hội............................................................................................................................
Nội dung lễ hội (ghi rõ nội dung lễ hội hoặc nội dung thay đổi so với truyền thống)...........................................................................................................
……………………………………………………………………………...
Thời gian tổ chức:
Địa điểm tổ chức:
Thành phần Ban Tổ chức lễ hội:
Cam kết:
Thực hiện đúng nội dung ghi trong giấy phép, không vi phạm các quy định cấm tại Điều 3 Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày  06  tháng  11  năm 2009 của Chính phủ./.
 
  ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬTCỦA
CƠ QUAN, TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
3. Tiếp nhận hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo trên bảng quảng cáo băng-rôn
* Trình tự thực hiện
- Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
+ Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn
- Bước 2: Thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Sở Văn hóa và Thể thao ra văn bản tiếp nhận thông báo thông báo sản phẩm quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng rôn
- Bước 4 : Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công
- Bước 5: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
* Cách thức thực hiện: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Văn bản thông báo sản phẩm quảng cáo ghi rõ nội dung, thời gian, địa điểm quảng cáo, số lượng bảng quảng cáo, băng-rôn (Mẫu số 5) (Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2013/TT-BVHTTDL ngày 06 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của người kinh doanh dịch vụ quảng cáo hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của người quảng cáo trong trường hợp tự thực hiện quảng cáo.
- Bản sao giấy tờ chứng minh sự hợp chuẩn, hợp quy của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ theo quy định của pháp luật hoặc giấy tờ chứng minh đủ điều kiện để quảng cáo theo quy định tại Điều 20 Luật Quảng cáo, cụ thể như sau:
+ Quảng cáo về hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
+ Quảng cáo tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng thì phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản.
+ Quảng cáo cho sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
Quảng cáo thuốc được phép quảng cáo theo quy định của pháp luật về y tế; phải có giấy phép lưu hành tại Việt Nam đang còn hiệu lực và tờ hướng dẫn sử dụng do Bộ Y tế phê duyệt;
Quảng cáo mỹ phẩm phải có phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm theo quy định của pháp luật về y tế;
- Quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế phải có giấy chứng nhận đăng ký lưu hành do Bộ Y tế cấp;
- Quảng cáo sữa và sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ (không phải sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi; bình bú và vú ngậm nhân tạo) phải có giấy chứng nhận tiêu chuẩn, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm dinh dưỡng sản xuất trong nước; đối với sản phẩm dinh dưỡng nhập khẩu thì phải có giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm của cơ quan có thẩm quyền của nước sản xuất và giấy phép lưu hành;
- Quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm phải có giấy chứng nhận đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm thuộc danh mục phải đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc giấy tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm thuộc danh mục phải công bố tiêu chuẩn;
- Quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh phải có giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn hành nghề do ngành y tế cấp theo quy định của pháp luật;
- Quảng cáo trang thiết bị y tế phải có giấy phép lưu hành đối với thiết bị y tế sản xuất trong nước hoặc giấy phép nhập khẩu đối với thiết bị y tế nhập khẩu;
- Quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật, vật tư bảo vệ thực vật phải có giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật. Quảng cáo sinh vật có ích dùng trong bảo vệ thực vật phải có giấy phép kiểm dịch thực vật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp;
- Quảng cáo thuốc thú y, vật tư thú y phải có giấy phép lưu hành sản phẩm và bản tóm tắt đặc tính của sản phẩm;
- Quảng cáo phân bón, chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt, thức ăn chăn nuôi, chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi phải có giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm hoặc văn bản tự công bố chất lượng sản phẩm.
-  Bản sao văn bản về việc tổ chức sự kiện của đơn v ị tổ chức trong trường hợp quảng cáo cho sự kiện, chính sách  xã hội.
- Ma-két sản phẩm quảng cáo in mầu có chữ ký của  người kinh doanh dịch vụ quảng cáo hoặc chữ ký của người quảng cáo trong trường hợp tự thực hiện quảng cáo. Trong trường hợp người kinh doanh dịch vụ quảng cáo, người quảng cáo là tổ chức thì phải có dấu của tổ chức.
- Văn bản chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng bảng quảng cáo; quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng địa điểm quảng cáo đối với băng-rôn.
- Bản phối cảnh vị trí đặt bảng quảng cáo.
- Bản sao giấy phép xây dựng công trình quảng cáo đối với loại bảng quảng cáo phải có giấy phép xây dựng trong các trường hợp sau:
+ Xây dựng màn hình chuyên quảng cáo ngoài trời có diện tích một mặt từ 20 m2 trở lên;
+ Xây dựng biển hiệu, bảng quảng cáo có diện tích một mặt trên 20 m2 kết cấu khung kim loại hoặc vật liệu xây dựng tương tự gắn vào công trình xây dựng có sẵn;
+ Bảng quảng cáo đứng độc lập có diện tích một mặt từ 40 m­2 trở lên.
b) Số lượng hồ sơ : 01 bộ
* Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
- Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu thông báo sản phẩm quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng rôn..
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
* Kết quả thực hiện:
Văn bản Tiếp nhận thông báo sản phẩm quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng rôn
* Lệ phí: Không
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
- Văn bản thông báo sản phẩm quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng rôn (Mẫu số 5).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
-  Luật quảng cáo số 16/2012 ngày 21/6/2012 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam;
-  Nghị định 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quảng cáo;
-  Thông tư số 10/2013/TTBVHTTDL quy định chi tiết và hướng dẫn thưc hiện một số điều của Luật Quảng cáo và Nghị định số  Nghị định 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quảng cáo;
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Mẫu số 5
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
  

VĂN BẢN THÔNG BÁO SẢN PHẨM QUẢNG CÁO TRÊN BẢNG QUẢNG CÁO, BĂNG RÔN
 
 
 
  

Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
 
1. Tên người thực hiện: ..................................................................................
- GPKD số ........................... do..........................cấp (nếu là doanh nghiệp)
- Số chứng minh thư nhân dân: .................................Ngày cấp: ................... Nơi cấp: ............................. (nếu là cá nhân)
- Địa chỉ: ........................................................ ...............................................
- Số điện thoại: ........................................................ ......................................
2. Nội dung trên bảng quảng cáo, băng rôn:...................................................
.................................................................................................................................
3. Địa điểm thực hiện:.....................................................................................
4. Thời gian thực hiện: từ ngày ..... tháng .... năm........đến ngày .......tháng...
 năm.......
5. Số lượng:.....................................................................................................
6. Phương án tháo dỡ (nếu có): ......................................................................
7. Tôi (chúng tôi) xin cam kết làm theo nội dung thông báo nêu trên và tháo dỡ đúng thời hạn ghi trong thông báo. Nếu không tôi (chúng tôi) hoàn toàn chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
 
 
........., ngày......... tháng.........năm.........
Người làm đơn
(Ký tên, đóng dấu nếu có)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
4. Tiếp nhận thông báo tổ chức đoàn người thực hiện quảng cáo
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 4: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện:  Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Trung tâm hành chính công tỉnh.
* Thời gian giải quyết: 02 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Văn hoá và Thể thao
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hoá và Thể thao
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản trả lời.
* Lệ phí (nếu có): Không
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
* Căn cứ pháp lý của TTHC: Điểm c, Khoản 1, Điều 36 của Luật quảng cáo ngày 21 tháng 6 năm 2012.
* Ghi chú:
Đoàn người thực hiện quảng cáo phải tuân theo các quy định sau:
a) Đoàn người thực hiện quảng cáo là đoàn người có từ ba người trở lên mặc trang phục hoặc mang theo hình ảnh, vật dụng thể hiện sản phẩm quảng cáo tại một địa điểm hoặc di chuyển trên đường giao thông;
b) Đoàn người thực hiện quảng cáo phải bảo đảm trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội; tuân thủ các quy định pháp luật về hoạt động quảng cáo và quy định khác của pháp luật có liên quan;
c) Tổ chức, cá nhân tổ chức đoàn người thực hiện quảng cáo phải thông báo với cơ quan có thẩm quyền về quảng cáo của địa phương về nội dung, hình thức sản phẩm quảng cáo, số lượng người tham gia đoàn người thực hiện quảng cáo, thời gian và lộ trình thực hiện chậm nhất là 15 ngày trước ngày thực hiện quảng cáo./.
 
 
 
 
 
 
 
5. Cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài tại Việt Nam
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài nộp trực tiếp 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện đến Sở Văn hóa và Thể thao thông qua Trung tâm hành chính công tỉnh
- Bước 2: Trung tâm hành chính công tỉnh tỉnh tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ; yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời gian 03 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ, Trung tâm hành chính công tỉnh gửi văn bản yêu cầu doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
- Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Văn hóa và Thể thao trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện và gửi bản sao giấy phép đó đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Bước 4: Tổ chức, cá nhân nhận kết quả khi đến thời gian hẹn.
* Cách thức thực hiện: Doanh nghiệp quảng cáo nộp hồ sơ tại Trung tâm hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
(1) Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện do người đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài ký theo mẫu do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;
(2) Bản sao giấy đăng ký kinh doanh hoặc các giấy tờ có giá trị tương đương của doanh nghiệp nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền nơi doanh nghiệp thành lập hoặc đăng ký kinh doanh xác nhận;
(3) Báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc các tài liệu khác có giá trị tương đương chứng minh được sự tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài trong năm tài chính gần nhất;
(4) Các giấy tờ quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản này phải dịch ra tiếng Việt và được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng thực và thực hiện việc hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Số lượng hồ sơ: (01) bộ.
* Thời hạn giải quyết: 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Văn hóa và Thể thao.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép.
* Phí, lệ phí: 3.000.000đ/Giấy phép.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài (Mẫu số 6 ban hành kèm theo Thông tư số 10/2013/TT-BVHTTDL ngày 06 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không.
* Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Điều 41 của Luật quảng cáo ngày 21 tháng 6 năm 2012.
- Điều 20 của Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quảng cáo.
- Thông tư số 10/2013/TT-BVHTTDL ngày 06 tháng 12 năm 2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quảng cáo và Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11   năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quảng cáo.
- Thông tư  số 66/2014/TT-BTC ngày 20/5/2014 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí cấp giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài tại Việt Nam.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Địa điểm, ngày… tháng …năm…
 
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP THÀNH LẬP VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CỦA DOANH NGHIỆP QUẢNG CÁO NƯỚC NGOÀI
 
 
 
 
 
Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh
 
Tên doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài: (ghi bằng chữ in hoa, tên trên Giấy phép thành lập/đăng ký kinh doanh):..............................................................
Tên doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài viết tắt (nếu có):............................
Địa chỉ trụ sở chính: (địa chỉ trên Giấy phép thành lập/đăng ký kinh doanh):…………………………………………………………………………….
.......................................................................................................................
Giấy phép thành lập/đăng ký kinh doanh số:..................................................
Do:...........................................cấp ngày.....tháng......năm....tại......................
Lĩnh vực hoạt động chính:..............................................................................
Vốn điều lệ:.....................................................................................................
Số tài khoản:...................................... tại Ngân hàng:.....................................
Điện thoại:........................................... Fax: ...................................................
Email:................................................... Website: (nếu có).............................
Đại diện theo pháp luật: (đại diện có thẩm quyền)
Họ và tên:......................................................................................................
Chức vụ:........................................................................................................
Quốc tịch:......................................................................................................
Tóm tắt quá trình hoạt động của doanh nghiệp:.............................................
.......................................................................................................................
Đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam với nội dung cụ thể như sau:
Tên Văn phòng đại diện: ................................................................................
Tên viết tắt: (nếu có).......................................................................................
Tên giao dịch bằng tiếng Anh: .......................................................................
Địa điểm đặt trụ sở Văn phòng đại diện:(ghi rõ số nhà, đường/phố, phường/xã, quận/huyện, tỉnh/thành phố).............................................................................................
Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện:(nêu cụ thể lĩnh vực hoạt động)...
..............................................................................................................................
Người đứng đầu Văn phòng đại diện:
- Họ và tên:.....................................................Giới tính:...............................
- Quốc tịch:....................................................................................................
- Số hộ chiếu/Chứng minh nhân dân:............................................................
- Do:...........................................cấp ngày.....tháng......năm.... tại.................
Chúng tôi xin cam kết:
1. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự trung thực và sự chính xác của nội dung đơn đề nghị và hồ sơ kèm theo.
2. Chấp hành nghiêm chỉnh mọi quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan.
Tài liệu gửi kèm bao gồm: Các giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều 20 của Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ.
           
              Đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài
                                         (Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
         
 
 
 
 
 
 
 
 
 
6. Cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài tại Việt Nam
* Trình tự thực hiện.
- Bước 1: Doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện trong các trường hợp dưới đây nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ đến Sở Văn hoá và Thể thao thông qua Trung tâm hành chính công:
a) Thay đổi tên gọi;
b) Thay đổi phạm vi hoạt động;
c) Thay đổi người đứng đầu;
d) Thay đổi địa điểm đặt trụ sở trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Bước 2: Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Văn hóa và Thể thao có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và trình Uỷ ban nhân dân tỉnh cấp Giấy phép sửa đổi, bổ sung và gửi bản sao giấy phép đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Bước 3: Đến ngày hẹn tổ chức nhận kết quả tại Trung tâm hành chính công
* Cách thức thực hiện: Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Trung tâm hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện do người đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài ký theo mẫu do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;
- Bản sao có chứng thực Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.
b) Số lượng hồ sơ: (01) bộ.
* Thời hạn giải quyết: 05 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Uỷ ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép.
* Phí, lệ phí: Lệ phí sửa đổi, bổ sung Giấy phép; mức phí: 1.500.000 đồng/Giấy phép.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đính kèm ngay sau thủ tục):
- Đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài (Mẫu số 8 ban hành kèm theo Thông tư số 10/2013/TT-BVHTTDL ngày 06 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
* Căn cứ pháp lý thực hiện thủ tục hành chính:
- Luật Quảng cáo ngày 21 tháng 6 năm 2012;
- Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo;
- Thông tư số 10/2013/TT-BVHTTDL ngày 06 tháng 12 năm 2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quảng cáo và Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo;
- Thông tư số 66/2014/TT-BTC ngày ngày 20/5/2014 của Bộ Tài chính về việc Quy định mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài tại Việt Nam.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
ĐƠN ĐỀ NGHỊ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG  GIẤY PHÉP THÀNH LẬP VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CỦA DOANH NGHIỆP QUẢNG CÁO NƯỚC NGOÀI
 
 
 
  

Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh.
 
Tên doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài: (ghi bằng chữ in hoa, tên trên Giấy phép thành lập/đăng ký kinh doanh)..............................................................
Tên doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài viết tắt (nếu có):..........................
Địa chỉ trụ sở chính: (địa chỉ trên Giấy phép thành lập/đăng ký kinh doanh) Giấy phép thành lập (đăng ký kinh doanh) số:...........................................
Do .................................................cấp ngày.....tháng......năm....... tại...........
Lĩnh vực hoạt động chính:...........................................................................
Vốn điều lệ....................................................................................................
Số tài khoản:................................. tại Ngân hàng:.......................................
Điện  thoại:......................................... Fax:..................................................
Email:................................................ Website: (nếu có)...............................
Đại diện theo pháp luật: (đại diện có thẩm quyền)
Họ và tên:......................................................................................................
Chức vụ:......................................................................................................
Quốc tịch:......................................................................................................
Tên Văn phòng đại diện (ghi theo tên trên Giấy phép thành lập)................
…………………………………………………………………………….
Tên viết tắt: (nếu có)....................................................................................
Tên giao dịch bằng tiếng Anh:.....................................................................
Địa điểm đặt trụ sở Văn phòng đại diện: (ghi rõ số nhà, đường/phố, phường/xã, quận/huyện, tỉnh/thành phố)................................................................
Giấy phép thành lập số:................................................................................
Do ..................................................cấp ngày.....tháng......năm....... tại..........
……………………………………………………………………………...........
Số tài khoản ngoại tệ:..............................tại Ngân hàng:.............................
Số tài khoản tiền Việt Nam :....................tại Ngân hàng:.............................
Điện thoại:........................................... Fax:..................................................
Email:................................................... Website: (nếu có)............................
Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện: (ghi cụ thể lĩnh vực hoạt động theo Giấy phép)..............................................................................................
Người đứng đầu Văn phòng đại diện:
Họ và tên:.....................................................Giới tính:.................................
Quốc tịch:.....................................................................................................
Số hộ chiếu/Chứng minh nhân dân .............................................................
Do ..................................................cấp ngày.....tháng......năm....... tại.........
Chúng tôi đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập với các nội dung cụ thể như sau:
Nội dung điều chỉnh:....................................................................................
Lý do điều chỉnh:.........................................................................................
Chúng tôi xin cam kết:
1. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự trung thực và chính xác của nội dung đơn đề nghị và tài liệu kèm theo.
2. Chấp hành nghiêm chỉnh mọi quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan và các quy định của Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.
Tài liệu gửi kèm bao gồm:
Bản sao có chứng thực Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện đã được cấp.
 
  Đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
7. Cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài tại Việt Nam
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện trong các trường hợp dưới đây nộp trực tiếp 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện đến Sở Văn hoá và Thể thao thông qua Trung tâm hành chính công:
a) Thay đổi tên gọi hoặc nơi đăng ký thành lập của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài sang nước khác;
b) Thay đổi hoạt động của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài;
c) Giấy phép bị mất, rách.
- Bước 2: Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Văn hóa và Thể thao có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và trình UBND tỉnh cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện và gửi bản sao giấy phép đó đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời gian 03 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Văn hóa và Thể thao gửi văn bản yêu cầu doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
Bước 3: Đến ngày hẹn tổ chức nhận kết quả Trung tâm hành chính công
* Cách thức thực hiện: Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Trung tâm hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện do người đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài ký theo mẫu do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;
- Bản gốc Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện đã được cấp. Trường hợp Giấy phép bị mất phải có giấy xác nhận của cơ quan công an nơi bị mất Giấy phép.
b) Số lượng hồ sơ: (01) bộ.
* Thời hạn giải quyết: 05 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép.
* Phí, lệ phí: Lệ phí cấp lại Giấy phép; mức phí: 1.500.000 đồng/Giấy phép.
 
 
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài (Mẫu số 9 ban hành kèm theo Thông tư số 10/2013/TT-BVHTTDL ngày 06 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
* Căn cứ pháp lý thực hiện thủ tục hành chính:
- Luật Quảng cáo ngày 21 tháng 6 năm 2012.
- Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo.
- Thông tư số 10/2013/TT-BVHTTDL ngày 06 tháng 12 năm 2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quảng cáo và Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo.
- Thông tư số 66/2014/TT-BTC ngày ngày 20/5/2014 của Bộ Tài chính về việc Quy định mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài tại Việt Nam.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY PHÉP THÀNH LẬP VĂN PHÒNG
ĐẠI DIỆN CỦA DOANH NGHIỆP QUẢNG CÁO NƯỚC NGOÀI
 
 
 
  

Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh
 
Tên doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài: (ghi bằng chữ in hoa, tên trên Giấy phép thành lập/đăng ký kinh doanh):.............................................................
Tên doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài viết tắt (nếu có): .........................
……………………………………………………………………………...
Địa chỉ trụ sở chính: (địa chỉ trên Giấy phép thành lập/đăng ký kinh doanh) ....................................................................................................................
Giấy phép thành lập/đăng ký kinh doanh số:...............................................
Do ................................................cấp ngày.....tháng......năm....... tại...........
……………………………………………………………………………...
Lĩnh vực hoạt động chính:...........................................................................
Vốn điều lệ...................................................................................................
Số tài khoản:...................................... tại Ngân hàng:..................................
Điện thoại:........................................... Fax:..................................................
Email:................................................... Website: (nếu có)............................
Đại diện theo pháp luật: (đại diện có thẩm quyền)
Họ và tên:................................................................................................
Chức vụ:.....................................................................................................
Quốc tịch:.....................................................................................................
Tên Văn phòng đại diện: (ghi theo tên trên Giấy phép thành lập)...............
……………………………………………………………………………...
Tên viết tắt: (nếu có)....................................................................................
Tên giao dịch bằng tiếng Anh:......................................................................
Địa điểm đặt trụ sở Văn phòng đại diện: (ghi rõ số nhà, đường/phố, phường/xã, quận/huyện, tỉnh/thành phố)................................................................
……………………………………………………………………………...
Giấy phép thành lập số:................................................................................
Do ......................................................cấp ngày.....tháng......năm....... tại......
……………………………………………………………………………...
Số tài khoản ngoại tệ:................................tại Ngân hàng:...........................
Số tài khoản tiền Việt Nam :....................... tại Ngân hàng: ....................................
Điện thoại:........................................... Fax:.................................................
Email:................................................... Website: (nếu có)............................
Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện: (ghi cụ thể lĩnh vực hoạt động theo Giấy phép) ............................................................................................
Người đứng đầu Văn phòng đại diện:
Họ và tên:.....................................................Giới tính:................................
Quốc tịch:.....................................................................................................
Số hộ chiếu/Chứng minh thư nhân dân:.......................................................
Do .................................................cấp ngày.....tháng......năm....... tại...........
Chúng tôi đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập với lý do như sau:
.......................................................................................................................
Chúng tôi xin cam kết:
1. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự trung thực và sự chính xác của nội dung đơn đề nghị và tài liệu kèm theo.
2. Chấp hành nghiêm chỉnh mọi quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan và các quy định của Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.
Tài liệu gửi kèm bao gồm: Các giấy tờ quy định tại Khoản 3 Điều 23 của Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ.
 
  Đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
VI. LĨNH VỰC XUẤT NHẬP KHẨU VĂN HÓA PHẨM
1. Cấp phép nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh thuộc thẩm quyền của Sở Văn hóa và Thể thao
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cá nhân, tổ chức nhập khẩu văn hóa phẩm trong các trường hợp dưới đây nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tại Trung tâm hành chính công. Cán bộ Sở Văn hóa và Thể thao làm việc tại Trung tâm hành chính công sẽ tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, viết giấy biên nhận và hẹn thời gian trả giấy phép:
+ Văn hóa phẩm để phục vụ công việc của cá nhân, tổ chức tại địa phương;
+ Văn hóa phẩm là quà biếu, tặng có giá trị vượt quá tiêu chuẩn miễn thuế theo quy định của pháp luật;
+ Văn hóa phẩm để tham gia triển lãm, tham dự các cuộc thi, liên hoan; lưu hành, phổ biến tại địa phương;
+ Di vật, cổ vật của cá nhân, tổ chức tại địa phương;
+ Văn hóa phẩm do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ủy quyền cấp giấy phép.
- Bước 2:  Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép.
Trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản nêu rõ lý do.
- Bước 3: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công
- Bước 4: Trung tâm hành chính công tiếp nhận kết quả và trả cho cá nhân, tổ chức.
* Cách thức thực hiện: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu văn hóa phẩm (mẫu đơn ký hiệu BM.NK ban hành kèm theo Thông tư số 07/2012/TT-BVHTTDL ngày 16/7/2012).
- Giấy chứng nhận bản quyền tác giả, bản dịch tóm tắt nội dung phim; giấy ủy quyền; chứng nhận hoặc cam kết sở hữu hợp pháp đối với di vật, cổ vật, cụ thể:
+ Cá nhân, tổ chức nhập khẩu phim để phổ biến theo quy định của pháp luật phải cung cấp giấy chứng nhận bản quyền tác giả; hợp đồng; bản dịch tóm tắt nội dung phim.
+ Cá nhân, tổ chức nhập khẩu di vật, cổ vật phải cung cấp giấy chứng nhận hoặc cam kết sở hữu hợp pháp đối với di vật, cổ vật.
+ Cá nhân, tổ chức làm dịch vụ giao nhận vận chuyển văn hóa phẩm nhập khẩu cho khách hàng phải cung cấp giấy ủy quyền.
- Bản sao vận đơn hoặc giấy báo nhận hàng (nếu có).
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết: 02 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
Trường hợp phải xin ý kiến các Bộ, ngành khác thời hạn tối đa là 10 ngày làm việc.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Văn hóa và Thể thao.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép nhập khẩu văn hóa phẩm.
* Lệ phí: 20.000đ (hai mươi nghìn đồng).
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Đơn đề nghị cấp phép nhập khẩu văn hóa phẩm (Mẫu đơn ký hiệu BM.NK ban hành kèm theo Thông tư số 07/2012/TT-BVHTTDL ngày 16/7/2012).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị địnhsố 32/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 04 năm 2012 của Chính phủ về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh. Có hiệu lực từ ngày 01/6/2012.
- Thông tư số 07/2012/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 7 năm 2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc hướng dẫn Nghị định số 32/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 04 năm 2012 của Chính phủ về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh. Có hiệu lực từ ngày 01/9/2012.
- Quyết định số 68/2006/QĐ-BTC ngày 06/12/2006 của Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định nội dung và lệ phí cấp phép xuất khẩu, nhập khẩu văn hoá phẩm. Có hiệu lực từ ngày 04/01/2007.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC
(nếu là cơ quan, tổ chức)
______________
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc                     
 
 
 
 
......., ngày  .....tháng .....năm .....
 
 
 
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP PHÉPNHẬP KHẨU VĂN HOÁ PHẨM
___________________________
 
 
 
Kính gửi:  Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Quảng Ninh
 
 
Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân (đề nghị cấp phép)........................................
.......................................................................................................................
Địa chỉ:..........................................................................................................
Điện thoại:..........................................Fax:....................................................
 
Đề nghị………………(tên cơ quan cấp phép) cấp phép nhập khẩu văn hóa phẩm dưới đây:
Loại văn hoá phẩm:.......................................................................................
Số lượng:.......................................................................................................
Nội dung văn hoá phẩm:...............................................................................
Gửi từ:...........................................................................................................
Đến:...............................................................................................................
Mục đích sử dụng:.........................................................................................
 
Chúng tôi xin cam kết thực hiện  đúng nội dung giấy phép nhập khẩu và quản lý, sử dụng văn hoá phẩm nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
 
Người đề nghị cấp phép
(Nếu là cơ quan, tổ chức phải ký tên, đóng dấu)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
2. Giám định văn hóa phẩm xuất khẩu không nhằm mục đích kinh doanh của cá nhân, tổ chức ở địa phương
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cá nhân, tổ chức có văn hóa phẩm là các loại phim của các cơ quan, tổ chức hoặc phim hợp tác cung cấp dịch vụ làm phim cho nước ngoài chưa được công bố, phổ biến; di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia nộp trực tiếp hồ sơ đề nghị giám định văn hóa phẩm tại Trung tâm hành chính công tỉnh.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức giám định văn hóa phẩm.
- Bước 3: Sở Văn hóa và Thể thao ban hành Biên bản giám định và niêm phong văn hóa phẩm xuất khẩu.
- Bước 4: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công
* Cách thức thực hiện: Cá nhân, tổ chức nộp tại Trung tâm hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị giám định văn hóa phẩm xuất khẩu (mẫu đơn ký hiệu BM.GĐ ban hành kèm theo Thông tư số 07/2012/TT-BVHTTDL ngày 16/7/2012.
- Văn hóa phẩm đề nghị giám định (bản gốc).
- Bản gốc hoặc bản sao có công chứng quyết định cho phép hợp tác làm phim với nước ngoài của cơ quan có thẩm quyền; bản gốc hoặc bản sao có công chứng quyết định cho phép xuất khẩu di vật, cổ vật (bao gồm cả di vật, cổ vật tái xuất khẩu) của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Tài liệu có liên quan chứng minh nguồn gốc, xuất xứ hợp pháp của di vật, cổ vật.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết: Không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong trường hợp đặc biệt, cơ quan giám định sẽ quyết định thời gian giám định. Biên bản giám định văn hóa phẩm là cơ sở để cơ quan Hải quan giải quyết thủ tục xuất khẩu văn hóa phẩm.        
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Văn hóa và Thể thao.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Biên bản giám định và niêm phong văn hóa phẩm xuất khẩu.
 
 
* Lệ phí:
STT Loại Văn hoá phẩm Đơn vị tính Mức thu     (đồng)
1 Các loại ấn phẩm    
1.1 Sách, báo, tạp chí các loại Cuốn/tờ 10.000
1.2 Tranh in, ảnh, lịch các loại Cuốn/tờ 20.000
1.3 Các loại ấn phẩm khác Tác phẩm 5.000
2 Các sản phẩm nghe nhìn ghi trên mọi chất liệu    
2.1 Phim truyện có độ dài đến 100 phút Tập 50.000
2.2 Phim truyện có độ dài từ 101 phút trở lên Tập 80.000
2.3 Phim (tài liệu, khoa học, hoạt hình...) có độ dài đến 60 phút Tập 20.000
2.4 Phim (tài liệu, khoa học, hoạt hình...) có độ dài từ 61 phút trở lên Tập 40.000
2.5 Các loại khác (bao gồm cả sách điện tử) Tập 20.000
3 Tác phẩm mỹ thuật trên mọi chất liệu    
3.1 Tác phẩm mỹ thuật là đồ mới sản xuất Tác phẩm 10.000
3.2 Tác phẩm mỹ thuật là đồ giả cổ Tác phẩm 50.000
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Đơn đề nghị giám định văn hóa phẩm xuất khẩu (Mẫu đơn ký hiệu BM.GĐ ban hành kèm theo Thông tư 07/2012/TT-BVHTTDL ngày 17/6/2012).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị địnhsố 32/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 04 năm 2012 của Chính phủ về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh. Có hiệu lực từ ngày 01/6/2012.
- Thông tư số 07/2012/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 7 năm 2012 của Bộ Vắn hóa, Thể thao và Du lịch về việc hướng dẫn Nghị định số 32/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 04 năm 2012 của Chính phủ về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh. Có hiệu lực từ ngày 01/9/2012.
- Quyết định số 68/2006/QĐ-BTC ngày 06/12/2006 của Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định nội dung và lệ phí cấp phép xuất khẩu, nhập khẩu văn hoá phẩm. Có hiệu lực từ ngày 04/01/2007.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC
(nếu là cơ quan, tổ chức)
_________________
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
 
 ......., ngày  .....tháng .....năm .....
                       
 
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
GIÁM ĐỊNH VĂN HÓA PHẨM XUẤT KHẨU
___________________________
 
 
 
Kính gửi:  Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Quảng Ninh
 
Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân (đề nghị  cấp phép)......................................
.......................................................................................................................
Địa chỉ:..........................................................................................................
Điện thoại:.......................................Fax:.......................................................
 
Đề nghị………………(tên cơ quan cấp phép) cấp phép nhập khẩu văn hóa phẩm dưới đây:
Loại văn hoá phẩm:.......................................................................................
Số lượng:.......................................................................................................
Nội dung văn hoá phẩm:...............................................................................
Gửi từ:...........................................................................................................
Đến:...............................................................................................................
Mục đích sử dụng:.........................................................................................
Chúng tôi xin cam kết thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về xuất khẩu văn hóa phẩm./.
 
                                     Người đề nghị cấp phép
                                      (Nếu là cơ quan, tổ chức phải ký tên, đóng dấu)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
3. Thủ tục phê duyệt nội dung tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm nhiếp ảnh nhập khẩu
* Trình tự thực hiện
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân thuộc địa phương đề nghị phê duyệt nội dung tác phẩm nhập khẩu hồ sơ trực tiếp đến Trung tâm hành chính công.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị bổ sung đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ chuyển đến bước tiếp theo
- Bước 3: Sở Văn hóa và Thể thao có văn bản trả lời kết quả phê duyệt nội dung tác phẩm nhập khẩu. Trường hợp không phê duyệt nội dung tác phẩm phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Văn bản phê duyệt nội dung tác phẩm là cơ sở để tổ chức, cá nhân làm thủ tục nhập khẩu tại hải quan.
* Cách thức thực hiện: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ Trung tâm hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ
- Đơn đề nghị của Thương nhân nhập khẩu (Mẫu 02 tại Phụ lục II ban hành theo Thông tư số 28/2014/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư quy định về quản lý hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế thuộc diện quản lý chuyên ngành văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Hình ảnh tác phẩm nhập khẩu, nêu rõ chất liệu, kích thước, nguồn gốc của tác phẩm;
- Hồ sơ tài liệu chứng minh nguồn gốc hoặc tài liệu chứng minh tác phẩm được chủ sở hữu hoặc người sở hữu quyền cho phép nhập khẩu.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân, tổ chức
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản phê duyệt
* Lệ phí: theo quy định hiện hành của pháp luật
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị của Thương nhân nhập khẩu (Mẫu 02 tại Phụ lục II ban hành theo Thông tư số 28/2014/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư quy định về quản lý hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế thuộc diện quản lý chuyên ngành văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
 
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Thông tư số 28/2014/TT-BVHTTDL  ngày 31/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư quy định về quản lý hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế thuộc diện quản lý chuyên ngành văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Có hiệu lực từ ngày 01/3/2015.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

TÊN CÁ NHÂN, TỔ CHỨC
_______________
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập
- Tự do - Hạnh phúc
________________________________________________________
 
  …,  ngày … tháng … năm …
 
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Phê duyệt nội dung tác phẩm tạo hình/mỹ thuật ứng dụng/
 tác phẩm nhiếp ảnh nhập khẩu

 
 
 
  

Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
 
1. Tên thương nhân (ghi rõ tên đầy đủ và tên viết tắt):………………..
- Điện thoại:…… …………… Fax……………………………………
- Email:……………… ……………………………………………
2. Địa chỉ:……………………………………………………………
3. Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân (Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh) số………………………
4. Hồ sơ kèm theo (liệt kê các tài liệu kèm theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư này)……………………………………………………
5. Căn cứ Thông tư số 28/2014/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về quản lý mua bán hàng hóa quốc tế thuộc diện quản lý chuyên ngành văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và căn cứ quy định của pháp luật về quản lý tác phẩm tạo hình, mỹ thuật và nhiếp ảnh;
Đề nghị Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định và phê duyệt nội dung tác phẩm tạo hình/mỹ thuật ứng dụng/tác phẩm nhiếp ảnh đề nghị nhập khẩu dưới đây:
- Tên tác phẩm: .....................................................................................
- Nguồn gốc tác phẩm: ..........................................................................
- Chất liệu, kích thước tác phẩm: ...........................................................
- Nội dung tác phẩm: ............................................................................
6. Chúng tôi xin cam kết:
- Thực hiện đúng các quy định về nhập khẩu tác phẩm tạo hình/mỹ thuật ứng dụng/tác phẩm nhiếp ảnh;
- Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quản lý tác phẩm mỹ thuật, tạo hình và nhiếp ảnh;
- Chịu trách nhiệm về mọi vi phạm pháp luật về quyền tác giả và quyền liên quan;
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề nghị nhập khẩu./.
 
  
 
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA CÁ NHÂN TỔ CHỨC
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên đối với tổ chức)
(Ký, ghi rõ họ tên đối với cá nhân)
4. Thủ tục phê duyệt nội dung tác phẩm điện ảnh nhập khẩu
* Trình tự thực hiện: 
- Thương nhân có chức năng kinh doanh nhập khẩu phim, chiếu phim, phân phối phim thuộc địa phương đề nghị phê duyệt nội dung tác phẩm điện ảnh nhập khẩu lập, hoàn thiện hồ sơ hoặc đến Trung tâm Hành chính công tỉnh để được cung cấp, hướng dẫn lập hồ sơ theo quy định đối với các sản phẩm sau:
+ Phim tài liệu;
+ Phim khoa học;
+ Phim hoạt hình.
- Sở Văn hóa và Thể thao cấp Giấy phép phổ biến phim truyện khi năm trước liền kề, các cơ sở điện ảnh thuộc địa phương đáp ứng các điều kiện sau:
+ Sản xuất ít nhất 10 phim truyện nhựa được phép phổ biến;
+ Nhập khẩu ít nhất 40 phim truyện nhựa được phép phổ biến.
Nếu trong năm, địa phương không đáp ứng được hai điều kiện quy định trên thì năm kế tiếp Sở Văn hóa và Thể thao không còn thẩm quyền cấp Giấy phép phổ biến phim truyện.
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có văn bản thông báo cho Thương nhân đề nghị bổ sung đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
- Trong thời hạn 22 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có văn bản trả lời kết quả phê duyệt nội dung tác phẩm. Trường hợp không phê duyệt nội dung tác phẩm, cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Giấy phép phổ biến phim hoặc văn bản phê duyệt nội dung tác phẩm điện ảnh nhập khẩu do cơ quan có thẩm quyền cấp là căn cứ để Thương nhân làm thủ tục thông quan tại hải quan.
* Đối với các tác phẩm điện ảnh nhập khẩu để phát sóng trên truyền hình:
Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam, Giám đốc đài phát thanh - truyền hình cấp tỉnh được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm quyết định việc phát sóng trên đài truyền hình của mình tác phẩm điện ảnh do mình nhập khẩu.
* Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn đăng ký xét duyệt nội dung tác phẩm (Mẫu 03 tại Phụ lục II ban hành theo Thông tư số 28/2014/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư quy định về quản lý hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế thuộc diện quản lý chuyên ngành văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
+ Văn bản chứng minh nguồn gốc hợp pháp của tác phẩm hoặc sản phẩm;
+ Tác phẩm đề nghị xét duyệt nội dung để nhập khẩu;
+ Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết: 22 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Văn hóa và Thể thao.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Văn hóa và Thể thao.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.
* Lệ phí:
STT Loại Văn hoá phẩm Đơn vị tính Mức thu     (đồng)
1 Các loại ấn phẩm    
1.1 Sách, báo, tạp chí các loại Cuốn/tờ 10.000
1.2 Tranh in, ảnh, lịch các loại Cuốn/tờ 20.000
1.3 Các loại ấn phẩm khác Tác phẩm 5.000
2 Các sản phẩm nghe nhìn ghi trên mọi chất liệu    
2.1 Phim truyện có độ dài đến 100 phút Tập 50.000
2.2 Phim truyện có độ dài từ 101 phút trở lên Tập 80.000
2.3 Phim (tài liệu, khoa học, hoạt hình...) có độ dài đến 60 phút Tập 20.000
2.4 Phim (tài liệu, khoa học, hoạt hình...) có độ dài từ 61 phút trở lên Tập 40.000
2.5 Các loại khác (bao gồm cả sách điện tử) Tập 20.000
3 Tác phẩm mỹ thuật trên mọi chất liệu    
3.1 Tác phẩm mỹ thuật là đồ mới sản xuất Tác phẩm 10.000
3.2 Tác phẩm mỹ thuật là đồ giả cổ Tác phẩm 50.000
 
Ghi chú: Mức thu quy định trên đây là mức thẩm định lần đầu. Trường hợp kịch bản phim và phim có nhiều vấn đề phức tạp phải sửa chữa để thẩm định lại thì các lần sau thu bằng 50% mức thu tương ứng trên đây.
(Thông tư số 122/2013/TT-BTC ngày 28 tháng 8 năm 2013 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định kịch bản phim, phim, chương trình nghệ thuật biểu diễn; lệ phí cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh sản xuất phim, cấp giấy phép đặt văn phòng đại diện của cơ sở điện ảnh nước ngoài tại Việt Nam).
* Tên mẫu đơn, mẫu t khai: Đơn đăng ký xét duyệt nội dung tác phẩm (Mẫu 03 tại Phụ lục II ban hành theo Thông tư số 28/2014/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư quy định về quản lý hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế thuộc diện quản lý chuyên ngành văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Thông tư số 28/2014/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư quy định về quản lý hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế thuộc diện quản lý chuyên ngành văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Có hiệu lực từ ngày 01/3/2015.
- Thông tư số 122/2013/TT-BTC ngày 28 tháng 8 năm 2013 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lư và sử dụng phí thẩm định kịch bản phim, phim, chương trình nghệ thuật biểu diễn; lệ phí cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh sản xuất phim, cấp giấy phép đặt văn phòng đại diện của cơ sở điện ảnh nước ngoài tại Việt Nam. Có hiệu lực từ ngày 15/10/2013.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 


TÊN THƯƠNG NHÂN
_______________
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập
- Tự do - Hạnh phúc


 
  …,  ngày … tháng … năm …
 
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp giấy phép phê duyệt nội dung tác phẩm điện ảnh nhập khẩu
 
 
 
  
 
                   Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
 
1. Tên thương nhân (ghi rõ tên đầy đủ và tên viết tắt): ……………………
- Điện thoại:...................................................... Fax:....................................
- Email:..........................................................................................................
2. Địa chỉ:......................................................................................................
3. Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân (Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh...) số...........................
4. Hồ sơ kèm theo (liệt kê các tài liệu kèm theo quy định tại điểm d khoản 1 điều 8 Thông tư này)  
5. Căn cứ Thông tư số 28/2014/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về quản lý mua bán hàng hóa quốc tế thuộc diện quản lý chuyên ngành văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và căn cứ quy định của pháp luật về quản lý, lưu hành tác phẩm điện ảnh;
Đề nghị Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh thẩm định và phê duyệt nội dung tác phẩm điện ảnh nhập khẩu dưới đây:
- Cơ sở điện ảnh (tên cơ sở) đề nghị thẩm định............................................
- Bộ phim:.....................................................................................................
- Thể loại (truyện, tài liệu, khoa học, hoạt hình…):......................................
- Hãng sản xuất hoặc phát hành:...................................................................
- Nước sản xuất.............................................................................................
- Nhập phim qua đối tác................................................................................
- Biên kịch:....................................................................................................
- Đạo diễn......................................................................................................
- Quay phim:.................................................................................................
- Chất liệu phim trình duyệt (nhựa, băng hình, đĩa hình….):.......................
- Độ dài (tính bằng phút):..............................................................................
- Mầu sắc (mầu hoặc đen trắng):..................................................................
- Chủ sở hữu bản quyền:...............................................................................
- Tóm tắt nội dung (trong đó bao gồm: tên gốc nước ngoài của phim; năm sản xuất; ngôn ngữ gốc; tóm tắt nội dung phim và thông tin khác nếu có)…........
……………………………………………………………………………..
6. Chúng tôi xin cam kết:
- Thực hiện đúng các quy định tại Luật Điện ảnh số 62/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện ảnh số 31/2009/QH12 ngày 18 tháng 6 năm 2009 và các văn bản hướng dẫn liên quan;
- Chịu trách nhiệm về mọi vi phạm pháp luật về quyền tác giả và quyền liên quan.
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề nghị nhập khẩu./.
 
 
 
 
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
CỦA THƯƠNG NHÂN
 (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên đối với tổ chức)
(Ký, ghi rõ họ tên đối với cá nhân)
 

5. Thủ tục xác nhận danh mục sản phẩm nghe nhìn có nội dung vui chơi giải trí nhập khẩu
* Trình tự thực hiện: 
- Thương nhân có trụ sở chính tại địa phương (không có đăng ký hoạt động đầu tư hoặc chi nhánh tại tỉnh, thành phố khác) đề nghị nhập khẩu lập, hoàn thiện hồ sơ hoặc đến Trung tâm Hành chính công tỉnh để được cung cấp, hướng dẫn lập hồ sơ theo quy định.
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có văn bản thông báo cho Thương nhân đề nghị bổ sung đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ có văn bản trả lời kết quả chấp thuận hoặc từ chối đề nghị nhập khẩu của Thương nhân và nêu rõ lý do.
Văn bản chấp thuận của Sở Văn hóa và Thể thao là căn cứ để Thương nhân làm thủ tục nhập khẩu tại hải quan.
* Cách thức thực hiện: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn đề nghị nhập khẩu sản phẩm (Theo mẫu);
+ Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc các loại giấy tờ xác nhận tư cách pháp lý có giá trị tương đương khác và Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh (nếu có;
+ Hồ sơ tài liệu chứng minh nguồn gốc hợp pháp của sản phẩm hàng hóa đề nghị nhập khẩu (kèm theo văn bản dịch ra tiếng Việt);
+ Bản mô tả nội dung, hình ảnh, cách thức vận hành/sử dụng, chủng loại, số lượng, tính năng của từng loại hàng hóa và các thông tin liên quan khác đến sản phẩm nhập khẩu (nếu có);
+ Mẫu sản phẩm đề nghị nhập khẩu.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Văn hóa và Thể thao.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Văn hóa và Thể thao.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản chấp thuận.
* Lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị nhập khẩu sản phẩm (Mẫu 05 tại Phụ lục II ban hành theo Thông tư số 28/2014/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư quy định về quản lý hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế thuộc diện quản lý chuyên ngành văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Thông tư số 28/2014/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư quy định về quản lý hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế thuộc diện quản lý chuyên ngành văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

TÊN THƯƠNG NHÂN
_______________
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập
- Tự do - Hạnh phúc
________________________________________________________
 
  …,  ngày … tháng … năm …
 
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Xác nhận danh mục sản phẩm nghe nhìn
có nội dung vui chơi giải trí nhập khẩu

 
 
 
  
 
     Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
 
1. Tên thương nhân (ghi rõ tên đầy đủ và tên viết tắt):................................
- Điện thoại:........................................................ Fax....................................
- Email:………………………………………………………….……….....
2. Địa chỉ:......................................................................................................
3. Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân (Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy phép đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh...) số………
4. Hồ sơ kèm theo (liệt kê các tài liệu kèm theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 8 Thông tư này) 
5. Căn cứ Thông tư số 28/2014/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về quản lý mua bán hàng hóa quốc tế thuộc diện quản lý chuyên ngành văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và căn cứ quy định của pháp luật về nhập khẩu sản phẩm có nội dung văn hóa;
Đề nghị Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh xem xét, xác nhận danh mục sản phẩm nghe nhìn nhập khẩu dưới đây:
- Tên hàng hóa:..............................................................................................
- Số lượng và danh mục hàng hóa xin nhập khẩu:........................................
- Mô tả nội dung, đặc điểm, tính năng, chủng loại, cách thức sử dụng/vận hành của từng loại hàng hóa và các thông tin liên quan khác theo yêu cầu tại điểm b khoản 3 Điều 8 Thông tư này: …….
- Theo hợp đồng nhập khẩu số:.....................................................................
- Tại cửa khẩu:..............................................................................................
- Mục đích - địa điểm nhập khẩu/lắp đặt/sử dụng/phân phối:.......................
6. Chúng tôi xin cam kết:
- Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về các điều kiện nhập khẩu, lưu hành, phổ biến sản phẩm văn hóa;
- Chịu trách nhiệm về mọi vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ.
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề nghị nhập khẩu./.
 
 
 
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA THƯƠNG NHÂN
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên đối với tổ chức)
(Ký, ghi rõ họ tên đối với cá nhân)
VII. LĨNH VỰC THƯ VIỆN
1. Thủ tục đăng ký hoạt động thư viện tư nhân có vốn sách ban đầu từ 20.000 bản trở lên
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Người đứng tên thành lập thư viện gửi hồ sơ đăng ký hoạt động đến Sở Văn hóa và Thể thao qua Trung tâm hành chính công tỉnh.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao kiểm tra, thẩm định hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thư viện cho thư viện.
Trong trường hợp từ chối phải có ý kiến bằng văn bản và nêu rõ lý do.
* Cách thức thực hiện: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Trung tâm hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đăng ký hoạt động thư viện (Mẫu 1 ban hành kèm theo Nghị định số 02/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2009);
- Danh mục vốn tài liệu thư viện hiện có (Mẫu 2 ban hành kèm theo Nghị định số 02/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2009);
- Sơ yếu lý lịch của người đứng tên thành lập thư viện có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú;
- Nội quy thư viện.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.                    
* Phí, lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đăng ký hoạt động thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng (Mẫu 1 ban hành kèm theo Nghị định số 02/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2009).
- Bảng kê danh mục các tài liệu hiện có trong thư viện (Mẫu 2 ban hành kèm theo Nghị định số 02/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2009).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Có vốn tài liệu ban đầu về một hay nhiều môn loại tri thức khoa học với số lượng ít nhất là 500 bản sách và 1 tên ấn phẩm định kỳ, được xử lý theo quy tắc nghiệp vụ thư viện.
- Có diện tích đáp ứng yêu cầu về bảo quản vốn tài liệu và phục vụ công chúng với số lượng chỗ ngồi đọc ít nhất 10 chỗ, không ảnh hưởng tới trật tự, an toàn giao thông; đảm bảo vệ sinh môi trường và cảnh quan văn hóa.
- Có đủ phương tiện phòng cháy, chữa cháy và các trang thiết bị chuyên dùng ban đầu như giá, tủ để tài liệu; bàn, ghế cho người đọc; hộp mục lục hoặc bản danh mục vốn tài liệu thư viện để phục vụ tra cứu; tùy điều kiện cụ thể của thư viện có thể có các trang thiết bị hiện đại khác như máy tính, các thiết bị viễn thông.
- Người đứng tên thành lập và làm việc trong thư viện:
+ Người đứng tên thành lập thư viện phải có quốc tịch Việt Nam, đủ 18 tuổi trở lên; có đầy đủ năng lực pháp lý và năng lực hành vi; am hiểu về sách báo và lĩnh vực thư viện.
+ Người làm việc trong thư viện phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành thư viện - thông tin. Nếu tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác thì phải được bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ thư viện tương đương trình độ đại học thư viện - thông tin.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Pháp lệnh Thư viện số 31/2000/PL-UBTVQH10 ngày 28/12/2000. Có hiệu lực từ ngày 01/4/2001.
- Nghị định số 72/2002/NĐ-CP ngày 6/8/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành pháp lệnh Thư viện. Có hiệu lực từ ngày 21/8/2002.
- Nghị định số 02/2009/NĐ-CP ngày 6/01/2009 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng. Có hiệu lực từ ngày 21/02/2009.
 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

________________________________________________________



ĐƠN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG
THƯ VIỆN TƯ NHÂN CÓ PHỤC VỤ CỘNG ĐỒNG

 
 
Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
 
Tên tôi là:
- Sinh ngày/tháng/năm:
- Nam (nữ):
- Trình độ văn hóa:
- Trình độ chuyên môn:
- Hộ khẩu thường trú:
đứng tên thành lập thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng.
Tên thư viện:
Địa chỉ:                                     ; Số điện thoại:              ; Fax/E.mail:
Tổng số bản sách:                     ; Tổng số tên báo, tạp chí:
(tính đến thời điểm xin thành lập thư viện)
Diện tích thư viện:                      ; Số chỗ ngồi:
Nhân viên thư viện:
- Số lượng:
- Trình độ:
Nguồn kinh phí của thư viện:
Tôi làm đơn này đề nghị đăng ký hoạt động cho Thư viện …………… với…………………………………………………………………
 
  ………, ngày       tháng      năm
       Người làm đơn
          (ký tên)
 

BẢNG KÊ DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU
HIỆN CÓ TRONG THƯ VIỆN

_______________________
 
 
 
STT
 
Tên sách
 
Tên tác giả
Nhà xuất bản Năm xuất bản Nguồn gốc tài liệu Hình thức tài liệu (sách báo, CD-ROM…)
             
             
             
             
             
             
             
             
             
             
             
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
VIII. LĨNH VỰC GIA ĐÌNH
1. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ.
- Bước 2: Chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn
Cán bộ của Trung tâm hành chính công chuyển hồ sơ về phòng chuyên môn.
- Bước 3:
+ Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ và trình UBND tỉnh
Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
+ Ủy ban nhân dân tỉnh có văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận (nêu rõ lý do không chấp thuận)
- Bước 4: Ủy ban nhân dân tỉnh chuyển kết quả về Sở Văn hóa và Thể thao (qua Trung tâm Hành chính công tỉnh) để trả cho tổ chức, cá nhân.
* Cách thức thức hiện: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm hành chính công tỉnh hoặc gửi qua đường bưu điện.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình (theo mẫu số M4b, ban hành kèm theo Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL);
- Dự thảo Quy chế hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình. Quy chế phải có các nội dung cơ bản sau:
+ Mục tiêu, tên gọi, địa bàn và quy mô hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình;
+ Cơ cấu tổ chức, mối quan hệ trong chỉ đạo, điều hành của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình;
+ Trách nhiệm của người đứng đầu, nhân viên trực tiếp chăm sóc, tư vấn và những người khác làm việc tại cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình;
+ Trách nhiệm, quyền lợi của nạn nhân bạo lực gia đình khi được tiếp nhận vào cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình;
+ Nguyên tắc quản lý tài sản, tài chính và những quy định có tính chất hành chính phù hợp với đặc điểm của loại hình cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.
- Xác nhận bằng văn bản của Uỷ ban nhân xã, phường, thị trấn về địa điểm của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình có trụ sở hoạt động đặt trên địa bàn;
- Bản thuyết minh về nguồn lực tài chính, gồm những nội dung sau:
+ Tình hình tài chính hiện có của cơ sở (bao gồm: tiền mặt, tiền gửi có trong tài khoản tại ngân hàng, kho bạc); nguồn kinh phí nếu nhận từ nguồn tài trợ, cần nêu rõ tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân tài trợ, số tiền, hiện vật và thời gian tài trợ;
+ Nguồn tài chính được cam kết đảm bảo cho hoạt động của cơ sở (nếu có).
- Sơ yếu lý lịch của người đứng đầu cơ sở có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc cơ quan quản lý nhà nước quản lý người đứng đầu;
- Danh sách người làm việc tại cơ sở có xác nhận của người đứng đầu cơ sở, kèm theo bản sao Giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình (nếu có). Nếu chưa có Giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình thì trong hồ sơ phải nêu rõ kế hoạch tham gia tập huấn cho người làm việc.
b) Số lượng hồ sơ: 02 bộ.
* Thời hạn giải quyết: Thời gian thực hiện là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Văn hóa và Thể thao.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
1. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.
2. Quy chế hoạt động của cơ sở được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
* Lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Đơn đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình (mẫu số M4b, ban hành kèm theo Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Có nơi làm việc cố định, có nguồn kinh phí để đảm bảo hoạt động của cơ sở;
- Người đứng đầu cơ sở có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không thuộc các trường hợp đang trong thời gian chấp hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án hoặc quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở chữa bệnh, đưa vào cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
- Có nhân viên tư vấn và người làm việc tại cơ sở đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại Điều 15 Nghị định số 08/2009/NĐ-CP, gồm các tiêu chuẩn:
+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có phẩm chất đạo đức tốt;
+ Có kiến thức và kinh nghiệm phù hợp với lĩnh vực tư vấn và hỗ trợ nạn nhân;
+ Có chứng chỉ nghiệp vụ chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình.
+ Người làm việc tại cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình phải được tập huấn về phòng, chống bạo lực gia đình.
- Cơ sở có diện tích tối thiểu là 30m2, có phòng được bố trí là nơi tạm lánh cho nạn nhân bạo lực gia đình, đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh, môi trường;
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:       
- Luật Phòng, chống bạo lực gia đình số 02/2007/QH12 được Quốc hội thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2007. Có hiệu lực từ ngày 01/7/2008;
- Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Có hiệu lực từ ngày 21/3/2009;
- Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định chi tiết về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; tiêu chuẩn của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn, chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc, tư vấn và tập huấn phòng, chống bạo lực          gia đình. Có hiệu lực từ ngày 30/4/2010.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_____________________________________________________________
 
                                                            .........., ngày......tháng.......năm......
.
ĐƠN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG
CỦA CƠ SỞ HỖ TRỢ NẠN NHÂN BẠO LỰC GIA ĐÌNH
 
 
Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
 
Căn cứ Luật Phòng, chống bạo lực gia đình ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình;
Căn cứ Thông tư số.../2010/TT-BVHTTDL ngày... tháng ... năm 2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hướng dẫn về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; tiêu chuẩn của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn, chứng chỉ nghiệp vụ chăm sóc, tư vấn và tập huấn phòng, chống bạo lực gia đình.
Sau khi đã xây dựng dự thảo Quy chế hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình với tên gọi là …………………………...…………….…............
Chúng tôi gồm1:
- Họ và tên (viết bằng chữ in hoa):…………………………………………..
- Năm sinh:…………………………………………………………………..
- Địa chỉ thường trú: .......................................................................................
- Số chứng minh nhân dân/hộ chiếu: ……………………………….……….
Ngày cấp: …………...….. nơi cấp ……………..........................................
- Quốc tịch: ………………………………………………………………….
- Trình độ học vấn …………………………………………………………..
Làm đơn này đề nghị cơ quan có thẩm quyền, kèm theo các loại giấy tờ cần thiết theo quy định, đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, hoạt động trong phạm vi địa phương (tỉnh/huyện), trụ sở tại:............................................................................................................................
Hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình của chúng tôi chắc chắn sẽ góp phần vào việc phòng, chống bạo lực gia đình tại địa phương.
Chúng tôi (tôi) cam kết thực hiện đúng Quy chế hoạt động của cơ sở được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các quy định của pháp luật hiện hành.
 
Đại diện tổ chức, cá nhân xin
đăng ký hoạt động của cơ sở

(ký tên)
[1] Nếu là tập thể thì ghi rõ thông tin các thành viên sáng lập

2. Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Sở Văn hóa và Thể thao gửi văn bản kèm 01 bộ hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét cấp giấy chứng nhận.
+ Trường hợp không cấp giấy chứng nhận, UBND tỉnh có văn bản trả lời và nêu rõ lý do
- Bước 4: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 5: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công tỉnh hoặc gửi qua đường bưu điện.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình (theo mẫu M8b ban hành kèm theo TT 23/2014/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2014 của Bộ VHTTDL);
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cũ (trong trường hợp bị rách hoặc hư hỏng);
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hoặc quy chế hoạt động được phê duyệt (trong trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bị mất).
b) Số lượng hồ sơ: 02 bộ.
* Thời hạn giải quyết: Thời gian thực hiện là 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình (cấp lại).
* Lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình (theo mẫu M8b ban hành kèm theo TT 23/2014/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2014 của Bộ VHTTDL);
* Điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định chi tiết về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; tiêu chuẩn của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn, chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc, tư vấn và tập huấn phòng, chống bạo lực          gia đình. Có hiệu lực từ ngày 30/4/2010.
- Thông tư số 23/2014/TT-BVHTTDL ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; tiêu chuẩn của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn; chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc,  tư vấn và tập huấn phòng, chống bạo lực gia đình.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Mẫu số M8b (Theo Thông tư số 23/2014/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2014)
 
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
 
.........., Ngày...... tháng....... năm........
 
 ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG
CỦA CƠ SỞ HỖ TRỢ NẠN NHÂN BẠO LỰC GIA ĐÌNH
 
 
Kính gửi:..........................................................
 
 
- Họ và tên (viết bằng chữ in hoa):…………………………………………..
- Năm sinh:…….....…………………………………………………………
- Địa chỉ thường trú: .......................................................................................
- Số chứng minh nhân dân/hộ chiếu:……………… ngày cấp:…………….. nơi cấp ……………................................................................................................
Quốc tịch: …………………………………………………………………
- Đại diện Cơ sở:…………………………………………………………….
Làm đơn này đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.
Lý do đề nghị cấp lại: Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở bị ………………..(mất, rách nát, hư hỏng).
Cam kết của cơ sở:
- Trung thực trong việc đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở;
- Thực hiện đúng Quy chế hoạt động của cơ sở được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các quy định của pháp luật hiện hành.
 
Đại diện tổ chức, cá nhân xin
       đăng ký hoạt động của cơ sở

(ký tên)
 
 
 
 
 
 
 
3. Đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ.
- Bước 2: Chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn
Cán bộ của Trung tâm hành chính công chuyển hồ sơ về phòng chuyên môn.
- Bước 3:
+ Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ và trình Ủy ban nhân dân tỉnh
Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
+ Uỷ ban nhân dân tỉnh cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cho cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.
- Bước 4: Ủy ban nhân dân tỉnh chuyển kết quả về Sở Văn hóa và Thể thao (qua Trung tâm Hành chính công tỉnh) để trả cho tổ chức, cá nhân
Trường hợp từ chối đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thì Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phải nêu rõ lý do bằng văn bản.
* Cách thức thực hiện: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm hành chính công tỉnh hoặc gửi qua đường bưu điện.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động (theo mẫu M8b1 ban hành kèm theo Thông tư 23/2014/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2014 của Bộ VHTTDL);
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đã được cấp cho cơ sở;
- Các giấy tờ liên quan đến nội dung thay đổi (tên gọi, địa chỉ, người đứng đầu, nội dung hoạt động);
- Dự thảo Quy chế hoạt động sửa đổi, bổ sung của cơ sở (nếu có sửa đổi, bổ sung).
b) Số lượng hồ sơ: 02 bộ.
* Thời hạn giải quyết: Thời gian thực hiện là 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
 
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
1. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.
2. Quy chế hoạt động sửa đổi, bổ sung của cơ sở được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt (trường hợp Quy chế hoạt động được sửa đổi, bổ sung)
* Lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động (theo mẫu M8b1 ban hành kèm theo Thông tư 23/2014/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2014 của Bộ VHTTDL);
* Điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.                   
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Có hiệu lực từ ngày 21/3/2009;
- Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định chi tiết về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; tiêu chuẩn của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn, chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc, tư vấn và tập huấn phòng, chống bạo lực          gia đình. Có hiệu lực từ ngày 30/4/2010.
- Thông tư số 23/2014/TT-BVHTTDL ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; tiêu chuẩn của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn; chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc,  tư vấn và tập huấn phòng, chống bạo lực gia đình.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
 
.........., ngày...... tháng....... năm........
 
 ĐƠN ĐỀ NGHỊ
ĐỔI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG
CỦA CƠ SỞ HỖ TRỢ NẠN NHÂN BẠO LỰC GIA ĐÌNH
 
 
 
 
 
Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
 
- Họ và tên (viết bằng chữ in hoa):……………………………………
- Đại diện Cơ sở:……………………………………………………
- Năm sinh:…………………………………………………………
- Địa chỉ thường trú: ................................................................................
- Số chứng minh nhân dân/hộ chiếu:……………… ngày cấp:…………….. nơi cấp …………….......................................................
Quốc tịch: ……………………………………………………………
- Đại diện Cơ sở:…………………………………………………
Làm đơn này đề nghị cơ quan có thẩm quyền đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.
Lý do đề nghị cấp đổi: Cơ sở có nhu cầu thay đổi …………………….(tên gọi, người đứng đầu, địa điểm đặt trụ sở).
Cam kết của Cơ sở:
- Việc đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở không nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cũng như các hoạt động khác;
- Thực hiện đúng Quy chế hoạt động của cơ sở được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các quy định của pháp luật hiện hành.
 
Đại diện tổ chức, cá nhân xin
đăng ký hoạt động của cơ sở

(ký tên)
 
 
 
 
 
 
4. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ.
- Bước 2: Chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn
Cán bộ của Trung tâm hành chính công chuyển hồ sơ về phòng chuyên môn.
- Bước 3:
+ Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ và trình UBND tỉnh
Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
+ Ủy ban nhân dân tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cho cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình (trường hợp từ chối nêu rõ lý do bằng văn bản)
- Bước 4: Ủy ban nhân dân tỉnh chuyển kết quả về Sở Văn hóa và Thể thao (qua Trung tâm Hành chính công tỉnh) để trả cho tổ chức, cá nhân.
* Cách thức thức hiện: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Trung tâm hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đăng ký hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình (mẫu số M4a, ban hành kèm theo Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL);
- Dự thảo Quy chế hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình. Quy chế phải có các nội dung cơ bản sau:
+ Mục tiêu, tên gọi, địa bàn và quy mô hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình;
+ Cơ cấu tổ chức, mối quan hệ trong chỉ đạo, điều hành của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình;
+ Trách nhiệm của người đứng đầu, nhân viên trực tiếp chăm sóc, tư vấn và những người khác làm việc tại cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình;
+ Trách nhiệm, quyền lợi của người gây bạo lực gia đình khi được tiếp nhận vào cơ sở tư vấn về phòng chống bạo lực gia đình;
+ Nguyên tắc quản lý tài sản, tài chính và những quy định có tính chất hành chính phù hợp với đặc điểm của loại hình cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.
- Xác nhận bằng văn bản của Uỷ ban nhân xã, phường, thị trấn về địa điểm của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình có trụ sở chính hoạt động đặt trên địa bàn;
- Bản thuyết minh về nguồn lực tài chính, gồm những nội dung sau:
+ Tình hình tài chính hiện có của cơ sở (bao gồm: tiền mặt, tiền gửi có trong tài khoản tại ngân hàng, kho bạc); nguồn kinh phí nếu nhận từ nguồn tài trợ, cần nêu rõ tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân tài trợ, số tiền, hiện vật và thời gian tài trợ;
+ Nguồn tài chính được cam kết đảm bảo cho hoạt động của cơ sở (nếu có).
- Sơ yếu lý lịch của người đứng đầu cơ sở có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc cơ quan quản lý nhà nước quản lý người đứng đầu;
- Danh sách người làm việc tại cơ sở có xác nhận của người đứng đầu cơ sở, kèm theo bản sao Giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình (nếu có). Nếu chưa có Giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình thì trong hồ sơ phải nêu rõ kế hoạch tham gia tập huấn cho người làm việc.
b). Số lượng hồ sơ: 03 bộ. Trong đó:
+ 02 bộ nộp tại Sở Văn hóa và Thể thao.
+ 01 bộ lưu tại cơ sở.
* Thời hạn giải quyết: Thời gian thực hiện là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
1. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình.
2. Quy chế hoạt động của cơ sở được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
* Lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đăng ký hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình (mẫu số M4a, ban hành kèm theo Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Có nơi làm việc cố định, có nguồn kinh phí để đảm bảo hoạt động của cơ sở;
- Người đứng đầu cơ sở có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không thuộc các trường hợp đang trong thời gian chấp hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án hoặc quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở chữa bệnh, đưa vào cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
- Có nhân viên tư vấn và người làm việc tại cơ sở đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại Điều 15 Nghị định số 08/2009/NĐ-CP, gồm các tiêu chuẩn:
+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có phẩm chất đạo đức tốt;
+ Có kiến thức và kinh nghiệm phù hợp với lĩnh vực tư vấn và hỗ trợ nạn nhân;
+ Có chứng chỉ nghiệp vụ tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình;
+ Người làm việc tại cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình phải được tập huấn về phòng, chống bạo lực gia đình.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Phòng, chống bạo lực gia đình số 02/2007/QH12 được Quốc hội thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2007. Có hiệu lực từ ngày 01/7/2008;
- Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Có hiệu lực từ ngày 21/3/2009;
- Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định chi tiết về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; tiêu chuẩn của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn, chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc, tư vấn và tập huấn phòng, chống bạo lực gia đình. Có hiệu lực từ ngày 30/4/2010.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
                                                     .........., ngày......tháng.......năm........
 
ĐƠN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG
CỦA CƠ SỞ TƯ VẤN VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH
 
 
 
 
Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
 
Căn cứ Luật phòng, chống bạo lực gia đình ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình;
Căn cứ Thông tư số..../2010/TT-BVHTTDL ngày... tháng....năm 2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hướng dẫn về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; tiêu chuẩn của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn, chứng chỉ nghiệp vụ chăm sóc, tư vấn và tập huấn phòng, chống bạo lực gia đình.
Sau khi đã xây dựng dự thảo Quy chế hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình với tên gọi là ……………….……………........…
Chúng tôi gồm1:
- Họ và tên (viết bằng chữ in hoa):……………………………......
- Năm sinh:………………………………………………………......
- Địa chỉ thường trú: ....................................................................................
- Số chứng minh nhân dân/hộ chiếu:………................................................  ngày cấp:……………........................ nơi cấp ……………....................................
- Quốc tịch: ………………………………………………………….....
- Trình độ học vấn ………………………………………………..........
Làm đơn này đề nghị cơ quan có thẩm quyền, kèm theo các loại giấy tờ cần thiết theo quy định, đăng ký hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình, hoạt động trong phạm vi2………………..,.........................có trụ sở đặt tại:...........................................................................................................
Hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình của chúng tôi chắc chắn sẽ góp phần vào việc phòng, chống bạo lực gia đình tại địa phương.
Chúng tôi (tôi) cam kết thực hiện đúng Quy chế hoạt động của cơ sở được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các quy định của pháp luật hiện hành.
 
     Đại diện tổ chức, cá nhân xin
     đăng ký hoạt động của cơ sở
 
[1]Nếu là tập thể sáng lập ghi rõ từng thành viên theo thông tin trên
2Toàn quốc/tỉnh/huyện
 
5. Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Sở Văn hóa và Thể thao gửi văn bản kèm 01 bộ hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét cấp giấy chứng nhận.
+ Trường hợp không cấp giấy chứng nhận, UBND tỉnh có văn bản trả lời và nêu rõ lý do
- Bước 4: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 5: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình (theo mẫu M8a, ban hành kèm theo Thông tư số 23/2014/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2014 của Bộ VHTTDL);
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cũ (trong trường hợp bị rách hoặc hỏng);
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hoặc quy chế hoạt động được phê duyệt (trong trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bị mất).
b) Số lượng hồ sơ: 01
* Thời hạn giải quyết: Thời gian thực hiện là 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình(cấp lại).
* Lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng chống bạo lực gia đình (Mẫu M8a, ban hành kèm theo TT 23/2014/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2014 của Bộ VHTTDL).
* Điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định chi tiết về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; tiêu chuẩn của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn, chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc, tư vấn và tập huấn phòng, chống bạo lực          gia đình. Có hiệu lực từ ngày 30/4/2010.
- Thông tư số 23/2014/TT-BVHTTDL ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; tiêu chuẩn của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn; chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc,  tư vấn và tập huấn phòng, chống bạo lực gia đình.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
 
.........., Ngày...... tháng....... năm........
 
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG
CỦA CƠ SỞ TƯ VẤN VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH
 
 
Kính gửi:..........................................................
 
- Họ và tên (viết bằng chữ in hoa):…………………………………………..
- Năm sinh:………………………………………………………………….
- Địa chỉ thường trú: .......................................................................................
- Số chứng minh nhân dân/hộ chiếu:……………… ngày cấp:…………….. nơi cấp ……………................................................................................................
Quốc tịch: …………………………………………………………………...
- Đại diện Cơ sở:…………………………………………………………….
Làm đơn này đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình.
Lý do đề nghị cấp lại: Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở bị ………………..(mất, rách nát, hư hỏng).
Cam kết của Cơ sở:
- Trung thực trong việc đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở;
- Thực hiện đúng Quy chế hoạt động của cơ sở được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các quy định của pháp luật hiện hành.
 
Đại diện tổ chức, cá nhân xin
đăng ký hoạt động của cơ sở

(Ký tên)
 
 
 
 
 
 
 
 
6. Đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ.
- Bước 2: Chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn
Cán bộ của Trung tâm hành chính công chuyển hồ sơ về phòng chuyên môn.
- Bước 3:
+ Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ và trình Ủy ban nhân dân tỉnh
Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
+ Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cho cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình.
Trường hợp từ chối đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thì Uỷ ban nhân dân tỉnh phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
 Quy chế hoạt động sửa đổi, bổ sung của cơ sở được cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động phê duyệt đồng thời với việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cho cơ sở.
* Cách thức thực hiện: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Trung tâm hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình (theo mẫu M8a1, ban hành kèm theo thông tư số 23/2014/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2014 của Bộ VHTTDL);
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đã được cấp cho cơ sở;
- Các giấy tờ liên quan đến nội dung thay đổi (tên gọi, địa chỉ, người đứng đầu, nội dung hoạt động);
- Dự thảo Quy chế hoạt động sửa đổi, bổ sung của cơ sở (nếu có sửa đổi, bổ sung).
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
* Thời hạn giải quyết: Thời gian thực hiện là 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Uỷ ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
1. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cho cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình.
2. Quy chế hoạt động sửa đổi, bổ sung của cơ sở được cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động phê duyệt (trường hợp Quy chế hoạt động được sửa đổi, bổ sung).
* Lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình (theo mẫu M8a1, ban hành kèm theo thông tư số 23/2014/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2014 của Bộ VHTTDL);
* Điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Có hiệu lực từ ngày 21/3/2009;
- Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định chi tiết về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; tiêu chuẩn của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn, chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc, tư vấn và tập huấn phòng, chống bạo lực gia đình. Có hiệu lực từ ngày 30/4/2010.
- Thông tư số 23/2014/TT-BVHTTDL ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; tiêu chuẩn của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn; chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc,  tư vấn và tập huấn phòng, chống bạo lực gia đình.
 
 
 
 
 
 
 
 
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
 
.........., ngày...... tháng....... năm........
 
 ĐƠN ĐỀ NGHỊ
ĐỔI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG
CỦA CƠ SỞ TƯ VẤN VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH
 
 
 
 
 
Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
 
- Họ và tên (viết bằng chữ in hoa):……………………………………
- Năm sinh:……………………………………………………
- Địa chỉ thường trú: ................................................................................
- Số chứng minh nhân dân/hộ chiếu:……………… ngày cấp:…………….. nơi cấp ……………......................................................
Quốc tịch: ……………………………………………
- Đại diện Cơ sở:……………………………………………………
Làm đơn này đề nghị cơ quan có thẩm quyền đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình.
Lý do đề nghị cấp đổi: Cơ sở có nhu cầu thay đổi ……………………………....... (tên gọi, người đứng đầu, địa điểm của trụ sở).
Cam kết của Cơ sở:
- Việc đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở không nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cũng như các hoạt động khác;
- Thực hiện đúng Quy chế hoạt động của cơ sở được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các quy định của pháp luật hiện hành.
 
Đại diện tổ chức, cá nhân xin
đăng ký hoạt động của cơ sở

(Ký tên)
 
 
 
 
 
 
 
7. Cấp Giấy chứng nhận nghiệp vụ về chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Định kỳ hằng năm hoặc trên cơ sở căn cứ vào số lượng người đăng ký thi lấy Chứng nhận nghiệp vụ về chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình; Chứng chỉ tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình, Sở Văn hoá và Thể thao thông báo ít nhất trên một tờ báo hàng ngày của trung ương hoặc địa phương trong ba số liên tiếp về việc tổ chức thi và lập danh sách những người có điểm thi đạt yêu cầu đề nghị Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao cấp Chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc; Chứng nhận nghiệp vụ tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình.
- Bước 2: Sở Văn hoá và Thể thao thành lập hội đồng thi và đánh giá kết quả thi.
- Bước 3: Cá nhân có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình gửi hồ sơ đăng ký tham dự kỳ thi tới Sở Văn hóa và Thể thao để  tham gia kỳ thi do Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức.
- Bước 4: Sở Văn hóa và Thể thao lập danh sách những người có điểm thi đạt yêu cầu  để cấp Giấy chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình.
* Cách thức thực hiện: Cá nhân nộp hồ sơ tại Trung tâm hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đăng ký tham dự kiểm tra;
- Giấy xác nhận đã qua khóa đào tạo tập huấn nghiệp vụ chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình;
- Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan nơi người đó công tác hoặc của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú;
- 02 ảnh cỡ 3x4cm.
b) Số lượng hồ sơ: 02 bộ.
* Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Văn hóa và Thể thao.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hoá và Thể thao.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Giấy chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình.
* Lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
* Điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:       
- Có Giấy chứng nhận đã qua đào tạo, tập huấn nghiệp vụ chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình;
- Đạt điểm tối thiểu là 50 điểm trở lên trong thang điểm 100 của mỗi môn thi do Sở Văn hóa, Thể thao tổ chức.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Có hiệu lực từ ngày 21/3/2009;
- Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao Quy định chi tiết về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; tiêu chuẩn của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn, chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc, tư vấn và tập huấn phòng, chống bạo lực gia đình. Có hiệu lực từ ngày 30/4/2010
 
 
 
 
 
8. Cấp Giấy chứng nhận nghiệp vụ tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1:  Định kỳ hằng năm hoặc trên cơ sở căn cứ vào số lượng người đăng ký thi lấy Chứng nhận nghiệp vụ về chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình; Chứng chỉ tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình, Sở Văn hoá và Thể thao thông báo ít nhất trên một tờ báo hàng ngày của trung ương hoặc địa phương trong ba số liên tiếp về việc tổ chức thi và lập danh sách những người có điểm thi đạt yêu cầu để cấp Chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc; Chứng nhận nghiệp vụ tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình.
- Bước 2: Cá nhân có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận nghiệp vụ tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình, căn cứ vào Thông báo về việc tổ chức thi lấy chứng nhận nghiệp vụ về chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình của Sở Văn hóa và Thể thao trên báo hàng ngày của Trung ương hoặc của địa phương, gửi hồ sơ đăng ký tham dự kỳ thi tới Sở Văn hóa và Thể thao để tham gia kỳ thi do Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức.
- Bước 3: Sở Văn hoá và Thể thao thành lập hội đồng thi và đánh giá kết quả thi.
- Bước 4: Sở Văn hóa và Thể thao lập danh sách những người có điểm thi đạt yêu cầu  để cấp Giấy chứng nhận nghiệp tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình.
* Cách thức thực hiện: Cá nhân nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đăng ký tham dự kiểm tra;
- Giấy xác nhận đã qua khóa đào tạo tập huấn nghiệp vụ tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình;
- Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan nơi người đó công tác hoặc của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú;
- 02 ảnh cỡ 3x4cm.
b) Số lượng hồ sơ: 01.
* Thời hạn giải quyết: Trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Văn hóa và Thể thao.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hoá và Thể thao.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Giấy chứng nhận nghiệp vụ tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình.
* Lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
* Điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Có Giấy chứng nhận đã qua đào tạo, tập huấn nghiệp vụ tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình;
- Đạt điểm tối thiểu là 50 điểm trở lên trong thang điểm 100 của mỗi môn thi do Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh tổ chức.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Có hiệu lực từ ngày 21/3/2009;
- Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định chi tiết về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; tiêu chuẩn của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn, chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc, tư vấn và tập huấn phòng, chống bạo lực gia đình. Có hiệu lực từ ngày 30/4/2010.
 
 
 
 
 
9. Cấp Thẻ nhân viên chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 4: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện: Cá nhân nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp Thẻ nhân viên chăm sóc;
- Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp;
- Giấy xác nhận quá trình công tác hoặc hoạt động trong lĩnh vực tư vấn của cơ quan, tổ chức nơi người đó công tác hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú;
- Bản sao chứng thực Chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình;
- 02 ảnh cỡ 3 x 4cm.
b) Số lượng hồ sơ: 02 bộ.
* Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Văn hóa và Thể thao.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hoá và Thể thao.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Thẻ nhân viên chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình.
* Lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
* Điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
 - Tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức: có phẩm chất đạo đức tốt, không vi phạm pháp luật hoặc vi phạm nhưng đã được xóa án tích; trong quá trình hành nghề phải tuân thủ quy chế hoạt động của cơ sở và các quy định khác của pháp luật;
- Tiêu chuẩn về kiến thức:
+ Có bằng tốt nghiệp phổ thông trung học trở lên. Tiêu chuẩn này chỉ áp dụng đối với những nhân viên chăm sóc tại các cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, được cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 17 Nghị định số 08/2009/NĐ-CPngày 04 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình;
+ Có chứng chỉ nghiệp vụ chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình do Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch cấp.
- Tiêu chuẩn về kinh nghiệm: có ít nhất 01 năm hoạt động trong một hoặc các lĩnh vực tư vấn về pháp luật, tâm lý, chăm sóc y tế, được cơ quan, tổ chức nơi người đó công tác hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Phòng, chống bạo lực gia đình số 02/2007/QH12 được Quốc hội thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2007. Có hiệu lực từ ngày 01/7/2008;
- Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Có hiệu lực từ ngày 21/3/2009;
- Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định chi tiết về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; tiêu chuẩn của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn, chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc, tư vấn và tập huấn phòng, chống bạo lực gia đình. Có hiệu lực từ ngày 30/4/2010.
 
10. Cấp lại Thẻ nhân viên chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 4: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện: Cá nhân nộp hồ sơ tại Trung tâm hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp lại thẻ;
- Thẻ cũ (trong trường hợp thẻ bị rách hoặc hư hỏng);
- Bản sao chứng thực Chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc.
- 02 ảnh cỡ 3 x 4cm
b) Số lượng hồ sơ: 02 bộ.
* Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Văn hóa và Thể thao.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hoá và Thể thao.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Thẻ nhân viên chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình (cấp lại).
* Lệ phí: Không.
* Mẫu đơn, mẫu tờ khai:Không.
* Điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Phòng, chống bạo lực gia đình số 02/2007/QH12 được Quốc hội thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2007. Có hiệu lực từ ngày 01/7/2008;
- Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Có hiệu lực từ ngày 21/3/2009;
- Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định chi tiết về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; tiêu chuẩn của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn, chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc, tư vấn và tập huấn phòng, chống bạo lực gia đình. Có hiệu lực từ ngày 30/4/2010.
 
11. Cấp Thẻ nhân viên tư vấn phòng, chống bạo lực gia đình
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 4: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện: Cá nhân nộp hồ sơ tại Trung tâm hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
-  Đơn đề nghị cấp Thẻ nhân viên tư vấn;
- Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp;
- Giấy xác nhận quá trình công tác hoặc hoạt động trong lĩnh vực tư vấn của cơ quan, tổ chức nơi người đó công tác hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú;
- Bản sao chứng thực Chứng nhận nghiệp vụ tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình;
- 02 ảnh cỡ 3 x 4cm.
b) Số lượng hồ sơ: 02 bộ.
* Thời hạn giải quyết: Thời gian thực hiện là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Văn hóa và Thể thao.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hoá và Thể thao.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Thẻ nhân viên tư vấn.
* Lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
* Điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
1. Tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức: có phẩm chất đạo đức tốt, không vi phạm pháp luật hoặc vi phạm nhưng đã được xóa án tích; trong quá trình hành nghề phải tuân thủ quy chế hoạt động của cơ sở và các quy định khác của pháp luật.
2. Tiêu chuẩn về kiến thức:
- Có bằng tốt nghiệp phổ thông trung học trở lên. Tiêu chuẩn này chỉ áp dụng đối với những nhân viên tư vấn tại các cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình được cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 17 Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình;
- Có chứng chỉ tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình do Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch cấp.
3. Tiêu chuẩn về kinh nghiệm: có ít nhất 01 năm hoạt động trong một hoặc các lĩnh vực tư vấn về pháp luật, tâm lý, chăm sóc y tế, được cơ quan, tổ chức nơi người đó công tác hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.
 
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Phòng, chống bạo lực gia đình số 02/2007/QH12 được Quốc hội thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2007. Có hiệu lực từ ngày 01/7/2008;
- Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Có hiệu lực từ ngày 21/3/2009;
- Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định chi tiết về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; tiêu chuẩn của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn, chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc, tư vấn và tập huấn phòng, chống bạo lực          gia đình. Có hiệu lực từ ngày 30/4/2010.
 
12. Cấp lại Thẻ nhân viên tư vấn phòng, chống bạo lực gia đình
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 4: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện: Cá nhân nộp hồ sơ tại Trung tâm hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp lại Thẻ nhân viên tư vấn;
- Thẻ cũ (trong trường hợp thẻ bị rách hoặc hư hỏng);
- Bản sao chứng thực Giấy Chứng nhận nghiệp vụ tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình.
- 02 ảnh cỡ 3 x 4cm
b) Số lượng hồ sơ: 02 bộ.
* Thời hạn giải quyết: Thời gian thực hiện là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Văn hóa và Thể thao.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hoá và Thể thao.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Thẻ nhân viên tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình (cấp lại).
* Lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
* Điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Phòng, chống bạo lực gia đình số 02/2007/QH12 được Quốc hội thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2007. Có hiệu lực từ ngày 01/7/2008;
- Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Có hiệu lực từ ngày 21/3/2009;
- Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định chi tiết về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; tiêu chuẩn của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn, chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc, tư vấn và tập huấn phòng, chống bạo lực gia đình. Có hiệu lực từ ngày 30/4/2010.
 
IX. LĨNH VỰC QUẢN LÝ SỬ DỤNG VŨ KHÍ, SÚNG SĂN, VẬT LIỆU NỔ, CÔNG CỤ HỖ TRỢ
1. Thủ tục cho phép tổ chức triển khai sử dụng vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thể thao, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ còn tính năng, tác dụng được sử dụng làm đạo cụ
* Trình tự thực hiện: 
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 4: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công tỉnh hoặc gửi qua đường bưu điện.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn đề nghị cho phép tổ chức triển khai sử dụng vũ khí quân dụng/súng săn/vũ khí thể thao/vật liệu nổ/công cụ hỗ trợ để làm đạo cụ (theo mẫu số 02 ban hành theo Thông tư số 06/2015/TT-BVHTTDL ngày 08/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư quy định trình tự, thủ tục tiếp nhận hồ sơ cấp Giấy phép mang vũ khí, công cụ hỗ trợ vào, ra khỏi lãnh thổ Việt Nam để trưng bày, triển lãm trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật; trình tự, thủ tục cho phép triển khai sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ làm đạo cụ).
+ Bản sao chứng thực quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cơ quan, tổ chức hoạt động văn hóa, nghệ thuật;
+ Kịch bản phim hoặc Bản nội dung chương trình biểu diễn nghệ thuật.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Văn hóa và Thể thao.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Văn hóa và Thể thao.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản trả lời.
* Lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cho phép triển khai sử dụng vũ khí quân dụng/súng săn/vũ khí thể thao/vật liệu nổ/công cụ hỗ trợ để làm đạo cụ (theo mẫu 02 ban hành theo Thông tư số 06/2015/TT-BVHTTDL ngày 08/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư quy định trình tự, thủ tục tiếp nhận hồ sơ cấp Giấy phép mang vũ khí, công cụ hỗ trợ vào, ra khỏi lãnh thổ Việt Nam để trưng bày, triển lãm trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật; trình tự, thủ tục cho phép triển khai sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ làm đạo cụ).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Thông tư liên tịch số 24/2014/TTLT-BVHTTDL-BCA ngày 30 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ trưởng Bộ Công an quy định quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ làm đạo cụ hoặc để trưng bày, triển lãm trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật. Có hiệu lực từ ngày 01/3/2015.
- Thông tư số 30/2012/TT-BCA ngày 29 tháng 5 năm 2012 của Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ và Nghị định số 25/2012/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2012 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. Có hiệu lực từ ngày 20/7/2012.
Thông tư số 06/2015/TT-BVHTTDL ngày 08/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư quy định trình tự, thủ tục tiếp nhận hồ sơ cấp Giấy phép mang vũ khí, công cụ hỗ trợ vào, ra khỏi lãnh thổ Việt Nam để trưng bày, triển lãm trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật; trình tự, thủ tục cho phép triển khai sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ làm đạo cụ. Có hiệu lực từ ngày 01/9/2015.
 

CƠ QUAN CHỦ QUẢN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CƠ QUAN, TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

……….., ngày…… tháng……. năm …….
 
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP TRIỂN KHAI SỬ DỤNG
VŨ KHÍ QUÂN DỤNG/SÚNG SĂN/VŨ KHÍ THỂ THAO/
VẬT LIỆU NỔ/CÔNG CỤ HỖ TRỢ ĐỂ LÀM ĐẠO CỤ
 
 
 
  
 
Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
 
 
1. Tên cơ quan/tổ chức (ghi bằng chữ  in hoa): ...........................................
2. Địa chỉ trụ sở chính: .................................................................................
Điện thoại:...........................……- Fax:........................................................
Website:................................................... - Email:........................................
3. Họ tên người đại diện theo pháp luật của cơ quan/tổ chức:…..…………
Giới tính:............................….Chức danh:....................................................
Sinh ngày:......./…..../…....Dân tộc:........................ Quốc tịch:.....................        Giấy chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) còn giá trị sử dụng số: ............ Ngày cấp: …../….../…..Nơi cấp: ....................................................
4. Nội dung đề nghị:
- Loại vũ khí đề nghị sử dụng:
                      Vũ khí quân dụng                          
                      Súng săn
                      Vũ khí thể thao
- Vật liệu nổ đề nghị sử dụng: ......................................................................
- Công cụ hỗ trợ đề nghị sử dụng: ................................................................
Loại hình: Phim/chương trình biểu diễn nghệ thuật (ghi rõ tên phim/chương trình biểu diễn nghệ thuật) ...........................................................
Lý do đề nghị: ....................................................................................
Đề nghị ....................................... (ghi rõ tên cơ quan chủ quản hoặc Sở Sở Văn hóa, Thể thaoQuảng Ninh) cho phép triển khai thực hiện sử dụng vũ khí quân dụng/súng săn/vũ khí thể thao/vật liệu nổ/công cụ hỗ trợ còn tính năng, tác dụng để làm đạo cụ trong phim/chương trình biểu diễn nghệ thuật.
Cam kết: Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
  ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
 
A2. LĨNH VỰC THỂ DỤC THỂ THAO
1. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Sở Văn hóa và Thể thao gửi văn bản kèm 01 bộ hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét cấp giấy phép.
+ Trường hợp không cấp giấy phép, UBND tỉnh có văn bản trả lời và nêu rõ lý do
- Bước 4: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 5: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện: Tổ chức nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công tỉnh hoặc gửi qua đường bưu điện.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
(1) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao);
(2) Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh (Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao):
+ Đội ngũ cán bộ, nhân viên thể thao đáp ứng yêu cầu của hoạt động thể thao chuyên nghiệp.
+ Vận động viên chuyên nghiệp, huấn luyện viên chuyên nghiệp.
+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp với hoạt động thể thao chuyên nghiệp.
+  Nguồn tài chính bảo đảm cho hoạt động của câu lạc bộ.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết: 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
- Cơ quan được ủy quyền thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.  
* Lệ phí: Không
* Tên mẫu đơn, tờ khai:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao);
- Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh (Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao);
* Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính:
(1) Huấn luyện viên thể thao chuyên nghiệp là người được chứng nhận chuyên môn về chuyên ngành thể dục, thể thao từ bậc trung cấp trở lên hoặc có chứng chỉ chuyên môn do Liên đoàn thể thao quốc gia, Liên đoàn thể thao quốc tế tương ứng cấp.
(2) Bác sĩ, nhân viên y tế có chứng chỉ về y học thể thao do cơ quan có thẩm quyền cấp.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29/11/2006. Có hiệu lực từ ngày 01/7/2007.
- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ  quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thế dục, Thể thao. Có hiệu lực từ ngày 03/8/2007.
- Thông tư số 05/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của Ủy ban Thể dục, thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2007.
- Thông tư số 08/2011/TT-BVHTTDL ngày 29/6/2011 sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2011.
- Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 01/02/2015.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao
đối với câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp/doanh nghiệp kinh doanh
 hoạt động thể thao...........................(tên môn thể thao)
 
 
 
  
 

Kính gửi:
 
Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
 
 
1. Tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận (viết bằng chữ  in hoa):..........
.......................................................................................................................
Tên giao dịch (nếu có):................................................................................
Tên viết tắt (nếu có): ....................................................................................
2. Địa chỉ trụ sở chính: .................................................................................
Điện thoại :.........................  Fax: .................................................................
Website: ..............................Email: ..............................................................
3. Họ tên người đại diện theo pháp luật: …..…………................................
Giới tính: ............................….Chức danh: ..................................................
Sinh ngày: ......./…..../…....Dân tộc: ......... Quốc tịch: .................................
Giấy chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) số : ..........................................
Ngày cấp: …../….../…..Nơi cấp: .........................................................…....
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:..................................................................
Chỗ ở hiện tại: ..............................................................................................
4. Tên, địa chỉ chi nhánh/văn phòng đại diện (nếu có): ...............................
5. Địa chỉ nơi kinh doanh hoạt động thể thao đề nghị cấp phép: .................
.......................................................................................................................
6. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: ......do: .................cấp ngày.... tháng..... năm......, đăng ký thay đổi lần thứ...... ngày..... tháng.... năm......
7. Căn cứ vào các quy định hiện hành, đề nghị cấp giấy giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao cho doanh nghiệp........để kinh doanh hoạt động thể thao .....................................(tên hoạt động thể thao/môn thể thao).
8. Cam kết:
- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về kinh doanh hoạt động thể thao;
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao./.
 
  ........, ngày ........tháng........ năm .......
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA
TỔ CHỨC
ĐỀ NGHỊ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức vụ)
 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
 
BẢN TÓM TẮT
Tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh
hoạt động thể thao môn: ........................
 
 
 
 
Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Quảng Ninh
 
- Tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận (viết bằng chữ  in hoa): ...........
.......................................................................................................................
- Địa chỉ trụ sở chính: ...................................................................................
Điện thoại: ................................. Fax: ..........................................................
Website: .....................................Email: .......................................................
Sau đây là tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh của .....................(tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận) như sau:
1. Đội ngũ cán bộ, nhân viên:
- Số lượng:
- Trình độ chuyên môn của từng cán bộ, nhân viên (Danh sách trích ngang kèm theo)
2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị:
- Mô tả về cơ sở vật chất: .............................................................................
- Thống kê trang thiết bị, dụng cụ phục vụ hoạt động thể thao tại cơ sở (Bản kê khai kèm theo) ...........................................................................................
3. Nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh: ....................................
.......................................................................................................................
Chúng tôi cam kết:
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung kê khai;
- Đảm bảo duy trì và nâng cấp các điều kiện nêu trên trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về các điều kiện đã trình bày./.
 
  TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức vụ)

2. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Sở Văn hóa và Thể thao gửi văn bản kèm 01 bộ hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét cấp giấy phép.
+ Trường hợp không cấp giấy phép, UBND tỉnh có văn bản trả lời và nêu rõ lý do
- Bước 4: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 5: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện: Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công tỉnh hoặc gửi qua đường bưu điện.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
(1) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao);
(2) Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh (Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao):
+ Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động;
+ Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao;
+ Có nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan được ủy quyền thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận. 
* Lệ phí: Không          
* Tên mẫu đơn, tờ khai:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao);
- Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh (Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao);
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
1. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trang thiết bị từng môn thể thao của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao quy định tại Điều 13 Nghị định 112/2007/NĐ-CP là quy chuẩn được quy định trong luật từng môn thể thao do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Thể dục thể thao ban hành.
2. Cán bộ, nhân viên chuyên môn của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao có hướng dẫn tập luyện hoặc đào tạo vận động viên quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 112/2007/NĐ-CP gồm:
a) Huấn luyện viên thể thao
- Huấn luyện viên thể thao của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao là người có bằng cấp về chuyên ngành thể dục, thể thao từ bậc trung cấp trở lên hoặc có chứng nhận chuyên môn do Liên đoàn thể thao quốc gia, Liên đoàn thể thao quốc tế tương ứng cấp.
- Số lượng huấn luyện viên thể thao làm việc tại doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao phải bảo đảm theo yêu cầu đặc thù từng môn thể thao.
- Liên đoàn thể thao quốc gia, Hiệp hội thể thao quốc gia quy định số lượng tối thiểu huấn luyện viên huấn luyện số lượng người tập cụ thể đối với từng môn thể thao.
b) Bác sĩ hoặc nhân viên y tế:
- Bác sĩ hoặc nhân viên y tế của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao là người có chứng chỉ về y học thể thao:
+ Huấn luyện viên thể thao chuyên nghiệp là người được chứng nhận chuyên môn về chuyên ngành thể dục, thể thao từ bậc trung cấp trở lên hoặc có chứng chỉ chuyên môn do Liên đoàn thể thao quốc gia, Liên đoàn thể thao quốc tế tương ứng cấp.
+ Bác sĩ, nhân viên y tế có chứng chỉ về y học thể thao do cơ quan có thẩm quyền cấp.
 - Doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao phải có bác sĩ hoặc nhân viên y tế thường trực.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29/11/2006. Có hiệu lực từ ngày01/7/2007.
- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ  quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thế dục, Thể thao. Có hiệu lực từ ngày 03/8/2007.
- Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của Ủy ban Thể dục, thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2007.
- Thông tư số 08/2011/TT-BVHTTDL ngày 29/6/2011 sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2011.
 - Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 01/02/2015.
 
 
 
 
 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
 
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao
đối với câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp/doanh nghiệp kinh doanh
 hoạt động thể thao...........................(tên môn thể thao)
 
 
 
  
 
Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
 
1. Tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận (viết bằng chữ  in hoa):..........
.......................................................................................................................
Tên giao dịch (nếu có):................................................................................
Tên viết tắt (nếu có): ....................................................................................
2. Địa chỉ trụ sở chính: .................................................................................
Điện thoại :.........................  Fax: .................................................................
Website: ..............................Email: ..............................................................
3. Họ tên người đại diện theo pháp luật: …..…………................................
Giới tính: ............................….Chức danh: ..................................................
Sinh ngày: ......./…..../…....Dân tộc: ......... Quốc tịch: .................................
Giấy chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) số : ..........................................
Ngày cấp: …../….../…..Nơi cấp: .........................................................…....
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:..................................................................
Chỗ ở hiện tại: ..............................................................................................
4. Tên, địa chỉ chi nhánh/văn phòng đại diện (nếu có): ...............................
5. Địa chỉ nơi kinh doanh hoạt động thể thao đề nghị cấp phép: .................
.......................................................................................................................
6. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: ......do: .................cấp ngày.... tháng..... năm......, đăng ký thay đổi lần thứ...... ngày..... tháng.... năm......
7. Căn cứ vào các quy định hiện hành, đề nghị cấp giấy giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao cho doanh nghiệp........để kinh doanh hoạt động thể thao .....................................(tên hoạt động thể thao/môn thể thao).
8. Cam kết:
- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về kinh doanh hoạt động thể thao;
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao./.
 
  ........, ngày ........tháng........ năm .......
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA
TỔ CHỨC
ĐỀ NGHỊ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức vụ)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
 
BẢN TÓM TẮT
Tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh
hoạt động thể thao môn: ........................
 
 
 
  

Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
 
- Tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận (viết bằng chữ  in hoa): ...........
.......................................................................................................................
- Địa chỉ trụ sở chính: ...................................................................................
Điện thoại: ................................. Fax: ..........................................................
Website: .....................................Email: .......................................................
Sau đây là tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh của .....................(tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận) như sau:
1. Đội ngũ cán bộ, nhân viên:
- Số lượng:
- Trình độ chuyên môn của từng cán bộ, nhân viên (Danh sách trích ngang kèm theo)
2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị:
- Mô tả về cơ sở vật chất: .............................................................................
- Thống kê trang thiết bị, dụng cụ phục vụ hoạt động thể thao tại cơ sở (Bản kê khai kèm theo) ...........................................................................................
3. Nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh: ....................................
.......................................................................................................................
Chúng tôi cam kết:
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung kê khai;
- Đảm bảo duy trì và nâng cấp các điều kiện nêu trên trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về các điều kiện đã trình bày./.
 
  TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức vụ)

3. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động billards & snooker
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Sở Văn hóa và Thể thao gửi văn bản kèm 01 bộ hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét cấp giấy phép.
+ Trường hợp không cấp giấy phép, UBND tỉnh có văn bản trả lời và nêu rõ lý do
- Bước 4: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 5: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện: Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công tỉnh hoặc gửi qua đường bưu điện.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
(1) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao);
(2) Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh (Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao):
+ Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động;
+ Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao;
+ Có nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết: 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan được ủy quyền thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.
* Lệ phí: Không
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao);
- Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh (Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
(1) Về cơ sở vật chất:
- Khu vực đặt bàn phải được bố trí trong khuôn viên có mái che.
- Mỗi bàn được đặt có khoảng cách tối thiểu tính từ thành bàn tới tường là 1,5m. Trong trường hợp có từ 02 bàn trở lên, khoảng cách các bàn với nhau tối thiểu là 1,2m.
- Ánh sáng: Độ sáng tới các điểm trên mặt bàn và thành băng tối thiểu từ 300Lux.
- Đèn chiếu sáng: Trường hợp đèn được thiết kế cho mỗi bàn thì độ cao của đèn tính từ mặt bàn trở lên ít nhất là 1m.
- Phải có phòng vệ sinh, tủ thuốc sơ cấp cứu phục vụ cho người đến tập luyện; bảng nội quy quy định giờ sinh hoạt tập luyện, không được tổ chức đánh bạc dưới mọi hình thức, không hút thuốc, uống rượu bia.
- Nơi hoạt động phải thoáng mát, nếu trang bị máy lạnh thì cửa ra vào không được sử dụng kính màu hoặc che chắn, bảo đảm nhìn thấy được toàn bộ bên trong pḥng.
(2) Về dụng cụ, trang thiết bị:
- Bàn: Bao gồm các loại bàn snooker, bàn carom, bàn pool dựa trên các tiêu chuẩn chung của quốc tế về từng loại bàn. Cụ thể:
+ Bàn snooker: Kích thước lòng bàn 3,569m - 1,778m +/- 13mm. Chiều cao tính từ mặt sàn tới mặt băng 85 - 88mm.
+ Bàn pool: Kích thước lòng bàn 2,54m - 1,27m +/- 3mm. Chiều cao tính từ mặt sàn tới mặt băng 74mm - 79mm.
+ Bàn carom: Kích thước lòng bàn lớn 2,84m - 1,42m +/- 5mm, kích thước lòng bàn nhỏ 2,54m - 1,27m +/- 5mm. Chiều cao tính từ mặt sàn tới mặt băng 75mm - 80mm.
- Vải bàn: Các loại bàn phải được trải các tấm vải theo đúng chủng loại.
- Bi: Bi sử dụng dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế theo chủng loại bàn.
- Các trang thiết bị khác: Cơ sở kinh doanh cung cấp các loại cơ, cầu nối, lơ, giá để cơ, bảng ghi điểm.
(3) Về cán bộ, nhân viên chuyên môn
- Doanh nghiệp có hướng dẫn tập luyện hoặc đào tạo vận động viên phải có:
+ Huấn luyện viên thể thao có bằng cấp về chuyên ngành thể dục, thể thao từ bậc trung cấp trở lên hoặc có chứng nhận chuyên môn do Liên đoàn thể thao quốc gia, Liên đoàn thể thao quốc tế tương ứng cấp.
+ Bác sĩ hoặc nhân viên y tế có chứng chỉ về y học thể thao do Viện Khoa học thể dục thể thao hoặc cơ sở có chức năng đào tạo chuyên ngành y học thể thao cấp.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật thể dục, thể thao sô 77/2006/QH11 ngày 29/11/2006. Có hiệu lực từ ngày 01/7/2007.
- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ  quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thế dục, Thể thao. Có hiệu lực từ ngày 03/8/2007.
- Thông tư số 05/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của Ủy ban Thể dục, thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2007.
- Thông tư số 08/2011/TT-BVHTTDL ngày 29/6/2011 sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2011.
- Thông tư số 15/2010/TT-BVHTTDL ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động billards & snooker. Có hiệu lực từ ngày 14/02/2011.
- Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 01/02/2015.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
  

ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao
đối với câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp/doanh nghiệp kinh doanh
 hoạt động thể thao...........................(tên môn thể thao)
 
 
 
  
 
Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
 
 
1. Tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận (viết bằng chữ  in hoa):..........
.......................................................................................................................
Tên giao dịch (nếu có):................................................................................
Tên viết tắt (nếu có): ....................................................................................
2. Địa chỉ trụ sở chính: .................................................................................
Điện thoại :.........................  Fax: .................................................................
Website: ..............................Email: ..............................................................
3. Họ tên người đại diện theo pháp luật: …..…………................................
Giới tính: ............................….Chức danh: ..................................................
Sinh ngày: ......./…..../…....Dân tộc: ......... Quốc tịch: .................................
Giấy chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) số : ..........................................
Ngày cấp: …../….../…..Nơi cấp: .........................................................…....
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:..................................................................
Chỗ ở hiện tại: ..............................................................................................
4. Tên, địa chỉ chi nhánh/văn phòng đại diện (nếu có): ...............................
5. Địa chỉ nơi kinh doanh hoạt động thể thao đề nghị cấp phép: .................
.......................................................................................................................
6. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: ......do: .................cấp ngày.... tháng..... năm......, đăng ký thay đổi lần thứ...... ngày..... tháng.... năm......
7. Căn cứ vào các quy định hiện hành, đề nghị cấp giấy giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao cho doanh nghiệp........để kinh doanh hoạt động thể thao .....................................(tên hoạt động thể thao/môn thể thao).
8. Cam kết:
- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về kinh doanh hoạt động thể thao;
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao./.
 
  ........, ngày ........tháng........ năm .......
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA
TỔ CHỨC
ĐỀ NGHỊ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức vụ)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
  

BẢN TÓM TẮT
Tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh
hoạt động thể thao môn: ........................
 
 
 
  

Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao
 
 
- Tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận (viết bằng chữ  in hoa): ...........
.......................................................................................................................
- Địa chỉ trụ sở chính: ...................................................................................
Điện thoại: ................................. Fax: ..........................................................
Website: .....................................Email: .......................................................
Sau đây là tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh của .....................(tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận) như sau:
1. Đội ngũ cán bộ, nhân viên:
- Số lượng:
- Trình độ chuyên môn của từng cán bộ, nhân viên (Danh sách trích ngang kèm theo)
2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị:
- Mô tả về cơ sở vật chất: .............................................................................
- Thống kê trang thiết bị, dụng cụ phục vụ hoạt động thể thao tại cơ sở (Bản kê khai kèm theo) ...........................................................................................
3. Nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh: ....................................
.......................................................................................................................
Chúng tôi cam kết:
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung kê khai;
- Đảm bảo duy trì và nâng cấp các điều kiện nêu trên trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về các điều kiện đã trình bày./.
 
  TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức vụ)

4. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động thể dục thể hình
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Sở Văn hóa và Thể thao gửi văn bản kèm 01 bộ hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét cấp giấy phép.
+ Trường hợp không cấp giấy phép, UBND tỉnh có văn bản trả lời và nêu rõ lý do
- Bước 4: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 5: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện: Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công tỉnh hoặc gửi qua đường bưu điện.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
(1) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao);
(2) Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh (Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao):
+ Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động;
+ Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao;
+ Có nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan được ủy quyền thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.
* Lệ phí: Không
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao);
- Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh (Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
(1) Về cơ sở vật chất:
- Địa điểm tập luyện môn thể dục thể hình phải có mái che, diện tích từ 60m2 trở lên; khoảng cách giữa các thiết bị tập luyện thể dục thể hình từ 1m trở lên;
- Mặt sàn phải bằng phẳng, không trơn trượt, không biến dạng;
- Có hệ thống chiếu sáng độ rọi từ 150Lux trở lên;
- Có hệ thống thông gió đảm bảo thông thoáng;
- Có âm thanh, tiếng ồn không vượt quá 90dBA;
- Có tủ thuốc sơ cấp cứu, khu vực thay đồ và gửi quần áo, vệ sinh, để xe;
- Bảng nội quy quy định giờ tập luyện, các quy định bảo đảm an toàn khi tập luyện, không hút thuốc, uống rượu, bia;
- Đảm bảo thời gian hoạt động, an ninh trật tự, vệ sinh, môi trường, an toàn lao động, phòng, chống cháy nổ theo quy định.
(2) Về trang thiết bị:
Trang thiết bị tập luyện phải có giấy chứng nhận của cơ quan quản lý nhà nước về tiêu chuẩn đo lường chất lượng, bảo đảm đáp ứng được yêu cầu tập luyện của người tập, không gây nguy hiểm, không gây các biến đổi không tốt cho sự phát triển của cơ thể người tập.
(3) Về cán bộ, nhân viên chuyên môn
- Doanh nghiệp có hướng dẫn tập luyện hoặc đào tạo vận động viên phải có:
+ Huấn luyện viên thể thao có bằng cấp về chuyên ngành thể dục, thể thao từ bậc trung cấp trở lên hoặc có chứng nhận chuyên môn do Liên đoàn thể thao quốc gia, Liên đoàn thể thao quốc tế tương ứng cấp.
+ Bác sĩ hoặc nhân viên y tế có chứng chỉ về y học thể thao do Viện Khoa học thể dục thể thao hoặc cơ sở có chức năng đào tạo chuyên ngành y học thể thao cấp.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29/11/2006. Có hiệu lực  từ ngày 01/7/2007.
- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ  quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thế dục, Thể thao. Có hiệu lực từ ngày 03/8/2007.
- Thông tư số 05/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của Ủy ban Thể dục, thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2007.
- Thông tư số 08/2011/TT-BVHTTDL ngày 29/6/2011 sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2011.
- Thông tư số 16/2010/TT-BVHTTDL ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động thể dục thể hình. Có hiệu lực từ ngày 14/02/2011.
- Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 01/02/2015.
 
 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
 
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao
đối với câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp/doanh nghiệp kinh doanh
 hoạt động thể thao...........................(tên môn thể thao)
 
 
 
  
 
Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Quảng Ninh
 
1. Tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận (viết bằng chữ  in hoa):..........
.......................................................................................................................
Tên giao dịch (nếu có):................................................................................
Tên viết tắt (nếu có): ....................................................................................
2. Địa chỉ trụ sở chính: .................................................................................
Điện thoại :.........................  Fax: .................................................................
Website: ..............................Email: ..............................................................
3. Họ tên người đại diện theo pháp luật: …..…………................................
Giới tính: ............................….Chức danh: ..................................................
Sinh ngày: ......./…..../…....Dân tộc: ......... Quốc tịch: .................................
Giấy chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) số : ..........................................
Ngày cấp: …../….../…..Nơi cấp: .........................................................…....
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:..................................................................
Chỗ ở hiện tại: ..............................................................................................
4. Tên, địa chỉ chi nhánh/văn phòng đại diện (nếu có): ...............................
5. Địa chỉ nơi kinh doanh hoạt động thể thao đề nghị cấp phép: .................
.......................................................................................................................
6. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: ......do: .................cấp ngày.... tháng..... năm......, đăng ký thay đổi lần thứ...... ngày..... tháng.... năm......
7. Căn cứ vào các quy định hiện hành, đề nghị cấp giấy giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao cho doanh nghiệp........để kinh doanh hoạt động thể thao .....................................(tên hoạt động thể thao/môn thể thao).
8. Cam kết:
- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về kinh doanh hoạt động thể thao;
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao./.
 
  ........, ngày ........tháng........ năm .......
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA
TỔ CHỨC
ĐỀ NGHỊ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức vụ)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
  

BẢN TÓM TẮT
Tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh
hoạt động thể thao môn: ........................
 
 
 
  

Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
 
- Tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận (viết bằng chữ  in hoa): ...........
.......................................................................................................................
- Địa chỉ trụ sở chính: ...................................................................................
Điện thoại: ................................. Fax: ..........................................................
Website: .....................................Email: .......................................................
Sau đây là tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh của .....................(tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận) như sau:
1. Đội ngũ cán bộ, nhân viên:
- Số lượng:
- Trình độ chuyên môn của từng cán bộ, nhân viên (Danh sách trích ngang kèm theo)
2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị:
- Mô tả về cơ sở vật chất: .............................................................................
- Thống kê trang thiết bị, dụng cụ phục vụ hoạt động thể thao tại cơ sở (Bản kê khai kèm theo) ...........................................................................................
3. Nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh: ....................................
.......................................................................................................................
Chúng tôi cam kết:
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung kê khai;
- Đảm bảo duy trì và nâng cấp các điều kiện nêu trên trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về các điều kiện đã trình bày./.
 
  TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức vụ)
 

5. Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động mô tô nước trên biển
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Sở Văn hóa và Thể thao gửi văn bản kèm 01 bộ hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét cấp giấy phép.
+ Trường hợp không cấp giấy phép, UBND tỉnh có văn bản trả lời và nêu rõ lý do
- Bước 4: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 5: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện: Doanh nghiệp nộp hồ sơ  trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Trung tâm Hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
(1) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao);
(2) Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh (Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao):
+ Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động;
+ Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao;
+ Có nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan được ủy quyền thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.
* Lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao);
- Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh (Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
(1) Về vùng hoạt động mô tô nước
- Vùng hoạt động mô tô nước là vùng mặt nước được xác định bằng tọa đồ trên hải đồ và hệ thống phao tiêu hoặc cờ được định vị phù hợp với quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Vùng hoạt động mô tô nước ven biển phải bảo đảm các điều kiện sau:
+ Có độ sâu tối thiểu 2m, không có đá ngầm, không có rạn san hô;
+ Khoảng cách từ mép nước của bờ biển đến giới hạn ngoài của vùng hoạt động tối đa là 650m, đến giới hạn trong của vùng hoạt động tối thiểu là 60m.
(2) Về bảng khuyến cáo và bảng nội quy hoạt động
Bảng khuyến cáo và bảng nội quy hoạt động phải đặt ở những vị trí thích hợp, dễ nhận biết. Nội dung chủ yếu của bảng khuyến cáo và bảng nội quy hoạt động gồm:
- Người tắm biển, người đang thực hiện các công tác trên biển tuyệt đối không được vào vùng có phương tiện hoạt động, hoặc đu bám hệ thống cờ, phao neo giới hạn an toàn (trừ nhân viên đang thừa hành nhiệm vụ và thực hiện công tác cứu nạn trên biển);
- Người tham gia vào hoạt động thể thao mô tô nước phải mặc áo phao, biết bơi, không mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp, hô hấp;
- Không được uống rượu, bia và sử dụng các chất kích thích khác khi tham gia các hoạt động thể thao mô tô nước;
- Không được điều khiển các phương tiện ra khỏi vùng hoạt động cho phép đã có cờ, phao neo.
(3) Về bến bãi neo đậu
- Phù hợp với quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Phải có hệ thống tiếp nhận dầu thải từ các phương tiện khi hoạt động trên biển.
- Vị trí cửa ra vào của mỗi bến bãi neo đậu phương tiện phải cách nhau ít nhất là 250m; cửa ra vào bến bãi neo đậu của phương tiện phải có chiều rộng tối thiểu là 6m.
(4) Về phao neo, cờ
- Phao neo, cờ có màu sắc tương phản với màu nước và cảnh quan môi trường để dễ quan sát, phù hợp theo Quy tắc báo hiệu đường thủy nội địa Việt Nam (22TCN 269 – 2000) ban hành theo Quyết định số 4099/2000/QĐ-BGTVT ngày 28 tháng 12 năm 2000 của Bộ Giao thông Vận tải.
Chất liệu được sử dụng làm phao neo phải là các chất liệu không gây ô nhiễm môi trường biển.
- Phao neo, cờ có kích thước như sau:
+ Đường kính phao tiêu ít nhất là 30cm, kích thước cờ từ 30 x 40cm trở lên;
+ Khoảng cách giữa các cờ hoặc phao tiêu không quá 10m.
(5) Về trang thiết bị tập luyện
- Động cơ của mô tô nước phải có công suất (tính bằng sức ngựa) phù hợp với thiết kế kỹ thuật của phương tiện, khi hoạt động không gây tiếng ồn làm ảnh hưởng đến khu vực nghỉ dưỡng, viện nghiên cứu, trường học, khu dân cư.
- Mô tô nước khi đưa vào hoạt động phải có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường do cơ quan có thẩm quyền cấp.
- Mô tô nước không được thải nước làm mát động cơ có nồng độ dầu vượt quá 05mg/lít (Theo TCVN 5945:2005 - Nước thải công nghiệp - Tiêu chuẩn thải ban hành theo Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường); có các thiết bị ngăn ngừa việc rơi vãi xăng, dầu, dầu thải xuống biển.
- Mô tô nước phải được kiểm tra định kỳ về chất lượng an toàn kỹ thuật, an toàn môi trường theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
(6) Về thông tin liên lạc và an toàn cứu nạn
- Thông tin liên lạc: Cơ sở thể thao phải trang bị hệ thống thông tin đảm bảo yêu cầu liên lạc từ Bộ phận Điều hành và cứu hộ đến các vùng hoạt động thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của cơ sở thể thao.
- An toàn cứu nạn:
+ Cơ sở thể thao phải có trạm quan sát bảo đảm quan sát được toàn bộ vùng hoạt động thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của cơ sở.
+ Cơ sở thể thao phải có ca nô cứu hộ, phao cứu sinh (ít nhất là 05 phao), áo phao (ít nhất 02 áo phao/ 01 Môtô nước).
+ Người tham gia hoạt động phải mặc áo phao và phải được hướng dẫn sử dụng thành thạo phao cứu sinh. Những người không biết sử dụng hoặc sử dụng không thành thạo mô tô nước phải có huấn luyện viên hoặc hướng dẫn viên đi kèm để điều khiển, hỗ trợ.
+ Phải bố trí nhân viên y tế thường trực và có phương án khắc phục sự cố, tai nạn xảy ra.
(7) Về cán bộ, nhân viên chuyên môn
- Doanh nghiệp có hướng dẫn tập luyện hoặc đào tạo vận động viên phải có:
+ Huấn luyện viên thể thao có bằng cấp về chuyên ngành thể dục, thể thao từ bậc trung cấp trở lên hoặc có chứng nhận chuyên môn do Liên đoàn thể thao quốc gia, Liên đoàn thể thao quốc tế tương ứng cấp.
+ Bác sĩ hoặc nhân viên y tế có chứng chỉ về y học thể thao do Viện Khoa học thể dục thể thao hoặc cơ sở có chức năng đào tạo chuyên ngành y học thể thao cấp.
- Nhân viên cứu hộ phải có giấy chứng nhận về khả năng bơi cứu hộ 400 m trở lên, do Tổng cục Thể dục thể thao hoặc Hiệp hội Thể thao dưới nước Việt Nam cấp hoặc công nhận.
- Người hướng dẫn tập luyện, nhân viên cứu hộ phải được khám sức khỏe theo quy định trước khi tham gia hoạt động và phải tái khám định kỳ 6 tháng một lần.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29/11/2006. Có hiệu lực từ ngày 01/7/2007.
- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ  quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thế dục, Thể thao. Có hiệu lực từ ngày 03/8/2007.
- Thông tư số 05/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của Ủy ban Thể dục, thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2007.
- Thông tư số 08/2011/TT-BVHTTDL ngày 29/6/2011 sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2011.
- Thông tư số 17/2010/TT-BVHTTDL ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động mô tô nước trên biển. Có hiệu lực từ ngày 14/02/2011.
- Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 01/02/2015.
- Thông tư số 19/2014/TT-BVHTTDL ngày 08 tháng 12 năm 2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 88/2008/TT-BVHTTDL, Thông tư số 17/2010/TT-BVHTTDL, Thông tư số 03/2013/TT-BVHTTDL. Có hiệu lực từ ngày 10/02/2015.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
  

ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao
đối với câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp/doanh nghiệp kinh doanh
 hoạt động thể thao...........................(tên môn thể thao)
 
 
 
  
 
Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
 
1. Tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận (viết bằng chữ  in hoa):..........
.......................................................................................................................
Tên giao dịch (nếu có):................................................................................
Tên viết tắt (nếu có): ....................................................................................
2. Địa chỉ trụ sở chính: .................................................................................
Điện thoại :.........................  Fax: .................................................................
Website: ..............................Email: ..............................................................
3. Họ tên người đại diện theo pháp luật: …..…………................................
Giới tính: ............................….Chức danh: ..................................................
Sinh ngày: ......./…..../…....Dân tộc: ......... Quốc tịch: .................................
Giấy chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) số : ..........................................
Ngày cấp: …../….../…..Nơi cấp: .........................................................…....
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:..................................................................
Chỗ ở hiện tại: ..............................................................................................
4. Tên, địa chỉ chi nhánh/văn phòng đại diện (nếu có): ...............................
5. Địa chỉ nơi kinh doanh hoạt động thể thao đề nghị cấp phép: .................
.......................................................................................................................
6. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: ......do: .................cấp ngày.... tháng..... năm......, đăng ký thay đổi lần thứ...... ngày..... tháng.... năm......
7. Căn cứ vào các quy định hiện hành, đề nghị cấp giấy giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao cho doanh nghiệp........để kinh doanh hoạt động thể thao .....................................(tên hoạt động thể thao/môn thể thao).
8. Cam kết:
- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về kinh doanh hoạt động thể thao;
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao./.
 
  ........, ngày ........tháng........ năm .......
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA
TỔ CHỨC
ĐỀ NGHỊ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức vụ)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
  

BẢN TÓM TẮT
Tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh
hoạt động thể thao môn: ........................
 
 
 
  

Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao
 
- Tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận (viết bằng chữ  in hoa): ...........
.......................................................................................................................
- Địa chỉ trụ sở chính: ...................................................................................
Điện thoại: ................................. Fax: ..........................................................
Website: .....................................Email: .......................................................
Sau đây là tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh của .....................(tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận) như sau:
1. Đội ngũ cán bộ, nhân viên:
- Số lượng:
- Trình độ chuyên môn của từng cán bộ, nhân viên (Danh sách trích ngang kèm theo)
2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị:
- Mô tả về cơ sở vật chất: .............................................................................
- Thống kê trang thiết bị, dụng cụ phục vụ hoạt động thể thao tại cơ sở (Bản kê khai kèm theo) ...........................................................................................
3. Nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh: ....................................
.......................................................................................................................
Chúng tôi cam kết:
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung kê khai;
- Đảm bảo duy trì và nâng cấp các điều kiện nêu trên trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về các điều kiện đã trình bày./.
 
  TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức vụ)

6. Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động vũ đạo giải trí
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Sở Văn hóa và Thể thao gửi văn bản kèm 01 bộ hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét cấp giấy chứng nhận.
+ Trường hợp không cấp giấy chứng nhận, UBND tỉnh có văn bản trả lời và nêu rõ lý do
- Bước 4: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 5: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện: Doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Trung tâm Hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
(1) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao);
(2) Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh (Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao):
+ Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động;
+ Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao;
+ Có nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết: 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
- Cơ quan được ủy quyền thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.
* Lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao);
- Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh (Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
(1) Về cơ sở vật chất:
- Địa điểm tổ chức hoạt động vũ đạo giải trí đảm bảo các điều kiện sau:
+ Địa điểm tập luyện môn vũ đạo giải trí phải có mái che, diện tích từ   30mtrở lên;
+ Mặt sàn phải bằng phẳng, không trơn trượt, không biến dạng;
+ Có hệ thống cách âm đảm bảo âm thanh vang ra ngoài địa điểm hoạt động không vượt quá quy định của nhà nước về tiêu chuẩn mức ồn tối đa cho phép;
+ Có hệ thống chiếu sáng đảm bảo độ rọi từ 150Lux trở lên.
-
- Đảm bảo thời gian hoạt động, an ninh trật tự, vệ sinh, môi trường, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ theo quy định.
(2) Về trang thiết bị:
- Phải có bố trí trang thiết bị cho người tập, bao gồm: tấm lót khủy tay, tấm lót đầu gối, mũ đội đầu.
- Bảng nội quy quy định giờ sinh hoạt tập luyện, không được tổ chức đánh bạc dưới mọi hình thức, không hút thuốc, uống rượu, bia.
(3) Về cán bộ, nhân viên chuyên môn
- Doanh nghiệp có hướng dẫn tập luyện hoặc đào tạo vận động viên phải có:
+ Huấn luyện viên thể thao có bằng cấp về chuyên ngành thể dục, thể thao từ bậc trung cấp trở lên hoặc có chứng nhận chuyên môn do Liên đoàn thể thao quốc gia, Liên đoàn thể thao quốc tế tương ứng cấp.
+ Bác sĩ hoặc nhân viên y tế có chứng chỉ về y học thể thao do Viện Khoa học thể dục thể thao hoặc cơ sở có chức năng đào tạo chuyên ngành y học thể thao cấp.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29/11/2006. Có hiệu lực từ ngày 01/7/2007.
- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ  quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thế dục, Thể thao. Có hiệu lực từ ngày 03/8/2007.
- Thông tư số 05/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của Ủy ban Thể dục, thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2007.
- Thông tư số 08/2011/TT-BVHTTDL ngày 29/6/2011 sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2011.
- Thông tư số 01/2011/TT-BVHTTDL ngày 6 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động vũ đạo giải trí. Có hiệu lực từ ngày 20/02/2011.
- Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 01/02/2015.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
 
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao
đối với câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp/doanh nghiệp kinh doanh
 hoạt động thể thao...........................(tên môn thể thao)
 
 
 
  
 
Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
 
1. Tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận (viết bằng chữ  in hoa):..........
.......................................................................................................................
Tên giao dịch (nếu có):................................................................................
Tên viết tắt (nếu có): ....................................................................................
2. Địa chỉ trụ sở chính: .................................................................................
Điện thoại :.........................  Fax: .................................................................
Website: ..............................Email: ..............................................................
3. Họ tên người đại diện theo pháp luật: …..…………................................
Giới tính: ............................….Chức danh: ..................................................
Sinh ngày: ......./…..../…....Dân tộc: ......... Quốc tịch: .................................
Giấy chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) số : ..........................................
Ngày cấp: …../….../…..Nơi cấp: .........................................................…....
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:..................................................................
Chỗ ở hiện tại: ..............................................................................................
4. Tên, địa chỉ chi nhánh/văn phòng đại diện (nếu có): ...............................
5. Địa chỉ nơi kinh doanh hoạt động thể thao đề nghị cấp phép: .................
.......................................................................................................................
6. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: ......do: .................cấp ngày.... tháng..... năm......, đăng ký thay đổi lần thứ...... ngày..... tháng.... năm......
7. Căn cứ vào các quy định hiện hành, đề nghị cấp giấy giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao cho doanh nghiệp........để kinh doanh hoạt động thể thao .....................................(tên hoạt động thể thao/môn thể thao).
8. Cam kết:
- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về kinh doanh hoạt động thể thao;
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao./.
 
  ........, ngày ........tháng........ năm .......
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA
TỔ CHỨC
ĐỀ NGHỊ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức vụ)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
  

BẢN TÓM TẮT
Tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh
hoạt động thể thao môn: ........................
 
 
 
  

Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
 
- Tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận (viết bằng chữ  in hoa): ...........
.......................................................................................................................
- Địa chỉ trụ sở chính: ...................................................................................
Điện thoại: ................................. Fax: ..........................................................
Website: .....................................Email: .......................................................
Sau đây là tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh của .....................(tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận) như sau:
1. Đội ngũ cán bộ, nhân viên:
- Số lượng:
- Trình độ chuyên môn của từng cán bộ, nhân viên (Danh sách trích ngang kèm theo)
2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị:
- Mô tả về cơ sở vật chất: .............................................................................
- Thống kê trang thiết bị, dụng cụ phục vụ hoạt động thể thao tại cơ sở (Bản kê khai kèm theo) ...........................................................................................
3. Nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh: ....................................
.......................................................................................................................
Chúng tôi cam kết:
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung kê khai;
- Đảm bảo duy trì và nâng cấp các điều kiện nêu trên trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về các điều kiện đã trình bày./.
 
  TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức vụ)
 
 

7. Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động bơi, lặn
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Sở Văn hóa và Thể thao gửi văn bản kèm 01 bộ hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét cấp giấy chứng nhận.
+ Trường hợp không cấp giấy chứng nhận, UBND tỉnh có văn bản trả lời và nêu rõ lý do
- Bước 4: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 5: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Trung tâm Hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
(1) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao);
(2) Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh (Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao):
+ Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động;
+ Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao;
+ Có nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết: 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan được ủy quyền trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.
* Lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao);
- Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh (Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
(1) Về cơ sở vật chất:
- Bể bơi:
+ Kích thước: Bể bơi được xây dựng có kích thước tối thiểu 8m x18m hoặc có diện tích tương đương;
+ Đáy bể có độ dốc đều, không gấp khúc, chênh lệch độ sâu không quá 1m đối với bể bơi có chiều dài trên 25m hoặc không quá 0,5m đối với bể bơi có chiều dài đến 25m;
+ Thành bể, đáy bể sạch, gạch lát nền không nứt vỡ. Đối với bể nhảy cầu, đáy phải màu trắng.
- Bục nhảy:
+ Chỉ được lắp bục xuất phát bơi đối với bể bơi có độ sâu tối thiểu 1,35m;
+ Đối với bể nhảy cầu, chiều sâu của bể ít nhất bằng nửa chiều cao tính từ mặt nước đến vị trí đặt bục nhảy.
- Sàn: Sàn xung quanh bể bơi (kể cả khu vực vệ sinh và tắm tráng) phải phẳng không đọng nước, đảm bảo không trơn trượt.
- Bồn nhúng chân:
+ Bồn nhúng chân đặt tại vị trí trước khi người tập xuống bể;
+ Chiều sâu bồn nhúng chân từ 0,15m - 0,2m;
+ Lát gạch tráng men và đủ nước, độ trong và độ clo dư tốt.
- Có nhà tắm, nhà vệ sinh và phòng thay đồ.
- Âm thanh, ánh sáng:
+ Âm thanh: Bể bơi phải có hệ thống âm thanh đủ công suất đảm bảo mọi khu vực trên mặt bể đều có thể nghe rõ những thông báo cần thiết;
+ Ánh sáng: Bể bơi hoạt động phải có hệ thống ánh sáng không nhỏ hơn 300Lux ở mọi địa điểm trên mặt bể bơi. Khuyến khích có hệ thống đèn chiếu sáng dưới lòng bể.
- Tiêu chuẩn về nước:
+ Đảm bảo thay nước, cọ rửa và khử trùng nước theo quy định, ít nhất 1 lần/tuần nếu bể̀ bơi dùng nước giếng khoan, không có hệ thống lọc tuần hoàn và xử lý bằng hóa chất.
+ Đối với các bể̀ bơi có hệ thống lọc tuần hoàn thì tối thiểu 1 lần/ngày phải làm vệ sinh thành bể̀ và hút cặn, bơm bù đủ nước.
+ Nước bể bơi đáp ứng được chỉ tiêu chất lượng nước sinh hoạt theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt (QCVN02:2009/BYT) ban hành kèm theo Thông tư số 05/2009/BYT ngày 17 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế và các chỉ số cụ thể sau:
 
TT Tên chỉ tiêu Đơn vị tính Giới hạn tối đa cho phép Phương pháp thử Mức độ giám sát
1 Màu sắc(*) TCU 15 TCVN 6185 - 1996 (ISO 7887- 1985) hoặc SMEWW 2120 A
2 Mùi vị(*) - Không có mùi vị lạ Cảm quan, hoặc SMEWW 2150 B và 2160 B A
3 Độ đục(*) NTU 5 TCVN 6184 - 1996 (ISO 7027 - 1990) hoặc SMEWW 2130 B A
4 Clo dư mg/l - SMEWW 4500Cl hoặc US EPA 300.1 A
5 pH(*) - Trong khoảng 6,0 -8,5 TCVN 6492:1999 hoặc SMEWW 4500 - H+ A
6 Hàm lượng Amoni(*) mg/l 3 SMEWW 4500 - NH3 C hoặc SMEWW 4500 - NH3 D A
7 Hàm lượng Sắt tổng số
(Fe2+ + Fe3+)(*)
mg/l 0,5 TCVN 6177- 1996 (ISO 6332 - 1988) hoặc SMEWW 3500 - Fe B
8 Chỉ số Pecmanganat mg/l 4 TCVN 6186:1996 hoặc ISO 8467:1993 (E) A
9 Độ cứng tính theo CaCO3(*) mg/l - TCVN 6224 - 1996 hoặc SMEWW 2340 C B
10 Hàm lượng Clorua(*) mg/l - TCVN 6194 - 1996 (ISO 9297- 1989) hoặc SMEWW 4500 - Cl- D A
11 Hàm lượng Florua mg/l - TCVN 6195- 1996 (ISO 10359 - 1 - 1992) hoặc SMEWW 4500 - F- B
12 Hàm lượng Asen tổng số mg/l 0,05 TCVN 6626:2000 hoặc SMEWW 3500 - As B B
13 Coliform tổng số Vi khuẩn/ 100ml 150 TCVN 6187- 1,2:1996 (ISO 9308 - 1,2 - 1990) hoặc SMEWW 9222 A
14 E. coli hoặc Coliform chịu nhiệt Vi khuẩn/ 100ml 20 TCVN 6187- 1,2:1996 (ISO 9308-1,2- 1990) hoặc SMEWW 9222 A
 
Ghi chú: (*) Là chỉ tiêu cảm quan.
Các chỉ tiêu chất lượng nước bể bơi phải được kiểm tra, giám sát theo quy định. Cơ sở thể thao có trách nhiệm lưu mẫu nước (500ml) mỗi lần xét nghiệm ít nhất trong 5 ngày, kể từ ngày kiểm tra. Tài liệu mỗi lần kiểm tra phải lưu hồ sơ và cung cấp khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.”
- Y tế:
+ Có phòng y tế, có giường nghỉ cho người bị mệt và cấp cứu, có đủ cơ số thuốc cấp cứu, dụng cụ cấp cứu ngạt nước;
+ Đăng ký liên kết cấp cứu với cơ sở y tế gần nhất;
+ Tổ chức nhỏ thuốc mắt, mũi, lau khô tai cho những người tham gia tập luyện trước khi rời khỏi bể bơi.
-  Mật độ: 01 người/m2 ở khu vực nước nông (độ sâu dưới 1,0m) hoặc 01 người/2m2 ở khu vực nước sâu (độ sâu từ 1,0m trở lên).
-  Đảm bảo các quy định về thời gian hoạt động, vệ sinh, môi trường, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ theo quy định.
- Chế độ kiểm tra, giám sát chất lượng nước bể bơi trong thời gian hoạt động:
+ Đối với các chỉ tiêu thuộc mức độ A:
+1 Xét nghiệm ít nhất 01 lần/01 tháng do cơ sở thể thao thực hiện;
+2 Kiểm tra, giám sát, xét nghiệm ít nhất 01 lần/03 tháng do các cơ quan có thẩm quyền thực hiện.
+  Đối với các chỉ tiêu thuộc mức độ B:
+1 Xét nghiệm ít nhất 01 lần/03 tháng do cơ sở thể thao thực hiện;
+2 Kiểm tra, giám sát, xét nghiệm ít nhất 01 lần/06 tháng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện.
+ Giám sát đột xuất:
+1 Khi kết quả kiểm tra vệ sinh nguồn nước hoặc điều tra dịch tễ cho thấy nguồn nước có nguy cơ bị ô nhiễm;
+2 Khi xảy ra sự cố môi trường có thể ảnh hưởng đến chất lượng vệ sinh nguồn nước;
+3 Khi có các yêu cầu đặc biệt khác.
Việc thực hiện giám sát đột xuất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện.
+ Các chỉ tiêu có thể được xác định bằng phương pháp thử nhanh, sử dụng bộ công cụ xét nghiệm tại hiện trường. Các bộ công cụ xét nghiệm tại hiện trường phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép lưu hành.
(2) Về trang thiết bị:
- Dây phao:
+ Dây phao dọc: Được căng dọc theo đường bơi cho các bể bơi có độ sâu từ 1,40m trở lên dùng cho các đối tượng đã biết bơi;
+ Dây phao ngang: Được căng ngang bể bơi để chia khu vực có độ sâu từ 1m trở xuống cho người chưa biết bơi ngăn với khu vực có độ sâu hơn 1m đối với bể bơi có độ sâu khác nhau.
- Trang bị cứu hộ:
+ Sào cứu hộ: Mỗi bể bơi phải có ít nhất 06 sào cứu hộ dài 2,50m, sào cứu hộ được sơn màu đỏ - trắng, được đặt ở các vị trí thuận lợi trên thành bể dễ phát hiện để khi cần mọi người đều có thể sử dụng;
+ Phao cứu sinh: Mỗi bể bơi phải có ít nhất 06 chiếc phao cứu sinh được đặt ở vị trí thuận lợi, dễ nhìn thấy;
+ Ghế: Ghế cứu hộ phải có chiều cao ít nhất 1,50m (tính từ mặt bể), được đặt ở hai bên thành bể để đảm bảo vị trí quan sát thuận lợi cho nhân viên cứu hộ.
- Bảng biểu:
+ Bảng nội quy: Mỗi bể bơi phải có bảng nội quy đặt ở vị trí dễ đọc, dễ xem. Nội dung nội quy phải quy định rõ trách nhiệm của cơ sở thể thao hoạt động bơi, lặn; quyền và nghĩa vụ của người tham gia tập luyện; quy định khuyến cáo những người không nên tham gia bơi, lặn như: người mắc các bệnh truyền nhiễm có khả năng lây truyền qua tiếp xúc với nước bể bơi, người mắc các bệnh có nguy cơ cao dễ gây tai biến ảnh hưởng đến sức khoẻ theo chỉ định của bác sĩ, người uống rượu, ăn no, vừa làm việc quá mệt hoặc phơi ngoài nắng lâu; những người không được tham gia bơi, lặn; quy định về trang phục đối với người tập và các nhân viên làm việc tại bể bơi;
+ Biển báo: Trong khu vực bể bơi phải có đầy đủ các bảng báo hiệu đặt ở các hướng khác nhau và ở vị trí thuận lợi nhất cho việc quan sát và chỉ dẫn người sử dụng bể bơi;
+ Bảng báo hiệu khu vực dành cho người không biết bơi (có độ sâu từ 1m trở xuống) đặt trên thành bể sát khu vực cần khuyến cáo;
+ Bảng cấm: Thông báo cấm các hành vi như nhảy chúi cắm đầu ở khu vực bể bơi có độ sâu ít hơn 1,40m;
+ Biển báo khác: Có các bảng thông báo nguy hiểm; độ sâu nguy hiểm, khu vực dành cho những người biết bơi, có độ sâu từ 1,50m; khu vực hạn chế đi lại, khu vực ưu tiên dành cho người khuyết tật, người già yếu; các bảng đề nghị giữ vệ sinh chung, tắm sạch trước khi xuống bể bơi.
(3) Về cán bộ, nhân viên chuyên môn
- Doanh nghiệp có hướng dẫn tập luyện hoặc đào tạo vận động viên phải có:
+ Huấn luyện viên thể thao có bằng cấp về chuyên ngành thể dục, thể thao từ bậc trung cấp trở lên hoặc có chứng nhận chuyên môn do Liên đoàn thể thao quốc gia, Liên đoàn thể thao quốc tế tương ứng cấp.
+ Bác sĩ hoặc nhân viên y tế có chứng chỉ về y học thể thao do Viện Khoa học thể dục thể thao hoặc cơ sở có chức năng đào tạo chuyên ngành y học thể thao cấp.
- Nhân viên cứu hộ:
+ Điều kiện:
Phải đảm bảo có nhân viên cứu hộ thường trực khi có người tham gia tập luyện; Số lượng nhân viên cứu hộ phải đảm bảo tỷ lệ 200m2 bể bơi/nhân viên hoặc khi có đông người tham gia tập luyện phải đảm bảo tỷ lệ 50 người bơi/nhân viên;Nhân viên cứu hộ phải có chứng nhận chuyên môn cứu hộ do Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Hiệp hội thể thao dưới nước Việt Nam cấp.
+ Yêu cầu đối với nhân viên cứu hộ:
Nhân viên cứu hộ luôn ở tư thế sẵn sàng cứu hộ; Có trách nhiệm thường xuyên nhắc nhở người bơi thực hiện tốt nội quy của bể bơi về đảm bảo an toàn; Chọn vị trí ngồi không bị ngược sáng để quan sát, giám sát chặt chẽ khu vực được phân công; Phát hiện kịp thời mọi hiện tượng có biểu hiện đuối nước, tổ chức cứu hộ kịp thời và thông báo ngay với nhân viên y tế và cơ sở y tế gần nhất.
- Mỗi hướng dẫn viên chỉ được hướng dẫn tập luyện cho không quá 20 người đối với trẻ em dưới 10 tuổi, không quá 30 người trong một giờ học.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29/11/2006. Có hiệu lực từ ngày 01/7/2007.
- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ  quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thế dục, Thể thao. Có hiệu lực từ ngày 03/8/2007.
- Thông tư số 05/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của Ủy ban Thể dục, thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2007.
- Thông tư số 08/2011/TT-BVHTTDL ngày 29/6/2011 sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2011.
- Thông tư số 02/2011/TT-BVHTTDL ngày 10 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động bơi, lặn. Có hiệu lực từ ngày 24/02/2011.
- Thông tư số 14/2014/TT-BVHTTDL ngày 10 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02/2011/TT-BVHTTDL ngày 10 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động bơi, lặn. Có hiệu lực từ ngày 01/01/2015.
- Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 01/02/2015.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
 
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao
đối với câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp/doanh nghiệp kinh doanh
 hoạt động thể thao...........................(tên môn thể thao)
 
 
Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
 
1. Tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận (viết bằng chữ  in hoa):..........
.......................................................................................................................
Tên giao dịch (nếu có):................................................................................
Tên viết tắt (nếu có): ....................................................................................
2. Địa chỉ trụ sở chính: .................................................................................
Điện thoại :.........................  Fax: .................................................................
Website: ..............................Email: ..............................................................
3. Họ tên người đại diện theo pháp luật: …..…………................................
Giới tính: ............................….Chức danh: ..................................................
Sinh ngày: ......./…..../…....Dân tộc: ......... Quốc tịch: .................................
Giấy chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) số : ..........................................
Ngày cấp: …../….../…..Nơi cấp: .........................................................…....
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:..................................................................
Chỗ ở hiện tại: ..............................................................................................
4. Tên, địa chỉ chi nhánh/văn phòng đại diện (nếu có): ...............................
5. Địa chỉ nơi kinh doanh hoạt động thể thao đề nghị cấp phép: .................
.......................................................................................................................
6. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: ......do: .................cấp ngày.... tháng..... năm......, đăng ký thay đổi lần thứ...... ngày..... tháng.... năm......
7. Căn cứ vào các quy định hiện hành, đề nghị cấp giấy giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao cho doanh nghiệp........để kinh doanh hoạt động thể thao .....................................(tên hoạt động thể thao/môn thể thao).
8. Cam kết:
- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về kinh doanh hoạt động thể thao;
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao./.
 
  ........, ngày ........tháng........ năm .......
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA
TỔ CHỨC
ĐỀ NGHỊ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức vụ)
 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
  

BẢN TÓM TẮT
Tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh
hoạt động thể thao môn: ........................
 
 
 
  

Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
 
- Tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận (viết bằng chữ  in hoa): ...........
.......................................................................................................................
- Địa chỉ trụ sở chính: ...................................................................................
Điện thoại: ................................. Fax: ..........................................................
Website: .....................................Email: .......................................................
Sau đây là tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh của .....................(tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận) như sau:
1. Đội ngũ cán bộ, nhân viên:
- Số lượng:
- Trình độ chuyên môn của từng cán bộ, nhân viên (Danh sách trích ngang kèm theo)
2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị:
- Mô tả về cơ sở vật chất: .............................................................................
- Thống kê trang thiết bị, dụng cụ phục vụ hoạt động thể thao tại cơ sở (Bản kê khai kèm theo) ...........................................................................................
3. Nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh: ....................................
.......................................................................................................................
Chúng tôi cam kết:
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung kê khai;
- Đảm bảo duy trì và nâng cấp các điều kiện nêu trên trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về các điều kiện đã trình bày./.
 
  TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức vụ)
 
 

8. Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động khiêu vũ thể thao
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Sở Văn hóa và Thể thao gửi văn bản kèm 01 bộ hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét cấp giấy chứng nhận.
+ Trường hợp không cấp giấy chứng nhận, UBND tỉnh có văn bản trả lời và nêu rõ lý do
- Bước 4: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 5: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Trung tâm Hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
(1) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao);
(2) Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh (Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao):
  + Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động;
+ Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao;
+ Có nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
- Cơ quan được ủy quyền trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.
* Lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao);
- Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh (Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
(1) Về cơ sở vật chất:
- Kích thước:
+ Sàn gỗ khiêu vũ có kích thước  ít nhất là 08m x 11m;
+ Khoảng cách từ sàn nhà đến trần ít nhất là 03m
- Điều kiện về không gian, âm thanh, ánh sáng:
+ Sàn khiêu vũ phải đảm bảo không gian thoáng mát.
+ Hệ thống âm thanh loa đài đảm bảo chất lượng, cường độ âm thanh trong khoảng từ 90 dBA đến 120 dBA;
+ Có hệ thống chiếu sáng độ rọi từ 150Lux trở lên.
- Mật độ tập luyện trên sàn bảo đảm ít nhất 2m2/01 người.
- Đảm bảo các quy định về thời gian hoạt động, an ninh trật tự, vệ sinh, môi trường, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ theo quy định.
(2) Về trang thiết bị:
- Phải có phòng tắm, phòng vệ sinh, tủ đựng quần áo, tủ thuốc sơ cấp cứu phục vụ cho người đến  tập luyện.
- Phải bố trí ghế ngồi và gương soi. Số lượng và kích cỡ phù hợp với quy mô, địa điểm tập luyện
- Có bảng nội quy quy định giờ sinh hoạt tập luyện, không hút thuốc, uống rượu, bia trong khi tập luyện.
(3) Về cán bộ, nhân viên chuyên môn
- Doanh nghiệp có hướng dẫn tập luyện hoặc đào tạo vận động viên phải có:
+ Huấn luyện viên thể thao có bằng cấp về chuyên ngành thể dục, thể thao từ bậc trung cấp trở lên hoặc có chứng nhận chuyên môn do Liên đoàn thể thao quốc gia, Liên đoàn thể thao quốc tế tương ứng cấp.
+ Bác sĩ hoặc nhân viên y tế có chứng chỉ về y học thể thao do Viện Khoa học thể dục thể thao hoặc cơ sở có chức năng đào tạo chuyên ngành y học thể thao cấp.
- Mỗi nhân viên chuyên môn hướng dẫn tập luyện không quá 35 người trong một giờ học.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29/11/2006. Có hiệu lực từ ngày 01/7/2007.
- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ  quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thế dục, Thể thao. Có hiệu lực từ ngày 03/8/2007.
- Thông tư số 05/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của Ủy ban Thể dục, thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2007.
- Thông tư số 08/2011/TT-BVHTTDL ngày 29/6/2011 sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2011.
- Thông tư số 03/2011/TT-BVHTTDL ngày 14 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động khiêu vũ thể thao. Có hiệu lực từ ngày 19/3/2011.
- Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 01/02/2015.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
 
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao
đối với câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp/doanh nghiệp kinh doanh
 hoạt động thể thao...........................(tên môn thể thao)
 
 
 
  
 
Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
 
 
1. Tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận (viết bằng chữ  in hoa):..........
.......................................................................................................................
Tên giao dịch (nếu có):................................................................................
Tên viết tắt (nếu có): ....................................................................................
2. Địa chỉ trụ sở chính: .................................................................................
Điện thoại :.........................  Fax: .................................................................
Website: ..............................Email: ..............................................................
3. Họ tên người đại diện theo pháp luật: …..…………................................
Giới tính: ............................….Chức danh: ..................................................
Sinh ngày: ......./…..../…....Dân tộc: ......... Quốc tịch: .................................
Giấy chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) số : ..........................................
Ngày cấp: …../….../…..Nơi cấp: .........................................................…....
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:..................................................................
Chỗ ở hiện tại: ..............................................................................................
4. Tên, địa chỉ chi nhánh/văn phòng đại diện (nếu có): ...............................
5. Địa chỉ nơi kinh doanh hoạt động thể thao đề nghị cấp phép: .................
.......................................................................................................................
6. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: ......do: .................cấp ngày.... tháng..... năm......, đăng ký thay đổi lần thứ...... ngày..... tháng.... năm......
7. Căn cứ vào các quy định hiện hành, đề nghị cấp giấy giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao cho doanh nghiệp........để kinh doanh hoạt động thể thao .....................................(tên hoạt động thể thao/môn thể thao).
8. Cam kết:
- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về kinh doanh hoạt động thể thao;
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao./.
 
  ........, ngày ........tháng........ năm .......
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA
TỔ CHỨC
ĐỀ NGHỊ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức vụ)
 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
  

BẢN TÓM TẮT
Tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh
hoạt động thể thao môn: ........................
 
 
 
  

Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao
 
- Tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận (viết bằng chữ  in hoa): ...........
.......................................................................................................................
- Địa chỉ trụ sở chính: ...................................................................................
Điện thoại: ................................. Fax: ..........................................................
Website: .....................................Email: .......................................................
Sau đây là tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh của .....................(tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận) như sau:
1. Đội ngũ cán bộ, nhân viên:
- Số lượng:
- Trình độ chuyên môn của từng cán bộ, nhân viên (Danh sách trích ngang kèm theo)
2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị:
- Mô tả về cơ sở vật chất: .............................................................................
- Thống kê trang thiết bị, dụng cụ phục vụ hoạt động thể thao tại cơ sở (Bản kê khai kèm theo) ...........................................................................................
3. Nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh: ....................................
.......................................................................................................................
Chúng tôi cam kết:
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung kê khai;
- Đảm bảo duy trì và nâng cấp các điều kiện nêu trên trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về các điều kiện đã trình bày./.
 
  TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức vụ)
 
 

9. Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động môn võ cổ truyền và vovinam
* Trình tự thực hiện:
- Sở Văn hóa và Thể thao là cơ quan thường trực giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tiếp nhận hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao.
- Trong thời gian 04 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Văn hóa và Thể thao có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan của tỉnh kiểm tra các điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của doanh nghiệp thể thao theo. Kết quả kiểm tra được lập thành văn bản có xác nhận của các cơ quan tham gia.
- Căn cứ kết quả kiểm tra các điều kiện theo quy định, Sở Văn hóa và Thể thao trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định việc cấp hoặc không cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao. - Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Sở Văn hóa và Thể thao gửi văn bản kèm 01 bộ hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét cấp giấy chứng nhận.
+ Trường hợp không cấp giấy chứng nhận, UBND tỉnh có văn bản trả lời và nêu rõ lý do
- Bước 4: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 5: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện:
Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Trung tâm Hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
(1) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao);
(2) Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh (Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao):
+ Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động;
+ Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao;
+ Có nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
- Cơ quan được ủy quyền trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.
* Lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao);
- Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh (Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
(1) Về cơ sở vật chất:
- Địa điểm tập luyện có thể ở trong nhà hoặc ngoài trời, mặt sàn phải bằng phẳng, không trơn trượt, không biến dạng;
- Mật độ tập luyện trên sàn đảm bảo ít nhất là 2,5m­­2/01người­­;
- Điểm tập luyện phải đảm bảo đủ ánh sáng, thông thoáng;
- Âm thanh, tiếng ồn không làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh;
- Có tủ thuốc hoặc túi thuốc và các dụng cụ sơ cứu ban đầu;
- Có khu vực vệ sinh, để xe;
- Có sổ theo dõi võ sinh tham gia tập luyện ghi đầy đủ họ tên, năm sinh, nơi ở và lưu đơn xin học của từng võ sinh;
- Có chương trình, giáo án huấn luyện cụ thể đối với từng môn võ;
- Có bảng nội quy quy định giờ tập luyện, các quy định bảo đảm an toàn khi tập luyện;
- Đảm bảo thời gian hoạt động, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường và phòng, chống cháy nổ theo quy định.
(2) Về trang thiết bị, dụng cụ:
- Phù hợp với Luật thi đấu của từng môn và các quy định chuyên môn do Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam hoặc Liên đoàn Vovinam Việt Nam ban hành.
- Nếu các trang thiết bị, dụng cụ tập luyện thuộc danh mục các loại vũ khí thô sơ, vật liệu nổ và các công cụ hỗ trợ thì phải được quản lý và sử dụng theo quy định của pháp luật về quản lý vũ khí, vật liệu nổ và các công cụ hỗ trợ.
(3) Về cán bộ, nhân viên chuyên môn
- Doanh nghiệp có hướng dẫn tập luyện hoặc đào tạo vận động viên phải có:
+ Huấn luyện viên phải có các tiêu chuẩn sau:
Đối với Võ cổ truyền: có giấy chứng nhận đã tham gia khóa tập huấn chuyên môn Võ thuật cổ truyền do Tổng cục Thể dục thể thao hoặc Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam cấp; có bằng đẳng cấp chuyên môn từ cấp 15 trở lên do Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam cấp.
Đối với Vovinam: có giấy chứng nhận đã tham gia khóa tập huấn chuyên môn Vovinam do Tổng cục Thể dục thể thao hoặc Liên đoàn Vovinam Việt Nam cấp; có bằng đẳng cấp chuyên môn từ Hoàng đai nhị (đai vàng hai vạch) trở lên do Liên đoàn Vovinam Việt Nam cấp.
+ Bác sĩ hoặc nhân viên y tế có chứng chỉ về y học thể thao do Viện Khoa học thể dục thể thao hoặc cơ sở có chức năng đào tạo chuyên ngành y học thể thao cấp.
- Hướng dẫn viên phải có 1 trong các tiêu chuẩn sau:
Đối với Võ cổ truyền:
+ Có giấy chứng nhận đã tham gia khóa tập huấn chuyên môn Võ cổ truyền do Tổng cục Thể dục thể thao, Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp.
+ Có bằng đẳng cấp chuyên môn từ cấp 13 trở lên do Hội Võ thuật cổ truyền địa phương cấp.
Đối với Vovinam:
+ Có giấy chứng nhận đã tham gia khóa tập huấn chuyên môn Vovinam do Tổng cục Thể dục thể thao, Liên đoàn Vovinam Việt Nam hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp.
+ Có bằng đẳng cấp chuyên môn từ Hoàng đai nhất (đai vàng một vạch) trở lên do Liên đoàn Vovinam Việt Nam cấp.
- Mỗi huấn luyện viên hướng dẫn tập luyện không quá 40 võ sinh trong một giờ học, nếu trên 40 võ sinh đến 60 võ sinh phải có thêm một hướng dẫn viên, trên 60 võ sinh đến 80 võ sinh phải có thêm hai hướng dẫn viên.
 
 
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29/11/2006. Có hiệu lực từ ngày 01/7/2007.
- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ  quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thế dục, Thể thao. Có hiệu lực từ ngày 03/8/2007.
- Thông tư số 05/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của Ủy ban Thể dục, thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2007.
- Thông tư số 08/2011/TT-BVHTTDL ngày 29/6/2011 sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2011.
- Thông tư số 14/2011/TT-BVHTTDL ngày 9 tháng 11 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động võ cổ truyền và vovinam. Có hiệu lực từ ngày 01/01/2012.
- Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 01/02/2015.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
 
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao
đối với câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp/doanh nghiệp kinh doanh
 hoạt động thể thao...........................(tên môn thể thao)
 
 
 
  
 
Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
 
1. Tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận (viết bằng chữ  in hoa):..........
.......................................................................................................................
Tên giao dịch (nếu có):................................................................................
Tên viết tắt (nếu có): ....................................................................................
2. Địa chỉ trụ sở chính: .................................................................................
Điện thoại :.........................  Fax: .................................................................
Website: ..............................Email: ..............................................................
3. Họ tên người đại diện theo pháp luật: …..…………................................
Giới tính: ............................….Chức danh: ..................................................
Sinh ngày: ......./…..../…....Dân tộc: ......... Quốc tịch: .................................
Giấy chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) số : ..........................................
Ngày cấp: …../….../…..Nơi cấp: .........................................................…....
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:..................................................................
Chỗ ở hiện tại: ..............................................................................................
4. Tên, địa chỉ chi nhánh/văn phòng đại diện (nếu có): ...............................
5. Địa chỉ nơi kinh doanh hoạt động thể thao đề nghị cấp phép: .................
.......................................................................................................................
6. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: ......do: .................cấp ngày.... tháng..... năm......, đăng ký thay đổi lần thứ...... ngày..... tháng.... năm......
7. Căn cứ vào các quy định hiện hành, đề nghị cấp giấy giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao cho doanh nghiệp........để kinh doanh hoạt động thể thao .....................................(tên hoạt động thể thao/môn thể thao).
8. Cam kết:
- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về kinh doanh hoạt động thể thao;
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao./.
 
  ........, ngày ........tháng........ năm .......
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA
TỔ CHỨC
ĐỀ NGHỊ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức vụ)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
 
BẢN TÓM TẮT
Tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh
hoạt động thể thao môn: ........................
 
 
 
  

Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao
 
- Tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận (viết bằng chữ  in hoa): ...........
.......................................................................................................................
- Địa chỉ trụ sở chính: ...................................................................................
Điện thoại: ................................. Fax: ..........................................................
Website: .....................................Email: .......................................................
Sau đây là tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh của .....................(tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận) như sau:
1. Đội ngũ cán bộ, nhân viên:
- Số lượng:
- Trình độ chuyên môn của từng cán bộ, nhân viên (Danh sách trích ngang kèm theo)
2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị:
- Mô tả về cơ sở vật chất: .............................................................................
- Thống kê trang thiết bị, dụng cụ phục vụ hoạt động thể thao tại cơ sở (Bản kê khai kèm theo) ...........................................................................................
3. Nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh: ....................................
.......................................................................................................................
Chúng tôi cam kết:
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung kê khai;
- Đảm bảo duy trì và nâng cấp các điều kiện nêu trên trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về các điều kiện đã trình bày./.
 
  TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức vụ)
 

10. Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động quần vợt
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Sở Văn hóa và Thể thao gửi văn bản kèm 01 bộ hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét cấp giấy chứng nhận.
+ Trường hợp không cấp giấy chứng nhận, UBND tỉnh có văn bản trả lời và nêu rõ lý do
- Bước 4: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 5: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện:
Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Trung tâm Hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
(1) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao);
(2) Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh (Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao):
+ Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động;
+ Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao;
+ Có nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
- Cơ quan được ủy quyền trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.
* Lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao);
- Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh (Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
(1) Về cơ sở vật chất:
- Mặt sân quần vợt phẳng, không trơn trượt, có độ dốc thoát nước mặt sân và được phủ bằng sơn, cỏ, đất nện hoặc chất tổng hợp đặc biệt. Kích thước sân quần vợt phải bảo đảm theo đúng tiêu chuẩn quốc tế;
- Bảo đảm ánh sáng đồng đều trên sân với độ rọi từ 300 Lux trở lên;
- Có cơ số thuốc và dụng cụ sơ cấp cứu, khu vực thay đồ và gửi quần áo, vệ sinh, để xe;
- Bảng nội quy quy định giờ tập luyện, biện pháp bảo đảm an toàn khi tập luyện và các quy định khác.
- Đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh, môi trường, an toàn lao động, phòng, chống cháy nổ theo quy định của pháp luật.
(2) Về trang thiết bị, dụng cụ:
- Có lưới chắn bóng bao quanh sân, bảo đảm khoảng cách từ mép biên ngang đến lưới chắn ít nhất là 4m và từ mép biên dọc đến lưới chắn ít nhất là 3m.
- Có ghế trọng tài, dụng cụ đẩy nước.
(3) Về cán bộ, nhân viên chuyên môn
- Doanh nghiệp có hướng dẫn tập luyện hoặc đào tạo vận động viên phải có:
+ Huấn luyện viên thể thao có bằng cấp về chuyên ngành thể dục, thể thao từ bậc trung cấp trở lên hoặc có chứng nhận chuyên môn do Liên đoàn thể thao quốc gia, Liên đoàn thể thao quốc tế tương ứng cấp.
+ Bác sĩ hoặc nhân viên y tế có chứng chỉ về y học thể thao do Viện Khoa học thể dục thể thao hoặc cơ sở có chức năng đào tạo chuyên ngành y học thể thao cấp.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29/11/2006. Có hiệu lực từ ngày 01/7/2007.
- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ  quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thế dục, Thể thao. Có hiệu lực từ ngày 03/8/2007.
- Thông tư số 05/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của Ủy ban Thể dục, thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2007.
- Thông tư số 08/2011/TT-BVHTTDL ngày 29/6/2011 sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2011.
- Thông tư số 15/2011/TT-BVHTTDL ngày 14 tháng 11 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động quần vợt. Có hiệu lực từ ngày 01/01/2012.
- Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 01/02/2015.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
  

ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao
đối với câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp/doanh nghiệp kinh doanh
 hoạt động thể thao...........................(tên môn thể thao)
 
 
 
  
 
Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
 
 
1. Tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận (viết bằng chữ  in hoa):..........
.......................................................................................................................
Tên giao dịch (nếu có):................................................................................
Tên viết tắt (nếu có): ....................................................................................
2. Địa chỉ trụ sở chính: .................................................................................
Điện thoại :.........................  Fax: .................................................................
Website: ..............................Email: ..............................................................
3. Họ tên người đại diện theo pháp luật: …..…………................................
Giới tính: ............................….Chức danh: ..................................................
Sinh ngày: ......./…..../…....Dân tộc: ......... Quốc tịch: .................................
Giấy chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) số : ..........................................
Ngày cấp: …../….../…..Nơi cấp: .........................................................…....
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:..................................................................
Chỗ ở hiện tại: ..............................................................................................
4. Tên, địa chỉ chi nhánh/văn phòng đại diện (nếu có): ...............................
5. Địa chỉ nơi kinh doanh hoạt động thể thao đề nghị cấp phép: .................
.......................................................................................................................
6. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: ......do: .................cấp ngày.... tháng..... năm......, đăng ký thay đổi lần thứ...... ngày..... tháng.... năm......
7. Căn cứ vào các quy định hiện hành, đề nghị cấp giấy giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao cho doanh nghiệp........để kinh doanh hoạt động thể thao .....................................(tên hoạt động thể thao/môn thể thao).
8. Cam kết:
- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về kinh doanh hoạt động thể thao;
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao./.
 
 
  ........, ngày ........tháng........ năm .......
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA
TỔ CHỨC
ĐỀ NGHỊ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức vụ)
 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
 
BẢN TÓM TẮT
Tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh
hoạt động thể thao môn: ........................
 
 
 
  

Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
 
 
- Tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận (viết bằng chữ  in hoa): ...........
.......................................................................................................................
- Địa chỉ trụ sở chính: ...................................................................................
Điện thoại: ................................. Fax: ..........................................................
Website: .....................................Email: .......................................................
Sau đây là tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh của .....................(tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận) như sau:
1. Đội ngũ cán bộ, nhân viên:
- Số lượng:
- Trình độ chuyên môn của từng cán bộ, nhân viên (Danh sách trích ngang kèm theo)
2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị:
- Mô tả về cơ sở vật chất: .............................................................................
- Thống kê trang thiết bị, dụng cụ phục vụ hoạt động thể thao tại cơ sở (Bản kê khai kèm theo) ...........................................................................................
3. Nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh: ....................................
.......................................................................................................................
Chúng tôi cam kết:
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung kê khai;
- Đảm bảo duy trì và nâng cấp các điều kiện nêu trên trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về các điều kiện đã trình bày./.
 
  TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức vụ)
 

11. Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động thể dục thẩm mỹ
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Sở Văn hóa và Thể thao gửi văn bản kèm 01 bộ hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét cấp giấy chứng nhận.
+ Trường hợp không cấp giấy chứng nhận, UBND tỉnh có văn bản trả lời và nêu rõ lý do
- Bước 4: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 5: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện:
Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Trung tâm Hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
(1) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao);
(2) Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh (Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao):
+ Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động;
+ Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao;
+ Có nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết: 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
- Cơ quan được ủy quyền trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.
* Lệ phí: Không
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao).
- Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh (Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
(1) Về cơ sở vật chất:
- Kích thước: Sàn tập có diện tích ít nhất là 60m2; khoảng cách từ sàn tập đến trần nhà ít nhất là 03m; sàn tập phải bằng phẳng, có thảm hoặc đệm mềm.
- Điều kiện về không gian, âm thanh, ánh sáng: đảm bảo không gian thoáng mát, có hệ thống thông  gió; có hệ thống loa đài đảm bảo chất lượng; cường độ âm thanh trong quá trình hoạt động không vượt quá 120 dBA; bảo đảm ánh sáng có độ rọi ít nhất 150Lux.
- Mật độ tập luyện trên sàn bảo đảm ít nhất 2m2/01 người.
- Đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh, môi trường, an toàn lao động, phòng, chống cháy nổ theo quy định của pháp luật.
(2) Về trang thiết bị, dụng cụ:
- Phải có phòng vệ sinh, tủ đựng quần áo, tủ thuốc sơ cấp cứu phục vụ cho người đến tập luyện.
- Phải bố trí ghế ngồi và gương soi. Số lượng và kích cỡ phù hợp với quy mô, địa điểm tập luyện.
- Phải có bảng nội quy quy định giờ tập luyện, biện pháp bảo đảm an toàn khi tập luyện và các quy định khác.
- Khuyến khích trang bị các dụng cụ bổ trợ phục vụ người tập như: máy chạy bộ, tạ, bục, gậy.
(3) Về cán bộ, nhân viên chuyên môn
- Doanh nghiệp có hướng dẫn tập luyện hoặc đào tạo vận động viên phải có:
+ Huấn luyện viên thể thao có bằng cấp về chuyên ngành thể dục, thể thao từ bậc trung cấp trở lên hoặc có chứng nhận chuyên môn do Liên đoàn thể thao quốc gia, Liên đoàn thể thao quốc tế tương ứng cấp.
+ Bác sĩ hoặc nhân viên y tế có chứng chỉ về y học thể thao do Viện Khoa học thể dục thể thao hoặc cơ sở có chức năng đào tạo chuyên ngành y học thể thao cấp.
- Mỗi nhân viên chuyên môn hướng dẫn tập luyện không quá 30 người trong một giờ học.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29/11/2006. Có hiệu lực từ ngày 01/7/2007.
- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ  quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thế dục, Thể thao. Có hiệu lực từ ngày 03/8/2007.
- Thông tư số 05/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của Ủy ban Thể dục, thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2007.
- Thông tư số 08/2011/TT-BVHTTDL ngày 29/6/2011 sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2011.
- Thông tư số 16/2011/TT-BVHTTDL ngày 14 tháng 11 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động thể dục thẩm mỹ. Có hiệu lực từ ngày 01/01/2012.
- Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 01/02/2015.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
 
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao
đối với câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp/doanh nghiệp kinh doanh
 hoạt động thể thao...........................(tên môn thể thao)
 
 
 
  
 
Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
 
 
1. Tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận (viết bằng chữ  in hoa):..........
.......................................................................................................................
Tên giao dịch (nếu có):................................................................................
Tên viết tắt (nếu có): ....................................................................................
2. Địa chỉ trụ sở chính: .................................................................................
Điện thoại :.........................  Fax: .................................................................
Website: ..............................Email: ..............................................................
3. Họ tên người đại diện theo pháp luật: …..…………................................
Giới tính: ............................….Chức danh: ..................................................
Sinh ngày: ......./…..../…....Dân tộc: ......... Quốc tịch: .................................
Giấy chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) số : ..........................................
Ngày cấp: …../….../…..Nơi cấp: .........................................................…....
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:..................................................................
Chỗ ở hiện tại: ..............................................................................................
4. Tên, địa chỉ chi nhánh/văn phòng đại diện (nếu có): ...............................
5. Địa chỉ nơi kinh doanh hoạt động thể thao đề nghị cấp phép: .................
.......................................................................................................................
6. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: ......do: .................cấp ngày.... tháng..... năm......, đăng ký thay đổi lần thứ...... ngày..... tháng.... năm......
7. Căn cứ vào các quy định hiện hành, đề nghị cấp giấy giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao cho doanh nghiệp........để kinh doanh hoạt động thể thao .....................................(tên hoạt động thể thao/môn thể thao).
8. Cam kết:
- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về kinh doanh hoạt động thể thao;
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao./.
 
 
  ........, ngày ........tháng........ năm .......
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA
TỔ CHỨC
ĐỀ NGHỊ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức vụ)
 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
 
BẢN TÓM TẮT
Tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh
hoạt động thể thao môn: ........................
 
 
 
  

Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao
 
- Tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận (viết bằng chữ  in hoa): ...........
.......................................................................................................................
- Địa chỉ trụ sở chính: ...................................................................................
Điện thoại: ................................. Fax: ..........................................................
Website: .....................................Email: .......................................................
Sau đây là tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh của .....................(tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận) như sau:
1. Đội ngũ cán bộ, nhân viên:
- Số lượng:
- Trình độ chuyên môn của từng cán bộ, nhân viên (Danh sách trích ngang kèm theo)
2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị:
- Mô tả về cơ sở vật chất: .............................................................................
- Thống kê trang thiết bị, dụng cụ phục vụ hoạt động thể thao tại cơ sở (Bản kê khai kèm theo) ...........................................................................................
3. Nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh: ....................................
.......................................................................................................................
Chúng tôi cam kết:
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung kê khai;
- Đảm bảo duy trì và nâng cấp các điều kiện nêu trên trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về các điều kiện đã trình bày./.
 
  TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức vụ)
 

12. Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt dù lượn và diều bay động cơ
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Sở Văn hóa và Thể thao gửi văn bản kèm 01 bộ hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét cấp giấy chứng nhận.
+ Trường hợp không cấp giấy chứng nhận, UBND tỉnh có văn bản trả lời và nêu rõ lý do
- Bước 4: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 5: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện:
Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Trung tâm Hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
(1) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao);
(2) Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh (Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao):
+ Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động;
+ Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao;
+ Có nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan được ủy quyền trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.
* Lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao);
- Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh (Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
(1) Về cơ sở vật chất:
-  Khu vực xuất phát, khu vực đỗ, không gian bay của dù lượn và diều bay có động cơ là vùng đất, mặt nước, vùng trời (sau đây gọi chung là khu vực hoạt động bay) được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
- Khu vực hoạt động bay của dù lượn và diều bay có động cơ phải có giấy phép của Cục Tác chiến - Bộ Tổng tham mưu cấp. 
-  Bảng chỉ dẫn được đặt trong khu vực xuất phát và khu vực đỗ phải ở những vị trí thích hợp, dễ nhận biết.
- Bảng chỉ dẫn đối với người tham gia hoạt động thể thao dù lượn và diều bay có động cơ phải thể hiện các nội dung: đảm bảo an toàn; không được uống rượu, bia và sử dụng các chất kích thích; không được điều khiển các phương tiện bay ra khỏi vùng hoạt động bay cho phép.
- Bảng chỉ dẫn đối với người không tham gia hoạt động thể thao dù lượn và diều bay có động cơ khi vào khu vực xuất phát và khu vực đỗ phải thực hiện các quy định về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tôn trọng và giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, môi trường, thực hiện quy định khu vực bay;‎ không có các hành động cản trở hay gây khó khăn đối với hoạt động dù lượn và diều bay có động cơ.
- Cơ sở thể thao tổ chức hoạt động dù lượn và diều bay có động cơ phải ghi rõ số điện thoại của người có trách nhiệm quản lý bay, tần số bộ đàm và cách thức liên lạc khi cần thiết trên bảng chỉ dẫn.
(2) Về dụng cụ, trang thiết bị:
a. Trang thiết bị tập luyện, thi đấu dù lượn không có động cơ 
- Cơ sở thể thao tổ chức tập luyện và thi đấu dù lượn không có động cơ phải được trang bị các thiết bị an toàn cần thiết: dù chính, đai ngồi, dù dự phòng, thiết bị đo độ cao, định vị toàn cầu, bộ đàm, mũ bảo hiểm.
- Hình thức dù lượn không có động cơ phải đảm bảo phù hợp với phong tục tập quán, truyền thống văn hóa dân tộc.
b. Trang thiết bị tập luyện, thi đấu dù lượn có động cơ và diều bay có động cơ  
- Cơ sở thể thao tập luyện và thi đấu dù lượn có động cơ và diều bay có động cơ phải có mũ bảo hiểm, hệ thống dây an toàn, dù dự phòng và thiết bị liên lạc.
- Cơ sở thể thao tập luyện và thi đấu dù lượn có động cơ và diều bay có động cơ phải được kiểm tra về chất lượng và an toàn kỹ thuật.
- Hình thức dù lượn có động cơ và diều bay có động cơ phải đảm bảo phù hợp với phong tục tập quán, truyền thống văn hóa dân tộc.
- Cơ sở thể thao tổ chức hoạt động dù lượn có động cơ và diều bay có động cơ phải có hệ thống phòng cháy, chữa cháy, có đủ cơ số thuốc cấp cứu, dụng cụ cấp cứu.
(3) Về cán bộ, nhân viên chuyên môn
Doanh nghiệp có hướng dẫn tập luyện hoặc đào tạo vận động viên phải có:
a. Đối với tập luyện, thi đấu dù lượn không có động cơ
+ Huấn luyện viên, hướng dẫn viên phải có trình độ chuyên môn được Tổng cục Thể dục thể thao hoặc tổ chức xã hội nghề nghiệp về dù lượn cấp quốc gia công nhận.
+ Huấn luyện viên, hướng dẫn viên phải có giấy chứng nhận đủ sức khỏe còn hiệu lực do cơ quan y tế cấp huyện trở lên chứng nhận trước khi bay tối đa không quá 12 tháng. 
b. Đối với tập luyện, thi đấu dù lượn có động cơ và diều bay có động cơ  
+ Huấn luyện viên huấn luyện vận động viên dù lượn có động cơ và diều bay có động cơ phải có trình độ chuyên môn được đào tạo và cấp chứng chỉ của Quân chủng Phòng không - Không quân, Bộ Quốc phòng hoặc cơ sở đào tạo của Hiệp hội dù lượn, diều bay trong nước và quốc tế được Tổng cục Thể dục thể thao công nhận.
+ Huấn luyện viên, vận động viên phải có giấy chứng nhận đủ sức khỏe còn hiệu lực do cơ quan y tế cấp huyện trở lên chứng nhận trước khi tham gia hoạt động bay và phải kiểm tra định kỳ tối thiểu 12 tháng/1 lần.
+ Vận động viên dù lượn có động cơ và diều bay có động cơ phải được hướng dẫn tập luyện theo các giáo trình và chương trình huấn luyện của các cơ sở đào tạo được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29/11/2006. Có hiệu lực từ ngày 01/7/2007.
- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ  quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thế dục, Thể thao. Có hiệu lực từ ngày 03/8/2007.
- Thông tư số 05/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của Ủy ban Thể dục, thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2007.
- Thông tư số 08/2011/TT-BVHTTDL ngày 29/6/2011 sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2011.
- Thông tư số 19/2011/TT-BVHTTDL ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động dù lượn và diều bay động cơ. Có hiệu lực từ ngày 20/01/2012.
- Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 01/02/2015.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
 
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao
đối với câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp/doanh nghiệp kinh doanh
 hoạt động thể thao...........................(tên môn thể thao)
 
 
 
  
 
Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
 
 
1. Tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận (viết bằng chữ  in hoa):..........
.......................................................................................................................
Tên giao dịch (nếu có):................................................................................
Tên viết tắt (nếu có): ....................................................................................
2. Địa chỉ trụ sở chính: .................................................................................
Điện thoại :.........................  Fax: .................................................................
Website: ..............................Email: ..............................................................
3. Họ tên người đại diện theo pháp luật: …..…………................................
Giới tính: ............................….Chức danh: ..................................................
Sinh ngày: ......./…..../…....Dân tộc: ......... Quốc tịch: .................................
Giấy chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) số : ..........................................
Ngày cấp: …../….../…..Nơi cấp: .........................................................…....
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:..................................................................
Chỗ ở hiện tại: ..............................................................................................
4. Tên, địa chỉ chi nhánh/văn phòng đại diện (nếu có): ...............................
5. Địa chỉ nơi kinh doanh hoạt động thể thao đề nghị cấp phép: .................
.......................................................................................................................
6. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: ......do: .................cấp ngày.... tháng..... năm......, đăng ký thay đổi lần thứ...... ngày..... tháng.... năm......
7. Căn cứ vào các quy định hiện hành, đề nghị cấp giấy giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao cho doanh nghiệp........để kinh doanh hoạt động thể thao .....................................(tên hoạt động thể thao/môn thể thao).
8. Cam kết:
- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về kinh doanh hoạt động thể thao;
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao./.
 
  ........, ngày ........tháng........ năm .......
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA
TỔ CHỨC
ĐỀ NGHỊ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức vụ)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
  

BẢN TÓM TẮT
Tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh
hoạt động thể thao môn: ........................
 
 
 
  

Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao
 
 
- Tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận (viết bằng chữ  in hoa): ...........
.......................................................................................................................
- Địa chỉ trụ sở chính: ...................................................................................
Điện thoại: ................................. Fax: ..........................................................
Website: .....................................Email: .......................................................
Sau đây là tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh của .....................(tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận) như sau:
1. Đội ngũ cán bộ, nhân viên:
- Số lượng:
- Trình độ chuyên môn của từng cán bộ, nhân viên (Danh sách trích ngang kèm theo)
2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị:
- Mô tả về cơ sở vật chất: .............................................................................
- Thống kê trang thiết bị, dụng cụ phục vụ hoạt động thể thao tại cơ sở (Bản kê khai kèm theo) ...........................................................................................
3. Nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh: ....................................
.......................................................................................................................
Chúng tôi cam kết:
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung kê khai;
- Đảm bảo duy trì và nâng cấp các điều kiện nêu trên trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về các điều kiện đã trình bày./.
 
  TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức vụ)
 
 

13. Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động quyền anh
* Trình tự thực hiện:
- Sở Văn hóa và Thể thao là cơ quan thường trực giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tiếp nhận hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao.
- Trong thời gian 04 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Văn hóa và Thể thao có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan của tỉnh kiểm tra các điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của doanh nghiệp thể thao theo. Kết quả kiểm tra được lập thành văn bản có xác nhận của các cơ quan tham gia.
- Căn cứ kết quả kiểm tra các điều kiện theo quy định, Sở Văn hóa và Thể thao trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định việc cấp hoặc không cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao.
* Cách thức thực hiện:
Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Trung tâm Hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
(1) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao);
(2) Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh (Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao):
+ Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động;
+ Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao;
+ Có nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức. 
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
- Cơ quan được ủy quyền trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.
* Lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao);
- Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh (Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
(1) Về cơ sở vật chất:
Địa điểm tập luyện quyền anh phải bảo đảm các điều kiện sau:
-  Địa điểm tập quyền anh phải có diện tích từ 60m2 trở lên; mật độ tập luyện tối thiểu 2m2/người.
- Mặt sàn phải bằng phẳng, không trơn trượt.
- Đảm bảo đủ ánh sáng, thông thoáng.
- Âm thanh, tiếng ồn không làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
- Có cơ số thuốc thông thường và các dụng cụ sơ cứu ban đầu.
-  Có khu vực vệ sinh, để xe.
- Có sổ theo dõi võ sinh tham gia tập luyện ghi đầy đủ họ tên, năm sinh, nơi ở và lưu đơn xin học của từng người.
-  Có bảng nội quy quy định giờ tập luyện, các quy định bảo đảm an toàn khi luyện tập.
- Đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh, môi trường, an toàn lao động, phòng, chống cháy nổ theo quy định.
(2) Về trang thiết bị, dụng cụ:
Địa điểm tổ chức tập luyện quyền anh phải có các trang thiết bị, dụng cụ tập luyện sau: 
- Găng tập luyện: 01 đôi/ 01 người.
- Mũ bảo vệ: 01 chiếc/ 01 người.
- Bao đấm (bao cát), gối đấm.
- Người tập phải trang bị bịt răng, bảo vệ bộ hạ (kuki), băng đa, dây nhảy, giày tập luyện.
- Hướng dẫn viên tập luyện phải có dụng cụ đỡ đòn (lăm pơ).
 (3) Về cán bộ, nhân viên chuyên môn
- Doanh nghiệp có hướng dẫn tập luyện hoặc đào tạo vận động viên phải có:
+ Huấn luyện viên thể thao có bằng cấp về chuyên ngành thể dục, thể thao từ bậc trung cấp trở lên hoặc có chứng nhận chuyên môn do Liên đoàn thể thao quốc gia, Liên đoàn thể thao quốc tế tương ứng cấp.
+ Bác sĩ hoặc nhân viên y tế có chứng chỉ về y học thể thao do Viện Khoa học thể dục thể thao hoặc cơ sở có chức năng đào tạo chuyên ngành y học thể thao cấp.     
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29/11/2006. Có hiệu lực từ ngày 01/7/2007.
- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ  quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thế dục, Thể thao. Có hiệu lực từ ngày 03/8/2007.
- Thông tư số 05/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của Ủy ban Thể dục, thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2007.
- Thông tư số 08/2011/TT-BVHTTDL ngày 29/6/2011 sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2011.
- Thông tư số 20/2011/TT-BVHTTDL ngày 09 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức tập luyện quyền anh. Có hiệu lực từ ngày 25/01/2012.
- Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 01/02/2015.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
 
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao
đối với câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp/doanh nghiệp kinh doanh
 hoạt động thể thao...........................(tên môn thể thao)
 
 
 
  
 
Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
 
1. Tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận (viết bằng chữ  in hoa):..........
.......................................................................................................................
Tên giao dịch (nếu có):................................................................................
Tên viết tắt (nếu có): ....................................................................................
2. Địa chỉ trụ sở chính: .................................................................................
Điện thoại :.........................  Fax: .................................................................
Website: ..............................Email: ..............................................................
3. Họ tên người đại diện theo pháp luật: …..…………................................
Giới tính: ............................….Chức danh: ..................................................
Sinh ngày: ......./…..../…....Dân tộc: ......... Quốc tịch: .................................
Giấy chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) số : ..........................................
Ngày cấp: …../….../…..Nơi cấp: .........................................................…....
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:..................................................................
Chỗ ở hiện tại: ..............................................................................................
4. Tên, địa chỉ chi nhánh/văn phòng đại diện (nếu có): ...............................
5. Địa chỉ nơi kinh doanh hoạt động thể thao đề nghị cấp phép: .................
.......................................................................................................................
6. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: ......do: .................cấp ngày.... tháng..... năm......, đăng ký thay đổi lần thứ...... ngày..... tháng.... năm......
7. Căn cứ vào các quy định hiện hành, đề nghị cấp giấy giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao cho doanh nghiệp........để kinh doanh hoạt động thể thao .....................................(tên hoạt động thể thao/môn thể thao).
8. Cam kết:
- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về kinh doanh hoạt động thể thao;
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao./.
 
  ........, ngày ........tháng........ năm .......
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA
TỔ CHỨC
ĐỀ NGHỊ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức vụ)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
 
BẢN TÓM TẮT
Tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh
hoạt động thể thao môn: ........................
 
 
 
  

Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
 
- Tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận (viết bằng chữ  in hoa): ...........
.......................................................................................................................
- Địa chỉ trụ sở chính: ...................................................................................
Điện thoại: ................................. Fax: ..........................................................
Website: .....................................Email: .......................................................
Sau đây là tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh của .....................(tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận) như sau:
1. Đội ngũ cán bộ, nhân viên:
- Số lượng:
- Trình độ chuyên môn của từng cán bộ, nhân viên (Danh sách trích ngang kèm theo)
2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị:
- Mô tả về cơ sở vật chất: .............................................................................
- Thống kê trang thiết bị, dụng cụ phục vụ hoạt động thể thao tại cơ sở (Bản kê khai kèm theo) ...........................................................................................
3. Nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh: ....................................
.......................................................................................................................
Chúng tôi cam kết:
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung kê khai;
- Đảm bảo duy trì và nâng cấp các điều kiện nêu trên trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về các điều kiện đã trình bày./.
 
  TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức vụ)




14. Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Taekwondo
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Sở Văn hóa và Thể thao gửi văn bản kèm 01 bộ hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét cấp giấy chứng nhận.
+ Trường hợp không cấp giấy chứng nhận, UBND tỉnh có văn bản trả lời và nêu rõ lý do
- Bước 4: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 5: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện:
Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Trung tâm Hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
(1) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao);
(2) Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh (Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao):
+ Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động;
+ Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao;
+ Có nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết: 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
- Cơ quan được ủy quyền trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.
* Lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao);
- Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh (Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
(1) Về cơ sở vật chất
Địa điểm hoạt động Taekwondo phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Sàn phải có diện tích 60m2 trở lên; mật độ tập luyện tối thiểu 3m2 trên người.
- Mặt sàn phải bằng phẳng, không trơn trượt.
- Có đủ ánh sáng, thông thoáng.
- Âm thanh, tiếng ồn đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
- Có cơ số thuốc thông thường và dụng cụ sở cứu ban đầu, khu vực vệ sinh, để xe.
- Có sổ theo dõi võ sinh tham gia tập luyện ghi đầy đủ họ tên, năm sinh, nơi ở và lưu đơn xin học của từng người.
- Có bảng quy định 4 điều tâm niệm của võ sinh Taekwondo; bảng nội quy, quy định giờ tập luyện và các quy định bảo đảm an toàn khi tập luyện.
- Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ theo quy định;
(2) Về trang thiết bị, dụng cụ:
a. Cơ sở hoạt động Taekwondo có tổ chức đào tạo để tham dự thi đấu các giải thi đấu do Liên đoàn Taekwondo Việt Nam, Tổng cục Thể dục thể thao tổ chức phải đáp ứng các trang thiết bị, dụng cụ tập luyện sau:
 
TT Trang bị, dụng cụ Định mức
1 Võ phục Taekwondo 1 bộ/ người tập
2 Thảm tập luyện 10m x 10m 1 bộ/ người tập
3 Giáp tập luyện 1 chiếc/ người tập
4 Đích đá các loại 1 chiếc/ người tập
5 Bao cát 1 chiếc/ người tập
6 Dây thun, dây nhảy 1 chiếc/ người tập
7 Bảo hộ tay, chân, gối 1 bộ/ người tập
8 Bảo hộ hạ bộ nam (nữ) 1 chiếc/ người tập
9 Mũ bảo hộ 1 chiếc/ 2 người tập
10 Bịt răng 1 chiếc/ người tập
11 Gương soi lớn 1 chiếc/ điểm tập
 
          b. Cơ sở luyện tập Taekwondo nhằm nâng cao sức khỏe cho người tập và không tham gia thi đấu đỉnh cao cần đáp ứng trang thiết bị, dụng cụ tập luyện sau:
 
TT Trang thiết bị, dụng cụ Định mức
1 Võ phục Taekwondo 1 bộ/ người tập
2 Đích đá các loại 1 chiếc/ 4 người tập
 
(3) Về cán bộ, nhân viên chuyên môn
a. Cơ sở hoạt động Taekwondo có tổ chức đào tạo để tham dự thi đấu các giải thi đấu do Liên đoàn Taekwondo Việt Nam, Tổng cục Thể dục thể thao tổ chức phải đáp ứng các trang thiết bị, dụng cụ tập luyện sau:
- Có bằng tốt nghiệp đại học thể dục thể thao chuyên ngành Taekwondo.
- Có chứng nhận chuyên môn huấn luyện viên quốc gia do Liên đoàn Taekwondo Việt Nam cấp hoặc bằng huấn luyện viên quốc tế do Viện Hàn lâm Kukkiwon cấp.
b. Hướng dẫn viên có trình độ chuyên môn Taekwondo bảo đảm tiêu chuẩn quy định tại Điểm 1, Mục I Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20 tháng 7 năm 2007 của Ủy ban TDTT hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao và có đai đen từ 3 đẳng trở lên do Liên đoàn Taewondo Việt Nam cấp.
c. Mỗi nhân viên chuyên môn hướng dẫn tập luyện không quá 30 võ sinh trong mội buổi tập.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29/11/2006. Có hiệu lực từ ngày 01/7/2007.
- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ  quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thế dục, Thể thao. Có hiệu lực từ ngày 03/8/2007.
- Thông tư số 05/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của Ủy ban Thể dục, thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2007.
- Thông tư số 08/2011/TT-BVHTTDL ngày 29/6/2011 sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2011.
- Thông tư số 21/2011/TT-BVHTTDL ngày 27 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động Taekwondo. Có hiệu lực từ ngày 15/02/2012.
- Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 01/02/2015.

15. Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Bắn súng thể thao
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Sở Văn hóa và Thể thao gửi văn bản kèm 01 bộ hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét cấp giấy chứng nhận.
+ Trường hợp không cấp giấy chứng nhận, UBND tỉnh có văn bản trả lời và nêu rõ lý do
- Bước 4: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 5: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện:
Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Trung tâm Hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
(1) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao);
(2) Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh (Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao):
- Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động;
- Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao;
- Có nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
- Cơ quan được ủy quyền trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.
* Lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao);
- Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh (Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
 (1) Về cơ sở vật chất và trang thiết bị, dụng cụ tập luyện
- Có trường bắn phù hợp theo tiêu chuẩn quy định cho điều kiện chuyên môn chung của trường bắn và các tiêu chuẩn thêm riêng cho trường bắn ngoài trời cự ly 50 và cự ly 25m, trường bắn trong nhà 10m dành cho súng trường hơi và súng ngắn hơi, trường bắn trong nhà 10m bia di động, trường bắn đĩa bay, trường bắn đạn nhựa theo quy định cụ thể của Thông tư số 06/2014/TT-BVHTTDL quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động Bắn súng thể thao.
- Âm thanh, tiếng ồn không vượt quá giới hạn cho phép về tiếng ồn theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Điểm đo âm thanh, tiếng ồn được xác định tại phía ngoài cửa sổ hoặc tường bao quanh trường bắn và cửa ra vào của cơ sở thể thao.
- Súng thể thao phải được đăng ký và cấp giấy phép sử dụng theo quy định của pháp luật.
- Có đồng hồ treo ở hai đầu tuyến bắn.
- Có phòng y tế, có cơ số thuốc và dụng cụ đảm bảo hoạt động sơ cứu ban đầu.
- Có kho cất giữ súng thể thao đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.
- Có khu vực kiểm tra trang thiết bị tập luyện và thi đấu.
- Có khu vực thay đồ, gửi quần áo, nhà vệ sinh và khu vực để xe.
- Có sổ theo dõi quá trình sử dụng súng, đạn thể thao;
- Có sổ theo dõi người tham gia tập luyện ghi đầy đủ họ tên, năm sinh, giới tính, nơi cư trú, thời gian tập luyện, chủng loại, nhãn hiệu, số hiệu súng thể thao đang sử dụng.
- Có bảng nội quy, bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
+ Đối tượng được tham gia tập luyện;
+ Quy định giờ tập luyện;
+ Các quy định bảo đảm an toàn khi tập luyện, thi đấu.
- Có bảng hướng dẫn cách sử dụng súng thể thao; bảng trích dẫn quy định của pháp luật về trách nhiệm của vận động viên, huấn luyện viên và các cá nhân có liên quan trong việc sử dụng và bảo quản súng thể thao.
- Đảm bảo thời gian hoạt động, an ninh trật tự, vệ sinh, môi trường, an toàn lao động, phòng, chống cháy nổ theo quy định của pháp luật.
- Đảm bảo cho người tham gia tập luyện và thi đấu phải có quần áo, giầy, găng tay chuyên dụng theo tiêu chuẩn của Liên đoàn Bắn súng thế giới hoặc Liên đoàn Bắn súng Việt Nam.
(2) Về cán bộ, nhân viên chuyên môn.
- Người đứng đầu cơ sở thể thao hoạt động Bắn súng thể thao phải có trình độ trung cấp thể dục thể thao trở lên hoặc có chứng nhận chuyên môn về bắn súng thể thao do Liên đoàn Bắn súng thế giới hoặc Liên đoàn Bắn súng Việt Nam cấp, có lý lịch rõ ràng và không thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Người chưa thành niên; người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; người nghiện ma túy;
+ Người bị khởi tố hình sự mà các cơ quan tố tụng đang tiến hành điều tra, truy tố, xét xử;
+ Người đang bị Toà án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự, cấm cư trú; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc; người đang chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi xâm phạm tài sản của tổ chức trong nước hoặc nước ngoài; tài sản, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân, của người nước ngoài; vi phạm trật tự, an toàn xã hội 02 lần trở lên trong 06 tháng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm h́nh sự mà không bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy định tại khoản 2 Điều 94 Luật xử lý vi phạm hành chính;
+ Người có tiền án mà chưa được xoá án tích về các tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội đặc biệt nghiêm trọng; người có tiền án mà chưa được xóa án tích về các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con người và các tội khác có liên quan trực tiếp tới ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự; người đã bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đủ thời hạn để được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính.
- Có huấn luyện viên hoặc người hướng dẫn hoạt động chuyên môn bắn súng bảo đảm một trong các tiêu chuẩn sau:
+ Là huấn luyện viên, hướng dẫn viên thể thao hoặc vận động viên môn Bắn súng có đẳng cấp từ cấp I trở lên;
+ Có bằng cấp về chuyên ngành thể dục thể thao môn Bắn súng từ bậc trung cấp trở lên;
+ Có chứng nhận chuyên môn về bắn súng thể thao do Liên đoàn Bắn súng thế giới hoặc Liên đoàn Bắn súng Việt Nam cấp.
Mỗi huấn luyện viên, hướng dẫn viên chuyên môn hướng dẫn tập luyện không nhiều hơn 10 người/đợt.
- Có nhân viên bảo vệ kho, nơi cất giữ súng đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 13 Thông tư liên tịch số 06/2013/TTLT-BVHTTDL-BCA ngày 18 tháng 10 năm 2013 quy định trang bị, quản lý, sử dụng vũ khí thể thao trong tập luyện và thi đấu thể thao. Cụ thể như sau:
+ Là công dân Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt;
 + Có đủ sức khỏe phù hợp với công việc được giao, được cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên chứng nhận;
 + Có chứng chỉ chuyên môn nghiệp vụ về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy;
+ Nắm vững nội quy, chế độ quản lý, bảo quản kho, nơi cất giữ vũ khí thể thao.
Tổng cục Thể dục thể thao chủ trì, phối hợp với Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội tổ chức tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy cho người được giao bảo quản kho, nơi cất giữ vũ khí thể thao.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29/11/2006. Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2007.
- Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ số 16/2011/UBTVQH ngày 30 tháng 6 năm 2011. Có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2012.
- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ  quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, Thể thao. Có hiệu lực thi hành từ ngày 03/8/2007.
- Nghị định số 25/2012/NĐ-CP ngày 05/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công sụ hỗ trợ. Có hiệu lực từ ngày 20/5/2012.
- Thông tư số 06/2014/TT-BVHTTDL ngày 04/6/2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động Bắn súng thể thao. Có hiệu lực từ ngày 01/8/2014.
- Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 01/02/2015.
 
 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
 
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao
đối với câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp/doanh nghiệp kinh doanh
 hoạt động thể thao...........................(tên môn thể thao)
 
 
 
  
 
Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
 
 
1. Tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận (viết bằng chữ  in hoa):..........
.......................................................................................................................
Tên giao dịch (nếu có):................................................................................
Tên viết tắt (nếu có): ....................................................................................
2. Địa chỉ trụ sở chính: .................................................................................
Điện thoại :.........................  Fax: .................................................................
Website: ..............................Email: ..............................................................
3. Họ tên người đại diện theo pháp luật: …..…………................................
Giới tính: ............................….Chức danh: ..................................................
Sinh ngày: ......./…..../…....Dân tộc: ......... Quốc tịch: .................................
Giấy chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) số : ..........................................
Ngày cấp: …../….../…..Nơi cấp: .........................................................…....
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:..................................................................
Chỗ ở hiện tại: ..............................................................................................
4. Tên, địa chỉ chi nhánh/văn phòng đại diện (nếu có): ...............................
5. Địa chỉ nơi kinh doanh hoạt động thể thao đề nghị cấp phép: .................
.......................................................................................................................
6. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: ......do: .................cấp ngày.... tháng..... năm......, đăng ký thay đổi lần thứ...... ngày..... tháng.... năm......
7. Căn cứ vào các quy định hiện hành, đề nghị cấp giấy giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao cho doanh nghiệp........để kinh doanh hoạt động thể thao .....................................(tên hoạt động thể thao/môn thể thao).
8. Cam kết:
- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về kinh doanh hoạt động thể thao;
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao./.
 
  ........, ngày ........tháng........ năm .......
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA
TỔ CHỨC
ĐỀ NGHỊ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức vụ)
 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
 
BẢN TÓM TẮT
Tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh
hoạt động thể thao môn: ........................
 
 
 
  

Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao
 
- Tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận (viết bằng chữ  in hoa): ...........
.......................................................................................................................
- Địa chỉ trụ sở chính: ...................................................................................
Điện thoại: ................................. Fax: ..........................................................
Website: .....................................Email: .......................................................
Sau đây là tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh của .....................(tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận) như sau:
1. Đội ngũ cán bộ, nhân viên:
- Số lượng:
- Trình độ chuyên môn của từng cán bộ, nhân viên (Danh sách trích ngang kèm theo)
2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị:
- Mô tả về cơ sở vật chất: .............................................................................
- Thống kê trang thiết bị, dụng cụ phục vụ hoạt động thể thao tại cơ sở (Bản kê khai kèm theo) ...........................................................................................
3. Nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh: ....................................
.......................................................................................................................
Chúng tôi cam kết:
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung kê khai;
- Đảm bảo duy trì và nâng cấp các điều kiện nêu trên trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về các điều kiện đã trình bày./.
 
  TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức vụ)

16. Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Karatedo
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Sở Văn hóa và Thể thao gửi văn bản kèm 01 bộ hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét cấp giấy chứng nhận.
+ Trường hợp không cấp giấy chứng nhận, UBND tỉnh có văn bản trả lời và nêu rõ lý do
- Bước 4: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 5: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện:
Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Trung tâm Hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
(1) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao);
(2) Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh (Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao):
- Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động;
- Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao;
- Có nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết: 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan được ủy quyền trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.
* Lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao).
- Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh (Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
(1) Về cơ sở vật chất và trang thiết bị, dụng cụ tập luyện
- Có sàn tập diện tích từ 60m2 trở lên; mặt sàn bằng phẳng, không trơn trượt;
- Mật độ tập luyện từ 3m­­2  trở lên trên 01 người­­ ­ tập;
- Điểm tập có ánh sáng tối thiểu là 200 lux;
- Âm thanh, tiếng ồn bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Điểm đo âm thanh, tiếng ồn được xác định tại phía ngoài cửa sổ và cửa ra vào của điểm tập;
- Có đủ cơ số thuốc và các dụng cụ sơ cứu ban đầu, khu vực thay đồ, gửi đồ, khu vực vệ sinh, để xe;
- Có bảng nội quy quy định giờ tập luyện, các quy định bảo đảm an toàn khi tập luyện và các quy định khác;
- Đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh, môi trường, an toàn lao động, phòng, chống cháy nổ theo quy định của pháp luật;
- Có sổ theo dõi võ sinh tham gia tập luyện, ghi đầy đủ họ tên, năm sinh, địa chỉ, thời gian theo học và lưu đơn xin học của từng người.
(2) Trang thiết bị, dụng cụ tập luyện, thi đấu phải bảo đảm không gây nguy hiểm, không gây các biến đổi không tốt cho sự phát triển của cơ thể người tập. Mỗi võ sinh tập luyện phải có:
- Võ phục chuyên môn Karatedo;
- Găng tay màu xanh, găng tay màu đỏ;
- Bộ bảo vệ bàn chân, ống quyển màu xanh; bộ bảo vệ bàn chân, ống quyển màu đỏ;
- Lămpơ.
(3) Về cán bộ, nhân viên chuyên môn.
- Cơ sở thể thao tổ chức hoạt động môn Karatedo phải có huấn luyện viên hoặc người hướng dẫn hoạt động chuyên môn Karatedo bảo đảm một trong các tiêu chuẩn sau:
+ Là huấn luyện viên, hướng dẫn viên Karatedo hoặc vận động viên Karatedo có đẳng cấp từ cấp II trở lên;
+ Có bằng cấp chuyên ngành thể dục thể thao từ bậc trung cấp trở lên;
+ Có Giấy chứng nhận chuyên môn Karatedo từ đai đen 2 đẳng trở lên do Tổng cục Thể dục thể thao hoặc Liên đoàn Karatedo Việt Nam cấp.
- Mỗi nhân viên chuyên môn hướng dẫn tập luyện không quá 30 võ sinh trong một buổi tập.  
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006. Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2007.                                                                                                      
- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực thi hành từ ngày 03/8/2007.
- Thông tư số 09/2013/TT-BVHTTDL ngày 26/11/2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động Karatedo. Có hiệu lực từ ngày 01/2/2014.
- Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 01/02/2015.
 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
  

ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao
đối với câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp/doanh nghiệp kinh doanh
 hoạt động thể thao...........................(tên môn thể thao)
 
 
 
  
 
Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
 
 
1. Tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận (viết bằng chữ  in hoa):..........
.......................................................................................................................
Tên giao dịch (nếu có):................................................................................
Tên viết tắt (nếu có): ....................................................................................
2. Địa chỉ trụ sở chính: .................................................................................
Điện thoại :.........................  Fax: .................................................................
Website: ..............................Email: ..............................................................
3. Họ tên người đại diện theo pháp luật: …..…………................................
Giới tính: ............................….Chức danh: ..................................................
Sinh ngày: ......./…..../…....Dân tộc: ......... Quốc tịch: .................................
Giấy chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) số : ..........................................
Ngày cấp: …../….../…..Nơi cấp: .........................................................…....
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:..................................................................
Chỗ ở hiện tại: ..............................................................................................
4. Tên, địa chỉ chi nhánh/văn phòng đại diện (nếu có): ...............................
5. Địa chỉ nơi kinh doanh hoạt động thể thao đề nghị cấp phép: .................
.......................................................................................................................
6. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: ......do: .................cấp ngày.... tháng..... năm......, đăng ký thay đổi lần thứ...... ngày..... tháng.... năm......
7. Căn cứ vào các quy định hiện hành, đề nghị cấp giấy giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao cho doanh nghiệp........để kinh doanh hoạt động thể thao .....................................(tên hoạt động thể thao/môn thể thao).
8. Cam kết:
- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về kinh doanh hoạt động thể thao;
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao./.
 
 
  ........, ngày ........tháng........ năm .......
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA
TỔ CHỨC
ĐỀ NGHỊ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức vụ)
 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
 
BẢN TÓM TẮT
Tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh
hoạt động thể thao môn: ........................
 
 
 
  

Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao
 
 
- Tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận (viết bằng chữ  in hoa): ...........
.......................................................................................................................
- Địa chỉ trụ sở chính: ...................................................................................
Điện thoại: ................................. Fax: ..........................................................
Website: .....................................Email: .......................................................
Sau đây là tóm tắt tình hình chuẩn bị các ðiều kiện kinh doanh của .....................(tên tổ chức ðề nghị cấp giấy chứng nhận) nhý sau:
1. Đội ngũ cán bộ, nhân viên:
- Số lượng:
- Trình độ chuyên môn của từng cán bộ, nhân viên (Danh sách trích ngang kèm theo)
2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị:
- Mô tả về cơ sở vật chất: .............................................................................
- Thống kê trang thiết bị, dụng cụ phục vụ hoạt động thể thao tại cơ sở (Bản kê khai kèm theo) ...........................................................................................
3. Nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh: ....................................
.......................................................................................................................
Chúng tôi cam kết:
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung kê khai;
- Đảm bảo duy trì và nâng cấp các điều kiện nêu trên trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về các điều kiện đã trình bày./.
 
 
  TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức vụ)
 

17. Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Lân Sư Rồng
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Sở Văn hóa và Thể thao gửi văn bản kèm 01 bộ hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét cấp giấy chứng nhận.
+ Trường hợp không cấp giấy chứng nhận, UBND tỉnh có văn bản trả lời và nêu rõ lý do
- Bước 4: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 5: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện:
Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Trung tâm Hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
(1) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận;
(2) Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh:
+ Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động;
+ Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao;
+ Có nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết: 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan được ủy quyền trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.
* Lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao).
- Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh (Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: (*)
(1) Về cơ sở vật chất.
Địa điểm tập luyện Lân Sư Rồng phải đảm bảo các điều kiện sau:
a) Địa điểm tập luyện Lân Sư Rồng có thể ở trong nhà hoặc ngoài trời, diện tích từ 200 m2 trở lên;
b) Mặt sân phải bằng phẳng, không trơn trượt;
c) Đối với địa điểm tập luyện trong nhà chiều cao tối thiểu tính từ mặt sàn đến trần nhà là 5 m. Trường hợp có sử dụng mai hoa thung chiều cao tối thiểu tính từ mặt sàn đến trần nhà là 7 m, hệ thống chiếu sáng đảm bảo độ rọi từ 150 lux trở lên;
d) Âm thanh, tiếng ồn không vượt quá 120dBA;
đ) Có tủ thuốc hoặc túi thuốc và các dụng cụ sơ cứu ban đầu;
e) Có khu vực vệ sinh, để xe;
g) Có bảng nội quy quy định thời gian tập luyện; bảo đảm an toàn khi tập luyện và các quy định khác;
h) Đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường và phòng, chống cháy nổ theo quy định.
(2) Về dụng cụ, trang thiết bị.
Cơ sở thể thao tổ chức hoạt động Lân Sư Rồng phải bảo đảm các trang thiết bị, dụng cụ sau:
a) Lân, Sư, Rồng và các loại trang phục, đạo cụ kèm theo phù hợp với quy định của Luật thi đấu Lân Sư Rồng hiện hành hoặc theo truyền thống của từng địa phương;
b) Các loại trống, chiêng, thanh la, nạ bạt, mai hoa thung và các dụng cụ, đạo cụ phải đảm bảo an toàn, phù hợp với phong tục tập quán, truyền thống văn hóa dân tộc;
c) Các trang thiết bị, dụng cụ dùng để tập luyện, biểu diễn, thi đấu là vũ khí thô sơ phải được quản lý và sử dụng theo quy định của pháp luật.
(3) Về cán bộ, nhân viên chuyên môn.
Cơ sở thể thao tổ chức hoạt động Lân Sư Rồng phải có người hướng dẫn hoạt động chuyên môn đảm bảo một trong các điều kiện sau:
a) Là huấn luyện viên, hướng dẫn viên am hiểu Luật thi đấu Lân Sư Rồng, có trình độ chuyên môn, kỹ chiến thuật về biểu diễn, thi đấu Lân Sư Rồng;
b) Có giấy chứng nhận đã qua các lớp tập huấn đào tạo về chuyên môn Lân Sư Rồng do Tổng cục Thể dục thể thao, các Liên đoàn, Hiệp hội thể thao Lân Sư Rồng trong nước, quốc tế hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29/11/2006. Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2007.
- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, Thể thao. Có hiệu lực thi hành từ ngày 03/8/2007.
- Thông tư số 05/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của Ủy ban Thể dục, thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2007.
- Thông tư số 08/2011/TT-BVHTTDL ngày 29/6/2011 sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2011.
- Thông tư số 10/2012/TT-BVHTTDL ngày 29 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động Lân Sư Rồng.
- Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 01/02/2015.
 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
  

ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao
đối với câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp/doanh nghiệp kinh doanh
 hoạt động thể thao...........................(tên môn thể thao)
 
 
 
  
 
Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
 
 
1. Tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận (viết bằng chữ  in hoa):..........
.......................................................................................................................
Tên giao dịch (nếu có):................................................................................
Tên viết tắt (nếu có): ....................................................................................
2. Địa chỉ trụ sở chính: .................................................................................
Điện thoại :.........................  Fax: .................................................................
Website: ..............................Email: ..............................................................
3. Họ tên người đại diện theo pháp luật: …..…………................................
Giới tính: ............................….Chức danh: ..................................................
Sinh ngày: ......./…..../…....Dân tộc: ......... Quốc tịch: .................................
Giấy chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) số : ..........................................
Ngày cấp: …../….../…..Nơi cấp: .........................................................…....
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:..................................................................
Chỗ ở hiện tại: ..............................................................................................
4. Tên, địa chỉ chi nhánh/văn phòng đại diện (nếu có): ...............................
5. Địa chỉ nơi kinh doanh hoạt động thể thao đề nghị cấp phép: .................
.......................................................................................................................
6. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: ......do: .................cấp ngày.... tháng..... năm......, đăng ký thay đổi lần thứ...... ngày..... tháng.... năm......
7. Căn cứ vào các quy định hiện hành, đề nghị cấp giấy giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao cho doanh nghiệp........để kinh doanh hoạt động thể thao .....................................(tên hoạt động thể thao/môn thể thao).
8. Cam kết:
- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về kinh doanh hoạt động thể thao;
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao./.
 
 
  ........, ngày ........tháng........ năm .......
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA
TỔ CHỨC
ĐỀ NGHỊ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức vụ)
 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
  

BẢN TÓM TẮT
Tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh
hoạt động thể thao môn: ........................
 
 
 
  

Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
 
- Tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận (viết bằng chữ  in hoa): ...........
.......................................................................................................................
- Địa chỉ trụ sở chính: ...................................................................................
Điện thoại: ................................. Fax: ..........................................................
Website: .....................................Email: .......................................................
Sau đây là tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh của .....................(tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận) như sau:
1. Đội ngũ cán bộ, nhân viên:
- Số lượng:
- Trình độ chuyên môn của từng cán bộ, nhân viên (Danh sách trích ngang kèm theo)
2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị:
- Mô tả về cơ sở vật chất: .............................................................................
- Thống kê trang thiết bị, dụng cụ phục vụ hoạt động thể thao tại cơ sở (Bản kê khai kèm theo) ...........................................................................................
3. Nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh: ....................................
.......................................................................................................................
Chúng tôi cam kết:
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung kê khai;
- Đảm bảo duy trì và nâng cấp các điều kiện nêu trên trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về các điều kiện đã trình bày./.
 
  TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức vụ)
 

18. Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Judo
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Sở Văn hóa và Thể thao gửi văn bản kèm 01 bộ hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét cấp giấy chứng nhận.
+ Trường hợp không cấp giấy chứng nhận, UBND tỉnh có văn bản trả lời và nêu rõ lý do
- Bước 4: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 5: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện:
Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Trung tâm Hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
(1) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận;
(2) Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh:
+ Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động;
+ Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao;
+ Có nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan được ủy quyền trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.
* Lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao);
- Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh (Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: (*)
(1) Về cơ sở vật chất và trang thiết bị.
Địa điểm tổ chức hoạt động Judo phải bảo đảm các điều kiện sau:
a) Có thảm diện tích từ 64m2 trở lên. Mặt thảm phải bằng phẳng, không trơn trượt, đảm bảo không gây chấn thương cho người tập luyện và thi đấu. Độ dày của thảm ít nhất là 4cm.
b) Thảm được đặt trên mặt sàn làm bằng bê tông, gỗ hoặc dàn nhún lò xo.
c) Mật độ tập luyện tối thiểu 3m2/01người.
d) Điểm tập có ánh sáng tối thiểu là 200 lux.
e) Âm thanh, tiếng ồn bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Điểm đo âm thanh, tiếng ồn được xác định tại phía ngoài cửa sổ và cửa ra vào của điểm tập.
g) Có đủ cơ số thuốc và dụng cụ sơ cứu ban đầu, khu vực thay đồ, gửi quần áo, nhà vệ sinh, khu vực để xe.
h) Có sổ theo dõi võ sinh tham gia tập luyện ghi đầy đủ họ tên, năm sinh, giới tính, nơi cư trú và lưu đơn xin học của từng người.
i) Có bảng nội quy quy định giờ tập luyện, biện pháp bảo đảm an toàn khi tập luyện và các quy định khác.
k) Có bảng tên đòn chuyên môn Judo và ảnh minh họa.
l) Đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh, môi trường, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ theo quy định của pháp luật.
m) Võ sinh tập luyện phải có võ phục chuyên môn Judo.
(2) Về cán bộ, nhân viên chuyên môn.
a) Trình độ nhân viên chuyên môn.
- Là huấn luyện viên, hướng dẫn viên thể thao hoặc vận động viên có đẳng cấp từ cấp II trở lên;
- Có bằng cấp về chuyên ngành thể dục thể thao từ bậc trung cấp trở lên;
- Có giấy chứng nhận chuyên môn do Liên đoàn thể thao quốc gia, Liên đoàn thể thao quốc tế tương ứng cấp.
- Có giấy chứng nhận được đào tạo chuyên môn do Sở thể dục thể thao tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp.
- Có đai đen từ 1 đẳng trở lên do Liên đoàn Judo Quốc tế hoặc Liên đoàn Judo Việt Nam cấp.
Đối với các địa phương ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, hải đảo nếu chưa có người đủ tiêu chuẩn quy định tại điểm này thì những người làm công tác văn hóa- xã hội, đoàn thanh niên, những hạt nhân phong trào thể dục thể thao…được xét làm cộng tác viên.
b) Mỗi nhân viên chuyên môn hướng dẫn tập luyện không quá 30 võ sinh trong một buổi tập.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29/11/2006. Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2007.
- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực thi hành từ ngày 03/8/2007.
- Thông tư số 05/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của Ủy ban Thể dục, thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2007.
- Thông tư số 08/2011/TT-BVHTTDL ngày 29/6/2011 sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2011.
- Thông tư số 11/2012/TT-BVHTTDL ngày 06 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động Judo.
- Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 01/02/2015.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
 
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao
đối với câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp/doanh nghiệp kinh doanh
 hoạt động thể thao...........................(tên môn thể thao)
 
 
 
  
 
Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
 
 
1. Tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận (viết bằng chữ  in hoa):..........
.......................................................................................................................
Tên giao dịch (nếu có):................................................................................
Tên viết tắt (nếu có): ....................................................................................
2. Địa chỉ trụ sở chính: .................................................................................
Điện thoại :.........................  Fax: .................................................................
Website: ..............................Email: ..............................................................
3. Họ tên người đại diện theo pháp luật: …..…………................................
Giới tính: ............................….Chức danh: ..................................................
Sinh ngày: ......./…..../…....Dân tộc: ......... Quốc tịch: .................................
Giấy chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) số : ..........................................
Ngày cấp: …../….../…..Nơi cấp: .........................................................…....
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:..................................................................
Chỗ ở hiện tại: ..............................................................................................
4. Tên, địa chỉ chi nhánh/văn phòng đại diện (nếu có): ...............................
5. Địa chỉ nơi kinh doanh hoạt động thể thao đề nghị cấp phép: .................
.......................................................................................................................
6. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: ......do: .................cấp ngày.... tháng..... năm......, đăng ký thay đổi lần thứ...... ngày..... tháng.... năm......
7. Căn cứ vào các quy định hiện hành, đề nghị cấp giấy giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao cho doanh nghiệp........để kinh doanh hoạt động thể thao .....................................(tên hoạt động thể thao/môn thể thao).
8. Cam kết:
- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về kinh doanh hoạt động thể thao;
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao./.
 
  ........, ngày ........tháng........ năm .......
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA
TỔ CHỨC
ĐỀ NGHỊ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức vụ)
 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
 
BẢN TÓM TẮT
Tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh
hoạt động thể thao môn: ........................
 
 
 
  

Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao
 
 
- Tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận (viết bằng chữ  in hoa): ...........
.......................................................................................................................
- Địa chỉ trụ sở chính: ...................................................................................
Điện thoại: ................................. Fax: ..........................................................
Website: .....................................Email: .......................................................
Sau đây là tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh của .....................(tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận) như sau:
1. Đội ngũ cán bộ, nhân viên:
- Số lượng:
- Trình độ chuyên môn của từng cán bộ, nhân viên (Danh sách trích ngang kèm theo)
2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị:
- Mô tả về cơ sở vật chất: .............................................................................
- Thống kê trang thiết bị, dụng cụ phục vụ hoạt động thể thao tại cơ sở (Bản kê khai kèm theo) ...........................................................................................
3. Nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh: ....................................
.......................................................................................................................
Chúng tôi cam kết:
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung kê khai;
- Đảm bảo duy trì và nâng cấp các điều kiện nêu trên trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về các điều kiện đã trình bày./.
 
  TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức vụ)
 

19. Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Bóng đá
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Sở Văn hóa và Thể thao gửi văn bản kèm 01 bộ hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét cấp giấy chứng nhận.
+ Trường hợp không cấp giấy chứng nhận, UBND tỉnh có văn bản trả lời và nêu rõ lý do
- Bước 4: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 5: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện:
Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện Trung tâm Hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
(1) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận;
(2) Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh:
+ Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động;
+ Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao;
+ Có nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết: 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan được ủy quyền trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.
* Lệ phí: Không.
 
 
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao).
- Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh (Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: (*)
(1) Về sân bãi, thiết bị, dụng cụ.
a) Diện tích sân tập luyện đảm bảo mật độ tối thiểu 25m2/người, nếu có tường tập sút cầu môn thì kích thước tối thiểu của tường có chiều rộng 5m, chiều cao 2,5m và phải được làm bằng vật liệu bền chắc. Diện tích sân thi đấu đảm bảo kích thước theo quy định của Luật thi đấu bóng đá.
Sân tập luyện và thi đấu bóng đá phải đảm bảo khoảng cách xung quanh an toàn, không có chướng ngại vật, khoảng cách tối thiểu từ đường biên của sân đến hàng rào hoặc sân liền kề là 2,5m.
b) Mặt sân bằng phẳng và được làm bằng một trong các chất liệu cỏ tự nhiên, cỏ nhân tạo, đất nện, sàn gỗ, chất dẻo tổng hợp hoặc cát mịn không lẫn đá dăm.
c) Trên sân có đầy đủ các đường kẻ biên ngang, biên dọc, đường tròn trung tâm, khu cấm địa và các điểm đá phạt.
d) Khung cầu môn đảm bảo kích thước theo quy định của Luật thi đấu bóng đá được làm bằng một trong các chất liệu sắt, gỗ hoặc chất dẻo tổng hợp.
e) Sân bóng đá liền kề nhà ở, công trình công cộng, đường giao thông phải có hàng rào cao tối thiểu 3m bao quanh sân.
g) Tập luyện, thi đấu buổi tối phải đảm bảo ánh sáng tối thiểu 150 lux.
h) Sân phải có nội quy hoạt động với các nội dung cơ bản sau:
- Sử dụng trang phục thể thao khi tập luyện, thi đấu;
- Chấp hành đầy đủ hướng dẫn của Ban quản lý sân;
- Giao tiếp văn minh, lịch sự, không được có hành vi gây gổ, mất đoàn kết;
- Không uống rượu, bia, hút thuốc trong sân;
- Không được mang các vật cứng, sắc, nhọn có thể gây thương tích vào sân;
- Không tụ tập tổ chức đánh bạc và các tệ nạn xã hội khác;
- Thời gian hoạt động.
i) Có tủ thuốc, dụng cụ y tế đáp ứng sơ cứu ban đầu.
k) Có khu vực vệ sinh, thay trang phục và để xe.
l) Đảm bảo vệ sinh môi trường, an ninh trật tự và phòng chống cháy nổ theo quy định.
m) Các hình ảnh, bảng biển quảng cáo sử dụng trên sân phải tuân thủ quy định của pháp luật.
(2) Về cán bộ, nhân viên chuyên môn.
- Là huấn luyện viên, hướng dẫn viên thể thao hoặc vận động viên có đẳng cấp từ cấp II trở lên;
- Có bằng cấp về chuyên ngành thể dục thể thao từ bậc trung cấp trở lên;
- Có giấy chứng nhận chuyên môn do Liên đoàn thể thao quốc gia, Liên đoàn thể thao quốc tế tương ứng cấp.
- Có giấy chứng nhận được đào tạo chuyên môn do Sở thể dục thể thao tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp.
Đối với các địa phương ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, hải đảo nếu chưa có người đủ tiêu chuẩn quy định tại điểm này thì những người làm công tác văn hóa- xã hội, đoàn thanh niên, những hạt nhân phong trào thể dục thể thao…được xét làm cộng tác viên.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29/11/2006. Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2007.
- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thế dục, thể thao. Có hiệu lực thi hành từ ngày 03/8/2007.
- Thông tư số 05/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của Ủy ban Thể dục, thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2007.
- Thông tư số 08/2011/TT-BVHTTDL ngày 29/6/2011 sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2011.
- Thông tư số 12/2012/TT-BVHTTDL ngày 10 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động Bóng đá.
- Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 01/02/2015.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
 
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao
đối với câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp/doanh nghiệp kinh doanh
 hoạt động thể thao...........................(tên môn thể thao)
 
 
 
  
 
Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
 
 
1. Tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận (viết bằng chữ  in hoa):..........
.......................................................................................................................
Tên giao dịch (nếu có):................................................................................
Tên viết tắt (nếu có): ....................................................................................
2. Địa chỉ trụ sở chính: .................................................................................
Điện thoại :.........................  Fax: .................................................................
Website: ..............................Email: ..............................................................
3. Họ tên người đại diện theo pháp luật: …..…………................................
Giới tính: ............................….Chức danh: ..................................................
Sinh ngày: ......./…..../…....Dân tộc: ......... Quốc tịch: .................................
Giấy chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) số : ..........................................
Ngày cấp: …../….../…..Nơi cấp: .........................................................…....
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:..................................................................
Chỗ ở hiện tại: ..............................................................................................
4. Tên, địa chỉ chi nhánh/văn phòng đại diện (nếu có): ...............................
5. Địa chỉ nơi kinh doanh hoạt động thể thao đề nghị cấp phép: .................
.......................................................................................................................
6. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: ......do: .................cấp ngày.... tháng..... năm......, đăng ký thay đổi lần thứ...... ngày..... tháng.... năm......
7. Căn cứ vào các quy định hiện hành, đề nghị cấp giấy giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao cho doanh nghiệp........để kinh doanh hoạt động thể thao .....................................(tên hoạt động thể thao/môn thể thao).
8. Cam kết:
- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về kinh doanh hoạt động thể thao;
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao./.
 
  ........, ngày ........tháng........ năm .......
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA
TỔ CHỨC
ĐỀ NGHỊ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức vụ)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
 
BẢN TÓM TẮT
Tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh
hoạt động thể thao môn: ........................
 
 
 
  

Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
 
- Tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận (viết bằng chữ  in hoa): ...........
.......................................................................................................................
- Địa chỉ trụ sở chính: ...................................................................................
Điện thoại: ................................. Fax: ..........................................................
Website: .....................................Email: .......................................................
Sau đây là tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh của .....................(tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận) như sau:
1. Đội ngũ cán bộ, nhân viên:
- Số lượng:
- Trình độ chuyên môn của từng cán bộ, nhân viên (Danh sách trích ngang kèm theo)
2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị:
- Mô tả về cơ sở vật chất: .............................................................................
- Thống kê trang thiết bị, dụng cụ phục vụ hoạt động thể thao tại cơ sở (Bản kê khai kèm theo) ...........................................................................................
3. Nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh: ....................................
.......................................................................................................................
Chúng tôi cam kết:
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung kê khai;
- Đảm bảo duy trì và nâng cấp các điều kiện nêu trên trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về các điều kiện đã trình bày./.
 
  TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức vụ)

20. Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Bóng bàn
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Sở Văn hóa và Thể thao gửi văn bản kèm 01 bộ hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét cấp giấy chứng nhận.
+ Trường hợp không cấp giấy chứng nhận, UBND tỉnh có văn bản trả lời và nêu rõ lý do
- Bước 4: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 5: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện:
Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Trung tâm Hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
(1) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận;
(2) Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh:
+ Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động;
+ Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao;
+ Có nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết: 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan được ủy quyền trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.
* Lệ phí: Không
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao).
- Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh (Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: (*)
(1) Về cơ sở vật chất và trang thiết bị, dụng cụ luyện tập.
1. Địa điểm hoạt động bóng bàn phải đảm bảo các điều kiện sau:
a) Khu vực đặt bàn phải có mái che, kín gió, không bị chói mắt. Sàn tập bằng phẳng, không trơn trượt;
b) Mỗi bàn bóng được đặt trong khuôn viên có kích thước chiều rộng 5m, chiều dài 10 m;
c) Bảo đảm ánh sáng đồng đều tới các điểm trên mặt bàn và khu vực bàn bóng từ 500 Lux trở lên, đèn được thiết kế cho mỗi bàn có chiều cao tối thiểu tính từ mặt bàn là 2,5m trở lên;
d) Có cơ số thuốc và dụng cụ để sơ, cấp cứu, khu vực thay đồ và gửi quần áo, nhà vệ sinh, khu vực để xe;
đ) Bảng nội quy quy định giờ tập luyện, biện pháp đảm bảo an toàn khi tập luyện và các quy định khác;
e) Đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh, môi trường, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ theo quy định của pháp luật;
2. Trang thiết bị, dụng cụ tập luyện:
a) Bàn bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định của Liên đoàn Bóng bàn Việt Nam. Mặt bàn phải có một độ nẩy đồng đều khoảng 23 cm khi để quả bóng tiêu chuẩn rơi từ độ cao 30 cm xuống mặt bàn;
b) Lưới có chiều cao 15,25 cm, mép trên của lưới phải cao đều 15,25 cm, mép dưới của lưới phải sát với mặt bàn, cạnh bên của lưới phải sát với cọc lưới;
c) Có tấm chắn bóng quanh khuôn viên đặt bàn cao 75 cm, sẫm màu, tránh phản quang và lẫn với màu của quả bóng;
d) Có bàn để bảng lật số.
(2) Về cán bộ, nhân viên chuyên môn.
- Là huấn luyện viên, hướng dẫn viên thể thao hoặc vận động viên có đẳng cấp từ cấp II trở lên;
- Có bằng cấp về chuyên ngành thể dục thể thao từ bậc trung cấp trở lên;
- Có giấy chứng nhận chuyên môn do Liên đoàn thể thao quốc gia, Liên đoàn thể thao quốc tế tương ứng cấp.
- Có giấy chứng nhận được đào tạo chuyên môn do Sở thể dục thể thao tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp.
Đối với các địa phương ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, hải đảo nếu chưa có người đủ tiêu chuẩn quy định tại điểm này thì những người làm công tác văn hóa- xã hội, đoàn thanh niên, những hạt nhân phong trào thể dục thể thao…được xét làm cộng tác viên.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29/11/2006. Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2007.
- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực thi hành từ ngày 03/8/2007.
- Thông tư số 05/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của Ủy ban Thể dục, thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2007.
- Thông tư số 08/2011/TT-BVHTTDL ngày 29/6/2011 sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2011.
- Thông tư số 13/2012/TT-BVHTTDL ngày 10 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động Bóng bàn.
- Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 01/02/2015.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
 
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao
đối với câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp/doanh nghiệp kinh doanh
 hoạt động thể thao...........................(tên môn thể thao)
 
 
 
  
 
Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
 
 
1. Tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận (viết bằng chữ  in hoa):..........
.......................................................................................................................
Tên giao dịch (nếu có):................................................................................
Tên viết tắt (nếu có): ....................................................................................
2. Địa chỉ trụ sở chính: .................................................................................
Điện thoại :.........................  Fax: .................................................................
Website: ..............................Email: ..............................................................
3. Họ tên người đại diện theo pháp luật: …..…………................................
Giới tính: ............................….Chức danh: ..................................................
Sinh ngày: ......./…..../…....Dân tộc: ......... Quốc tịch: .................................
Giấy chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) số : ..........................................
Ngày cấp: …../….../…..Nơi cấp: .........................................................…....
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:..................................................................
Chỗ ở hiện tại: ..............................................................................................
4. Tên, địa chỉ chi nhánh/văn phòng đại diện (nếu có): ...............................
5. Địa chỉ nơi kinh doanh hoạt động thể thao đề nghị cấp phép: .................
.......................................................................................................................
6. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: ......do: .................cấp ngày.... tháng..... năm......, đăng ký thay đổi lần thứ...... ngày..... tháng.... năm......
7. Căn cứ vào các quy định hiện hành, đề nghị cấp giấy giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao cho doanh nghiệp........để kinh doanh hoạt động thể thao .....................................(tên hoạt động thể thao/môn thể thao).
8. Cam kết:
- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về kinh doanh hoạt động thể thao;
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao./.
 
  ........, ngày ........tháng........ năm .......
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA
TỔ CHỨC
ĐỀ NGHỊ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức vụ)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
 
BẢN TÓM TẮT
Tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh
hoạt động thể thao môn: ........................
 
 
 
  

Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
 
- Tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận (viết bằng chữ  in hoa): ...........
.......................................................................................................................
- Địa chỉ trụ sở chính: ...................................................................................
Điện thoại: ................................. Fax: ..........................................................
Website: .....................................Email: .......................................................
Sau đây là tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh của .....................(tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận) như sau:
1. Đội ngũ cán bộ, nhân viên:
- Số lượng:
- Trình độ chuyên môn của từng cán bộ, nhân viên (Danh sách trích ngang kèm theo)
2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị:
- Mô tả về cơ sở vật chất: .............................................................................
- Thống kê trang thiết bị, dụng cụ phục vụ hoạt động thể thao tại cơ sở (Bản kê khai kèm theo) ...........................................................................................
3. Nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh: ....................................
.......................................................................................................................
Chúng tôi cam kết:
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung kê khai;
- Đảm bảo duy trì và nâng cấp các điều kiện nêu trên trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về các điều kiện đã trình bày./.
 
  TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức vụ)

21. Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Cầu lông
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Sở Văn hóa và Thể thao gửi văn bản kèm 01 bộ hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét cấp giấy chứng nhận.
+ Trường hợp không cấp giấy chứng nhận, UBND tỉnh có văn bản trả lời và nêu rõ lý do
- Bước 4: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 5: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện:
Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Trung tâm Hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
(1) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận;
(2) Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh:
+ Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động;
+ Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao;
+ Có nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết: 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan ủy quyền trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.
* Lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao).
- Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh (Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: (*)
(1) Về cơ sở vật chất và trang thiết bị, dụng cụ luyện tập.
1. Địa điểm hoạt động cầu lông phải đảm bảo các điều kiện sau:
a) Sân cầu lông phải được bố trí trong nhà. Mặt sân bằng phẳng, không trơn trượt, được phủ bằng sơn, chất tổng hợp hoặc thảm cao su, có kích thước chiều dài 13,40 m, chiều rộng 6,10 m, đường chéo sân đôi 14,723 m. Nền được làm bằng chất liệu gỗ hoặc bê tông;
b) Bảo đảm ánh sáng đồng đều trên sân với độ rọi từ 500 lux trở lên, không bị chói, lóa;
c) Chiều cao tối thiểu tính từ mặt sân đến trần nhà là 8m;
d) Khoảng cách giữa các sân, khoảng cách từ mép biên ngang, mép biên dọc đến tường bao quang tối thiểu là 1m;
đ) Có cơ số thuốc và dụng cụ để sơ, cấp cứu, khu vực thay đồ và gửi quần áo, nhà vệ sinh, khu vực để xe;
e) Bảng nội quy quy định giờ tập luyện, biện pháp bảo đảm an toàn khi tập luyện và các quy định khác;
g) Đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh, môi trường, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ theo quy định của pháp luật.
2. Trang thiết bị, dụng cụ tập luyện.
a) Lưới được làm từ sợi dây nylon hoặc chất liệu tổng hợp có màu đậm, mắt lưới có hình vuông, cạnh từ 15mm đến 20mm, đỉnh lưới được nẹp màu trắng;
b) Chiều cao cột lưới là 1,55m, được làm bằng sắt hoặc thép, có hình trụ, đủ chắc chắn và đứng thẳng khi lưới được căng lên. Hai cột lưới và các phụ kiện không được đặt vào trong sân;
c) Mỗi sân có tối thiểu 01 thùng đựng cầu và 02 thùng đựng đồ; có ghế trọng tài và dụng cụ lau sàn.
(2) Về cán bộ, nhân viên chuyên môn.
- Là huấn luyện viên, hướng dẫn viên thể thao hoặc vận động viên có đẳng cấp từ cấp II trở lên;
- Có bằng cấp về chuyên ngành thể dục thể thao từ bậc trung cấp trở lên;
- Có giấy chứng nhận chuyên môn do Liên đoàn thể thao quốc gia, Liên đoàn thể thao quốc tế tương ứng cấp.
- Có giấy chứng nhận được đào tạo chuyên môn do Sở thể dục thể thao tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp.
Đối với các địa phương ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, hải đảo nếu chưa có người đủ tiêu chuẩn quy định tại điểm này thì những người làm công tác văn hóa- xã hội, đoàn thanh niên, những hạt nhân phong trào thể dục thể thao…được xét làm cộng tác viên.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29/11/2006. Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2007.
- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực thi hành từ ngày 03/8/2007.
- Thông tư số 05/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của Ủy ban Thể dục, thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2007.
- Thông tư số 08/2011/TT-BVHTTDL ngày 29/6/2011 sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2011.
- Thông tư số 14/2012/TT-BVHTTDL ngày 10 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động Cầu lông.
- Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 01/02/2015.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
 
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao
đối với câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp/doanh nghiệp kinh doanh
 hoạt động thể thao...........................(tên môn thể thao)
 
 
 
  
 
Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
 
 
1. Tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận (viết bằng chữ  in hoa):..........
.......................................................................................................................
Tên giao dịch (nếu có):................................................................................
Tên viết tắt (nếu có): ....................................................................................
2. Địa chỉ trụ sở chính: .................................................................................
Điện thoại :.........................  Fax: .................................................................
Website: ..............................Email: ..............................................................
3. Họ tên người đại diện theo pháp luật: …..…………................................
Giới tính: ............................….Chức danh: ..................................................
Sinh ngày: ......./…..../…....Dân tộc: ......... Quốc tịch: .................................
Giấy chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) số : ..........................................
Ngày cấp: …../….../…..Nơi cấp: .........................................................…....
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:..................................................................
Chỗ ở hiện tại: ..............................................................................................
4. Tên, địa chỉ chi nhánh/văn phòng đại diện (nếu có): ...............................
5. Địa chỉ nơi kinh doanh hoạt động thể thao đề nghị cấp phép: .................
.......................................................................................................................
6. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: ......do: .................cấp ngày.... tháng..... năm......, đăng ký thay đổi lần thứ...... ngày..... tháng.... năm......
7. Căn cứ vào các quy định hiện hành, đề nghị cấp giấy giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao cho doanh nghiệp........để kinh doanh hoạt động thể thao .....................................(tên hoạt động thể thao/môn thể thao).
8. Cam kết:
- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về kinh doanh hoạt động thể thao;
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao./.
 
  ........, ngày ........tháng........ năm .......
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA
TỔ CHỨC
ĐỀ NGHỊ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức vụ)
 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
 
BẢN TÓM TẮT
Tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh
hoạt động thể thao môn: ........................
 
 
 
  

Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao
 
- Tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận (viết bằng chữ  in hoa): ...........
.......................................................................................................................
- Địa chỉ trụ sở chính: ...................................................................................
Điện thoại: ................................. Fax: ..........................................................
Website: .....................................Email: .......................................................
Sau đây là tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh của .....................(tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận) như sau:
1. Đội ngũ cán bộ, nhân viên:
- Số lượng:
- Trình độ chuyên môn của từng cán bộ, nhân viên (Danh sách trích ngang kèm theo)
2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị:
- Mô tả về cơ sở vật chất: .............................................................................
- Thống kê trang thiết bị, dụng cụ phục vụ hoạt động thể thao tại cơ sở (Bản kê khai kèm theo) ...........................................................................................
3. Nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh: ....................................
.......................................................................................................................
Chúng tôi cam kết:
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung kê khai;
- Đảm bảo duy trì và nâng cấp các điều kiện nêu trên trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về các điều kiện đã trình bày./.
 
  TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức vụ)

22. Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Patin
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Sở Văn hóa và Thể thao gửi văn bản kèm 01 bộ hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét cấp giấy chứng nhận.
+ Trường hợp không cấp giấy chứng nhận, UBND tỉnh có văn bản trả lời và nêu rõ lý do
- Bước 4: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 5: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện:
Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Trung tâm Hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
(1) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận;
(2) Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh:
+ Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động;
+ Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao;
+ Có nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết: 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan được ủy quyền trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao   
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.
* Lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao).
- Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh (Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: (*)
(1) Về cơ sở vật chất.
Địa điểm hoạt động Patin phải đảm bảo các điều kiện sau:
a) Sân tập luyện Patin có diện tích từ 300 m2 trở lên, mật độ tập luyện tối thiểu 5 m2/người.
b) Mặt sân bằng phẳng, có thể có dốc trượt (sóng) và mô hình chướng ngại vật. Bề mặt sân đối với khu vực bằng phẳng phải nhẵn, không trơn trượt; đối với khu vực có dốc trượt và mô hình chướng ngại vật phải được xử lý đúng kỹ thuật thiết kế chuyên dùng với bề mặt được xử lý nhẵn, không trơn trượt, các góc cạnh phải an toàn không gây nguy hiểm cho người chơi, độ dốc của dốc trượt không quá 30°. Chiều rộng của dốc trượt và mô hình chướng ngại vật tối thiểu 2m.
c) Âm thanh, tiếng ồn bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
d) Có cơ số thuốc thông thường, dụng cụ sơ cứu ban đầu và phải đăng ký liên kết với cơ sở y tế gần nhất.
đ) Có khu vực vệ sinh, thay đồ và để xe.
e) Có bảng nội quy quy định thời gian tập luyện, không tổ chức đánh bạc dưới mọi hình thức, không hút thuốc, uống rượu, bia trong khi tập luyện và các nội dung khác có liên quan.
g) Đảm bảo thời gian hoạt động, an ninh trật tự, vệ sinh, môi trường, an toàn lao động, phòng, chống cháy nổ theo quy định của pháp luật.
(2) Về trang thiết bị luyện tập.
a) Phải bố trí trang thiết bị cho người tập, bao gồm:
- Tấm lót khuỷu tay, tấm lót đầu gối;
- Mũ đội đầu;
- Giày trượt.
b) Giày trượt sử dụng đảm bảo các thông số sau:
- Giày có khóa chắc chắn, đảm bảo ôm chân, không lỏng lẻo, thân giày không bị nghiêng, vẹo quá 45o qua 2 bên sau khi mang vào và cài đầy đủ các khóa;
- Bánh xe là loại cao su mềm, có độ đàn hồi tốt, vòng bi dùng loại 2 vòng bi cho một bánh xe với vòng đệm ở giữa, không sử dụng loại một trục;
- Khung đỡ và lắp bánh của giày (Frames):
+ Loại làm bằng hợp kim nhôm (Alu) có độ cứng trên 5000, có độ dày vị trí mỏng nhất trên 1 mm, bảo đảm an toàn;
+ Loại bằng nhựa có độ dày vị trí mỏng nhất trên 2 mm, bảo đảm an toàn.
c) Số lượng trang thiết bị quy định tại khoản 1 Điều này phải đạt ít nhất 50% trên tổng số lượng người chơi tối đa (tính theo diện tích sân).
(3) Về cán bộ, nhân viên chuyên môn.
a) Người hướng dẫn chuyên môn phải bảo đảm các điều kiện sau:
- Đã tham dự lớp tập huấn chuyên môn Patin do Tổng cục Thể dục thể thao, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc tổ chức xã hội nghề nghiệp về Patin cấp quốc gia tổ chức.
- Có chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp và phải tái khám định kỳ hàng năm.
b) Mỗi người hướng dẫn chuyên môn hướng dẫn tập luyện không quá 20 người trong một buổi tập.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29/11/2006. Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2007.
- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực thi hành từ ngày 03/8/2007.
- Thông tư số 05/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của Ủy ban Thể dục, thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2007.
- Thông tư số 08/2011/TT-BVHTTDL ngày 29/6/2011 sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2011.
- Thông tư số 16/2012/TT-BVHTTDL ngày 24 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động Patin.
- Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 01/02/2015.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
 
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao
đối với câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp/doanh nghiệp kinh doanh
 hoạt động thể thao...........................(tên môn thể thao)
 
 
 
  
 
Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
 
 
1. Tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận (viết bằng chữ  in hoa):..........
.......................................................................................................................
Tên giao dịch (nếu có):................................................................................
Tên viết tắt (nếu có): ....................................................................................
2. Địa chỉ trụ sở chính: .................................................................................
Điện thoại :.........................  Fax: .................................................................
Website: ..............................Email: ..............................................................
3. Họ tên người đại diện theo pháp luật: …..…………................................
Giới tính: ............................….Chức danh: ..................................................
Sinh ngày: ......./…..../…....Dân tộc: ......... Quốc tịch: .................................
Giấy chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) số : ..........................................
Ngày cấp: …../….../…..Nơi cấp: .........................................................…....
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:..................................................................
Chỗ ở hiện tại: ..............................................................................................
4. Tên, địa chỉ chi nhánh/văn phòng đại diện (nếu có): ...............................
5. Địa chỉ nơi kinh doanh hoạt động thể thao đề nghị cấp phép: .................
.......................................................................................................................
6. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: ......do: .................cấp ngày.... tháng..... năm......, đăng ký thay đổi lần thứ...... ngày..... tháng.... năm......
7. Căn cứ vào các quy định hiện hành, đề nghị cấp giấy giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao cho doanh nghiệp........để kinh doanh hoạt động thể thao .....................................(tên hoạt động thể thao/môn thể thao).
8. Cam kết:
- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về kinh doanh hoạt động thể thao;
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao./.
 
  ........, ngày ........tháng........ năm .......
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA
TỔ CHỨC
ĐỀ NGHỊ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức vụ)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
 
BẢN TÓM TẮT
Tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh
hoạt động thể thao môn: ........................
 
 
 
  

Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh
 
- Tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận (viết bằng chữ  in hoa): ...........
.......................................................................................................................
- Địa chỉ trụ sở chính: ...................................................................................
Điện thoại: ................................. Fax: ..........................................................
Website: .....................................Email: .......................................................
Sau đây là tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh của .....................(tên tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận) như sau:
1. Đội ngũ cán bộ, nhân viên:
- Số lượng:
- Trình độ chuyên môn của từng cán bộ, nhân viên (Danh sách trích ngang kèm theo)
2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị:
- Mô tả về cơ sở vật chất: .............................................................................
- Thống kê trang thiết bị, dụng cụ phục vụ hoạt động thể thao tại cơ sở (Bản kê khai kèm theo) ...........................................................................................
3. Nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh: ....................................
.......................................................................................................................
Chúng tôi cam kết:
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung kê khai;
- Đảm bảo duy trì và nâng cấp các điều kiện nêu trên trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về các điều kiện đã trình bày./.
 
  TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức vụ)
 
 
 
 
 
23. Đăng cai tổ chức Giải thi đấu vô địch từng môn thể thao của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Sở Văn hóa và Thể thao gửi văn bản kèm 01 bộ hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét cấp giấy phép.
+ Trường hợp không cấp giấy phép, UBND tỉnh có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
- Bước 4: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công.
- Bước 5: Trung tâm hành chính công tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
(1) Đơn xin đăng cai tổ chức, trong đó nêu rõ mục đích tổ chức, nguồn tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật;
(2) Điều lệ giải thể thao;
(3) Danh sách ban tổ chức giải thể thao;
(4) Chương trình thi đấu và các hoạt động khác của giải thể thao;
(5) Tên giải thi đấu; huy chương, huy hiệu, cờ hiệu, biểu tượng của giải.
- Số lượng hồ sơ:  01.
* Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.   
* Lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn xin đăng cai tổ chức (Mẫu số 03, ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch).
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29/11/2006. Có hiệu lực  từ ngày 01/7/2007.
- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ  quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thế dục, Thể thao. Có hiệu lực từ ngày 03/8/2007.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
 
........, ngày ........tháng........ năm .......
 
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Đăng cai tổ chức giải thi đấu vô địch tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
môn.........................năm 20.........
 
 
 
  
 
Kính gửi:

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh

 

1. Tên tổ chức/cá nhân đề nghị: ………………………...............................

2. Địa chỉ: .....................................................................................................
3. Điện thoại: ................................. Fax: ......................................................

Đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh xem xét, cho phép đăng cai tổ chức giải ( tên giải ........................................................) cụ thể như sau:

- Mục đích tổ chức: ......................................................................................
- Nguồn tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị: ..........................................
- Nội dung giải (tên, quy mô, số lượng, nội dung thi đấu): ..........................
- Thời gian tổ chức giải: Từ ngày…..tháng. ....năm..... đến ngày..... tháng... năm...
- Địa điểm:.....................................................................................................
4. Cam kết:
- Thực hiện đúng các quy định về tổ chức giải theo quy định của pháp luật;
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề nghị ./.
 
  ........, ngày ........tháng........ năm .......
 
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA
TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ

Ký, đóng dấu, họ tên, chức vụ (nếu là tổ chức); ký, ghi rõ họ tên (nếu là cá nhân)
 
 
 
 
 
 
B. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN
B1. LĨNH VỰC VĂN HÓA
I. LĨNH VỰC VĂN HÓA CƠ SỞ
1. Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh  karaoke
* Trình tự thực hiện:
- Tổ chức, cá nhân lập, hoàn thiện hồ sơ hoặc đến Trung tâm Hành chính công các huyện, thị xã, thành phố để được cung cấp, hướng dẫn lập hồ sơ theo quy định.
- Nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công các huyện, thị xã, thành phố.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ phòng Văn hóa và Thông tin các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm cấp giấy phép kinh doanh; trường hợp không cấp giấy phép phải lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
* Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công cấp huyện, thị xã, thành phố hoặc gửi qua đường bưu điện.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh karaoke (Theo mẫu);
+ Bản sao công chứng hoặc chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.  
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Phòng Văn hóa và Thông tin các huyện, thị xã, thành phố.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Văn hóa và Thông tin các huyện, thị xã, thành phố.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép.
* Phí, lệ phí:
- Tại các thành phố trực thuộc Trung ương (Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng) và tại các thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh:
+ Từ 01 đến 05 phòng, mức thu lệ phí là 6.000.000đồng/giấy;
+ Từ 06 phòng trở lên, mức thu lệ phí là 12.000.000đồng/giấy.
- Tại các khu vực khác:
+ Từ 01 đến 05 phòng, mức thu lệ phí là 3.000.000đồng/giấy;
+ Từ 06 phòng trở lên, mức thu lệ phí là 6.000.000đồng/giấy.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh karaoke (Mẫu 3 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 05/2012/TT-BVHTTDL ngày 02 tháng 5 năm 2012).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Địa điểm hoạt động karaoke phải cách trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử - văn hóa, cơ quan hành chính Nhà nước từ 200m trở lên.
- Phòng karaoke phải có diện tích sử dụng từ 20m2 trở lên, không kể công trình phụ, đảm bảo điều kiện về phòng, chống cháy nổ.
- Cửa phòng karaoke phải là cửa kính không màu, bên ngoài có thể nhìn thấy toàn bộ phòng.
- Không được đặt khóa, chốt cửa bên trong hoặc đặt thiết bị báo động để đối phó với hoạt động kiểm tra của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
- Đảm bảo ánh sáng trong phòng trên 10 Lux tương đương 01 bóng đèn sợi đốt 40W cho 20m2.
- Đảm bảo âm thanh vang ra ngoài phòng karaoke không vượt quá quy định của Nhà nước về tiêu chuẩn mức ồn tối đa cho phép.
- Phù hợp với quy hoạch về karaoke được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng. Có hiệu lực từ ngày 01/01/2010.
- Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Có hiệu lực từ ngày 27/02/2012.
- Thông tư số 04/2009/TT-BVHTT ngày 16 tháng 12 năm 2009 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết thi hành một số quy định tại Quy chế hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ. Có hiệu lực từ ngày 01/01/2010.
- Thông tư số 07/2011/TT-BVHTTDL ngày 07 tháng 6 năm 2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Có hiệu lực từ ngày 25/7/2011.
- Thông tư số 05/2012/TT-BVHTTDL ngày 02 tháng 5 năm 2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2009/TT-BVHTTDL, Thông tư số 07/2011/TT-BVHTTDL, Quyết định số 55/1999/QĐ-BVHTT. Có hiệu lực từ ngày 15/6/2012.
- Thông tư số 156/2012/TT-BTC ngày 21 tháng 9 năm 2012 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy phép kinh doanh karaoke, lệ phí cấp giấy phép kinh doanh vũ trường. Có hiệu lực từ ngày 05/11/2012.


TÊN TỔ CHỨC
ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP
 
 
 
  

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
 
……….., ngày…… tháng……. năm …….
                                         
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH KARAOKE
 
 
 
  

Kính gửi:  Phòng Văn hóa và Thông tin .................
 
1. Tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh
(viết bằng chữ in hoa) ..................................................................................
- Địa chỉ: .......................................................................................................
- Điện thoại: ..................................................................................................
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số.................. ngày cấp................ nơi cấp….................................................................................................................
2. Nội dung đề nghị cấp giấy phép
- Địa chỉ kinh doanh: ....................................................................................
- Tên nhà hàng karaoke (nếu có): .................................................................
- Số lượng phòng karaoke: ...........................................................................
- Diện tích cụ thể từng phòng: ......................................................................
3. Cam kết
- Thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số 103/2009/NĐ-CP và các văn bản pháp luật liên quan khi hoạt động kinh doanh;
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ xin giấy phép kinh doanh./.
 
  ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP
Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên (đối với tổ chức)
Ký, ghi rõ họ tên (đối với cá nhân)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
2. Công nhận lần đầu ”Cơ quan đạt chuẩn văn hóa”, ” Đơn vị đạt chuẩn văn hóa”, ”Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”
*  Trình tự thực hiện:
1. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đăng ký xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa với Liên đoàn Lao động cấp huyện;
2. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp Báo cáo thành tích 01 năm xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa, có xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
3. Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” cấp huyện hoặc kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện tiêu chuẩn công nhận cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa.
4. Liên đoàn Lao động cấp huyện phối hợp với cơ quan thi đua, khen thưởng cùng cấp, trình Liên đoàn Lao động cấp tỉnh ra quyết định công nhận và cấp Giấy công nhận cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa.
Căn cứ hồ sơ đề nghị và Biên bản kiểm tra của Ban Chỉ đạo cấp huyện Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh ra quyết định công nhận cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa và trao Giấy công nhận “Cơ quan đạt chuẩn văn hóa”, “Đơn vị đạt chuẩn văn hóa”, “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” đối với cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cấp huyện. Trường hợp không công nhận phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
* Cách thức thực hiện:
Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cấp huyện nộp hồ sơ trực tiếp tại Liên đoàn Lao động cấp huyện.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
(1) Báo cáo thành tích 01 năm xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, có xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
(2) Công văn đề nghị của Chủ tịch Liên đoàn Lao động cấp huyện
- Số lượng hồ sơ: 01(bộ).
* Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:  Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Liên đoàn Lao động cấp tỉnh hoặc Công đoàn Viên chức Việt Nam, Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Ban Chỉ đạo cấp huyện hoặc Ban Chấp hành Công đoàn Ban, Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương.
- Cơ quan phối hợp: Cơ quan Thi đua-Khen thưởng cấp huyện hoặc tương đương.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính và Giấy công nhận.
* Lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Điều kiện 1: (Đối với cơ quan, đơn vị)
1. Hoàn thành tốt nhiệm vụ:
a) Có phong trào thi đua thường xuyên, thiết thực, hiệu quả; góp phần hoàn thành xuất sắc kế hoạch công tác hàng năm;
b) 70% trở lên cán bộ, công chức, viên chức thường xuyên tự học hoặc theo học các lớp đào tạo, bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ;
c) Thực hiện tốt nghĩa vụ và đạo đức của cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật;
d) Nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ công phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao;
đ) Có sáng kiến, cải tiến quản lý; kinh nghiệm được áp dụng vào thực tiễn.
2. Thực hiện nếp sống văn minh, môi trường văn hóa công sở:
a) 80% trở lên cán bộ, công chức, viên chức không vi phạm các quy định về thực hiện nếp sống văn minh, thực hành tiết kiệm trong việc cưới, việc tang và lễ hội;
b) Không mắc các tệ nạn xã hội; không sử dụng, tàng trữ, lưu hành văn hóa phẩm độc hại; không tuyên truyền và thực hiện các hành vi mê tín dị đoan;
c) Sinh hoạt cơ quan, đơn vị nề nếp; thực hiện tốt nội quy, quy chế làm việc; quy chế dân chủ ở cơ sở; nội bộ đoàn kết, giúp nhau cùng tiến bộ;
d) Không hút thuốc lá trong phòng làm việc; không uống rượu, bia trong ngày làm việc; trang phục gọn gàng, lịch sự; cơ quan xanh, sạch, đẹp, an toàn; bài trí khuôn viên công sở theo đúng quy định.
3. Gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước:
a) 100% cán bộ, công chức nắm vững, chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương;
b) Không có người vi phạm pháp luật phải xử lý từ hình thức cảnh cáo trở lên; cơ quan an toàn, an ninh trật tự; không có khiếu kiện vượt cấp, trái pháp luật;
c) Thực hiện tốt cải cách hành chính; quản lý và sử dụng có hiệu quả ngân sách Nhà nước và các nguồn kinh phí được giao; không để xảy ra lãng phí, tham nhũng; tích cực đấu tranh phòng, chống tham nhũng.
- Điều kiện 2: (Đối với doanh nghiệp)
1. Sản xuất, kinh doanh ổn định và từng bước phát triển:
a) Hoàn thành chỉ tiêu phát triển sản xuất, kinh doanh đề ra hàng năm;
b) Thương hiệu, sản phẩm của doanh nghiệp có uy tín trên thị trường;
c) Cải tiến quản lý, đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, giảm chi phí gián tiếp; phân công lao động hợp lý;
d) 70% trở lên công nhân thường xuyên được tập huấn, nâng cao tay nghề; lao động có kỷ luật, năng suất, chất lượng và hiệu quả.
2. Thực hiện nếp sống văn minh, môi trường văn hóa doanh nghiệp:
a) Có quan hệ lao động hài hòa, tiến bộ giữa người lao động và người sử dụng lao động;
b) Xây dựng và thực hiện tốt nội quy lao động; đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ;
c) 70% trở lên người sử dụng lao động và người lao động thực hiện tốt các quy định về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội;
d) Không mắc các tệ nạn xã hội; không sử dụng, tàng trữ, luân chuyển các sản phẩm văn hóa độc hại; đảm bảo trật tự, an ninh, an toàn xã hội;
đ) Thực hiện tốt quy định về bảo vệ môi trường; hệ thống thu gom, xử lý nước thải, rác thải đạt chuẩn theo quy định pháp luật; khuôn viên doanh nghiệp xanh, sạch, đẹp;
e) Không hút thuốc lá trong phòng làm việc; không uống rượu, bia trong ngày làm việc.
3. Nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của người lao động:
a) 70% trở lên công nhân có việc làm thường xuyên, thu nhập ổn định;
b) Tạo thuận lợi cho công nhân về nơi làm việc, nhà ở, nhà trẻ, mẫu giáo, sinh hoạt đoàn thể; hỗ trợ công nhân lúc khó khăn, hoạn nạn;
c) Có cơ sở vật chất hoạt động văn hóa, thể thao cho công nhân; thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, tham quan du lịch và vui chơi giải trí cho công nhân lao động.
4. Nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước:
a) 100% người sử dụng lao động và công nhân lao động được phổ biến chính sách, pháp luật về các lĩnh vực có liên quan;
b) Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước; tích cực tham gia Cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”, “Nhân đạo, từ thiện” và các cuộc vận động xã hội khác;
c) Thực hiện nghiêm mọi chế độ, chính sách, quyền lợi hợp pháp của công nhân theo các quy định của pháp luật;
d) Sản xuất, kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh theo quy định của pháp luật.
- Điều kiện 3: (Đối với cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp)
Các tiêu chí bổ sung theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Ban, Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương (nếu có);
- Điều kiện 4: (Đối với cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp)
Thời gian đăng ký xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa là 01 năm trở lên.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Thông tư số 01/2012/TT-BVHTTDL ngày 18 tháng 01 năm 2012quy định chi tiết tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét và công nhận “Cơ quan đạt chuẩn văn hóa”, “Đơn vị đạt chuẩn văn hóa”, “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”. Có hiệu lực từ ngày 03/3/2012.
 
3. Công nhận ”Thôn văn hóa”, ”Làng văn hóa”, ”Ấp văn hóa”, ”Bản văn hóa” và tương đương
*  Trình tự thực hiện:
- Khu dân cư đăng ký xây dựng khu dân cư văn hóa với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã;
- Trưởng Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư chủ trì phối hợp với Trưởng thôn (làng, ấp, bản, tổ dân phố và tương đương) họp khu dân cư đề nghị công nhận khu dân cư văn hóa;
- Căn cứ vào hồ sơ đề nghị công nhận khu dân cư văn hóa, Phòng Văn hóa-Thông tin phối hợp với Mặt trận Tổ quốc cấp huyện và các ngành, đoàn thể thành viên Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” cấp huyện tiến hành kiểm tra (có biên bản kiểm tra);
- Phòng Văn hóa-Thông tin phối hợp với Mặt trận Tổ quốc cấp huyện và bộ phận Thi đua, Khen thưởng trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định công nhận, công nhận lại và cấp Giấy công nhận cho các khu dân cư văn hóa.
* Cách thức thực hiện:
Nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công cấp huyện.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
(1) Báo cáo thành tích xây dựng khu dân cư văn hóa của Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã:
+ Báo cáo 02 năm (công nhận lần đầu);
+ Báo cáo 03 năm; kèm theo Biên bản kiểm tra hàng năm của Mặt trận Tổ quốc cấp xã (công nhận lại);
(2) Công văn đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã;
- Số lượng hồ sơ: 01(bộ).
 
* Thời hạn giải quyết: 02 ngày làm việc kể từ ngày nhậnđủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Thôn (làng, ấp, bản và tương đương) đơn vị trực tiếp dưới cấp xã.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Văn hóa  - Thông tin cấp huyện.
- Cơ quan phối hợp: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, bộ phận Thi đua - Khen thưởng cấp huyện.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính và Giấy công nhận.
* Lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Điều kiện 1:
1. Đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển:
a) Thực hiện tốt cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”, không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn mức bình quân chung của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (dưới đây gọi là bình quân chung);
b) Có phong trào xóa nhà tạm, dột nát; tỷ lệ hộ có nhà bền vững cao hơn mức bình quân chung;
c) Có nhiều hoạt động hiệu quả: Về tuyên truyền, phổ biến và ứng dụng khoa học-kỹ thuật; phát triển nghề truyền thống; hợp tác và liên kết phát triển kinh tế;
d) Tỷ lệ lao động có việc làm, thu nhập bình quân đầu người/năm cao hơn mức bình quân chung;
đ) Có 80% trở lên hộ gia đình tham gia cuộc vận động xây dựng nông thôn mới; xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng kinh tế-xã hội ở cộng đồng.
2. Đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú:
a) Nhà Văn hóa-Khu thể thao thôn (làng, ấp, bản và tương đương) từng bước đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
b) Duy trì phong trào văn hóa, thể thao, thu hút 40% trở lên số người dân tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao ở cộng đồng;
c) Có 70% trở lên hộ gia đình thực hiện tốt các quy định về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; không có hành vi truyền bá và hành nghề mê tín dị đoan;
d) Không phát sinh người mắc tệ nạn xã hội ở cộng đồng; không có người sử dụng và lưu hành văn hóa phẩm độc hại;
đ) Có 70% trở lên hộ gia đình được công nhận “Gia đình văn hóa”, trong đó ít nhất 50% gia đình văn hóa được công nhận 3 năm trở lên;
e) 100% trẻ em trong độ tuổi đi học được đến trường, đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học trở lên; có phong trào “khuyến học”, khuyến tài;
g) Không có hành vi gây lây truyền dịch bệnh; không để xảy ra ngộ độc thực phẩm đông người; giảm tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng, trẻ em được tiêm chủng đầy đủ và phụ nữ có thai được khám định kỳ;
h) Thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch hoá gia đình;
i) Có nhiều hoạt động đoàn kết giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh và các công trình công cộng; bảo tồn các hình thức sinh hoạt văn hóa, thể thao dân gian truyền thống ở địa phương.
3. Môi trường cảnh quan sạch đẹp:
a) Có tổ vệ sinh thường xuyên quét dọn vệ sinh, thu gom rác thải về nơi xử lý tập trung theo quy định;
b) Tỷ lệ hộ gia đình có 3 công trình hợp vệ sinh (nước sạch, nhà tắm, hố xí) đạt chuẩn, cao hơn mức bình quân chung; các cơ sở sản xuất, kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường;
c) Nhà ở khu dân cư, các công trình công cộng, nghĩa trang được xây dựng từng bước theo quy hoạch;
d)  Thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở, nâng cao ý thức của người dân về  bảo vệ môi trường sinh thái; vận động nhân dân xây dựng cải tạo, nâng cấp hệ thống thoát nước; cải tạo các ao, hồ sinh thái; trồng cây xanh.
4. Chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước:
a) Có 90% trở lên hộ gia đình được phổ biến và nghiêm chỉnh thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương;
b) Hoạt động hòa giải có hiệu quả; hầu hết những mâu thuẫn, bất hòa được giải quyết tại cộng đồng;
c) Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; phản ánh kịp thời những đề xuất, kiến nghị của nhân dân giải quyết những vấn đề bức xúc ở cơ sở, cộng đồng dân cư; không có khiếu kiện đông người trái pháp luật;
d) Tuyên truyền và tạo điều kiện cho các tầng lớp nhân dân ở khu dân cư tham gia giám sát hoạt động cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ công chức Nhà nước; tham gia xây dựng Chi bộ Đảng, chính quyền đạt danh hiệu “Trong sạch, vững mạnh”; các tổ chức đoàn thể đạt danh hiệu tiên tiến trở lên hàng năm; các tổ chức tự quản ở cộng đồng hoạt động có hiệu quả.
5. Có tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau trong cộng đồng:
a) Thực hiện đầy đủ các chính sách của Nhà nước, phát triển phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, nhằm chăm sóc các gia đình chính sách, người có công với cách mạng có mức sống bằng hoặc cao hơn mức bình quân chung;
b) Thực hiện tốt các hoạt động “Nhân đạo từ thiện”, giúp đỡ đồng bào bị thiên tai, gia đình khó khăn, người già cô đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật, nạn nhân chất độc da cam-dioxin và những người bất hạnh.
- Điều kiện 2:
Thời gian đăng ký xây dựng khu dân cư văn hóa từ 02 năm trở lên (công nhận lần đầu); 03 năm trở lên (công nhận lại).
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Thông tư số 12/2011/TT-BVHTTDL ngày 10 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận Danh hiệu “Gia đình văn hóa”; “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” và tương đương. Có hiệu lực từ ngày 24/11/2011.
 
4. Công nhận "Tổ dân phố văn hóa” và tương đương
*  Trình tự thực hiện:
- Khu dân cư đăng ký xây dựng khu dân cư văn hóa với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã;
-Trưởng Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư chủ trì phối hợp với Trưởng thôn (làng, ấp, bản, tổ dân phố và tương đương) họp khu dân cư đề nghị công nhận khu dân cư văn hóa;
- Căn cứ vào hồ sơ đề nghị công nhận khu dân cư văn hóa, Phòng Văn hóa-Thông tin phối hợp với Mặt trận Tổ quốc cấp huyện và các ngành, đoàn thể thành viên Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” cấp huyện tiến hành kiểm tra (có biên bản kiểm tra);
- Phòng Văn hóa-Thông tin phối hợp với Mặt trận Tổ quốc cấp huyện và bộ phận Thi đua, Khen thưởng trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định công nhận, công nhận lại và cấp Giấy công nhận cho các khu dân cư văn hóa.
* Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công cấp huyện.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
(1) Báo cáo thành tích xây dựng khu dân cư văn hóa của Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã:
+ Báo cáo 02 năm (công nhận lần đầu);
+ Báo cáo 03 năm; kèm theo Biên bản kiểm tra hàng năm của Mặt trận Tổ quốc cấp xã (công nhận lại);
(2) Công văn đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã;
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
 
* Thời hạn giải quyết: 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: (Tổ dân phố và tương đương) đơn vị trực tiếp dưới cấp xã.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Văn hóa-Thông tin cấp huyện.
- Cơ quan phối hợp: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, bộ phận Thi đua-Khen thưởng cấp huyện.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính và Giấy công nhận.
* Lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Điều kiện 1:
1. Đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển:
a) Thực hiện tốt cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”, không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn mức bình quân chung của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (dưới đây gọi là bình quân chung);
b) Có phong trào xóa nhà tạm, dột nát; tỷ lệ hộ có nhà bền vững cao hơn mức bình quân chung;
c) Đạt tỷ lệ trên 80% lao động trong độ tuổi có việc làm thường xuyên, thu nhập ổn định; thu nhập bình quân đầu người/năm cao hơn mức bình quân chung;
d) Có nhiều hoạt động hiệu quả: Về tuyên truyền, phổ biến và ứng dụng khoa học-kỹ thuật; phát triển nghề truyền thống; hợp tác và liên kết phát triển kinh tế.
2. Có đời sống văn hóa lành mạnh, phong phú:
a) Xây dựng nhà văn hóa, sân thể thao phù hợp với điều kiện của Tổ dân phố; có điểm sinh hoạt văn hóa, thể thao và vui chơi giải trí dành cho người lớn và trẻ em; thu hút trên 60% trở lên số người dân tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao ở cộng đồng;
b) Duy trì phong trào văn hóa, thể thao, thu hút 60% trở lên số người dân tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao ở cộng đồng;
c) Có 80% trở lên hộ gia đình thực hiện tốt các quy định về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; nếp sống văn minh đô thị; không có hành vi truyền bá và hành nghề mê tín dị đoan;
d) Không phát sinh người mắc tệ nạn xã hội ở cộng đồng; không có người sử dụng và lưu hành văn hóa phẩm độc hại;
đ) Có 80% trở lên hộ gia đình được công nhận “Gia đình văn hóa”, trong đó ít nhất 60% gia đình văn hóa được công nhân 3 năm liên tục trở lên;
e) 100% trẻ em trong độ tuổi đi học được đến trường, đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở trở lên; có phong trào “khuyến học”, khuyến tài;
g) Không có hành vi gây lây truyền dịch bệnh; không để xảy ra ngộ độc thực phẩm đông người; không có trẻ em bị suy dinh dưỡng; 100% trẻ em được tiêm chủng mở rộng và phụ nữ có thai được khám định kỳ;
h) Thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch hoá gia đình;
i) Có nhiều hoạt động đoàn kết giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh và các công trình công cộng; bảo tồn các hình thức sinh hoạt văn hóa, thể thao dân gian truyền thống ở địa phương.
3. Môi trường cảnh quan sạch đẹp:
a) Không lấn chiếm lòng đường, hè phố; không gây cản trở giao thông, không đặt biển quảng cáo sai quy định, không làm mái che, cơi nới gây mất mỹ quan đô thị;
b) Nhà ở khu dân cư và các công trình công cộng được xây dựng theo quy hoạch, đúng quy định pháp luật về xây dựng, kiến trúc hài hòa cảnh quan đô thị;
c) Thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở, nâng cao ý thức của người dân về  bảo vệ môi trường sinh thái; không tháo nước thải và vứt rác ra đường; 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn đạt tiêu chuẩn về môi trường; bảo vệ hệ thống thoát nước; các điểm thu gom và xử lý rác thải.
4. Chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước:
a) Có 95% trở lên hộ gia đình được phổ biến và nghiêm chỉnh thực hiện các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy định của địa phương;
b) Hoạt động hòa giải có hiệu quả, hầu hết những mâu thuẫn bất hòa được giải quyết tại cộng đồng;
c) Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; phản ánh kịp thời những đề xuất, kiến nghị của nhân dân, giải quyết những vấn đề bức xúc ở cơ sở; không có khiếu kiện đông người trái pháp luật;
d) Tuyên truyền và tạo điều kiện cho các tầng lớp nhân dân ở khu dân cư tham gia giám sát hoạt động cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ công chức Nhà nước; tham gia xây dựng Chi bộ Đảng, chính quyền đạt danh hiệu “Trong sạch, vững mạnh”; các tổ chức đoàn thể đạt danh hiệu tiên tiến trở lên hàng năm; các tổ chức tự quản ở cộng đồng hoạt động có hiệu quả.
5. Có tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng:
a) Thực hiện đầy đủ các chính sách của Nhà nước, phát triển phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, nhằm chăm sóc các gia đình chính sách, người có công với cách mạng có mức sống bằng hoặc cao hơn mức bình quân chung;
b) Thực hiện tốt các hoạt động “Nhân đạo từ thiện”, giúp đỡ đồng bào bị thiên tai, gia đình khó khăn, người già cô đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật, nạn nhân chất độc da cam-dioxin và những người bất hạnh.
- Điều kiện 2:
Thời gian đăng ký xây dựng khu dân cư văn hóa từ hai (02) năm trở lên (công nhận lần đầu); ba (03) năm trở lên (công nhận lại).
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Thông tư số 12/2011/TT-BVHTTDL ngày 10 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận Danh hiệu “Gia đình văn hóa”; “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” và tương đương. Có hiệu lực từ ngày 24/11/2011.
 
5. Công nhận lần đầu ”Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”
*  Trình tự thực hiện:
- Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” cấp huyện tổ chức Lễ phát động xây dựng “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” trên địa bàn cấp huyện; phổ biến tiêu chuẩn công nhận “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”; hướng dẫn các xã đăng ký xây dựng “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”;
- Trưởng Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” xã đăng ký xây dựng “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” với Ủy ban nhân dân cấp huyện;
- Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” xã  họp thông qua Báo cáo thành tích xây dựng “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”, gửi Ủy ban nhân dân xã;
- Chủ tịch UBND xã đề nghị Chủ tịch UBND cấp huyện công nhận “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”;
- Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” cấp huyện kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện tiêu chuẩn công nhận “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” (có biên bản kiểm tra);
- Phòng Văn hóa -Thông tin cấp huyện phối hợp với bộ phận thi đua, khen thưởng cùng cấp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định công nhận và cấp Giấy công nhận “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”.
Căn cứ hồ sơ đề nghị và biên bản kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện tiêu chuẩn “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” của Ban Chỉ đạo cấp huyện. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định công nhận “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”, kèm theo Giấy công nhận; trường hợp không công nhận, phải có văn bản trả lời Ủy ban nhân dân xã và nêu rõ lý do chưa công nhận.
* Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công cấp huyện.
 
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
(1) Báo cáo thành tích 02 năm xây dựng “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” của Trưởng Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” xã, có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã;
(2) Công văn đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết:
05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Văn hóa-Thông tin cấp huyện.
- Cơ quan phối hợp: Bộ phận Thi đua-Khen thưởng cấp huyện.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính và Giấy công nhận.
* Lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Điều kiện 1:
1. Giúp nhau phát triển kinh tế
a) Thực hiện tốt cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”, góp phần xóa hộ đói; giảm hộ nghèo trong xã xuống dưới mức bình quân chung của tỉnh/thành phố;
b) Có 80% trở lên hộ gia đình (làm nông nghiệp) trong xã được tuyên truyền, phổ biến khoa học-kỹ thuật về lĩnh vực sản xuất nông nghiệp;
c) Có 70% trở lên hộ gia đình tham gia các hình thức hợp tác phát triển kinh tế;
d) Có nhiều hoạt động phát triển sản xuất kinh doanh, thu hút lao động việc làm, nâng cao thu nhập của người dân.
2. Nâng cao chất lượng xây dựng gia đình văn hóa; thôn, làng, ấp, bản văn hóa và tương đương
a) Có 60% trở lên gia đình được công nhận “Gia đình văn hóa” 3 năm trở lên;
b) Có 70% trở lên hộ gia đình cải tạo được vườn tạp, không để đất hoang, khuôn viên nhà ở xanh, sạch, đẹp;
c) Có 15% trở lên hộ gia đình phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập từ sản xuất nông nghiệp hàng hóa và dịch vụ nông thôn;
d) Có từ 50% thôn, làng, ấp, bản trở lên được công nhận và giữ vững danh hiệu “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa” và tương đương liên tục từ 5 năm trở lên;
đ) Có 50% trở lên thôn, làng, ấp, bản văn hóa vận động được nhân dân đóng góp xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất hạ tầng kinh tế, văn hóa, xã hội ở cộng đồng.
3. Xây dựng thiết chế và phong trào văn hóa, thể thao cơ sở
a) Trung tâm Văn hóa-Thể thao xã có cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm; ổn định về tổ chức; hoạt động thường xuyên, hiệu quả; từng bước đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
b) 100% thôn (làng, ấp, bản và tương đương) có Nhà Văn hóa-Khu thể thao; trong đó 50% Nhà Văn hóa-Khu thể thao đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
c) 100% thôn (làng, ấp, bản và tương đương) duy trì được phong trào sinh hoạt câu lạc bộ; phong trào văn hóa, văn nghệ và thể thao quần chúng. Hằng năm, xã tổ chức được Liên hoan văn nghệ quần chúng và thi đấu các môn thể thao;
d) Di tích lịch sử-văn hóa, cảnh quan thiên nhiên được bảo vệ; các hình thức sinh hoạt văn hóa, thể thao truyền thống và thuần phong mỹ tục của địa phương được bảo tồn.
4. Xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa nông thôn
a) 75% trở lên hộ gia đình thực hiện tốt các quy định về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội theo các quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
b) Xây dựng và thực hiện tốt nếp sống văn minh nơi công cộng, trong các sinh hoạt tập thể, cộng đồng; không có tệ nạn xã hội phát sinh, giảm mạnh các tệ nạn xã hội hiện có;
c) 100% thôn (làng, ấp, bản và tương đương) có tổ vệ sinh, thường xuyên quét dọn, thu gom rác thải về nơi quy định. Xã tổ chức tốt việc xử lý rác thải tập trung theo quy chuẩn về môi trường; nghĩa trang xã, thôn được xây dựng và quản lý theo quy hoạch;
d) Đạt chất lượng, hiệu quả thực hiện các phong trào: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; phòng chống tội phạm; bảo vệ an ninh trật tự an toàn xã hội; đền ơn đáp nghĩa; nhân đạo từ thiện; an toàn giao thông và các phong trào văn hóa-xã hội khác ở nông thôn.
5. Chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy định của địa phương
a) 90% trở lên người dân được phổ biến và nghiêm chỉnh thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương;
b) 80% trở lên hộ gia đình nông dân tham gia thực hiện cuộc vận động xây dựng nông thôn mới; tham gia xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng kinh tế-xã hội nông thôn mới;
c) 100% thôn (làng, ấp, bản và tương đương) xây dựng và thực hiện hiệu quả quy ước cộng đồng, quy chế dân chủ ở cơ sở; không có khiếu kiện đông người, trái phát luật;
d) Các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa, thông tin, thể thao và du lịch được xây dựng theo quy hoạch và quản lý theo pháp luật; không tàng trữ và lưu hành văn hóa phẩm có nội dung độc hại.
- Điều kiện 2:
Các tiêu chí bổ sung theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (nếu có).
- Điều kiện 3:
Thời gian đăng ký xây dựng “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” từ 02 năm trở lên.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Thông tư số 17/2011/TT-BVHTTDL ngày 02 tháng 12 năm 2011quy định chi tiết về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét và công nhận “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”. Có hiệu lực từ ngày 16/01/2012.
6. Công nhận lại ”Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”
*  Trình tự thực hiện:
- Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” cấp huyện tổ chức Lễ phát động xây dựng “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” trên địa bàn cấp huyện; phổ biến tiêu chuẩn công nhận “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”; hướng dẫn các xã đăng ký xây dựng “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”;
- Trưởng Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” xã đăng ký xây dựng “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” với Ủy ban nhân dân cấp huyện;
- Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” xã  họp thông qua Báo cáo thành tích xây dựng “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”, gửi Ủy ban nhân dân xã;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện công nhận “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”;
- Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” cấp huyện kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện tiêu chuẩn công nhận “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” (có biên bản kiểm tra);
- Phòng Văn hóa-Thông tin cấp huyện phối hợp với bộ phận thi đua, khen thưởng cùng cấp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định công nhận lại và cấp Giấy công nhận “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”.
Căn cứ hồ sơ đề nghị và biên bản kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện tiêu chuẩn “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” của Ban Chỉ đạo cấp huyện. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định công nhận “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”, kèm theo Giấy công nhận; trường hợp không công nhận, phải có văn bản trả lời Ủy ban nhân dân xã và nêu rõ lý do chưa công nhận.
* Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công cấp huyện.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:                                   
(1) Báo cáo thành tích 05 năm xây dựng “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” của Trưởng Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” xã, có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã:
(2) Công văn đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã;
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết: 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:  Xã
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Văn hóa-Thông tin cấp huyện.
- Cơ quan phối hợp: Bộ phận Thi đua-Khen thưởng cấp huyện.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính và Giấy công nhận.
* Lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Điều kiện 1:
1. Giúp nhau phát triển kinh tế
a) Thực hiện tốt cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”, góp phần xóa hộ đói; giảm hộ nghèo trong xã xuống dưới mức bình quân chung của tỉnh/thành phố;
b) Có 80% trở lên hộ gia đình (làm nông nghiệp) trong xã được tuyên truyền, phổ biến khoa học-kỹ thuật về lĩnh vực sản xuất nông nghiệp;
c) Có 70% trở lên hộ gia đình tham gia các hình thức hợp tác phát triển kinh tế;
d) Có nhiều hoạt động phát triển sản xuất kinh doanh, thu hút lao động việc làm, nâng cao thu nhập của người dân.
2. Nâng cao chất lượng xây dựng gia đình văn hóa; thôn, làng, ấp, bản văn hóa và tương đương
a) Có 60% trở lên gia đình được công nhận “Gia đình văn hóa” 3 năm trở lên;
b) Có 70% trở lên hộ gia đình cải tạo được vườn tạp, không để đất hoang, khuôn viên nhà ở xanh, sạch, đẹp;
c) Có 15% trở lên hộ gia đình phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập từ sản xuất nông nghiệp hàng hóa và dịch vụ nông thôn;
d) Có từ 50% thôn, làng, ấp, bản trở lên được công nhận và giữ vững danh hiệu “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa” và tương đương liên tục từ 5 năm trở lên;
đ) Có 50% trở lên thôn, làng, ấp, bản văn hóa vận động được nhân dân đóng góp xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất hạ tầng kinh tế, văn hóa, xã hội ở cộng đồng.
3. Xây dựng thiết chế và phong trào văn hóa, thể thao cơ sở
a) Trung tâm Văn hóa-Thể thao xã có cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm; ổn định về tổ chức; hoạt động thường xuyên, hiệu quả; từng bước đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
b) 100% thôn (làng, ấp, bản và tương đương) có Nhà Văn hóa-Khu thể thao; trong đó 50% Nhà Văn hóa-Khu thể thao đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
c) 100% thôn (làng, ấp, bản và tương đương) duy trì được phong trào sinh hoạt câu lạc bộ; phong trào văn hóa, văn nghệ và thể thao quần chúng. Hằng năm, xã tổ chức được Liên hoan văn nghệ quần chúng và thi đấu các môn thể thao;
d) Di tích lịch sử-văn hóa, cảnh quan thiên nhiên được bảo vệ; các hình thức sinh hoạt văn hóa, thể thao truyền thống và thuần phong mỹ tục của địa phương được bảo tồn.
4. Xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa nông thôn
a) 75% trở lên hộ gia đình thực hiện tốt các quy định về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội theo các quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
b) Xây dựng và thực hiện tốt nếp sống văn minh nơi công cộng, trong các sinh hoạt tập thể, cộng đồng; không có tệ nạn xã hội phát sinh, giảm mạnh các tệ nạn xã hội hiện có;
c) 100% thôn (làng, ấp, bản và tương đương) có tổ vệ sinh, thường xuyên quét dọn, thu gom rác thải về nơi quy định. Xã tổ chức tốt việc xử lý rác thải tập trung theo quy chuẩn về môi trường; nghĩa trang xã, thôn được xây dựng và quản lý theo quy hoạch;
d) Đạt chất lượng, hiệu quả thực hiện các phong trào: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; phòng chống tội phạm; bảo vệ an ninh trật tự an toàn xã hội; đền ơn đáp nghĩa; nhân đạo từ thiện; an toàn giao thông và các phong trào văn hóa-xã hội khác ở nông thôn.
5. Chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy định của địa phương
a) 90% trở lên người dân được phổ biến và nghiêm chỉnh thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương;
b) 80% trở lên hộ gia đình nông dân tham gia thực hiện cuộc vận động xây dựng nông thôn mới; tham gia xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng kinh tế-xã hội nông thôn mới;
c) 100% thôn (làng, ấp, bản và tương đương) xây dựng và thực hiện hiệu quả quy ước cộng đồng, quy chế dân chủ ở cơ sở; không có khiếu kiện đông người, trái phát luật;
d) Các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa, thông tin, thể thao và du lịch được xây dựng theo quy hoạch và quản lý theo pháp luật; không tàng trữ và lưu hành văn hóa phẩm có nội dung độc hại.
 
 
- Điều kiện 2:
Các tiêu chí bổ sung theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (nếu có).
- Điều kiện 3:
Thời gian đăng ký xây dựng “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” từ năm (05) năm trở lên.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Thông tư số 17/2011/TT-BVHTTDL ngày 02 tháng 12 năm 2011quy định chi tiết về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét và công nhận “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”. Có hiệu lực từ ngày 16/01/2012.
7. Công nhận lần đầu và công nhận lại ”Phường, Thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị”
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1. Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” phường, thị trấn:
a) Đăng ký xây dựng “Phường, Thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị” với Ủy ban nhân dân cấp huyện;
b) Tổ chức Lễ phát động xây dựng “Phường, Thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị” (Phổ biến tiêu chuẩn và thông qua kế hoạch xây dựng “Phường, Thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị”);
c) Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện;
d) Xây dựng báo cáo thành tích gửi Ủy ban nhân dân phường, thị trấn.
- Bước 2: Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, thị trấn có Công văn đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Bước 3: Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa” cấp huyện tổ chức kiểm tra, thẩm định kết quả thực hiện tiêu chuẩn công nhận “Phường, Thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị” (có văn bản kiểm tra).
- Bước 4: Phòng Văn hóa - Thông tin cấp huyện phối hợp với Bộ phận Thi đua - Khen thưởng cùng cấp  trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định công nhận, công nhận lại và cấp Giấy công nhận “Phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị”.
Căn cứ hồ sơ đề nghị và biên bản kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện tiêu chuẩn “Phường, Thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị” của Ban Chỉ đạo cấp huyện. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định công nhận “Phường, Thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị”, kèm theo Giấy công nhận; trường hợp không công nhận, phải có văn bản trả lời Ủy ban nhân dân phường, thị trấn và nêu rõ lý do chưa công nhận.
* Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ tại Trung tâm hành chính công cấp huyện.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Công văn đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, thị trấn.
- Báo cáo thành tích của Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, thị trấn:
+ Báo cáo 02 năm (đối với công nhận lần đầu);
+ Báo cáo 05 năm (đối với công nhận lại);
- Quyết định đạt tiêu chí “Phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị” hàng năm kèm theo;
b) Số lượng hồ sơ: Một (01) bộ.
* Thời hạn giải quyết: 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức (Phường, thị trấn).
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Văn hóa thông tin
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân huyện
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định và Giấy công nhận
* Lệ phí: Không
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Điều kiện 1:
1. Quản lý kiến trúc, xây dựng đô thị theo quy hoạch
a) Quy hoạch chung đô thị, quy hoạch chi tiết đô thị phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt; được công bố công khai rộng rãi;
b) Xây dựng, nâng cấp, cải tạo 90% trở lên các công trình công cộng về hành chính, văn hóa-xã hội và hạ tầng cơ sở đô thị;
c) Đạt 100% công trình công cộng xây mới (kể từ khi quy hoạch được phê duyệt) đúng quy hoạch, có kiến trúc hài hòa, đảm bảo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng hiện hành;
d) Thực hiện tốt trách nhiệm quản lý Nhà nước về xây dựng; phát huy vai trò tự quản cộng đồng trong việc thực hiện quy hoạch kiến trúc, xây dựng đô thị;
đ) Quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả các công trình công cộng trên địa bàn, phục vụ lợi ích công cộng; không lẫn chiếm, sử dụng diện tích đất công và công trình công cộng vào mục đích thương mại, nhà ở.
2. Nâng cao chất lượng Gia đình văn hóa, Tổ dân phố văn hóa
a) 80% trở lên gia đình được công nhận “Gia đình văn hóa” 03 (ba) năm liên tục trở lên;
b) 60% trở lên nhà ở của người dân được xây dựng mới, hoặc cải tạo, chỉnh trang, làm đẹp kiến trúc đô thị;
c) 80% trở lên tổ dân phố (hoặc tương đương) được công nhận “Tổ dân phố văn hóa” 06 (sáu) năm liên tục trở lên;
d) 100% tổ dân phố vận động được người dân tham gia bảo dưỡng, nâng cấp cơ sở hạ tầng đô thị và đảm bảo vệ sinh môi trường;
đ) 80% trở lên cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn phường, thị trấn đạt chuẩn văn hóa liên tục từ 05 (năm) năm trở lên.
3. Xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa đô thị
a) 80% trở lên hộ gia đình thực hiện tốt các quy định hiện hành về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và nếp sống văn minh đô thị;
b) Không lấn chiếm lòng đường, hè phố gây cản trở giao thông, không cơi nới, làm mái che, mái vẩy, đặt biển quảng cáo sai quy định, gây mất mỹ quan đô thị;
c) Đạt tỷ lệ cây xanh công cộng, tỷ lệ đất giao thông tĩnh, tiêu chuẩn cấp nước, thoát nước và chiếu sáng đô thị theo quy định;
d) Đảm bảo vệ sinh môi trường; thu gom rác thải theo quy định; 100% cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn quy định về môi trường;
đ) Xây dựng quan hệ cộng đồng thân thiện, đoàn kết giúp nhau “Xóa đói, giảm nghèo”; hợp tác phát triển kinh tế.
4. Xây dựng phong trào văn hóa, thể thao
a) Trung tâm Văn hóa - Thể thao phường, thị trấn có cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm, ổn định về tổ chức, hoạt động thường xuyên hiệu quả;
b) 80% trở lên tổ dân phố có điểm sinh hoạt văn hóa, thể thao hoạt động thường xuyên; thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia;
c) Duy trì thường xuyên các hoạt động văn nghệ quần chúng, hoạt động câu lạc bộ; hoạt động thể dục thể thao; bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng     cảnh; các hình thức sinh hoạt văn hóa, thể thao dân gian truyền thống ở địa phương;
d) Thực hiện tốt Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội; đảm bảo an toàn giao thông; không phát sinh tệ nạn xã hội, trọng án hình sự.
5. Nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy định của địa phương
a) 95% trở lên hộ gia đình được phổ biến và nghiêm chỉnh thực hiện  đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương;
b) 100% tổ dân phố xây dựng và thực hiện tốt quy ước cộng đồng; có tổ tự quản hoạt động thường xuyên; mâu thuẫn, bất hòa được giải quyết tại cộng đồng; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, không có khiếu kiện đông người, vượt cấp, trái pháp luật;
c) Tổ chức các hoạt động để nhân dân tham gia giám sát chính quyền, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, đấu tranh phòng chống tham nhũng và thực hiện các chính sách xã hội;
d) Xử lý kịp thời, dứt điểm các vi phạm pháp luật về quy hoạch, kiến trúc, xây dựng đô thị; không có công trình xây dựng vi phạm pháp luật nghiêm trọng đến mức phải cưỡng chế, tháo dỡ;
đ) Các cơ sở kinh doanh, dịch vụ văn hóa được xây dựng theo quy hoạch, thực hiện nghiêm các quy định pháp luật; không có cơ sở tàng trữ, lưu hành sản phẩm văn hóa có nội dung độc hại.
- Điều kiện 2:
Phường, thị trấn được công nhận “Phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị” phải đạt tiêu chuẩn được quy định Hướng dẫn số 255/HD-BCĐ ngày 07/8/2013 của Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh Bắc Kạn về việc hướng dẫn chi tiết trình tự, thủ tục, hồ sơ, tiêu chuẩn, thang chấm điểm công nhận Danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn văn hóa” “Làng văn hóa”, “Bản văn hoá”, “Tổ dân phố văn hóa” và tương đương; “Xã đạt chuẩn văn hoá nông thôn mới”, “Phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị”.
- Điều kiện 3: Thời gian đăng ký xây dựng “Phường, Thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị” từ hai (02) năm trở lên (2 năm, đối với công nhận lần đầu, 5 năm, đối với công nhận lại).
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Thông tư số 02/2013/TT-BVHTTDL ngày 24 tháng 01 năm 2013 quy định chi tiết tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét và công nhận “Phường đạt chuẩn văn minh đô thị”; “Thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị”. Có hiệu lực từ ngày 10/3/2013.
II. THƯ VIỆN
1. Đăng ký hoạt động thư viện tư nhân có vốn sách ban đầu từ 1.000 bản đến dưới 2.000 bản
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công cấp huyện tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Phòng Văn hóa Thông tin thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công cấp huyện.
- Bước 4: Trung tâm hành chính công cấp huyện tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công cấp huyện.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
(1) Đơn đăng ký hoạt động thư viện (Mẫu 1 ban hành kèm theo Nghị định số 02/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2009);
(2) Danh mục vốn tài liệu thư viện hiện có (Mẫu 2 ban hành kèm theo Nghị định số 02/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2009);
(3) Sơ yếu lý lịch của người đứng tên thành lập thư viện có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú;
(4) Nội quy thư viện.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.     
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Văn hóa và Thông tin cấp huyện, nơi thư viện đặt trụ sở
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.                    
* Phí, lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đăng ký hoạt động thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng (Mẫu 1 ban hành kèm theo Nghị định số 02/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2009);
- Bảng kê danh mục các tài liệu hiện có trong thư viện (Mẫu 2 ban hành kèm theo Nghị định số 02/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2009).
* Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính:
(1) Có vốn tài liệu ban đầu về một hay nhiều môn loại tri thức khoa học với số lượng ít nhất là 500 bản sách và 1 tên ấn phẩm định kỳ, được xử lý theo quy tắc nghiệp vụ thư viện.
(2) Có diện tích đáp ứng yêu cầu về bảo quản vốn tài liệu và phục vụ công chúng với số lượng chỗ ngồi đọc ít nhất 10 chỗ, không ảnh hưởng tới trật tự, an toàn giao thông; đảm bảo vệ sinh môi trường và cảnh quan văn hóa.
(3) Có đủ phương tiện phòng cháy, chữa cháy và các trang thiết bị chuyên dùng ban đầu như giá, tủ để tài liệu; bàn, ghế cho người đọc; hộp mục lục hoặc bản danh mục vốn tài liệu thư viện để phục vụ tra cứu; tùy điều kiện cụ thể của thư viện có thể có các trang thiết bị hiện đại khác như máy tính, các thiết bị viễn thông.
(4) Người đứng tên thành lập và làm việc trong thư viện:
a) Người đứng tên thành lập thư viện phải có quốc tịch Việt Nam, đủ 18 tuổi trở lên; có đầy đủ năng lực pháp lý và năng lực hành vi; am hiểu về sách báo và lĩnh vực thư viện.
b) Người làm việc trong thư viện phải tốt nghiệp trung cấp thư viện hoặc tương đương. Nếu tốt nghiệp trung cấp ngành khác thì phải được bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ tương đương trình độ trung cấp thư viện.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Pháp lệnh Thư viện số 31/2000/PL-UBTVQH10 ngày 28/12/2000. Có hiệu lực từ ngày 01/4/2001.
- Nghị định của Chính phủ số 72/2002/NĐ-CP ngày 6/8/2002 quy định chi tiết thi hành pháp lệnh Thư viện. Có hiệu lực từ ngày 21/8/2002.
- Nghị định của Chính phủ số 02/2009/NĐ-CP ngày 6/01/2009 quy định về tổ chức và hoạt động của thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng. Có hiệu lực từ  ngày 21/02/2009.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
  

ĐƠN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG
THƯ VIỆN TƯ NHÂN CÓ PHỤC VỤ CỘNG ĐỒNG

 
 
 
  

Kính gửi: ………………………..............………
 
Tên tôi là:
- Sinh ngày/tháng/năm:
- Nam (nữ):
- Trình độ văn hóa:
- Trình độ chuyên môn:
- Hộ khẩu thường trú:
đứng tên thành lập thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng.
Tên thư viện:
Địa chỉ:                                     ; Số điện thoại:              ; Fax/E.mail:
Tổng số bản sách:                     ; Tổng số tên báo, tạp chí:
(tính đến thời điểm xin thành lập thư viện)
Diện tích thư viện:                      ; Số chỗ ngồi:
Nhân viên thư viện:
- Số lượng:
- Trình độ:
Nguồn kinh phí của thư viện:
Tôi làm đơn này đề nghị đăng ký hoạt động cho Thư viện …………… với………………………………………………………………………………
 
  ………, ngày     tháng     năm
Người làm đơn
( ký tên)
 
 
 
 

BẢNG KÊ DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU
HIỆN CÓ TRONG THƯ VIỆN

 
 
 
  
 

STT
 
Tên sách
 
Tên tác giả
Nhà xuất bản Năm xuất bản Nguồn gốc tài liệu Hình thức tài liệu (sách báo, CD-ROM…)
             
             
             
             
             
             
             
             
             
             
             
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
III. LĨNH VỰC GIA ĐÌNH
1.  Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình (thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp huyện)
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công cấp huyện tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Phòng Văn hóa Thông tin thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Phòng Văn hóa Thông tin trình UBND cấp huyện xem xét, cấp giấy chứng nhận.
- Bước 3: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công cấp huyện.
- Bước 4: Trung tâm hành chính công cấp huyện tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thức hiện: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Trung tâm hành chính công cấp huyện.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
(1) Đơn đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình (mẫu số M4b ban hành kèm theo Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL);
(2) Dự thảo Quy chế hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình. Quy chế phải có các nội dung cơ bản sau:
- Mục tiêu, tên gọi, địa bàn và quy mô hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình;
- Cơ cấu tổ chức, mối quan hệ trong chỉ đạo, điều hành của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình;
- Trách nhiệm của người đứng đầu, nhân viên trực tiếp chăm sóc, tư vấn và những người khác làm việc tại cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình;
- Trách nhiệm, quyền lợi của nạn nhân bạo lực gia đình khi được tiếp nhận vào cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình;
- Nguyên tắc quản lý tài sản, tài chính và những quy định có tính chất hành chính phù hợp với đặc điểm của loại hình cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.
(3) Xác nhận bằng văn bản của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn về địa điểm của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình có trụ sở hoạt động đặt trên địa bàn;
(4) Bản thuyết minh về nguồn lực tài chính, gồm những nội dung sau:
- Tình hình tài chính hiện có của cơ sở (bao gồm: tiền mặt, tiền gửi có trong tài khoản tại ngân hàng, kho bạc); nguồn kinh phí nếu nhận từ nguồn tài trợ, cần nêu rõ tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân tài trợ, số tiền, hiện vật và thời gian tài trợ;
- Nguồn tài chính được cam kết đảm bảo cho hoạt động của cơ sở (nếu có).
(5) Sơ yếu lý lịch của người đứng đầu cơ sở có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc cơ quan quản lý nhà nước quản lý người đứng đầu;
(6) Danh sách người làm việc tại cơ sở có xác nhận của người đứng đầu cơ sở, kèm theo bản sao Giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình (nếu có). Nếu chưa có Giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình thì trong hồ sơ phải nêu rõ kế hoạch tham gia tập huấn cho người làm việc.
- Số lượng hồ sơ: 02 bộ.
* Thời hạn giải quyết: Thời gian thực hiện là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Văn hóa và Thông tin.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
1. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình. 
2. Quy chế hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.
* Lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Đơn đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình (mẫu số M4b, ban hành kèm theo Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
(1) Có nơi làm việc cố định, có nguồn kinh phí để đảm bảo hoạt động của cơ sở;
(2) Người đứng đầu cơ sở có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không thuộc các trường hợp đang trong thời gian chấp hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án hoặc quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở chữa bệnh, đưa vào cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
(3) Có nhân viên tư vấn và người làm việc tại cơ sở đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại Điều 15 Nghị định số 08/2009/NĐ-CP, gồm các tiêu chuẩn:
a. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có phẩm chất đạo đức tốt;
b. Có kiến thức và kinh nghiệm phù hợp với lĩnh vực tư vấn và hỗ trợ nạn nhân;
c. Có chứng chỉ nghiệp vụ chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình.
d. Người làm việc tại cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình phải được tập huấn về phòng, chống bạo lực gia đình.
(4) Cơ sở có diện tích tối thiểu là 30m2, có phòng được bố trí là nơi tạm lánh cho nạn nhân bạo lực gia đình, đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh, môi trường;
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Phòng, chống bạo lực gia đình số 02/2007/QH12 được Quốc hội thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2007. Có hiệu lực từ ngày 01/7/2008;
- Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Có hiệu lực từ ngày 21/3/2009;
- Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định chi tiết về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; tiêu chuẩn của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn, chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc, tư vấn và tập huấn phòng, chống bạo lực          gia đình. Có hiệu lực từ ngày 30/4/2010.
 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
 
                                                         .........., ngày...... tháng.......năm........
 
ĐƠN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG
CỦA CƠ SỞ HỖ TRỢ NẠN NHÂN BẠO LỰC GIA ĐÌNH
 
 
 
  
 

Kính gửi:..........................................................
 
 
 
Căn cứ Luật Phòng, chống bạo lực gia đình ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình;
Căn cứ Thông tư số.../2010/TT-BVHTTDL ngày... tháng...năm 2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hướng dẫn về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; tiêu chuẩn của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn, chứng chỉ nghiệp vụ chăm sóc, tư vấn và tập huấn phòng, chống bạo lực gia đình.
Sau khi đã xây dựng dự thảo Quy chế hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình với tên gọi là ………………...…………….............…
Chúng tôi gồm1:
- Họ và tên (viết bằng chữ in hoa):………………………………………..
- Năm sinh:………………………………………………………………..
- Địa chỉ thường trú: .....................................................................................
- Số chứng minh nhân dân/hộ chiếu: …………………………………….
Ngày cấp: …………...….. nơi cấp ……………...........................................
- Quốc tịch: ……………………………………………………………….
- Trình độ học vấn ………………………………………………………..
Làm đơn này đề nghị cơ quan có thẩm quyền, kèm theo các loại giấy tờ cần thiết theo quy định, đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, hoạt động trong phạm vi địa phương (tỉnh/huyện), trụ sở tại:............................................................................................................................
Hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình của chúng tôi chắc chắn sẽ góp phần vào việc phòng, chống bạo lực gia đình tại địa phương.
Chúng tôi (tôi) cam kết thực hiện đúng Quy chế hoạt động của cơ sở được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các quy định của pháp luật hiện hành.
 
Đại diện tổ chức, cá nhân xin
đăng ký hoạt động của cơ sở

(ký tên).
[1] Nếu là tập thể thì ghi rõ thông tin các thành viên sáng lập
 
 
 
 
2. Thủ tục cấp lại giấy chứng nhận  đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình (thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp huyện)
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công cấp huyện tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Phòng Văn hóa Thông tin thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Phòng Văn hóa Thông tin trình UBND cấp huyện xem xét, cấp giấy chứng nhận.
- Bước 3: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công cấp huyện.
- Bước 4: Trung tâm hành chính công cấp huyện tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công cấp huyện.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
(1) Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình (mẫu M8b, ban hành kèm theo Thông tư số 23/2014/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2014);
(2) Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cũ (trong trường hợp bị rách hoặc hư hỏng);
(3) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hoặc quy chế hoạt động được phê duyệt (trong trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bị mất).
- Số lượng hồ sơ: 02 bộ.
* Thời hạn giải quyết:
Thời gian thực hiện là 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình (cấp lại).
* Lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình (mẫu M8b, ban hành kèm theo Thông tư số 23/2014/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2014);
* Điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định chi tiết về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; tiêu chuẩn của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn, chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc, tư vấn và tập huấn phòng, chống bạo lực          gia đình. Có hiệu lực từ ngày 30/4/2010.
- Thông tư số 23/2014/TT-BVHTTDL ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; tiêu chuẩn của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn; chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc,  tư vấn và tập huấn phòng, chống bạo lực gia đình.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
(Mẫu số M8b- Theo Thông tư số 23/2014/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2014)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
 
.........., Ngày...... tháng....... năm........
 
 ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG
CỦA CƠ SỞ HỖ TRỢ NẠN NHÂN BẠO LỰC GIA ĐÌNH
 
 
Kính gửi:..........................................................
 
 
- Họ và tên (viết bằng chữ in hoa):…………………………………………..
- Nă sinh:……………………………………………………………………
- Địa chỉ thường trú: .......................................................................................
- Số chứng minh nhân dân/hộ chiếu:……………… ngày cấp:…………….. nơi cấp ……………................................................................................................
Quốc tịch: …………………………………………………………………
- Đại diện Cơ sở:…………………………………………………………….
Làm đơn này đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.
Lý do đề nghị cấp lại: Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở bị ………………..(mất, rách nát, hư hỏng).
Cam kết của Cơ sở:
- Trung thực trong việc đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở;
- Thực hiện đúng Quy chế hoạt động của cơ sở được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các quy định của pháp luật hiện hành.
 
Đại diện tổ chức, cá nhân xin
đăng ký hoạt động của cơ sở

(ký tên)
 
 
 
 
 
 
3. Đổi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình (thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp huyện)
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công cấp huyện tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Phòng Văn hóa Thông tin thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Phòng Văn hóa Thông tin trình UBND cấp huyện xem xét, cấp giấy chứng nhận.
- Bước 3: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công cấp huyện.
- Bước 4: Trung tâm hành chính công cấp huyện tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công cấp huyện.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
(1) Đơn đề nghị đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động (Mẫu M8b1, ban hành kèm theo Thông tư số 23/2014/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2014 của Bộ VHTTDL);
(2) Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đã được cấp cho cơ sở;
(3) Các giấy tờ liên quan đến nội dung thay đổi (tên gọi, địa chỉ, người đứng đầu, nội dung hoạt động);
(4) Dự thảo Quy chế hoạt động sửa đổi, bổ sung của cơ sở (nếu có sửa đổi, bổ sung).
- Số lượng hồ sơ: 02 bộ.
* Thời hạn giải quyết:
Thời gian thực hiện là 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Văn hóa và Thông tin.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
1. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.
2. Quy chế hoạt động sửa đổi, bổ sung của cơ sở được cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động phê duyệt (trường hợp quy chế hoạt động được sửa đổi, bổ sung).
* Lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình (Mẫu M8b1, ban hành kèm theo Thông tư số 23/2014/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2014 của Bộ VHTTDL);
* Điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Có hiệu lực từ ngày 21/3/2009;
- Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định chi tiết về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; tiêu chuẩn của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn, chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc, tư vấn và tập huấn phòng, chống bạo lực          gia đình. Có hiệu lực từ ngày 30/4/2010.
- Thông tư số 23/2014/TT-BVHTTDL ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; tiêu chuẩn của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn; chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc,  tư vấn và tập huấn phòng, chống bạo lực gia đình.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
 
.........., ngày...... tháng....... năm........
 
 ĐƠN ĐỀ NGHỊ
ĐỔI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG
CỦA CƠ SỞ HỖ TRỢ NẠN NHÂN BẠO LỰC GIA ĐÌNH
 
Kính gửi:........................................................................
 
- Họ và tên (viết bằng chữ in hoa):……………………………………
- Đại diện Cơ sở:……………………………………………………
- Năm sinh:…………………………………………………………
- Địa chỉ thường trú: ................................................................................
- Số chứng minh nhân dân/hộ chiếu:……………… ngày cấp:…………….. nơi cấp …………….......................................................
Quốc tịch: ……………………………………………………………
- Đại diện Cơ sở:…………………………………………………
Làm đơn này đề nghị cơ quan có thẩm quyền đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.
Lý do đề nghị cấp đổi: Cơ sở có nhu cầu thay đổi ……………………. (tên gọi, người đứng đầu, địa điểm đặt trụ sở).
Cam kết của Cơ sở:
- Việc đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở không nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cũng như các hoạt động khác;
- Thực hiện đúng Quy chế hoạt động của cơ sở được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các quy định của pháp luật hiện hành.
 
                                                            Đại diện tổ chức, cá nhân xin
                                                                    đăng ký hoạt động của cơ sở

     (Ký tên)
 
 
 
 
 
 
 
4. Cấp giấy ghứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình (thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp huyện)
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công cấp huyện tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Phòng Văn hóa Thông tin thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Phòng Văn hóa Thông tin trình UBND cấp huyện xem xét, cấp giấy chứng nhận.
- Bước 3: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công cấp huyện.
- Bước 4: Trung tâm hành chính công cấp huyện tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thức hiện: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Trung tâm hành chính công cấp huyện.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
(1) Đơn đăng ký hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình (theo mẫu số M4a ban hành kèm theo Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL);
(2) Dự thảo Quy chế hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình. Quy chế phải có các nội dung cơ bản sau:
- Mục tiêu, tên gọi, địa bàn và quy mô hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình;
- Cơ cấu tổ chức, mối quan hệ trong chỉ đạo, điều hành của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình;
- Trách nhiệm của người đứng đầu, nhân viên trực tiếp chăm sóc, tư vấn và những người khác làm việc tại cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình;
- Trách nhiệm, quyền lợi của người gây bạo lực gia đình khi được tiếp nhận vào cơ sở tư vấn về phòng chống bạo lực gia đình;
- Nguyên tắc quản lý tài sản, tài chính và những quy định có tính chất hành chính phù hợp với đặc điểm của loại hình cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.
(3) Xác nhận  bằng văn bản của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn về địa điểm của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình có trụ sở chính hoạt động đặt trên địa bàn;
(4) Bản thuyết minh về nguồn lực tài chính, gồm những nội dung sau:
- Tình hình tài chính hiện có của cơ sở (bao gồm: tiền mặt, tiền gửi có trong tài khoản tại ngân hàng, kho bạc); nguồn kinh phí nếu nhận từ nguồn tài trợ, cần nêu rõ tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân tài trợ, số tiền, hiện vật và thời gian tài trợ;
- Nguồn tài chính được cam kết đảm bảo cho hoạt động của cơ sở (nếu có).
(5) Sơ yếu lý lịch của người đứng đầu cơ sở có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc cơ quan quản lý nhà nước quản lý người đứng đầu;
(6) Danh sách người làm việc tại cơ sở có xác nhận của người đứng đầu cơ sở, kèm theo bản sao Giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình (nếu có). Nếu chưa có Giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình thì trong hồ sơ phải nêu rõ kế hoạch tham gia tập huấn cho người làm việc.
- Số lượng hồ sơ:  02 bộ.
* Thời hạn giải quyết:
Thời gian thực hiện là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Văn hoá và Thông tin .
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
1. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình.
2. Quy chế hoạt động của cơ sở được được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.
* Lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Đơn đăng ký hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình (theo mẫu số M4a ban hành kèm theo Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL);
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
(1) Có nơi làm việc cố định, có nguồn kinh phí để đảm bảo hoạt động của cơ sở;
(2) Người đứng đầu cơ sở có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không thuộc các trường hợp đang trong thời gian chấp hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án hoặc quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở chữa bệnh, đưa vào cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
(3) Có nhân viên tư vấn và người làm việc tại cơ sở đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại Điều 15 Nghị định số 08/2009/NĐ-CP, gồm các tiêu chuẩn:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có phẩm chất đạo đức tốt;
- Có kiến thức và kinh nghiệm phù hợp với lĩnh vực tư vấn và hỗ trợ nạn nhân;
- Có chứng chỉ nghiệp vụ tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình;
- Người làm việc tại cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình phải được tập huấn về phòng, chống bạo lực gia đình.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Phòng, chống bạo lực gia đình số 02/2007/QH12 được Quốc hội thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2007. Có hiệu lực từ ngày 01/7/2008;
- Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Có hiệu lực từ ngày 21/3/2009;
- Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định chi tiết về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; tiêu chuẩn của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn, chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc, tư vấn và tập huấn phòng, chống bạo lực gia đình. Có hiệu lực từ ngày 30/4/2010.
 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
 
.........., ngày......tháng.......năm........
 
ĐƠN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG
CỦA CƠ SỞ TƯ VẤN VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH
 
 
 
Kính gửi:..........................................................
 
 
Căn cứ Luật phòng, chống bạo lực gia đình ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình;
Căn cứ Thông tư số.../2010/TT-BVHTTDL ngày... tháng.....năm 2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hướng dẫn về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; tiêu chuẩn của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn, chứng chỉ nghiệp vụ chăm sóc, tư vấn và tập huấn phòng, chống bạo lực gia đình.
Sau khi đã xây dựng dự thảo Quy chế hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình với tên gọi là ……….......……….…………….…
Chúng tôi gồm1:
- Họ và tên (viết bằng chữ in hoa):……………………………………......
- Năm sinh:……………………………………………………………......
- Địa chỉ thường trú: .....................................................................................
- Số chứng minh nhân dân/hộchiếu:………........................................ngày cấp:………........................ nơi cấp …………….......
Quốc tịch: ………………………………………………………….......
- Trình độ học vấn …………………………………………………..........
Làm đơn này đề nghị cơ quan có thẩm quyền, kèm theo các loại giấy tờ cần thiết theo quy định, đăng ký hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình, hoạt động trong phạm vi2………, có trụ sở đặt tại:..................................
Hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình của chúng tôi chắc chắn sẽ góp phần vào việc phòng, chống bạo lực gia đình tại địa phương.
Chúng tôi (tôi) cam kết thực hiện đúng Quy chế hoạt động của cơ sở được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các quy định của pháp luật hiện hành.
 
Đại diện tổ chức, cá nhân xin
đăng ký hoạt động của cơ sở

 
 
[1]Nếu là tập thể sáng lập ghi rõ từng thành viên theo thông tin trên
2Toàn quốc/tỉnh/huyện

5. Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình (thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp huyện)
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công cấp huyện tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Phòng Văn hóa Thông tin thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Phòng Văn hóa Thông tin trình UBND cấp huyện xem xét, cấp giấy chứng nhận.
- Bước 3: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công cấp huyện.
- Bước 4: Trung tâm hành chính công cấp huyện tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công cấp huyện. 
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
a. Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình (theo mẫu số M8a, ban hành kèm theo Thông tư số 23/2014/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2014 của BVHTTDL);
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cũ (trong trường hợp bị rách hoặc hỏng);
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hoặc quy chế hoạt động được phê duyệt (trong trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bị mất).
b. Số lượng hồ sơ: 02 bộ.
* Thời hạn giải quyết: Thời gian thực hiện là 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. 
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện. 
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình (cấp lại). 
* Lệ phí: Không
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình (theo mẫu số M8a, ban hành kèm theo Thông tư số 23/2014/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2014 của BVHTTDL).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định chi tiết về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; tiêu chuẩn của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn, chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc, tư vấn và tập huấn phòng, chống bạo lực gia đình. Có hiệu lực từ ngày 30/4/2010.
- Thông tư số 23/2014/TT-BVHTTDL ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; tiêu chuẩn của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn; chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc,  tư vấn và tập huấn phòng, chống bạo lực gia đình.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_________________________
 
.........., Ngày...... tháng....... năm........
 
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG
CỦA CƠ SỞ TƯ VẤN VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH
 
 
 
 
 
Kính gửi:..........................................................
 
- Họ và tên (viết bằng chữ in hoa):…………………………………………..
- Năm sinh:………………………………………………………………….
- Địa chỉ thường trú: .......................................................................................
- Số chứng minh nhân dân/hộ chiếu:……………… ngày cấp:…………….. nơi cấp ……………................................................................................................
Quốc tịch: …………………………………………………………………...
- Đại diện Cơ sở:…………………………………………………………….
Làm đơn này đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình.
Lý do đề nghị cấp lại: Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở bị ………………..(mất, rách nát, hư hỏng).
Cam kết của Cơ sở:
- Trung thực trong việc đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở;
- Thực hiện đúng Quy chế hoạt động của cơ sở được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các quy định của pháp luật hiện hành.
 
Đại diện tổ chức, cá nhân xin
đăng ký hoạt động của cơ sở

 
 
 
 
 
 
 
 
6. Thủ tục đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình (thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp huyện)
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ của Trung tâm hành chính công cấp huyện tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khi cần, nhập phần mềm quản lý hồ sơ và viết phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn.
- Bước 2: Phòng Văn hóa Thông tin thẩm định hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ không phù hợp, cần giải trình hoặc yêu cầu bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, thực hiện bước tiếp theo.
- Bước 3: Phòng Văn hóa Thông tin trình UBND cấp huyện xem xét, cấp giấy chứng nhận.
- Bước 3: Trả kết quả cho Trung tâm hành chính công cấp huyện.
- Bước 4: Trung tâm hành chính công cấp huyện tiếp nhận và trả kết quả.
* Cách thức thực hiện: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công cấp huyện.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
a. Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình (Mẫu M8a1, ban hành kèm theo Thông tư số 23/2014/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2014 của BVHTTDL);
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đã được cấp cho cơ sở;
- Các giấy tờ liên quan đến nội dung thay đổi (tên gọi, địa chỉ, người đứng đầu, nội dung hoạt động);
- Dự thảo Quy chế hoạt động sửa đổi, bổ sung của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình (nếu có sửa đổi, bổ sung).
b. Số lượng hồ sơ: 02 bộ.
* Thời hạn giải quyết: Thời gian thực hiện là 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. 
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức cá nhân
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Uỷ ban nhân dân cấp huyện. 
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Văn hoá và Thông tin.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
1. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cho cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình. 
2. Quy chế hoạt động sửa đổi, bổ sung của cơ sở được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt (trường hợp có sửa đổi, bổ sung)
* Lệ phí: Không
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình (Mẫu M8a1, ban hành kèm theo Thông tư số 23/2014/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2014 của BVHTTDL).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Có hiệu lực từ ngày 21/3/2009;
- Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định chi tiết về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; tiêu chuẩn của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn, chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc, tư vấn và tập huấn phòng, chống bạo lực  gia đình. Có hiệu lực từ ngày 30/4/2010.
- Thông tư số 23/2014/TT-BVHTTDL ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; tiêu chuẩn của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn; chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc,  tư vấn và tập huấn phòng, chống bạo lực gia đình.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
 
.........., ngày...... tháng....... năm........
 
 ĐƠN ĐỀ NGHỊ
ĐỔI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG
CỦA CƠ SỞ TƯ VẤN VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH
 
 
Kính gửi:................................................
 
- Họ và tên (viết bằng chữ in hoa):……………………………………
- Năm sinh:……………………………………………………
- Địa chỉ thường trú: ................................................................................
- Số chứng minh nhân dân/hộ chiếu:……………… ngày cấp:…………….. nơi cấp ……………......................................................
Quốc tịch: ……………………………………………
- Đại diện Cơ sở:……………………………………………………
Làm đơn này đề nghị cơ quan có thẩm quyền đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình.
Lý do đề nghị cấp đổi: Cơ sở có nhu cầu thay đổi ……………………………....... (tên gọi, người đứng đầu, địa điểm của trụ sở).
Cam kết của Cơ sở:
- Việc đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở không nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cũng như các hoạt động khác;
- Thực hiện đúng Quy chế hoạt động của cơ sở được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các quy định của pháp luật hiện hành.
 
Đại diện tổ chức, cá nhân xin
đăng ký hoạt động của cơ sở

(ký tên)
 
 
 
 
 
 
 
C. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ
C1. LĨNH VỰC VĂN HÓA
I. LĨNH VỰC VĂN HÓA CƠ SỞ
1. Công nhận gia đình văn hóa
* Trình tự thực hiện:
- Hộ gia đình đăng ký xây dựng gia đình văn hóa với Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư;
- Trưởng Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư chủ trì phối hợp với Trưởng thôn (làng, ấp, bản, tổ dân phố và tương đương) họpkhu dân cư, bình bầu gia đình văn hóa;
- Căn cứ vào biên bản họp bình xét ở khu dân cư, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã xem xét và đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định công nhận “Gia đình văn hóa” hàng năm;
- Căn cứ quyết định công nhận “Gia đình văn hóa” hàng năm, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định công nhận và cấp Giấy công nhận “Gia đình văn hóa” 3 năm.
* Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
(1) Bản đăng ký xây dựng danh hiệu “Gia đình văn hóa”;
(2)Biên bản họp bình xét ở khu dân cư, kèm theo danh sách những gia đình được đề nghị công nhận “Gia đình văn hóa” (có từ 60% trở lên số người tham gia dự họp nhất trí đề nghị).
- Số lượng hồ sơ: 01(bộ).
* Thời hạn giải quyết: 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Gia đình.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính và Giấy công nhận.
* Lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
* Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính:
 
- Điều kiện 1:
1. Gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia các phong trào thi đua của địa phương:
a) Thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ công dân; không vi phạm pháp luật Nhà nước, quy định của địa phương và quy ước, hương ước cộng đồng;
b) Giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; vệ sinh môi trường; nếp sống văn hóa nơi công cộng; bảo vệ di tích lịch sử văn hóa, cảnh quan của địa phương; tích cực tham gia các hoạt động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư;
c) Không vi phạm các quy định về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; không sử dụng và lưu hành văn hóa phẩm độc hại; không mắc các tệ nạn xã hội; tham gia tích cực bài trừ tệ nạn xã hội và phòng chống các loại tội phạm;
d) Tham gia thực hiện đầy đủ các phong trào thi đua; các sinh hoạt, hội họp ở cộng đồng.
2. Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, tương trợ giúp đỡ mọi người trong cộng đồng:
a) Vợ chồng bình đẳng, thương yêu giúp đỡ nhau tiến bộ. Không có bạo lực gia đình dưới mọi hình thức; thực hiện bình đẳng giới; vợ chồng thực hiện sinh con đúng quy định, cùng có trách nhiệm nuôi con khỏe, dạy con ngoan;
b) Gia đình nề nếp; ông bà, cha mẹ gương mẫu; con cháu thảo hiền; giữ gìn các giá trị văn hóa gia đình truyền thống, tiếp thu có chọn lọc các giá trị văn hóa mới về gia đình;
c) Giữ gìn vệ sinh phòng bệnh; nhà ở ngăn nắp; khuôn viên xanh-sạch-đẹp; sử dụng nước sạch, nhà tắm và hố xí hợp vệ sinh; các thành viên trong gia đình có nếp sống lành mạnh, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao;
d) Tích cực tham gia chương trình xóa đói, giảm nghèo; đoàn kết tương trợ xóm giềng, giúp đỡ đồng bào hoạn nạn; hưởng ứng phong trào đền ơn đáp nghĩa, cuộc vận động “Ngày vì người nghèo” và các hoạt động nhân đạo khác ở cộng đồng.
3. Tổ chức lao động, sản xuất, kinh doanh, công tác, học tập đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả:
a) Trẻ em trong độ tuổi đi học đều được đến trường, chăm ngoan, hiếu học; người lớn trong độ tuổi lao động có việc làm thường xuyên, thu nhập ổn định, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;
b) Có kế hoạch phát triển kinh tế gia đình, chủ động “Xóa đói giảm nghèo”, năng động làm giàu chính đáng;
c) Kinh tế gia đình ổn định, thực hành tiết kiệm; đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của các thành viên trong gia đình ngày càng nâng cao.
- Điều kiện 2: Thời gian xây dựng “Gia đình văn hóa” là 01 năm (công nhận lần đầu); 03 năm (cấp Giấy công nhận).
 
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Thông tư số 12/2011/TT-BVHTTDL ngày 10 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận Danh hiệu “Gia đình văn hóa”; “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” và tương đương. Có hiệu lực từ ngày 24/11/2011.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
II. LĨNH VỰC THƯ VIỆN
1. Đăng ký hoạt động thư viện tư nhân có vốn ngân sách ban đầu từ 500 đến dưới 1.000 bản
* Trình tự thực hiện:
Người đứng tên thành lập thư viện gửi hồ sơ đăng ký hoạt động đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thư viện đặt trụ sở. Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ của người đứng tên thành lập thư viện, cơ quan nhận hồ sơ có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thư viện cho thư viện. Trong trường hợp từ chối phải có ý kiến bằng văn bản và nêu rõ lý do.
* Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thư viện đặt trụ sở.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
(1) Đơn đăng ký hoạt động thư viện (Mẫu 1 ban hành kèm theo Nghị định số 02/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2009);
(2) Danh mục vốn tài liệu thư viện hiện có (Mẫu 2 ban hành kèm theo Nghị định số 02/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2009);
(3) Sơ yếu lý lịch của người đứng tên thành lập thư viện có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú;
(4) Nội quy thư viện.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức     
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp xã
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Ủy ban nhân dân cấp xã
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.             
* Phí, lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
-  Đơn đăng ký hoạt động thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng (Mẫu 1 ban hành kèm theo Nghị định số 02/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2009);
- Bảng kê danh mục các tài liệu hiện có trong thư viện (Mẫu 2 ban hành kèm theo Nghị định số 02/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2009).
* Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính:
(1) Có vốn tài liệu ban đầu về một hay nhiều môn loại tri thức khoa học với số lượng ít nhất là 500 bản sách và 1 tên ấn phẩm định kỳ, được xử lý theo quy tắc nghiệp vụ thư viện.
(2) Có diện tích đáp ứng yêu cầu về bảo quản vốn tài liệu và phục vụ công chúng với số lượng chỗ ngồi đọc ít nhất 10 chỗ, không ảnh hưởng tới trật tự, an toàn giao thông; đảm bảo vệ sinh môi trường và cảnh quan văn hóa.
(3) Có đủ phương tiện phòng cháy, chữa cháy và các trang thiết bị chuyên dùng ban đầu như giá, tủ để tài liệu; bàn, ghế cho người đọc; hộp mục lục hoặc bản danh mục vốn tài liệu thư viện để phục vụ tra cứu; tùy điều kiện cụ thể của thư viện có thể có các trang thiết bị hiện đại khác như máy tính, các thiết bị viễn thông.
(4) Người đứng tên thành lập và làm việc trong thư viện:
a) Người đứng tên thành lập thư viện phải có quốc tịch Việt Nam, đủ 18 tuổi trở lên; có đầy đủ năng lực pháp lý và năng lực hành vi; am hiểu về sách báo và lĩnh vực thư viện.
b) Người làm việc trong thư viện phải tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên và được bồi dưỡng kiến thức về nghiệp vụ thư viện;
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Pháp lệnh Thư viện số 31/2000/PL-UBTVQH10 ngày 28/12/2000. Có hiệu lực từ ngày 01/4/2001.
-  Nghị định của Chính phủ số 72/2002/NĐ-CP ngày 6/8/2002 quy định chi tiết thi hành pháp lệnh Thư viện. Có hiệu lực từ ngày 21/8/2002.
- Nghị định của Chính phủ số 02/2009/NĐ-CP ngày 6/01/2009 quy định về tổ chức và hoạt động của thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng. Có hiệu lực từ ngày 8/3/2006.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

________________________________________________________



ĐƠN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG
THƯ VIỆN TƯ NHÂN CÓ PHỤC VỤ CỘNG ĐỒNG

 
 
 
  

Kính gửi: ………………………..............………
 
Tên tôi là:
- Sinh ngày/tháng/năm:
- Nam (nữ):
- Trình độ văn hóa:
- Trình độ chuyên môn:
- Hộ khẩu thường trú:
đứng tên thành lập thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng.
Tên thư viện:
Địa chỉ:                                     ; Số điện thoại:              ; Fax/E.mail:
Tổng số bản sách:                     ; Tổng số tên báo, tạp chí:
(tính đến thời điểm xin thành lập thư viện)
Diện tích thư viện:                      ; Số chỗ ngồi:
Nhân viên thư viện:
- Số lượng:
- Trình độ:
Nguồn kinh phí của thư viện:
Tôi làm đơn này đề nghị đăng ký hoạt động cho Thư viện………………. với …………………
 
  ………, ngày       tháng       năm
Người làm đơn
( ký tên)
 
 
 

BẢNG KÊ DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU
HIỆN CÓ TRONG THƯ VIỆN

 
 
 
  
 

STT
 
Tên sách
 
Tên tác giả
Nhà xuất bản Năm xuất bản Nguồn gốc tài liệu Hình thức tài liệu (sách báo, CD-ROM…)
             
             
             
             
             
             
             
             
             
             
             
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
C2. LĨNH VỰC THỂ DỤC THỂ THAO
1. Thủ tục công nhận câu lạc bộ thể thao cơ sở
­* Trình tự thực hiện:
Ủy ban nhân dân xã tiếp nhận hồ sơ đề nghị công nhận của câu lạc bộ thể thao cơ sở.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định công nhận, trường hợp không công nhận thì phải có văn bản nêu rõ lý do, nếu không đáp ứng các điều kiện thì phải trả lời bằng văn bản.
* Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
(1) Quyết định thành lập;
(2) Danh sách Ban chủ nhiệm;
(3) Danh sách hội viên;
(4) Địa điểm luyện tập;
(5) Quy chế hoạt động.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
* Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Ủy ban nhân dân xã.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính
* Lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29/11/2006. Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2007.
- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ  quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thế dục, Thể thao. Có hiệu lực thi hành từ ngày 03/8/2007.
- Thông tư số 18/2011/TT-BVHTTDL ngày 02 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quy định mẫu về tổ chức và hoạt động của câu lạc bộ thể thao cơ sở. Có hiệu lực từ ngày 25/01/2012.
 
File đính kèm: Tải file